11092024Wed
Last updateTue, 03 Sep 2024 6pm

Thơ mới Nam Bộ qua Đông Hồ

Nhà phê bình Hoài Thanh đã viết về Đông Hồ với những lời thật dễ thương:

“Từ nay, Đông Hồ sẽ chỉ ca tình yêu và tuổi trẻ. Ngòi bút của thi nhân riêng âu yếm những nỗi lòng của người thiếu nữ, khi bình yên lặng lẽ, khi phơi phới yêu đương. “Cô gái xuân” của Đông Hồ thỏ thẻ những lời đều dễ thương, những lời tuồng như lả lơi mà vẫn trong sạch. Ta thấy trong lời nàng cả cái êm dịu, cả cái mơn trớn, vuốt ve của tình ái. Nghe nàng nói lòng nào không xiêu. Nhất là khi nàng kể cảnh ái ân trên bãi biển ta khó có thể không cùng nàng mơ tưởng đến những cảnh ấy. Đông Hồ là người thứ nhất đã đưa vào thi ca Việt Nam bát ngát của tình yêu dưới trăng thanh trong tiếng sóng.”

Ay là cái chất thơ mới của Nam bộ qua Đông Hồ. Con người này đã đi trọn con đường thơ mới từ Thơ Đông Hồ đến Cô gái xuân. Song nếu ở Thơ Đông Hồ, cái chất thi nhân còn nằm ở trong hồn thơ cũ, thì đến Cô gái xuân đã hoàn toàn nhập vào thơ mới. Nói như Hoài Thanh thì “ trong Thơ Đông Hồ ta đã thấy khơi nguồn thơ “Cô gái xuân” thì trong “Cô gái xuân” vẫn còn lại cái buồn của những vần thơ cũ.”

Nói như vậy để thấy rằng Thơ mới Nam bộ nói chung và thơ của Đông Hồ nói riêng gắn bó chặt chẽ với truyền thống thơ ca dân tộc. Nó là sự xuyên suốt của một mạch phát triển trong một nền thơ. Đây chính là đặc trưng đầu tiên của thơ mới Đông Hồ. Thi nhân đã bắt đầu sự nghiệp thơ ca của mình từ những bài thơ (trong tập Thơ Đông Hồ) như: Nhớ người Tàu Ba, Tục huyền cảm tác, Ngọc nhân thập vịnh, Chơi núi Đại Tô Châu… đến những bài (tập hợp trong tập Cô gái xuân) làm nên hồn thơ Đông Hồ như: Cô gái xuân, Mua áo, Tuổi xuân, Bốn cái hôn…

Có thể nói Mua áo, ở một góc độ nào đây là sự chọn lựa của nhà thơ khi đứng về phía thơ mới. Chúng tôi gọi là “chọn lựa” bởi vì khi Đông Hồ bắt đầu cảm tác thơ, thì cũng là khi thơ cũ đang bước vào hồi tàn tạ. Trước những sắc màu tươi tắn, rực rỡ của thơ mới, Đông Hồ đã cương quyết lựa chon cho mình một con đường đi:

Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi

Em đâu còn mặc áo đi chơi

Bán thơ nhân dịp anh ra chợ

Đành gởi anh mua chiếc mới thôi

(Mua áo)

Từ sự chọn lựa đó, cảm xúc thơ Đông Hồ hướng vào cái tâm linh con người. Nhưng cũng thật kỳ lạ, tâm linh này thường gắn với một không gian bao la của tự nhiên mà dường như chỉ NamNam bộ. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra điều này qua sự xuất hiện phổ biến của các hình ảnh như: con đường, hàng cây, ngọn gió, đàn bướm, ánh trăng, tiếng sóng…Chẳng hạn: bộ mới có. Nói chính xác hơn, đó là cái tự nhiên mang dấu ấn

Đàn bướm bay qua bãi cỏ xanh

Lòng cô phất phới biết bao tình

Vội vàng để vở bên bờ cỏ

Thoăn thoắt theo liền đàn bướm xinh

(Cô gái xuân)

Hoặc:

Buông buồm theo ngọn gió

Sóng nước những triền miên

Trời biển cảnh lồng lộng

Đôi tấm lòng rung động

Bên rừng chiếc hoa rơi

Mặt nước cánh hoa trôi

Chòm mây bay tản mác

Đàn nhạn rẽ phương trời.

Trên cái nền của không gian tự nhiên như vậy, tâm hồn con người hiện ra thật hồn nhiên ngây thơ. Đó chính là cái đẹp thánh thiện của người con gái được biểu hiện như một đặc sắc của Đông Hồ. Nó tương tự như Cô gái tóc đuôi gà trong Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp. Chúng ta có cảm giác trong Cô gái xuân chỉ có hình tượng của một người con gái được biểu hiện trong những không gian, thời gian khác nhau. Phải chăng Đông Hồ đang làm thơ về mình, làm thơ về người thân yêu duy nhất của mình. Nếu như vậy thì thật hạnh phúc cho người con gái đã được nhà thơ hướng tới.

Thơ Đông Hồ thường có một chút gì đó thiên về tính tự sự. Nói cách khác, tính tự sự này là phương tiện giúp tác giả bộc lộ tâm trạng của chính mình và cũng là của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng của cô gái chớm lớn, của cô gái đang khao khát yêu, của cô gái được yêu… Niềm hạnh phúc này đã thực sự bù đắp được tất cả những mất mát bất hạnh mà cô gái phải chịu đựng. Đây cũng là một đặc điểm của thơ mới Đông Hồ.

Thơ Đông Hồ thường được biểu hiện bằng những câu thơ năm chữ hoặc bảy chữ theo lối ngũ ngôn trường thiên hoặc thất ngôn trường thiên. Nó thích hợp với cái chất tự sự mà ta đã nói. Điều này làm cho thơ Đông Hồ có một chút gì đó như kể lể, như tâm sự. Nhưng bù lại đó là chuỗi tâm trạng nên chúng ta cứ thế bị cuốn theo, vì vậy, nhiều bài thơ của Đông Hồ rất dài nhưng đọc vẫn không thấy ngán. Đặc điểm này gắn liền với niềm say mê tiếng Việt của Đông Hồ. Dường như mọi hoạt động của Đông Hồ đều là vì tiếng Việt. Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét:

“Cả những lúc người đai cơm bầu nước cùng học trò đi chơi các vùng thắng cảnh đất Phương Thành, các đảo dữ miền duyên hải, tôi tưởng cũng chỉ vì quốc văn: người đi tìm cảm hứng vậy” (Thi nhân Việt Nam).

Chính Đông Hồ  cũng viết về điều này khi đối thoại với người yêu:

“Em muốn học quốc ngữ

quốc ngữ chữ Việt Nam

Này thơ em anh xem

-         Anh nghe, em cứ đọc!

-         Thơ rằng: “Anh yêu em”…

Đấy là tất cả những gì đặc sắc của thơ Đông Hồ qua Cô gái xuân mà chúng tôi gọi là thơ mới Nam bộ qua Đông Hồ. Nói như vậy cũng có nghĩa là chúng tôi chỉ nhấn mạnh một nét bản chất của thơ mới Nam Bộ. Trong sự hiểu biết của chúng tôi thì Đông Hồ là hình ảnh tiêu biểu nhất cho thơ mới ở mảnh đất phương Nam này.

 

Online Members

We have 105 guests and no members online

Homepage Data

62413538
Today
Yesterday
All
1009
12178
62413538

Show Visitor IP: 44.220.247.152
11-09-2024 04:13