11092024Wed
Last updateTue, 03 Sep 2024 6pm

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Hợi gỏi cúi/heo (phần 5A)

Truyền thuyết về đời Hùng Vương thứ 6 kể lại chuyện tổ nghề dệt lụa là công chúa Thiều Hoa, không những đặt nền tảng cho giá trị văn hoá vật chất nhưng còn để lại những vết tích trong ngôn ngữ của dân tộc. Cụ thể là chữ cửi, một dạng chữ Nôm viết bằng bộ mịch  hợp với chữ cải hài thanh như câu '... cửi mắc văng mấy đoạn sầu ...' (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập) hay '... đường sá bằng mắc cửi ...' (Truyền Kỳ Mạn Lục). Ca dao tục ngữ Việt Nam dùng nhiều hình ảnh và ý tưởng về khung cửi như


Nghĩ về một số từ khó hiểu trong Truyện Kiều

Truyện Kiều là một tác phẩm lừng danh hàng đầu trong văn học cổ điển Việt Nam. Tác phẩm này đã được hàng trăm nhà khoa học trong nước và thế giới, cả trăm năm qua, quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề mà các nhà nghiên cứu chưa thể nhất trí với nhau.

Vị trí ưu thế của chữ quốc ngữ Latinh hóa trong xây dựng hệ thuật ngữ tiếng Việt

Chữ quốc ngữ Latinh hóa (CQN) của tiếng Việt từ khởi đầu được du nhập vào Việt Nam đến nay đã gần 4 thế kỉ (từ thế kỉ 17). Ngày nay, sau bao thăng trầm duy trì tồn tại, thứ chữ viết này đang chiếm địa vị hàng đầu về tính phổ biến, tiện dụng trong so sánh với hai thứ chữ tồn tại trước đó (chữ Hán và chữ Nôm) ở Việt Nam. Cũng chính vì thế mà ngày nay cần xem xét đánh giá CQN tiếng Việt không chỉ là phương tiện, công cụ của tiếng Việt mà còn cần được đánh giá như một thành tựu, một thành tố của văn hóa Việt Nam.

Về ý niệm ngon / dở trong tiếng Việt

           Tóm tắt: Cũng giống như một số ngôn ngữ khác, tiếng Việt thường dùng miền ý niệm nguồn là thực phẩm để kiến tạo nên những ý niệm trừu tượng ở miền đích. Tuy nhiên, nếu như trong tiếng Anh, từ qui trình chế biến, đặc điểm chất liệu, đến mùi vị thực phẩm được khai thác một cách đều đặn thì tiếng Việt, thang độ ưu tiên thiên về việc lựa chọn phẩm chất ngon/dở nhằm mục đích đánh giá. Việc ý niệm hóa như thế, một mặt cho thấy cách tư duy phổ quát của nhân loại, mặt khác còn thể hiện cách lựa chọn riêng của người Việt.

 

Hệ thống vần cái trong thổ ngữ Lý Sơn (Quảng Ngãi)

(Trần Thị Thuý An, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN))

Để hoàn thiện bức tranh phương ngữ vô cùng phong phú của tiếng Việt, việc tìm hiểu và miêu tả ngữ âm các địa phương là rất cần thiết và mang nhiều ý nghĩa khoa học. Mục đích nghiên cứu vấn đề này không chỉ góp phần định hướng sử dụng đúng chính âm, chính tả của người dùng phương ngữ mà còn hướng đến tiếng Việt thống nhất trên toàn quốc. Theo đó, việc tìm hiểu miêu tả ngữ âm địa phương là hoàn toàn hợp lí và cấp thiết. Trước tình hình như trên, trong báo cáo “Hệ thống vần cái trong thổ ngữ Lý Sơn (Quảng Ngãi)”, tác giả -dựa trên những chứng cứ ngữ liệu điền dã được- chưa đi trình bày đặc điểm ngữ âm của vùng này mà tiến hành liệt kê, miêu tả và nhận xét bước đầu về các đơn vị gọi là vần cái (thành tố trực tiếp trong cấu trúc âm tiết, bao gồm từ đỉnh âm tiết cho đến kết thúc âm tiết, không kể âm đệm và thanh điệu) có đối chiếu với tiếng Việt toàn dân. Sở dĩ người viết chọn giọng Lý Sơn để khảo sát và nghiên cứu vì đây là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi, nơi mà đặc điểm ngữ âm còn mang nhiều nét dị biệt so với tiếng Việt toàn dân và cả với tiếng Quảng Ngãi.

Địa danh ở vùng Nam Tây Nguyên

            Ở những vùng sinh sống  của đồng bào các dân tộc thiểu số, loại địa danh chỉ sông, núi thường xuất hiện trước. Rồi cuộc sống đã ổn định, các đơn vị hành chính mới hình thành. Sau cùng, các công trình công cộng xuất hiện và địa danh chỉ các đối tượng này lần lượt ra đời.

Một số địa danh Việt Nam đáng quan tâm

(Lê Trung Hoa, Kiến thức ngày nay, số 900, ngày 10-8-2015, tr. 16-19)

1.Theo phỏng đoán cá nhân, ở Việt Nam có ít nhất ba trăm nghìn địa danh. Trong số này, có vài trăm địa danh thú vị nhất. Trong bài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến vài chục đơn vị được nhiều người quan tâm.

Tên cây gốc Khmer trong địa danh Nam Bộ

 (Lê Trung Hoa, Kiến thức ngày nay, số 908, ngày 1-11- 2015, tr. 16, 17 và 26)

Sau hơn 300 năm cộng cư với người Khmer, người Việt đã tiếp thu một số từ chỉ tên các loại cây của người Khmer cho tiện việc sử dụng. Nhiều tên cây đã biến thành địa danh nên dù cây đã không còn nhưng vẫn tồn tại trong địa danh.

Hình thức và nội dung nhìn từ tri nhận luận (Một vài ghi nhận)

(Trịnh Sâm, Tạp chí  Ngôn ngữ số 7/ 2015)

1. Dẫn nhập

Do nhiều lý do khác nhau, hình thức và nội dung, mối quan hệ giữa chúng, là những vấn đề đã được nhiều ngành khoa học quan tâm và lý giải rất khác nhau. Quan điểm Maxism lý luận rằng, nội dung quyết định hình thức, hình thức tác động lại bình diện nội dung, còn cấu trúc luận lại biện giải, nội dung và hình thức thống nhất ngay trên mặt hình thức của nó. Liên quan đến vấn đề này, từ lâu ngôn ngữ học đã đề cập đến mối quan hệ giữa âm và nghĩa, giữa năng biểu (signifiant) và sở biểu (signifié) và thường nhìn nhận đó là mối quan hệ có tính võ đoán, ngoại trừ các trường hợp mô phỏng âm thanh như róc rách (tiếng suối chảy), xình xịch (tiếng xe lửa chạy), meo meo (tiếng mèo kêu) và mô phỏng cấu âm, đơn cử như trường hợp liên hội giữa phát âm chúm môi vần um trong bụm, chụm, chúm, núm, túm, xúm, khúm núm và hiệu quả ngữ nghĩa do chúng mang lại.

Dụng học với miêu tả đồng đại lịch sử: Từ “Bèn” trong tiếng Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII

                                                                                       I

   Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã có dịp phân tích về từ bèn trong tiếng Việt hiện đại (xem 4). Bài viết này đi ngược dòng thời gian, tìm hiểu về từ bèn trong một trạng thái đồng đại lịch sử: Bèn của tiếng Việt trong khoảng thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Nguồn tư liệu khảo cứu của bài viết lấy từ một số văn bản Nôm đã được các nhà nghiên cứu Quốc ngữ hoá.

So sánh con chữ và cách viết chữ quốc ngữ trong một số bản viết tay của người Việt Nam vào năm 1659 với con chữ và cách viết chữ quốc ngữ hiện nay

1.     Đặt vấn đề

Trong cuốn “Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659” của tác giả Đỗ Quang Chính [1] chúng tôi thấy tác giả cho in nguyên bản và dịch ra chữ quốc ngữ hiện nay ba tài liệu viết tay bằng chữ quốc ngữ vào năm 1659 của hai người Việt Nam là Igesico Văn Tín và Bento Thiện. Nhờ có bản dịch của Đ.Q.Chính, chúng tôi đọc nguyên bản và nhân thấy rằng về con chữ và cách ghép các con chữ thành vần, thành chữ (âm tiết) ít nhiều có khác với con chữ và cách viết chữ quốc ngữ trong cuốn Từ điển Việt – Bồ - La 1651 của A. de Rhodes [4], và tất nhiên có những điểm khác so với con chữ và cách viết chữ quốc ngữ hiện nay. Việc khảo sát các văn bản viết chữ quốc ngữ giai đoạn mới sáng tạo và dùng thử nghiệm (1620-1659) sẽ cho ta thấy được một cách cụ thể hơn quá trình đặt chữ viết, diện mạo hệ thống các âm vị tiếng Việt giai đoạn đó, cách xác định âm / âm vị để đặt chữ viết và đây cũng là một cách để chúng ta định hướng, cân nhắc khi lựa chọn để đưa những con chữ mới như: z, j, f, w vào bộ chữ cái quốc ngữ hiện nay.

Ngữ pháp tiếng Việt của Đắc Lộ (1651) và những ảnh hưởng của nó trong việc miêu tả ngữ pháp tiếng Việt

 

Alexandre De Rhodes (1591-1660) là một giáo sĩ Dòng tên, người Pháp và sinh ở Avignon. Ông học hành ở Roma. Ông sống và truyền đạo ở Cochichine (Trung và Nam Kỳ) hơn ba năm (1624-1627), sau đó ông đi Tonkin (Bắc kỳ) và ở đó khoảng ba năm (1627-1630). Ông rời Annam đến sống ở Macao mười năm (1630-1640). Ông trở lại Cochichine sau 13 năm và ở lại đó bốn năm (1640-1645) trước khi ông sang Ba Tư.

Ẩn dụ về con người trong ca dao Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá

(Trần Thị Minh Thu, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

Ngôn ngữ và văn hoá: “mối quan hệ biện chứng lẫn nhau”

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác[1]. Từ định nghĩa trên, chúng ta không chỉ nhận ra được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong đời sống của con người mà bên cạnh đó, chúng ta còn nhận ra được mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa – một “mối quan hệ biện chứng lẫn nhau”[2]. Nghiên cứu ngôn ngữ nói chung dưới góc độ văn hóa đã trở nên phổ biến trong giới ngôn ngữ học hiện nay, hướng tiếp cận ngôn ngữ - văn hóa không chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu, khoa học mà nó còn đem lại nhiều giá trị về mặt nhận thức, thực tiễn.

Một số địa danh đáng lưu ý ở Lâm Đồng

1.Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt, một nơi có nhiều cảnh đẹp nên trở thành một điểm du lịch nổi tiếng trên đất nước ta. Có người cho rằng, Đà Lạt chỉ có một điểm yếu là không có biển nên không có hòn đảo nào. Bù lại, Đà Lạt có cả núi, đồi, đèo, sông, hồ, thác, tức là có nhiều thắng cảnh.

Tìm hiểu cách thức viết tắt các từ ngữ tiếng Việt (nghiên cứu trường hợp ngôn ngữ của sinh viên)

 

Tóm tắt

Viết tắt (cũng như Nói tắt) là một hiện tượng mang tính phổ quát ở nhiều ngôn ngữ. Lí do sâu xa của nó là con người muốn tiết kiệm trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, và tiết kiệm như nhà ngữ học Pháp A. Martinet nhấn mạnh là một nguyên lí cơ cấu và hành chức ngôn ngữ. Trong truyền thống Việt ngữ học, việc nghiên cứu Nói tắtViết tắt chủ yếu bó hẹp trong phạm vi những ‘từ ngữ tắt’ (nội sinh hay ngoại nhập) đã được ‘xã hội’ sử dụng, đã thành ‘quy ước’ như: ATK (An toàn khu), VAC (Vườn - Ao -Chuồng), Nxb. (Nhà xuất bản);  WTO (World Trade Organization), V.I.P. (Very Important Person) v.v.. Báo cáo này của chúng tôi đi theo một đường hướng khác: khảo sát những cách thức viết tắt mang tính chất ‘cá nhân’, chưa thành ‘quy ước’ trong môi trường học tập của sinh viên Việt Nam. Kết quả bước đầu cho thấy: có những quy luật, quy tắc nhất định trong cách viết tắt của sinh viên – chứ không phải hoàn toàn tùy nghi, ‘tự tung tự tác’ ở mỗi cá nhân.

Ngôn ngữ văn xuôi Nam Bộ đầu thế kỷ XX trong Nghĩa hiệp kỳ duyên của Nguyễn Chánh Sắt

 (Huỳnh Thị Hồng Hạnh, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

 

Nhà văn Nguyễn Chánh Sắt (nguồn: Google)

 

Nói đến văn xuôi Nam Bộ đầu thế kỷ XX, người ta hay nhắc đến Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản… Mặc dù không phải là nhà văn đóng vai trò tiên phong như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản và cũng không thu được nhiều thành tựu như Hồ Biểu Chánh nhưng Nguyễn Chánh Sắt thực sự được biết tới như một cây bút tiểu thuyết quốc ngữ Nam Kỳ nổi bật ở thời kỳ đầu. Trong khoảng thời gian từ năm 1915 đến năm 1930, nhiều tác phẩm của ông như Trinh hiệp lưỡng nữ (1915), Gái trả thù cha (1920), Tình đời ấm lạnh (1922), Lòng người nham hiểm (1925), Giang hồ nữ hiệp (1928)… đã được độc giả Nam Kỳ ưa chuộng, hâm mộ. Đặc biệt tiểu thuyết Nghĩa hiệp kỳ duyên (Chăng Cà Mum) được viết vào năm 1920 của Nguyễn Chánh Sắt đã trở thành một tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ trong thời kỳ đầu tiên của một dòng văn học mới, mở đầu cho thể loại tiểu thuyết xã hội rất được ưa chuộng ở Nam Kỳ lục tỉnh. Cuốn tiểu thuyết từng được đánh giá là “một tác phẩm tiêu biểu của bộ môn tiểu thuyết được hình thành bằng kết hợp những truyền thống về truyện có sẵn của văn học Việt Nam với những đặc tính của tiểu thuyết phương Tây”[1]. Tác phẩm này còn được xem là một cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển theo chiều hướng hiện đại trong lĩnh vực ngôn ngữ văn xuôi và đặc biệt chất Nam Bộ thể hiện đậm nét qua từ ngữ, văn phong trong sáng, bình dị, mộc mạc. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu những nét đặc sắc trong ngôn ngữ văn xuôi Nam Bộ đầu thế kỷ XX trong Nghĩa hiệp kỳ duyên của Nguyễn Chánh Sắt.