Nhà văn, nhà báo Dương Tử Giang

                                            (Lê Tiến Dũng, Tạp chí Văn hoá  và Du lịch, số 11, tháng 5 năm 2013)

Sau ngày Nam Bộ kháng chiến, cái tên Dương Tử Giang xuất hiện trên mặt báo chí Sài Gòn như một ngòi bút sắc sảo, xông xáo và dũng cảm, dám vạch trần tính chất cuộc chiến tranh phi nghĩ của Pháp ở Đông Dương. Con đường của Dương Tử Giang đã chọn là con đường tranh đấu: tranh đấu bằng hành động và tranh đấu bằng ngòi bút. Ông hy sinh ở tuổi 38 trong một cuộc tấn công, hoàn thành vai trò một người chiến sĩ, nhưng tác phẩm của ông vẫn còn nhắc nhớ những ngày đấu tranh sôi nổi của người Nam Bộ trước quân thù.

THE JOURNALIST AND LITERARY WRITER DUONG TU GIANG

Abstract

After the Resistance Day of Southern Vietnam 23/09/1945, the name Duong Tu Giang appeared in many Saigon’s newspapers and impressed readers with the sharpness and bravery of its writer, who dared to expose the unrighteousness of the French War against Indochina. Duong Tu Giang chose for himself a fighting life. He fought with his own action and with his writings. His soldier life ended at the age of 38 in a military offensive, but his writings have continued their lives to remind readers of the days when Southern Vietnamese people fought valiantly against the enemy.

 

***

Khách đến thăm quận 5 TP HCM dừng lại ở phường 15 có một tên đường như gắn với một câu thơ của Trung Quốc: Dương Tử Giang. Thơ của Trịnh Cốc trong bài Hoài thượng biệt hữu nhân như sau:

Dương Tử  Giang đầu dương liễu  xuân

Dương hoa sầu sát độ giang nhân.

(Bên sông Dương Tử, dương liễu đượm màu xuân

Hoa dương liễu làm cho người qua song buồn muốn chết)

 (Trịnh Cốc-  Hoài Thượng biệt hữu nhân)

Xuân Diệu, một nhà thơ nổi tiếng VN rất mê bài thơ này.  Ông có một bài thơ rất gần với bài thơ này. Đó là bài thơ Rạo rực:

Tơ liễu dong gần tơ liễu êm

Bướm bay lại sánh bướm bay kèm

( Xuân Diệu - Rạo rực)

 

(Ảnh chụp lúc làm báo)

            Sau ngày Nam Bộ kháng chiến, cái tên Dương Tử Giang (ba chữ đầu của câu thơ Đường mà ông rất thích: Dương Tử Giang đầu dương liễu xuân) xuất hiện trên mặt báo chí Sài Gòn như một ngòi bút sắc sảo, xông xáo và dũng cảm, dám vạch trần tính chất cuộc chiến tranh phi nghĩ của Pháp ở Đông Dương.

Dương Tử Giang tên thật là Nguyễn Tấn Sĩ, sinh năm 15/3/ 1915,  xã Nhơn Thạnh, thị xã Bến Tre, trong một gia đình trung lưu. Sau khi học hết trung học ở Mỹ Tho, vốn mê thích sân khấu, nên đứng ra lập một gánh hát (1936), nhưng chỉ trong một thời gian ngắn vì nợ nần nên rã gánh. Ông xin dạy học ở Trường tiểu học Thủ Đức. Sau đó, sang làm thư ký ở Ty Thương chánh Hà Tiên, nhưng vì mê đá gà, nên xài thâm tiền két, rồi bỏ lên núi Tà Lơn cho đến ngày Nhật đảo chính Pháp mới về lại Bến Tre. Lên Sài Gòn, ông gia nhập vào làng báo, lần lượt viết cho các báo Mai, Sốngcủa nhóm Đông Hồ và Trúc Hà, báo Thanh niên của Huỳnh Tất Phát và Mai Văn Bộ. Cũng trong thời gian này, ông cho xuất bản quyển Bịnh họcvà Duyên hay nợ, Con gà và con chó (1939).

Cùng với Vũ Tùng và Thiếu Sơn trong nhóm Justice (Công lý) - cơ quan chính thức của đảng xã hội Pháp ở Đông Dương – anh có nhiều điều kiện đóng góp cho phong trào Báo chí Thống nhất của Sài Gòn và Nam Bộ trong những năm đầu chống Pháp.

            Năm 1946, vì một bài báo đả kích đội quân viễn chinh, ông bị Pháp bắt giam một thời gian. Trong Khám Lớn Sài Gòn, Dương Tử Giang đã tham gia đắc lực vào việc ra hai tờ báo bí mật trong lao: tờ Tiếng tù và Đêm Khám Lớn.

 

Sau đám tang học sinh Trần Văn Ơn (bị Pháp bắn chết), Chính phủ Trần Văn Hữu và Nguyễn Văn Tâm quay ra đàn áp mạnh báo chí. Chúng cho bọn mật vụ ám sát hai ký giả yêu nước Nam Quốc Cang và Đinh Xuân Tiếu. Trong đám tang Nam Quốc Cang, Dương Tử Giang đã leo lên cột đèn, đứng diễn thuyết tố cáo âm mưu đê hèn của địch. Sau đó, ông bị truy nã. Thấy không thể tiếp tục hoạt động hợp pháp trên lĩnh vực báo chí tại Sài Gòn, ông thoát ly ra khu vực 9. Tại đây, ông cùng với Thiếu Sơn công tác tại tòa soạn báo Cứu quốc Nam Bộ và tham gia các hoạt động văn nghệ kháng chiến ở khu.

Sau hiệp định Genève (1954), Dương Tử Giang được phân công về lại Sài Gòn. Cùng với anh em kháng chiến ở khu về và những cán bộ hoạt động tại chỗ, anh chạy tiền để ra báo. Các tờ Công lý, Điện báo rồi Duy tân lần lượt ra đời. Ông còn dự định thành lập một gánh hát bộ và thông qua nghệ thuật này, hồi ở khu đã từng viết nhiều kịch bản tuồng, vừa là diễn viên sân khấu rất được hoan nghênh.

            Ngày 8-10-1955, trong chiến dịch khủng bố những người kháng chiến cũ, chính quyền Diệm đã bắt anh cùng với hàng loạt nhà văn, nhà báo yêu nước tiến bộ khác như Lý Văn Sâm, Thiếu Sơn, Tư Mã Việt, Tô Nguyệt Đình… với tội danh là "thân cộng". Chúng giam anh ở bót Catina một thời gian, sau đó chuyển về trại giam Tân Hiệp, Biên Hòa. Ngày 2-12-1956, trong cuộc nổi dậy phá trại, vượt ngục của tù nhân chính trị tại đây, Dương Tử Giang đã bị trúng đạn ở ngay cửa ngõ của nhà lao.

Theo Lý Văn Sâm, người bạn văn, cũng là người bạn tù thân thiết nhất của anh, thì trước giờ hành động, Dương Tử Giang còn tâm sự với Lý Văn Sâm: "Trong hai thằng chúng mình, trong trận này, nếu một đứa hy sinh, thì đứa còn lại phải sống bằng tiềm lực của hai đứa cộng lại”. Sau đó Lý Văn Sâm đã thoát ngục về với cách mạng, còn Dương Tử Giang thì hy sinh bên cửa trại giam. Lúc ấy, anh 38 tuổi, cái tuổi tràn đầy sinh lực. Bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp đón nhận tin này với tất cả lòng tiếc thương vô hạn một nhà báo tài năng, một cây bút đánh địch sắc sảo, một người bạn chí tình, chí nghĩa với anh em, dù ở trong thành hay ở ngoài khu. Sau này Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai lấy tên anh làm tên gọi cho giải báo chí tỉnh nhà.

Nhà văn Thiếu Sơn, một người bạn vong niên của Dương Tử Giang đã viết về anh như sau: "Dương Tử Giang là một chiến sĩ với những đức tính kiên trung, nghĩa dũng khiến cho tôi phải kính phục vô cùng. Suốt thời gian kháng chiến, chưa bao giờ Dương Tử Giang từ chối một công tác khó khăn nào, chưa bao giờ Giang lẩn tránh một gian nguy, khổ cực nào. Con đường chính nghĩa đó, Giang đã đi tới cùng, dù không sự nghiệp gì đáng để lại, nhưng Giang là một tấm gương hy sinh cho đại nghĩa, một tấm gương đáng nêu cho mọi người trong giây phút vẻ vang của dân tộc" (báoSài Gòn giải phóng, số 13-12-1987). Thực ra, nghiệp cầm bút của anh bị cắt đứt giữa đường, nhưng những gì anh để lại cho đời không nhỏ. Ngoài hàng trăm bài báo chống lại bạo quyền, ông đã để lại một số sáng tác viết từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945.  Các tác phẩm chính của ông gồm có: Bịnh học (tiểu thuyết, 1937); Con gà và con chó (tiểu thuyết, 1939);  Tranh đấu (tiểu thuyết, 1949); Một vũ trụ sụp đổ (tiểu thuyết, 1949); Cô Sáu Tầu Thưng (1949);  Vè Bảo Đại (1950);  Trương Phi thủ Cổ thành (tuồng);  Nửa đêm về sáng (truyện ngắn); Nguyễn Trung Trực quy thần (tuồng); Ký Charton và Le Page (tuồng).

Dương Tử Giang là một tấm gương sáng về tinh thần lạc quan cách mạng, yêu đời, làm việc không biết mệt mỏi, kể cả trong những trưong hợp túng bấn, đói rách, không có đồng xu dính túi. Cuộc đời anh, sự nghiệp anh đẹp trọn vẹn như anh đã từng nuôi mộng ước trong một bài thơ gửi bạn:

Một thuở ra đi vì nghĩa lơn
Ngàn năm trẻ mãi với quê hương

Con đường của Dương Tử Giang đã chọn là con đường tranh đấu. Trong hồi ký của mình, Hoàng Tấn, một người bạn thân của Dương Tử Giang đã kể lại: “ Tiễn tôi ra tận xe đò ở ngã tư Bình Hòa, Lý Văn Sâm đọc cho nghe Tráng ca của Dương Tử Giang, đến nay còn nhớ được 2 câu:

 Con đường tranh đấu con đường sống

 Cùng với non sôngt rọn nghĩa tình". (4; tr. 165).

Trong tiểu thuyết để lại, nội  dung tranh đấu cũng được ông xem trọng. Cuốn tiểu thuyết Tranh đấu (1949) là một ví dụ. Ngọc Nga là con gái út của ông hương chủ trong làng đã lên 15 tuổi. Sống trong gia đình giàu có nhưng Ngọc Nga rất thương và thông cảm cho nỗi khổ của tá điền. Một lần Ngọc Nga nhìn thấy cảnh anh Sáu Lạ bị ông hương quản trong làng hành hạ để chiếm đoạt vợ của anh. Cô đã giúp đỡ vợ chồng anh nhưng không cứu được họ. Vợ chồng anh Sáu Lạ bị tù đày vì người vợ đã cự tuyệt và giết chết ông hương quản. Sau đó Ngọc Nga lên chùa chơi và biết được nơi cửa phật cũng có những điều không tốt lành. 

Ngọc Nga thi đậu vào trường Nữ học đường Sài Gòn. Ở đây cô quen được với chị Kim Huê, người Vĩnh Long. Vì nghèo nên bị mọi người trong lớp xa lánh và sống khép kín. Chỉ có Ngọc Nga và chị Dung thông cảm với Kim Huê. Ngọc Nga và Kim Huê hiểu nhau hơn qua những bức thư. Trong ngày lễ phục sinh Ngọc Nga về nhà và nhận được tin Kim Huê tự tử vì bị mọi người nghi ngờ ăn cắp tiền của Loan, bị lời lăng mạ của cô giáo sư Mai. Ngọc Nga sau đó đã tìm cách trả thù cho Kim Huệ, làm cho giáo sư Mai phải nghỉ dạy. 

Cuối năm thứ tư ở trường, Ngọc Nga đậu Thành chung. Trở về nhà bố mẹ có ý gả chồng cho Ngọc Nga nhưng cô không chịu. Ngọc Nga mở lớp dạy học cho trẻ em trong làng. Một hôm viên Chủ tỉnh người Pháp và viên phó Chủ tỉnh người Việt đến dự lớp học của Ngọc Nga. Sau đó phó Chủ tỉnh nhờ người làm mai cô cho ông ta. Nga từ chối lời cầu hôn của phó Chủ tỉnh, sau đó quen và lấy anh Trọng một người mồ côi cha mẹ, nghèo khổ. Ngọc Nga yêu anh Trọng và biết ông phó Chủ tỉnh là người không tốt. Chuyện xảy đến với làng Giồng Trôn, người dân bị những tên có quyền chức chiếm đoạt đất trong đó có đất của cha mẹ và chồng của Ngọc Nga. Cô tìm cách giúp dân làng và gặp lại chị Dung là giáo sư để tư vấn nhưng cũng không giúp được gì. Dân làng Giồng Trôn quyết sống chết với những người dành đất của họ. Kết quả cuộc chiến tranh ấy, cha và Trọng bị bắt, gia đình sạt nghiệp. Trọng bị kết án hai mươi năm khổ sai. Từ đó Ngọc Nga lên Sài Gòn sống với chị Dung và hoạt động cách mạng, gặp lại Trọng và vợ chồng anh Sáu Lạ ở Côn Đảo. Năm 1945 chiến tranh xảy ra, họ cùng hăng hái làm phận sự công dân Việt Nam.

Ngọc Nga thi đậu vào trường Nữ học đường Sài Gòn. Ở đây cô quen được với chị Kim Huê, người Vĩnh Long. Vì nghèo nên bị mọi người trong lớp xa lánh và sống khép kín. Chỉ có Ngọc Nga và chị Dung thông cảm với Kim Huê. Ngọc Nga và Kim Huê hiểu nhau hơn qua những bức thư. Trong ngày lễ phục sinh Ngọc Nga về nhà và nhận được tin Kim Huê tự tử vì bị mọi người nghi ngờ ăn cắp tiền của Loan, bị lời lăng mạ của cô giáo sư Mai. Ngọc Nga sau đó đã tìm cách trả thù cho Kim Huệ, làm cho giáo sư Mai phải nghỉ dạy. 

Cuối năm thứ tư ở trường, Ngọc Nga đậu Thành chung. Trở về nhà bố mẹ có ý gả chồng cho Ngọc Nga nhưng cô không chịu. Ngọc Nga mở lớp dạy học cho trẻ em trong làng. Một hôm viên Chủ tỉnh người Pháp và viên phó Chủ tỉnh người Việt đến dự lớp học của Ngọc Nga. Sau đó phó Chủ tỉnh nhờ người làm mai cô cho ông ta. Nga từ chối lời cầu hôn của phó Chủ tỉnh, sau đó quen và lấy anh Trọng một người mồ côi cha mẹ, nghèo khổ. Ngọc Nga yêu anh Trọng và biết ông phó Chủ tỉnh là người không tốt. Chuyện xảy đến với làng Giồng Trôn, người dân bị những tên có quyền chức chiếm đoạt đất trong đó có đất của cha mẹ và chồng của Ngọc Nga. Cô tìm cách giúp dân làng và gặp lại chị Dung là giáo sư để tư vấn nhưng cũng không giúp được gì. Dân làng Giồng Trôn quyết sống chết với những người dành đất của họ. Kết quả cuộc chiến tranh ấy, cha và Trọng bị bắt, gia đình sạt nghiệp. Trọng bị kết án hai mươi năm khổ sai. Từ đó Ngọc Nga lên Sài Gòn sống với chị Dung và hoạt động cách mạng, gặp lại Trọng và vợ chồng anh Sáu Lạ ở Côn Đảo. Năm 1945 chiến tranh xảy ra, họ cùng hăng hái làm phận sự công dân Việt Nam.

              Như vậy, con đường mà Ngọc Nga là con đường đấu tranh. Trước mắt nàng bao nhiêu cơ hội  đã mở ra, nhưng nàng chỉ chọn con   đường tranh đấu,  không màng các con đường khác. Tiểu thuyết có ý thức luận đề. Nhưng đều mang ý thức của một chiến sĩ cách mạng: thực hiện nghĩa vụ của công dân Việt Nam

            Tất cả  các tác phẩm của ông đều thể hiện tư tưởng đó của ông. Từ tiểu thuyết Bịnh học (1937) cho đến Con gà và con chó (1939);  Từ tiểu thuyết Tranh đấu (1949) cho đến  Một vũ trụ sụp đổ (1949)...đều thể hiện một tinh thần như vậy.

            Hôm nay tôi bước đi trên đường Dương Tử Giang lòng bồi hồi bao cảm xúc. Một nhà báo, một nhà văn, một chiến sĩ cách kiên cường đã nằm xuống cho mảnh đất này. Máu của ông tô đậm thêm ngọn cờ cách mạng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.         Trương Võ Anh Giang (1998), Dương Tử Giang, cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Đồng Nai, Biên Hoà.

2.         Bùi Quang Huy (2005), Lý Văn Sâm, nhà văn đường rừng, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Biên Hoà.

3.         Trần Hữu Tá (2004), Dương Tử Giang, in trong sách  Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, TP. HCM.

4.         Hoàng Tấn (2002), Nhà văn, nhà báo Dương Tử Giang, trích từ sách Người xưa mình nhớ, Nxb Đồng Nai, 2001, tr. 165 – tr. 189

 


 

 

 

Danh mục website