Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ

                                                       (Lê Tiến Dũng, Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, niên giám 2012)

Nhà thơ với cuộc đời đau thương có một không hai này, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 ở Lệ Mỹ, Đông Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên Huế đổi họ Nguyễn theo họ mẹ. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con. Nhà thơ  Hàn Mặc Tử  con thứ tư. Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do thân phụ là ông Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926).

Ông làm thơ từ thuở nhỏ. Lấy hiệu là Phong Trần và Lệ Thanh, trong những năm 16 tuổi. Vốn ở Qui Nhơn từ nhỏ. Cha mất sớm, nhà nghèo. Học đến năm thứ ba ở trường Qui Nhơn, kế đó mắc bịnh hủi, đưa vào nhà thương Qui Hòa rồi mất ở đó, ngày 11-10-1940. Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông nhận một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi. Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng CầmPhan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.

                       (Ảnh: Mộ Hàn Mạc Tử ở Ghềnh Ráng, Quy Nhơn)

Theo gia đình Hàn Mặc Tử, thì vào khoảng đầu năm 1935, họ đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy Ảnh: Mộ Hàn Mạc Tử ở Ghềnh Ráng, Quy Nhơn

nhiên, ông cũng không quan tâm vì cho rằng nó là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Cho đến năm 1936, khi ông được xuất bản tập Gái quê, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, được bà Bút Trà cho biết đã lo xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình. Nhưng ý ông là muốn chữa cho dứt hẳn một loại bệnh thuộc loại “phong ngứa” gì đấy, để yên tâm vào Sài Gòn làm báo chứ không ngờ đến một căn bệnh nan y. Năm 1938 - 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thôi. Trước ngày Hàn Mặc Tử vào trại phong Quy Hòa, ông Nguyễn Bá Tín, trong một chuyến thăm Bệnh viện Quy Hòa, có đến thăm bác sĩ Gour Vile. Bác sĩ nói rằng: Bệnh cùi rất khó phân biệt. Giới y học (thời đó) chưa biết rõ lắm. Tuy triệu chứng giống nhau, nhưng lại có nhiều thứ. Ông bác sĩ quả quyết bệnh cùi không thể lây dễ dàng được. Nhiều thông tin cho rằng, một hôm Hàn Mặc Tử đi dạo với bà Mộng Cầmlầu Ông Hoàng (Phan Thiết), qua một cái nghĩa địa có một ngôi mộ mới an táng thì gặp mưa. Bỗng ông phát hiện ra từng đốm đỏ bay lên từ ngôi mộ. Sau đó ông về nhà nghỉ, để rồi sớm mai ông phát hiện ra mình như vậy. Đó là căn bệnh do trực khuẩn Hansen gây nên. Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ,[4] khi mới bước sang tuổi 28. Và bác sĩ cho rằng, Hàn Mặc Tử chết là do nội tạng hư hỏng quá nhanh do uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm trước khi nhập viện phong Quy Hòa.

Về bút danh của ông tam thời giải thích như sau. Khi chủ trương ra phụ trương báo Sài Gòn mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử, sau ông lại đổi thành Hàn Mặc Tử. "Hàn Mạc Tử" nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm mặt trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt trăng khuyết" đã được "đặt vào" chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng trai bút nghiên". Các tác phẩm của Hàn Mặc tử gồm có : Lệ Thanh thi tập, Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời), Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập), Xuân như ý, Thượng Thanh Khí, Cầm Châu Duyên, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội, Chơi giữa mùa  trăng… Nhà thơ Huy Cận đánh giá: "Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới". Nhà thơ Chế Lan Viên thì khẳng định rằng: "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình".

*

Đây thôn Vĩ Dạ rút trong tập Thơ điên, sau đổi thành Đau thương của Hàn Mặc Tử, ra đời 1938. Bài thơ thể hiện tâm trạng thiết tha của nhà thơ trước vẻ đẹp của con người và cảnh vật xứ Huế.

Bài thơ bắt đầu bằng một câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” nửa như mong đợi, nửa như chào mời ai đó đến với thôn Vĩ, nơi mà:

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

 Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

 Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Cảnh vật xứ Huế như bừng sáng lên trước ánh nắng ban mai, nắng mới lên. Lại thêm cái màu xanh óng ả của cây cối (mướt quá), vườn cây có vẻ đẹp như ngà ngọc. Thấp thoáng giữa vẻ đẹp ngà ngọc ấy là một bóng hình “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Câu thơ tạo nên vẻ đẹp hư ảo như có, như không, như ẩn, như hiện của con người trong vườn cây xứ Huế.

Khổ thơ tiếp theo miêu tả cái đẹp huyền ảo của trăng gió mây trời, sông nước xứ Huế. Đêm trăng tĩnh lặng, gió nhẹ không đủ cho mây bay (Gió theo lối gió, mây đường mây) nhưng cũng đủ cho hoa bắp lay nhè nhẹ (Giòng nước buồn thiu, hoa bắp lay). Và trong cái tĩnh lặng ấy, một con thuyền đậu nơi bên sông làm cho những cảnh vật bỗng trở nên huyền ảo. Bến sông được biến thành “bến trăng”, “con thuyền” biến thành con thuyền “chở trăng”. Câu thơ trở nên bỗng bềnh hư ảo:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

 Hình như trong cái khung cảnh như thực, như mơ đó của xứ Huế đang có ai đứng đợi ai, đang có ai mong ai. Nỗi mong chờ rất tha thiết, nhưng tha thiết một cách mơ hồ:

                    Mơ khách đường xa, khách đường xa

 

Và người đứng đợi cũng mơ hồ như nỗi mong đợi:

                            Áo em trắng quá nhìn không ra

Cả người đứng đợi, cả khách đường xa và cả nỗi mong đợi hình như đều mơ hồ, chìm lẫn vào sương khói xứ Huế. Câu thơi kết thúc bâng khuâng:

                                    Ai biết tình ai có đậm đà!

Bài thơ bồng bềnh trong sương khói hư ảo. Con người, cảnh vật dường như có thật đấy, mà cũng dường như là hư ảo, như có, như không.

 Cái hay của bài thơ là đã diễn đạt một cách tinh tế cái mờ ảo của cảnh vật, con người bằng một nỗi thiết tha. Đọc bài thơ người ta cảm tưởng có một nỗi lòng như đang nhớ, đang yêu, mà không rõ yêu ai, nhớ ai cụ thể cả. Cái cảm xúc ấy cũng chìm lẫn vào sương khói khiến cho bài thơ có một vẻ đẹp kỳ lạ.

 

 

Thông tin truy cập

60424666
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
5641
6820
60424666

Thành viên trực tuyến

Đang có 190 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website