Kính thưa quí vị!

Như tiêu đề của Hội thảo cho thấy, đối tượng mà chúng ta đang khảo sát ở đây bao gồm lý thuyết phương Tây như một hiện tượng khá phổ biến và thực tiễn tiếp nhận văn học ở các nước châu Á như một hiện tượng ít nhiều mang tính đặc thù. Tương quan được xác lập là tương quan giữa một bên là lý thuyết với một bên là thực tiễn vận dụng lý thuyết.

Nếu như Văn học các nước châu Á là một không gian khá xác định, rõ ràng thì khái niệm phương Tây ở đây lại tỏ ra khá mơ hồ. Không biết vào thời điểm R.Kipling đưa ra mệnh đề nổi tiếng “phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây” ông đã dựa trên những căn cứ địa lý cụ thể nào? Dựa vào vị trí dãy núi Carpad? vào biển Địa trung hải? hay vào ranh giới giữa một quốc gia cụ thể nào? để phân định Đông - Tây? Cho đến nay nhận thức về vấn đề này vẫn tồn tại như một sự mặc định với nhiều cách giải thích khác nhau.

Mặc dù vậy, vào tiền bán thế kỷ XX, khi châu Âu phân cực thành hai hệ thống quốc gia với hai thể chế chính trị-xã hội và ý thức hệ tư tưởng tương ứng thì khái niệm phương Tây thường bao hàm cả các nước tư bản Tây Âu và Bắc Mỹ. Vì vậy, phạm vi lý thuyết phương Tây mà chúng ta đang khảo sát cần được hiểu một cách rộng rãi là các lý thuyết nghệ thuật phát sinh từ Âu - Mỹ hiện đại, trước hết là Tây Âu và Bắc Mỹ.

Như chúng ta đã biết, châu Âu trong nhiều thế kỷ luôn luôn giữ vai trò là cái nôi sản sinh lý thuyết. Nhưng từ thế kỷ 19 trở về trước, lý thuyết châu Âu dường như chỉ lưu hành chủ yếu ở châu Âu, ít có ảnh hưởng đến các nước châu Á.

Nhưng từ cuối thế kỷ XIX trở đi khi châu Âu và phương Tây tiến sang châu Á và phương Đông bằng các cuộc thập tự chinh thì một cuộc tiếp xúc và giao lưu mang màu sắc cưỡng bức đã diễn ở hầu hết các nước. Thực tại lịch sử đó khiến cho mệnh đề quen thuộc của R.Kipling mau chóng trở nên không còn phù hợp. Nhiều quốc gia châu Á xem đây là tiền đề lịch sử dẫn đến cuộc hội nhập lần thứ nhất với phương Tây, trong đó, quốc gia đầu tiên phải kể đến là Nhật Bản rồi đến các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các quốc gia Nam Á. Qua Tân thư và qua hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống lý thuyết, trước hết là hệ thống tư tưởng triết học, đạo đức pháp quyền phương Tây đã thâm nhập vào các nước châu Á, tác động đến thiết chế chính trị, đến tư tưởng học thuật, tạo ra một bước phát triển đột biến trong lịch sử các nước này.

Trong tình hình đó, văn học nghệ thuật tuy là một lĩnh vực hết sức đặc thù, chịu sự chi phối của các yếu tố truyền thống bản địa rất nhiều, nhưng dưới tác động của phương Tây, tại nhiều quốc gia châu Á, một diện mạo văn học mới đã hình thành. Hiện tượng Thơ mới, kịch mới xuất hiện ở hầu hết các nước châu Á. Sự ra đời của tiểu thuyết phương Tây, kịch… đã khiến cho cấu trúc của nền văn học dân tộc ở các quốc gia này thay đổi. Quan niệm và thị hiếu văn học cũng nảy sinh những yếu tố khác biệt so với truyền thống. Văn học phương Tây qua nhiều con đường đã tác động mạnh mẽ để tạo ra “một cuộc cách mạng trong thi ca” như Hoài Thanh đã mô tả khi tổng kết phong trào thơ Mới ở Việt Nam.

Ngay từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỷ XX, bên cạnh các ảnh hưởng trên lĩnh vực sáng tác, ở lĩnh vực nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các trường phái lý thuyết từ châu Âu, trong đó bao gồm cả Tây Âu, trực tiếp là Pháp và Đông Âu, trực tiếp là Nga (Liên Xô cũ) đã được giới thiệu, vận dụng ở Việt Nam.

Thành tựu của những nhà nghiên cứu tiền phong như trường hợp Trương Tửu vận dụng học thuyết Phân tâm học của S.Freud vào nghiên cứu Truyện Kiều; hay học thuyết macxit vào nghiên cứu Nguyễn Công Trứ chẳng hạn, cho thấy lý thuyết châu Âu không những tìm được đường đến Việt Nam mà còn tỏ ra có sự tương thích nhất định với các hiện tượng văn học dân tộc. Nếu có biểu hiện khiêm nhường hoặc cực đoan thì đó chưa chắc đã là do bản thân lý thuyết mà rất có thể là do trường hợp vận dụng hoặc do thao tác.

Do những hoàn cảnh lịch sử qui định, từ những năm bốn mươi của thế kỷ XX trở về trước, trên bình diện tư tưởng học thuật và văn chương nghệ thuật, Việt Nam hướng theo phương Tây và hòa nhập với phương Tây mạnh mẽ hơn. Có thể nói phần lớn các lý thuyết nghệ thuật tiền hiện đại và hiện đại đều đã được giới thức giả ưu tú của Việt Nam biết đến và vận dụng. Thành tựu tuy mới chỉ mang ý nghĩa bước đầu, nhưng đã ít nhiều cho thấy sự cởi mở, năng động của tư duy lý thuyết ở một nền văn học vốn không có truyền thống lý thuyết.

Từ 1945 trở đi, trong một bối cảnh thế giới mới và một bối cảnh lịch sử mới, ở Việt Nam, hệ thống lý thuyết macxit chiếm vị trí độc tôn trong lịch sử văn học. Không thể phủ nhận được rằng, trước khi đến Việt Nam, hệ thống này đã từng có ảnh hưởng khá mạnh ở các nước châu Âu và phương Tây, làm thành hệ thống tư tưởng mỹ học macxit phương Tây hiện đại. Với tư cách là hệ thống lý thuyết độc tôn, từ tư duy lý luận đến thực tiễn sáng tác phê bình và tiếp nhận văn học đều chịu sự chi phối của nó. Trong nhiều thập kỷ, từ những năm năm mươi đến cuối những năm bảy mươi của thế kỷ XX, giới nghiên cứu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây dựa trên thực tiễn nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa đã nỗ lực chứng minh sự phù hợp và duy nhất đúng của hệ thống lý thuyết này, ít nhất là với các hiện tượng văn học được tạo ra từ chính lý thuyết đó. Mặc dù cho đến nay, đã có thể quan sát được số phận của nó, nhưng vẫn cần phải khách quan xem đây là một hiện tượng lịch sử trong văn học thế giới. Căn cứ là ở chỗ, lý thuyết nghệ thuật này đã tồn tại trong một thời kỳ lịch sử khá dài, đã tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật bao gồm trong đó nhiều nhà văn, nhiều nghệ sỹ ưu tú của nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới với nhiều tác phẩm tiêu biểu tôn vinh các giá trị nghệ thuật vì con người. Thành tựu đó mang tính lịch sử và là thành tựu có thật.

Nhưng chính trong thời kỳ này, do sự độc tôn của lý thuyết nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa, các lý thuyết ngoài hệ thống, trong đó bao gồm cả Âu - Mỹ hiện đại đã không có được chỗ đứng cần thiết trong đời sống tư tưởng học thuật của Việt Nam cũng như một số nước khác trong khu vực. Trong một thời kỳ dài, Việt Nam tiếp xúc với các hệ thống lý thuyết phương Tây với thái độ kỳ thị và quan điểm phiến diện.

Nhưng cho đến nay quan điểm và thái độ đó cũng đã đi vào lịch sử.

Bắt đầu từ 1986, một thực tại lý thuyết mới đã hiện hữu ở Việt Nam. Đó không chỉ là kết quả trực tiếp của công cuộc đổi mới mà còn là kết quả của ý thức tự chiếm lĩnh, tự trang bị những điều kiện cần thiết để giao lưu, hội nhập và đối thoại với thế giới. Tư tưởng đa phương, đa diện không chỉ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, chính trị, ngoại giao mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn chương, nghệ thuật. Có thể xem đó là bước khởi đầu cho một sự chấn hưng lý thuyết ở Việt Nam.

Bên cạnh yêu cầu nhận thức lại hệ thống lý luận văn học và mỹ học mác-xít một cách đầy đủ, khách quan, khoa học hơn, với tư cách là hệ thống lý luận nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành tựu bước đầu trong công tác dịch thuật, phổ biến và vận dụng các lý thuyết phương Tây và châu Âu hiện đại và tiền hiện đại như: Phân tâm học, Tự sự học, Thi pháp học, Ký hiệu học, Xã hội học nghệ thuật, Tâm lý học nghệ thuật, Lý thuyết tiếp nhận, Cấu trúc luận, Lý thuyết loại hình học, v.v… đã bước đầu cho thấy một sự cộng sinh tư tưởng, một cơ hội phát triển tự do các lý thuyết. Thực tế cho thấy nhiều công trình vận dụng các lý thuyết này vào nghiên cứu văn học dân tộc đã mang lại kết quả khả quan, làm thay đổi tư duy lý luận, thay đổi tập quán nghiên cứu, tác động tích cực tới thực tiễn sáng tác, khiếu cảm thụ nghệ thuật và tâm lý tiếp nhận của công chúng.

Nhưng cũng có những sự vận dụng mới chỉ mang lại hiệu quả ở phạm vi khoa học văn học, như những thử nghiệm lý thuyết. Trong tình hình tiếp xúc và lưu hành cùng lúc nhiều hệ thống lý thuyết như hiện nay, nếu việc tiếp thu, vận dụng không thật nhuần nhuyễn, thấu đáo dễ dẫn đến tình trạng sống sít, xô bồ, không đủ tỉnh táo để nhận ra một cách khách quan những điểm khả thủ và những điều bất cập của mỗi hệ thống.

Thực tiễn văn học Việt Nam và các nước châu Á cho thấy các lý thuyết phương Tây không chỉ có khả năng giải mã được các hiện tượng văn học nảy sinh dưới tác động, ảnh hưởng của phương Tây trong quá trình giao lưu và tiếp nhận, mà còn có khả năng giải mã được cả các hiện tượng văn học truyền thống mang đậm bản sắc riêng biệt và đặc thù của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong khi thừa nhận khả năng của lý thuyết phương Tây, cũng phải đồng thời thừa nhận những ngoại lệ, những “điểm mù” mà lý thuyết không thể soi chiếu tới được. Cho dù mọi lý thuyết đều được khái quát nên từ những hiện tượng, những quá trình lịch sử và quá trình văn học cụ thể khác nhau, và do vậy, nó có khả năng làm sáng tỏ, giải thích được nhiều hiện tượng, nhưng không phải là tất cả, toàn bộ. Liệu lý thuyết phương Tây - vốn được hình thành từ một thực tiễn văn học khác, một truyền thống nghệ thuật khác, một hệ thống thi pháp thể loại khác - có trở nên đắc dụng đối với mọi trường hợp, mọi loại hình văn học vốn mang đậm đặc thù phương Đông và dân tộc hay lại rơi vào tình thế “bất khả tri” trước thơ Haikư của Nhật Bản hay thơ Thiền của Việt Nam? Văn chương thế giới không phải là nhất thể, mà trái lại hết sức phong phú, đa dạng. Lý thuyết Âu-Mỹ hiện đại liệu có thể sử dụng để tiếp nhận văn bản diễn ngôn văn chương mang đặc thù châu Á từ hệ thống chữ viết đến các phương tiện biểu đạt, quan niệm và tư duy nghệ thuật được không? Nhất là đối với các kiểu tổ chức văn bản văn chương nghệ thuật mang đậm dấu ấn truyền thống phương Đông, liệu có thể được giải mã bằng một lý thuyết ngoài hệ thống, chẳng hạn lý thuyết Tự sự của G. Genette, Cấu trúc luận của R. Jakobson, Thi pháp học của M. Bakhtin… được hay không? Đặc biệt là trước các tác phẩm văn học châu Á mà sự tiếp nhận nó gắn liền với tập quán thưởng thức, với truyền thống văn hóa - thẩm mĩ đặc thù thì Lý thuyết tiếp nhận của H.R.Jauss, của R.Ingarden, v.v… liệu có trở thành bộ cẩm nang, thành công cụ vạn năng để mở ra các khả năng tiếp nhận, qua đó làm phong phú thêm ý nghĩa tác phẩm như cao vọng của lý thuyết được hay không? v.v…

Đó là những câu hỏi mà ở Hội thảo này các nhà khoa học cần làm sáng tỏ.

Thưa quý vị tham dự Hội thảo!

Thế giới chúng ta đang sống càng ngày càng hội nhập một cách sâu sắc và toàn diện. Từ thực tiễn thế giới hiện đại, xu thế hội nhập đang được các quốc gia nhận thức là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, văn học với tư cách là một thành tố quan trọng của cấu trúc văn hóa dân tộc, để tồn tại và phát triển, luôn phải tự khẳng định bằng một quy luật khác, đó là nỗ lực gặp gỡ với thế giới ở những giá trị cơ bản, giá trị chung, nhưng lại phải luôn giữ được nét độc đáo riêng, đặc trưng riêng của dân tộc.

Ánh sáng lý thuyết, cho dù là lý thuyết phương Tây hay lý thuyết phương Đông chỉ trở nên đắc dụng hay hữu dụng khi nó là công cụ khám phá, khai mở được các bí ẩn nghệ thuật, giúp người ta phát hiện được các quy luật nghệ thuật nội tại, những giá trị tiềm tàng của văn chương. Mặt khác, diệu năng của lý thuyết không làm tan biến thực thể văn chương mỗi dân tộc, biến tất cả những giá trị ấy chỉ còn là một hỗn hợp giống nhau, mà trái lại nó càng phải làm cho những độc đáo dân tộc của mỗi nền văn học trở nên rõ nét hơn, hấp dẫn hơn.

Với ý nghĩa như vậy, ở Hội thảo này, bằng trí tuệ khoa học chung, dựa trên cơ sở lý thuyết phương Tây và thực tiễn văn học sinh động của các nước châu Á, các nhà khoa học tham dự Hội thảo cùng hướng tới trao đổi trên tinh thần khoa học xung quanh 3 cụm nội dung chính sau đây:

- Những vấn đề chung của lý thuyết và vận dụng lý thuyết.

- Vận dụng lý thuyết phương Tây trong nghiên cứu văn học dân gian và văn học tiền hiện đại.

- Vận dụng lý thuyết phương Tây trong nghiên cứu văn học hiện đại.

Hy vọng Hội thảo sẽ có những ngày làm việc hứng thú, mang lại nhiều thu hoạch bổ ích, góp phần khẳng định sức mạnh và triển vọng của công cụ lý thuyết, mở rộng khả năng của nó trong tư duy và thực tiễn sáng tạo. Qua diễn đàn Hội thảo này, chúng tôi mong các nhà khoa học ở các quốc gia sẽ xích lại gần nhau trong một mối quan tâm chung, một hoài bão chung, đưa địa vị của lý thuyết lên tầm là “ý thức triết học của mỗi nền văn học” như nhà mỹ học Nga Bielinski từng vinh danh.

Xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe của quí vị!

 

PGS.TS Phan Trọng Thưởng

Viện trưởng Viện Văn học

Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo

1.      Vào đề

Văn học Việt Nam sau 1975 từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu lịch sử. Con số những công trình nghiên cứu dành cho giai đoạn văn học này có thể kể tới hàng trăm[2]. Người ta gọi văn học sau 1975 là “văn học đổi mới”, “văn học trong thời kì đổi mới”. Và để làm nổi bật sự “đổi mới”, các công trình nghiên cứu thường tập trung so sánh hai giai đoạn sáng tác trước và sau 1975. Có thể tìm thấy rất nhiều nhận xét kiểu thế này. Văn học trước 1975 nói chuyện chính trị, chuyện đại sự quốc gia. Văn học sau 1975 lại kể những câu chuyện về cái thường ngày, về thân phận cá nhân. Trước năm 1975, sáng tác văn học đầy ắp niềm vui và chiến thắng. Sau 1975, câu chữ trên nhiều trang văn lại rưng rưng một nỗi đau vì những mất mát, hy sinh… Những nhận xét như thế tuy chính xác, nhưng tôi vẫn thấy có vẻ vụn vặt, thiếu khả năng khái quát lịch sử, chúng chỉ nói tới nội dung xã hội mà chưa đụng chạm đến bản chất thẩm mĩ của văn học “đổi mới”. Cho nên, theo tôi, muốn khái quát quy luật vận động của văn học Việt Nam sau 1975, có lẽ phải tìm đến một phạm trù mĩ học mang ý nghĩa tổng thể.

Hiện nay, nhiều lý thuyết mỹ học và nghiên cứu văn học của thế giới đã được giới thiệu ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người khi giới thiệu các lý thuyết đó đã tỏ ra thiếu cái nhìn hệ thống, cho nên đã trình bày một cách rối rắm, thậm chí sai lệch. Đó là khi người ta đề cập đến các lý thuyết liên quan đến người đọc.

1. Phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930 là một vấn đề khá phức tạp bởi lý thuyết về thể loại trong giai đoạn này còn rất nghèo nàn, nếu không muốn nói là chưa có. Hấp dẫn chúng tôi vào công việc tương đối khó khăn này không phải chỉ vì phân loại là “một yêu cầu không thể thiếu để nhận thức các hiện tượng phức tạp, muôn vẻ của thế giới và của cả văn học”(1), chứ không phải là “một cái tục cũ vô nghĩa”(2); mà chủ yếu là bởi cách phân loại hết sức đa dạng với nhiều kiểu đặt tên rất lạ của chính người viết tiểu thuyết. Qua khảo sát, thống kê chúng tôi thấy có 43 tên gọi khác nhau, trong đó có 35 tên gọi đơn và 8 tên gọi phức.

Vô minh thì vọng động - Phật

  Người đọc, một trong những vấn đề trung tâm của lý luận và phê bình văn học thế giới từ nửa sau thế kỷ trước, đã bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam. Hẳn thế mà bài viết Khi người đọc xuất hiện của tôi in trên Văn học nước ngoài 9-2009 và Văn hoá Nghệ An số 170 ngày 10-4-2010 được bạn đọc để ý. Là một nhà phê bình, nhất là phê bình học thuật, nhất thiết phải biết lý thuyết, nhưng không phải để trình bày kiểu giáo khoa, mà từ thực tiễn phê bình của mình kết hợp với lý thuyết xây dựng nên những mô hình nghiên cứu như là giả thuyết làm việc nhằm xử lý tốt hơn những hiện tượng văn học Việt Nam. Hơn nữa, bài viết trên là một chương sách, nên khi in một cách độc lập, hẳn không tránh khỏi cảm giác đột ngột. Bởi vậy, tôi viết bài này nhằm nói rõ hơn cơ sở của bài kia và, quan trọng hơn, quyền hiểu khác.

 

 

Như tôi đã có lần nói, Roland Barthes là một trong những đại diện của chủ nghĩa cấu trúc và sau đó là của chủ nghĩa giải cấu trúc (hay cấu trúc phân giải). Tuy nhiên ông luôn coi mình là nhà ký hiệu học. Điều này có thể được lý giải là ông nghiên cứu ký hiệu học theo xu hướng cấu trúc luận và giải cấu trúc luận.

Trong công trình Cuộc phiêu lưu ký hiệu học [L’aventure sémiologique (Seuil, Paris, 1985)], là cuốn sách xuất bản sau khi Barthes mất, ông đã trình bày quá trình thực hành ký hiệu học của ông thành ba giai đoạn:

1. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn “bừng ngộ”. Diễn ngôn là đối tượng đầu tiên trong công việc của ông ngay từ cuốn sách đầu tiên: Độ không của lối viết (1953).

2. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của khoa học, là giai đoạn Barthes phân tích các yếu tố ký hiệu học.

3. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn của Văn bản (viết hoa). Ông nói: “Đối với tôi, giai đoạn này chủ yếu nằm giữa thời kỳ tôi viết L’Introduction à l’analyse structurale des récits (1966) và S/Z (1970), cuốn sách thứ hai có thể nói là phủ nhận cuốn thứ nhất, bằng cách từ bỏ mô hình cấu trúc và cầu viện đến việc thực hành Văn bản mang tính khác biệt một cách vô hạn” (tr. 12-13).

Barthes định nghĩa văn bản như sau: “Văn bản, theo nghĩa hiện đại và hiện tại (...), khác biệt một cách cơ bản với tác phẩm văn học: nó không phải là một sản phẩm thẩm mỹ, nó là một công việc biểu đạt; nó không phải là một cấu trúc [‘structure’], nó là một sự lập thành cấu trúc [‘structuration’]; nó không phải là một đối tượng, nó là một công việc và là một trò chơi; nó không phải là một tập hợp các ký hiệu khép kín, được ban cho một nghĩa mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra cái nghĩa đó, nó là một khối lượng các dấu vết di chuyển; cấp phán xét dành cho một Văn bản không phải là ý nghĩa, mà là Cái Biểu đạt, theo nghĩa ký hiệu học và tâm phân học của thuật ngữ này; Văn bản vượt trội hơn tác phẩm văn học theo nghĩa cũ;” (tr. 13). Ở phần cuối cuốn sách còn có các bài thực hành phân tích một số văn bản, theo cách phân tích các đơn vị từ vựng [“lexie”] mà Barthes gọi là “đơn vị đọc” [“unité de lecture”].

Barthes tuyên bố: “Mục đích của chúng tôi không phải là đi tìm nghĩa (...). [Mà] là đi đến chỗ quan niệm được, tưởng tượng được, và trải nghiệm được số nhiều của văn bản, trải nghiệm được sự mở cửa ý nghĩa của nó” (tr. 330).

Trong sự nghiệp của mình, Barthes không coi mình là nhà cấu trúc luận, mà trước sau ông chỉ coi mình là nhà ký hiệu học. Ông lại càng không dùng khái niệm “chủ nghĩa giải cấu trúc” hay “cấu trúc phân giải” cho giai đoạn cuối trong sự nghiệp của mình. Trên thực tế, tên gọi chủ nghĩa cấu trúc hay giải cấu trúc là do các nhà phê bình sau này gán cho ông. Và có một ý kiến khá thống nhất cho rằng công trình S/Z đánh dấu sự chuyển biến từ giai đoạn chủ nghĩa cấu trúc sang chủ nghĩa giải cấu trúc trong sự nghiệp học thuật của Barthes. Đây là giai đoạn phù hợp với giai đoạn thứ ba trong cách phân chia của ông dành cho sự nghiệp ký hiệu học của mình: giai đoạn của Văn bản. Điều này cũng lý giải tại sao đến 1977, ba năm trước khi bị tai nạn ôtô giết chết (1980), ông đã được bổ nhiệm giữ chức giáo sư bộ môn ký hiệu học văn học tại trường “Collège de France”.

Vậy Barthes đã dùng phương pháp giải cấu trúc để phân tích văn bản như thế nào? Trong S/Z, Barthes đã đưa ra 5 mã lý giải để phân tích: 1. Mã chú giải học; 2. Mã hành động; 3. Mã ngữ nghĩa; 4. Mã tượng trưng; 5. Mã văn hóa (còn được gọi là mã tham chiếu) [Roland Barthes, S/Z, Siglo veintiuno editores Argentina, Buenos Aires, 2004, tr. 14-15]. Căn cứ vào 5 mã này, Barthes chẻ văn bản ra thành các “đơn vị đọc” để phân tích. Tuy nhiên, số lượng nghĩa của mỗi đơn vị đọc có khác nhau tùy thuộc vào khả năng liên tưởng của chúng. Với cách làm này, ông đã mổ xẻ truyện ngắn Sarrasine của Balzac viết năm 1830, dài khoảng 30 trang, thành 561 đơn vị đọc để phân tích trong một công trình khảo cứu dài hơn 200 trang! Công bằng mà nói, sự phân tích của ông cung cấp cho người đọc một kho kiến thức bách khoa phong phú về văn hóa được ông cho là liên quan đến tác phẩm. Nhưng, như nhiều người nhận xét, ông đã tán quá rộng để nhiều khi vượt ra khỏi phạm vi thẩm mỹ của tác phẩm.

Để thấy được sự tán rộng của Barthes, tôi xin tóm lược nội dung truyện ngắn Sarrasine. Câu chuyện kể về mối tình đơn phương say đắm của chàng nghệ sĩ điêu khắc người Pháp Sarrasine với một kép hát giả gái nổi tiếng người Italia Zambinella. Khi phát hiện ra sự thật, Sarrasine đã tuyệt vọng định giết người tình giả gái của mình, nhưng chàng đã bị quân lính của Hồng y Giáo chủ Cicognara ở Roma giết chết. Ở đây, Balzac muốn lên án sự giả dối trong giới tăng lữ (vai nữ trên sân khấu phải do kép hát đóng thế), chế giễu cái bi kịch của con người tiểu tư sản trong việc đi tìm cái tuyệt đối trong hiện thực giả dối của buổi giao thời giữa chủ nghĩa phong kiến suy tàn với chủ nghĩa tư bản đang lên.

Đối với một câu chuyện như vậy, Barthes đã tán như thế nào? Ngay từ đầu, ông dành nửa trang để tán về cái tên tác phẩm: Sarrasine. Nhưng cuối cùng ông chỉ rút ra được hai nghĩa tương ứng với hai mã - mã chú giải học và mã ngữ nghĩa học: 1. Cái tên Sarrasine đặc trưng cho tên con gái có một bí ẩn mà phải đến giữa câu chuyện người đọc mới biết đó là tên con trai; 2. Cái tên đó có nữ tính [S/Z, tr. 12-13]. Tôi không biết những kết luận như thế có giúp gì cho độc giả không?

Đối với câu mở đầu truyện: “Tôi đang đắm mình trong những giây phút mơ màng say sưa thường làm mê mẩn mọi người, kể cả một con người lông bông, giữa những cuộc hội hè huyên náo nhất”, cũng được Barthes chẻ đôi sau chữ “say sưa” thành hai đơn vị đọc để bình luận bằng một đoạn văn dài hẳn một trang với những lời tán không cần thiết như: Câu này dẫn ta liên tưởng đến một loạt hình ảnh, trong đó có bức tranh vẽ chàng Adonis ngủ dưới ánh trăng treo trong một căn phòng của bá tước de Lanty, nơi người kể chuyện được mời đến dự vũ hội; để rồi Barthes đi đến kết luận ở nửa sau của câu nói trên: Câu này cho thấy sự giàu có của gia đình Lanty (mã ngữ nghĩa); nó còn là một sự biến cải của một cái có thể được xem như là một câu ngạn ngữ: “Hội hè càng náo nhiệt, mơ mang càng say sưa” [tr. 13-14]. Đó là cái “mã văn hóa”, tức cái mã bao gồm những hiểu biết, những vốn tri thức của con người về cuộc sống... đã được đúc kết thành tục ngữ, ngạn ngữ, châm ngôn...

Ngoài ra còn rất nhiều đơn vị đọc được đem ra phân tích một cách rất vô bổ. Ví dụ khi cô con gái bá tước de Lanty nói với một ông già bí ẩn: “Addio, addio!”, đã được Barthes giải nghĩa: * Mã hành động: nói “Tạm biệt”; ** Mã ngữ nghĩa: tiếng Italia [tr. 66]. Giải cấu trúc như thế này thì thật là kỳ quặc!

Hay đối với câu: “Sarrasine đi Italia năm 1758”, cũng được Barthes chú giải: * Mã hành động: đi Italia; ** Mã tham chiếu: niên đại (xem đơn vị đọc 181: năm 1758, Sarrasine 22 tuổi) [tr. 87]. Rồi đến đơn vị từ vựng: “khi, một buổi tối, chàng bước vào nhà hát Argentina” đã được tác giả chú giải là: * Mã hành động: “Nhà hát”: 1: hành động bước vào rạp hát [tr. 88]. Sau đó đến câu “Chàng bước vào và ngồi ở tầng dưới” được chú giải thành 2 đơn vị đọc là: + “Chàng bước vào”: * Mã hành động: “Nhà hát”: 2: hành động bước vào trong phòng của rạp hát; + “và ngồi ở tầng dưới”: ** Mã hành động: “Nhà hát”: 3: ngồi hẳn trong khán phòng [tr. 90]. Rồi đến câu: “Chẳng bao lâu chàng buộc phải rời khỏi nhà hát” được chú giải: * Mã hành động: “Nhà hát”: 9: ra khỏi nhà hát [tr. 99]. Câu: “Khi về đến nhà,” được chú giải: * Mã hành động: “Nhà hát”: 10: đi về nhà [tr. 101] (tức hành động thứ 10 kết thúc chuỗi hành động của Sarrasine khi đi xem hát – NVD). Ta có thể đặt câu hỏi: Chú giải như thế để làm gì? Chẳng lẽ một người đọc bình thường không thể hiểu được những câu trong văn bản đó hay sao mà Barthes phải làm cái công việc vô ích và vô nghĩa như vậy? Những đoạn chú giải ngoại thẩm mỹ và vô nghĩa như thế có rất nhiều trong S/Z.

Đặc biệt, trong Sarrasine có đoạn văn như sau: Khi xem Zambinella diễn và nghe nàng hát, Sarrasine mê mẩn trước sắc đẹp và giọng hát của nàng đến phát điên. Thế rồi giọng hát của nàng “đã tác động sâu sắc đến tâm hồn chàng đến nỗi nhiều lần chàng phải kêu lên một cách vô thức như thể bị thôi thúc bởi những cơn vui sướng co giật rất hiếm khi do niềm đam mê của con người gây ra.” Đến khi Sarrasine ra khỏi nhà hát thì chàng “gần như không thể đứng vững nổi trên đôi chân. Chàng cảm thấy đuối sức, yếu ớt như một người dễ bị kích động vừa trải qua một cơn giận dữ kinh khủng. Chàng cảm thấy vui sướng, hoặc có thể là đau đớn, đến nỗi mạng sống của chàng tan chảy ra như nước từ một chiếc bình bị đánh đổ. Chàng cảm thấy trong mình có một sự trống rỗng, một sự rã rời giống như tình trạng uể oải của những người vừa mới qua một trận ốm nặng. Bị xâm chiếm bởi một nỗi buồn khó tả, chàng bước tới ngồi trên bậc cửa của một nhà thờ. Ở đó, ngồi tựa lưng vào một chiếc cột, chàng chìm đắm vào cõi trầm tư mơ màng. Niềm đam mê đã làm cho chàng choáng váng như bị sét đánh”.

Đối với đoạn văn trên, Barthes đã tán rằng: Bị mê hoặc bởi sắc đẹp và giọng hát của Zambinella, Sarrasine đã có một cuộc làm tình say mê trong tưởng tượng với nàng đến độ “cực khoái” ngay tại chỗ ngồi xem hát. Rồi sau khi ra khỏi nhà hát, chàng vô thức đến ngồi tựa cột như là muốn tìm kiếm cái sinh thực khí của đàn ông (cột-dương vật) để nghỉ ngơi sau cuộc mây mưa mệt mỏi! [tr. 99].

Đúng là Sarrasine có khát khao muốn chiếm hữu Zambinella [“il la possédait”], nhưng nếu trong đoạn văn này mà ta hiểu từ “possédait” là “ăn nằm” theo một nghĩa của nó, thì không thể có câu tiếp theo: “đôi mắt chàng bám riết lấy nàng, chiếm lĩnh nàng”. Ở đây, chữ “possédait” chỉ có nghĩa là Sarrasine đang được chiêm ngưỡng Zambinella ở một khoảng cách rất gần. Hơn nữa, ở thời Balzac, động từ “posséder” không có nghĩa “ăn nằm”. Quả thực, tôi e rằng ngay cả những người có “đôi mắt kim cương” cũng không thể “nhìn” ra được cái nghĩa dung tục kia, nói chi những người có “đôi mắt thịt” như chúng tôi! Đây cũng là một trong những lý do giải thích tại sao nhiều nhà khoa học tự nhiên đã có dị ứng với những lý thuyết được gọi là “hậu hiện đại”, và họ gọi chúng là “sự vô nghĩa thời thượng” như có lần tôi đã nói đến (Xem bài Hiệu ứng cảnh tỉnh của ngụy tạo văn hóa-khoa học của tôi trên Văn nghệ số 21-2010). Thậm chí cả các nhà phê bình văn học của phương Tây cũng nghi ngờ, ví dụ một tác giả là Andres Luco (Anh) đã đặt câu hỏi rằng: “Nếu, như Barthes gợi ý, văn bản là một ‘thiên hà cái biểu đạt’, thì làm thế nào để xác định được những ‘khuôn mẫu’ cơ bản của những cái biểu đạt?”[1]

Có thể nói Barthes không quan tâm đến tính thẩm mỹ của tác phẩm và của phê bình văn học. Trước mắt ông chỉ có văn bản như là một cái cớ để ông bình tán. Cho nên trong 5 mã chú giải, ông không dành một chút quan tâm nào cho “mã thẩm mỹ”. Chính vì thế mà sau khi chú giải đơn vị đọc áp chót (560) của truyện Sarrasine, Barthes đã có một câu gần như kết luận về truyện ngắn này: “Sarrasine là sự rối loạn diễn đạt, là sự lưu thông hỗn loạn của ký hiệu, của tính dục và của sự may rủi” [tr. 181]. Không thấy có kết luận về tư tưởng, về xã hội, về thẩm mỹ!

Barthes là một nhà ký hiệu học phát triển phương pháp theo hướng cấu trúc luận và giải cấu trúc luận. Những tìm tòi của ông rất có ý nghĩa cho ngành ký hiệu học, nhưng không phải chúng đều có ý nghĩa giống nhau về mặt phê bình văn học. Có thể ông đã có những thành công khi mổ xẻ tác phẩm để phân tích theo góc độ văn hóa. Nhưng nhiều khi mổ xẻ xong rồi ông lại để đó, không gói ghém lại để rút ra những kết luận về mặt thẩm mỹ của tác phẩm. Vậy là, trong khi lý thuyết tiếp nhận chủ trương biến văn bản thành tác phẩm thông qua sự tiếp nhận của người đọc, thì Barthes lại làm ngược lại: biến tác phẩm của nhà văn thành văn bản, thậm chí là một văn bản xa lạ với tác phẩm. Mục đích của ông là chỉ đi tìm số nhiều của nghĩa một cách tự thân, chính vì thế mà tôi đã có lần nói đó là một xu hướng cực đoan, vô nguyên tắc, phá hủy tác phẩm văn học. Xét về mặt logic, người chủ trương đa nghĩa cũng chẳng có cơ sở và lý do nào để đảm bảo có được hiệu quả thẩm mỹ hơn cho công việc phê bình văn học, so với người chủ trương đi tìm một nghĩa cuối cùng cho tác phẩm văn học.

Điều cuối cùng: quan điểm giải cấu trúc coi bất cứ một hành vi thông tin nào cũng là đa nghĩa cũng chỉ là một quan điểm, không thể coi đó là chân lý phổ quát. Umberto Eco đã tuyên bố: chỉ có những tác phẩm văn học hiện đại mới có kết cấu mở. Có nghĩa là không phải tác phẩm nào cũng đa nghĩa. Và xét cho cùng: đơn nghĩa hay đa nghĩa đâu có phải là tiêu chí của giá trị thẩm mỹ!

[Vĩ thanh: Nhân tiện tôi xin có một nhận xét rằng, các nhà lý luận phương Tây rất có ý thức tìm tòi thử nghiệm các lý thuyết mới. Thậm chí nhiều người còn coi việc thử nghiệm này là một trò chơi. Cho nên họ sẵn sàng thay đổi lý thuyết như thể thay đổi trò chơi, bởi vì họ không lý tưởng hóa các lý thuyết của họ, mà chỉ coi đó là những thử nghiệm không ngừng trong trò chơi logic bất tận, trong đó các lý thuyết có thể đúng, có thể sai, có thể mâu thuẫn nhau, vì chúng thể hiện những cách nhìn đa dạng về đối tượng nhận thức của con người. Trong những cách nhìn này không có kẻ thắng người thua, mà chỉ có những sự đa sắc của những lá bài mà tính hấp dẫn của chúng nằm ở khả năng tổ hợp lá bài của các nhà lý luận.

Vì thế, tôi nghĩ chúng ta nên coi các thử nghiệm nói trên vừa là những nỗ lực tìm tòi cái mới, vừa là những trò chơi rèn luyện tư duy, không nên cứ thấy lấp lánh thì tưởng là vàng; nếu cứ thần thánh hóa mọi thử nghiệm lý thuyết thì sẽ đi đến chỗ ngộ nhận, thất vọng và mâu thuẫn. Lý thuyết giải cấu trúc của Barthes là một trong những trường hợp như vậy.

Tôi cũng xin nói thêm: Các nhà nghiên cứu của Việt Nam, khi đã có thành tựu trong một lĩnh vực lý thuyết nào đó, nên mạnh dạn đặt cho nó một cái tên mới của riêng mình (như tôi đã làm với phương pháp ngưỡng tâm lý của chính tôi), không nhất thiết lúc nào cũng phải mượn danh các lý thuyết phương Tây, khi mà các lý thuyết đó nhiều khi chỉ là những thử nghiệm trò chơi chưa phân định đúng sai? Thậm chí chúng ta cũng có thể phủ nhận cả những lý thuyết của họ như chính họ đã làm với bản thân họ nữa chứ! Không làm được như vậy, phải chăng là do một tâm thế tự ti?

Điều cuối cùng tôi muốn lưu ý: Sở dĩ Barthes xa rời thế giới thẩm mỹ là vì ông quan niệm “truyện” [“récit”] theo nghĩa rất rộng, rằng nó có mặt trong mọi thể loại văn hóa. Vì thế ông đã phân tích bất kỳ văn bản nào, thậm chí là cả một số đoạn của Kinh thánh. Danh hiệu “nhà lý luận văn học” dành cho ông không còn giữ nguyên ý nghĩa của nó nữa.][2]

Văn nghệ số 37, ngày 11-9-2010

 



[1] Andres Luco, “Plurality, Network, and Decentered Meaning in Barthes' S/Z”,

http://www.cyberartsweb.org/cpace/theory/sz/luco.html, 1999.

[2] Do khuôn khổ có hạn của một bài báo, người viết đã không gửi đoạn Vĩ thanh này cho báo Văn nghệ.

Mười thế kỷ của nền văn học thành văn Việt Nam chủ yếu là mười thế kỷ của thơ và văn vần. Đặt cạnh thơ và văn vần, bộ phận tác phẩm văn xuôi chiếm một tỉ lệ cực kỳ khiêm tốn.

Việt Nam là một thi quốc.

Cái đó thì đã hẳn. Vì bấy lâu nay hầu hết những ai quan tâm (hoặc tỏ ra quan tâm) đến thơ đều xác nhận phán đoán trên, như một điều không cần phải bàn cãi. Vì, đã một quốc gia nào trên thế giới này có một ngày dành trọn vẹn cho thơ, và cái Ngày thơ ấy lại được gọi tên bằng tên của đất nước, như Việt Nam?

Giả định rằng ở một vài quốc gia khác cũng có chuyện tương tự, liệu người yêu thơ của những quốc gia ấy có dọn mình đến với Ngày thơ Đất nước nô nức và thành kính tựa những tín đồ hành hương về thánh địa, như người yêu thơ ở Việt Nam? Chưa hết, nói Việt Nam là một thi quốc, ắt phải nhắc đến bản năng thi ca của người Việt Nam. Nó phải đạt tới mức độ nào đó thì mới có thể xác lập định nghĩa “Việt Nam là một nước thơ”. Điều này thì cách đây gần một thế kỷ (năm 1922), giữa thủ đô Ba Lê hoa lệ của Pháp quốc, học giả Phạm Quỳnh đã tự hào quả quyết: “Nếu như thi ca, phân tích cuối cùng là ở chỗ nó là một khả năng nào đó để xúc động trước những cảnh đời và cảnh thiên nhiên, để biến sự xúc động êm dịu và nhất thời này thành những câu chữ hài hòa và có nhịp điệu, thì dân tộc chúng ta đã luôn sở hữu cái bản năng thi ca này có thể gọi là ở trạng thái thuần khiết... Tiếng nói của chúng ta như hát với một gam những thanh điệu làm cho những người ngoại quốc muốn hóa thành người Nam đành phải thất vọng. Chính vì vậy nên qua nhiều thế kỷ, bản năng thi ca và thứ ngôn ngữ đầy tính nhạc ấy đã hình thành một nền văn chương bình dân của nước Nam phong phú, bao gồm những bài hát, những bài thơ hai câu, những ngạn ngữ và tục ngữ, những câu nói ít hay nhiều có vần, có ẩn dụ, hình ảnh, có sự so sánh nhiều chất thơ; nó cấu thành như cái nền của ngôn ngữ đất nước ta”.

Ông chủ bút “Nam Phong tạp chí” nói tới cái bản năng thi ca của người Việt Nam như nó đã thể hiện qua văn chương bình dân. Trong một phạm vi rộng hơn, thậm chí còn có thể khẳng định rằng cái gọi là “bản năng thi ca” ấy thể hiện ở mọi tình huống diễn ngôn, chứ không chỉ là văn chương. Mọi sự kiện lớn nhỏ diễn ra trong đời sống xã hội của người Việt Nam đều có thể được cái gọi là “bản năng thi ca” nói trên chọn làm đối tượng để tường thuật và bình luận (khen hoặc chê) ngay lập tức, bằng “những câu chữ hài hòa và có nhịp điệu”. Người ta sẽ phải đặt một câu hỏi: để tường thuật và bình luận sự kiện, có thể dùng những câu chữ không hài hòa và không có nhịp điệu trong “văn bản miệng” được hay không? Đương nhiên được. Nhưng khi đó thì nó là văn xuôi chứ không phải văn vần. Nó không dễ thuộc dễ nhớ, không loang nhanh và rộng như “những câu chữ hài hòa và có nhịp điệu” đã đành, mà nó cũng gây khó cho người ứng tác. Đây có lẽ là một đặc điểm từng tồn tại trong truyền thống tư duy của dân ta: người Việt Nam nghĩ bằng văn vần nhanh hơn và dễ hơn nghĩ bằng văn xuôi!

Nhìn riêng ở phương diện văn chương, tính chất “thi quốc” của nước Việt Nam lại càng rõ. Mười thế kỷ của nền văn học thành văn Việt Nam chủ yếu là mười thế kỷ của thơ và văn vần. Đặt cạnh thơ và văn vần, bộ phận tác phẩm văn xuôi chiếm một tỉ lệ cực kỳ khiêm tốn. Hơn nữa, trong các tác phẩm văn xuôi ít ỏi thuộc thời kỳ trung đại, không khó nhận thấy ở đó sự lây nhiễm của “tính thơ”, “tính văn vần”, ít ra là một dấu hiệu về hình thức: những câu văn biền ngẫu nhịp nhàng đăng đối, “hài hòa và có nhịp điệu”. Cũng nên quan tâm tới một thực tế là: số tác phẩm văn xuôi ít ỏi ấy của văn học Việt Nam trung đại được viết bằng chữ Hán, chứ không phải chữ Nôm – một thứ văn tự ghi âm tiếng nói của người Việt Nam – mặc dù văn học Nôm đã phát triển đến một giai đoạn huy hoàng với các thể loại thơ (của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến), ngâm khúc (Ngọa Long cương ngâm, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm, Ai tư vãn, Tự tình khúc), hát nói (của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh) và truyện thơ (Hoa tiên, Truyện Kiều, Song tinh bất dạ, Sơ kính tân trang, Sãi vãi). Cắt nghĩa hiện tượng này là công việc của những người nghiên cứu văn học sử, ở đây người viết chỉ muốn rút ra một nhận thức ít nhiều mang tính chủ quan: thì ra trước khi có cuộc tiếp xúc với văn chương phương Tây, nền văn học của chúng ta, có thể nói, là một nền văn học không có truyền thống văn xuôi bằng thứ văn tự ghi âm tiếng mẹ đẻ! “Phủ định cái gì sẽ bị chính cái đó quy định, ràng buộc” (Spinoza). Có lẽ, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại (bằng chữ quốc ngữ) cho đến bây giờ, về cơ bản, vẫn thuộc hàng “chiếu dưới” nếu so với văn xuôi thế giới. Phải chăng, nên nhìn nhận điều này như là mặt trái của niềm tự hào về một Việt Nam “thi quốc”?

Việt Nam là một thi quốc. Trên mặt cắt đương đại, nếu nhìn vào tổ chức Hội Nhà văn Việt Nam, dễ thấy là hội viên thơ áp đảo hội viên các ngành còn lại, nếu xét về số lượng. Đó là chưa kể đến việc ở các ngành còn lại, có không ít vị hội viên vốn khởi nghiệp viết lách của mình bằng thơ, và có không ít vị vẫn luôn chia sẻ niềm đam mê văn xuôi (hoặc lý luận phê bình, hoặc dịch thuật văn học) của mình với thơ, cho thơ. Nhìn rộng ra toàn xã hội lại càng thấy người làm thơ nhiều vô kể. Nhà nhà làm thơ người người làm thơ, ngành nghề nào cũng có nhà thơ, khu phố nào cũng có nhà thơ. In ấn hiện nay thì quá dễ dàng, vậy nên số thi tập được xuất bản cứ tăng dần theo từng năm, thật đúng là cảnh phồn thịnh trong một thi quốc!

Tại sao lại có nhiều người làm thơ đến thế?

Vì, thứ nhất, đúng như nhận định của học giả Phạm Quỳnh đã dẫn ở trên: “Dân tộc chúng ta đã luôn sở hữu cái bản năng thi ca này có thể gọi là ở trạng thái thuần khiết”. Nói một cách thật đơn giản là người Việt Nam có cái diễm phúc được ông trời hào phóng ban cho khiếu làm thơ, vậy nên nước Việt Nam có nhiều nhà thơ thì cũng là điều chẳng có gì khó hiểu.

Thứ hai, trong một quốc gia có truyền thống trọng văn (văn chương nói chung), danh xưng thi sĩ cũng là một cái gì đó thật đáng kể. Nhưng nhiều người làm thơ mà chẳng cần quan tâm xem thơ của người khác mặt ngang mũi dọc như thế nào. Khi đã in thơ được đủ số theo quy định, họ sẽ xin vào Hội Nhà văn, và lúc đó thì cái danh xưng thi sĩ nghiễm nhiên trở nên vững như bàn thạch, quá đủ để mọc mũi sủi tăm với nhân quần, không cần phải lao tâm lao lực nữa với thơ cũng được! Ai đó nói: thế là người ta yêu cái danh xưng nhà thơ hơn yêu thơ.

Thứ ba, xem ra làm thơ dễ hơn các thể loại văn học khác? Nhà phê bình văn học Đức gốc Ba Lan Marcel Ranicky, người được tôn xưng là “Giáo hoàng của văn chương Đức đương đại”, có nói đại để rằng thơ là thể loại... lập lờ nhất trong các thể loại văn học! Văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết) và kịch dẫu sao đều ít nhiều có cái rõ ràng của nó, cái rõ ràng tạo cơ sở để tránh được sự hàm hồ trong việc bình giá tác phẩm. Nhưng còn thơ, cụ thể, thơ trong “thi quốc” hiện nay? Viết cũ rích ra, viết như thể chỉ là đổ đầy câu chữ có sẵn vào những cái khuôn hình thức có sẵn thì được coi là quay về với truyền thống, là mang nặng hồn dân tộc. Viết tối tăm mù mịt như đánh đố người đọc, viết như xả rác vào trong văn bản (gọi là) thơ thì được khen là cách tân, là đã bắt kịp với đủ thứ “ism” (chủ nghĩa) của thơ ca thế giới. Cách nào cũng có thể được tôn vinh, vậy hà cớ gì không chọn thơ mà làm?

Việt Nam là một thi quốc. Thế nhưng, đằng sau những dấu hiệu cấu thành nên diện mạo của một nước thơ, có không ít điều đáng phải suy nghĩ.

                                                                                                                                                               H.N

Nguồn: http://www.bungbinhsaigon.net/Baiviet.aspx?id=647

           
Nhà văn Trần Đình Sử (ký theo họ tên thật, ngoài ra còn dùng các bút danh Sử Hồng, Trần Minh) sinh ngày 10-8-1940, quê gốc Thừa Thiên – Huế, hiện thường trú tại Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm1990.
Sau khi tốt nghiệp Đại học trong nước, nhà văn Trần Đình Sử đã tu nghiệp ở Trung Quốc và Liên Xô, là Giáo sư, Tiến sĩ, ủy viên Hội đồng LLPB Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã xuất bản các tập nghiên cứu – phê bình văn học Thi pháp thơ Tố Hữu, Lý luận và phê bình văn học, Một số vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Dẫn luận thi pháp học, Văn học và thời gian, Thi pháp Truyện Kiều...

Nhà văn Trần Đình Sử đã được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt nam (1997) và Giải thưởng Nhà nước (2000).

                     Đọc tập thơ Lục bát năm lăm của Đoàn Thị Thu Vân, NXB. ĐHSP TP.HCM, 2010

Thơ lục bát là thể thơ kỳ lạ: buột miệng ra 2 hàng 14 âm tiết cũng thành một bài thơ (bài thơ ngắn nhất thế giới, ngắn hơn cả haiku của Nhật đến 3 âm tiết); kéo dãn ra thành mấy ngàn câu cũng thành một tác phẩm - tiểu thuyết bằng thơ; rút nó lại mười lăm hai chục câu cũng thành một bài thơ – thơ trữ tình; và nén nó lại nữa còn bốn câu thì thành tứ tuyệt lục bát. Tôi chưa từng thấy có thể thơ nào kỳ lạ đến như thế! Cái tính linh hoạt đến kỳ lạ này phải chăng là biểu trưng của văn hóa Việt Nam?

Thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân khiến người ta phải chú ý vì cái dư vị cổ kính tạo được qua thể “ca”, “hành” mượn từ cổ thi.

 

Theo hồi ức của một vài văn thi sĩ tiền chiến, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính và Thâm Tâm là ba người bạn rất thân, họ thường nhóm nhau ở vùng Cống Trắng, Khâm Thiên, hoặc sau ga Hà Nội hồi những năm 1940. Không những thế, bằng một mảng tác phẩm rất riêng của mình, họ còn tự biệt ra thành một phái trong Thơ Mới: phái “Áo bào gốc liễu”. Có thể, về ý nghĩa văn học sử, phái “Áo bào gốc liễu” còn xa mới có được tầm vóc như “Trường thơ Loạn” của các nhà thơ miền Trung Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, nhưng dù sao thì nó cũng không lặp lại ở các nhóm phái thơ ca khác. Bởi thế, nó cũng đã góp phần tạo nên sự đa diện trong và cho Thơ Mới. Thật lạ, vì trong Thơ Mới lãng mạn, khi đại đa số nhà thơ cởi mở cõi lòng để đắm say với ái tình chàng chàng thiếp thiếp, để tận hưởng cảnh thiên nhiên đẹp và những giấc mơ viễn xứ, hoặc ít ra, để trốn vào làng quê Việt với dăm ba nét xưa cũ còn sót lại trong cuộc thay da đổi thịt lớn lao, thì con người “Áo bào gốc liễu” lại xuất hiện, như một nghịch phách, qua thơ Nguyễn Bính - đặc biệt là qua thơ của Thâm Tâm, Trần Huyền Trân - và khiến người ta phải chú ý. Chú ý vì cái dư vị cổ kính mà các tác giả đó đã tạo được qua thể “ca”, “hành” mượn từ cổ thi. Chú ý vì giọng điệu ngang tàng và phẫn hận trong lời thơ, một giọng điệu quả thực không mấy phổ biến trong Thơ Mới.

1. Chắc không phải là ngẫu nhiên khi Lee Dong Soon lại chọn tên bài thơ Miss Sài Gòn làm nhan đề chung cho cả tập thơ – một nhan đề mà tự nó đã cho thấy một sự đan trộn văn hóa, đan trộn không – thời gian. “Miss Sài Gòn” là cách gọi của một người lính Hàn Quốc dành cho người phụ nữ Việt Nam mà anh ta đã gắn bó trong thời gian sống trong quân ngũ. Người đàn ông Hàn Quốc trong bài thơ thì đã bỏ đi và chưa biết đến ngày nào quay lại nhưng tác giả của tập thơ – một đồng bào của người lính Hàn Quốc năm xưa - thì đã đến Việt Nam. Với cá nhân ông thì đây là lần đầu tiên. Nhưng với tư cách của một người Hàn Quốc thì đó là một sự trở lại. Điều này đưa đến hai hệ quả:

                          

                   Terry Eagleton, nhà phê bình văn học Anh

3. Diễn ngôn văn học

              Có thể nhận diện được đặc điểm của diễn ngôn này bằng cách chỉ ra quan hệ của nó đối với các diễn ngôn khác; rất khó để nhận diện được bản thể của diễn ngôn, và vì thế chỉ nên nói về chức năng của nó mà thôi. Terry Eagleton, nhà phê bình văn học Anh đưa ra một ví dụ rất thú vị: nếu chúng ta đọc chăm chú bảng giờ tàu không phải để tìm ra một lần nối chuyến mà để kích thích ở ta những suy nghĩ chung về tốc độ và sự phức tạp của đời sống hiện đại thì có nghĩa là chúng ta đang đọc bảng giờ tàu như là văn học. Như vậy, theo Terry Eagleton, văn học là bất cứ loại viết nào, vì lí do này hay lí do khác mà nó được thừa nhận. Từ gợi ý của Terry Eagleton, chúng tôi nghĩ định nghĩa diễn ngôn văn học là gì, gồm những gì… liên quan đến cách quy ước, đến các tiêu chí, cách nhìn nhận, định giá của mỗi nhóm người đối với những văn bản viết.

1. Đuổi bắt thế giới

 

 Có thể nói, từ những thập niên đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam mới thực sự tham dự vào cuộc hành trình rời quỹ đạo khu vực để gia nhập quỹ đạo thế giới. Hành trình hiện đại hóa này, trước 1945, hầu như trùng khít với phương Tây hóa. Bởi, thế giới hiện đại trong mắt đa số người Việt Nam bấy giờ chỉ là phương Tây. Còn từ 1945 trở đi, Việt Nam đã có những nẻo khác, như Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á, nhưng, theo tôi, con đường chính vẫn là phương Tây hóa, còn các nước kia chỉ nên coi là những đồng hành sau trước.

1.     Quan niệm diễn ngôn

Cho đến nay, về cơ bản, các vấn đề như tác giả, tác phẩm, văn bản đã được giới thiệu rộng rãi ở ta. Song sự hình dung về diễn ngôn, sự lí giải diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ còn có những điểm chưa rõ ràng. Đã đến lúc và đã có những điều kiện bước đầu thuận lợi cho một sự tổng hợp, khái quát nhất định về các quan điểm diễn ngôn được giới thiệu tản mạn, hoặc không tự giác ở ta thời gian qua(1). Chúng tôi nghĩ, nếu nhận diện được diễn ngôn là gì và thao tác hoá được cách nghiên cứu diễn ngôn, bước đầu chúng ta sẽ có một cách tiếp cận mới đối với văn học, trong đó có các sáng tác thơ. Đọc thơ, theo quan niệm diễn ngôn, sẽ không còn chỉ quanh quẩn trong sự bình tán những nhãn tự, thần cú, cũng không thể chỉ đọc cảm xúc, thái độ của chủ thể, đọc thơ trở thành đọc cách tạo nghĩa, đọc cái hiện thực được thơ tạo ra, đọc các quan hệ quyền lực chi phối sự tạo thành và vận hành của chúng trong thực tiễn đời sống…

Trước khi vào đề, tôi phải nói ngay rằng trong thực chất, người đã thúc đẩy tôi viết bài này là nhà Việt học người Nga Anatoly Sokolof. Tôi nhớ là anh đã ít nhất một lần nêu với tôi: hiện tượng mà người ta đang gọi chung là “thơ Hồ Xuân Hương” nên được tiếp cận từ góc độ “mặt nạ tác giả”.

    
Với tiểu thuyết hiện thực phê phán của thế kỷ XIX, đặc biệt là bộ Tấn trò đời của Balzac, người ta tưởng như tiểu thuyết đã đạt tới đỉnh cao của mình và không có gì cần phải cải tiến, cách tân nữa. Với cấu trúc hướng ngoại, tiểu thuyết hiện thực phê phán đạt tới mô hình kể chuyện mẫu mực. Trong tinh thần đó, tác giả của nó thực hiện sứ mạng là “người thư ký trung thành” của thời đại khách quan xã hội, từ đó, tác giả trở thành “người biết tuốt” về mọi diễn biến của câu chuyện, điều khiển mọi sự vận hành của cấu trúc tiểu thuyết.

Gần đầy một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã gây ra tranh luận khác nhau. Nhiều ý kiến khen anh có cách viết khác lạ, độc đáo, tài hoa. Có người đã khẳng định rằng “ Mặc dầu với tất cả sự e dè cố hữu, người ra cũng không thể không khen rằng ông đã mang cho văn xuôi Việt Nam một cuộc cách tân” (Diệp Minh Tuyền – Văn nghệ số 37 – 38 năm 1988). Ngược lại, cũng có nhiều ý kiến phê phán thật nặng nề dữ dội, nhất là khi tuần báo Văn nghệ đăng hai truyện : Vàng lửa và Phẩm tiết. Có người xem Vàng lửa “ không phải là sự suy tưởng của của mộ đầu óc lành mạnh, khỏe khoắn” (Tạ Ngọc Liễn – Văn nghệ số 26 năm 1988). Có người cho Phẩm tiết không chỉ bắn súng lục mà là “bắc đại bác vào quá khứ” , là “ quả bom phá tan tành hình ảnh cao đẹp của người anh hùng áo vải” (Vũ Phan Nguyễn- Văn nghệ số 35 – 36 năm 1988) là “xúc phạm nghiêm trọng với lịch sử và người đọc” ( Nguyễn Thúy Ai – Văn nghệ số 35 – 36 năm 1988), là lọai truyện “viết qua bôi bác, tùy tiện rối rắm  và không trong sáng, vừa khi nhân ngạo vật, vừa xuyên tạc lịch sử” (Nguyễn Thanh – Tạp chí Văn số 1 năm 1988)…

 

 

Tôi đi tìm tiếng nói
 
Cho cổ họng của tôi
 
Thanh Tâm Tuyền

Thơ, sau 20 năm Đổi mới và Mở cửa, không chỉ có sự đổi mới của chính bản thân thơ, mà còn có cả sự đổi mới của cái nhìn về thơ, tức lý luận phê bình thơ. Trong đó, đáng kể là sự nhìn nhận lại một số hiện tượng cách tân thơ trong quá khứ không xa, mà Thanh Tâm Tuyền là một trường hợp khá tiêu biểu. Từ đỉnh cao Đổi mới, đọc lại Thanh Tâm Tuyền, đặt thơ ông vào nguồn mạch đổi mới thi ca dân tộc, có thể rút ra những kinh nghiệm không chỉ là lịch sử, mà đôi khi rất thời sự, có ích cho việc đánh giá “thơ 20 năm đổi mới” hôm nay.

 

 


Thế là Xuân Diệu ra đi đã được năm năm (18. 12. 1985 – 18. 12. 1990). Nhưng cái di sản tinh thần mà ông để lại còn mãi mãi. Tôi nhớ một đoạn trong Điếu văn của Hội Nhà văn, đọc trong buổi lễ truy điệu ông : “Những di sản tinh thần mà Xuân Diệu đã để lại cho chúng ta là những di sản đẹp đẽ và lâu bền, có thể truyền tư thế hệ này đến thế hệ khác, di sản không chỉ có giá trị trong nước mà còn có giá trị quốc tế”.

Thông tin truy cập

60962309
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
4641
7971
60962309

Thành viên trực tuyến

Đang có 305 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website