Tiểu thuyết lịch sử- một khuynh hướng nổi bật trong văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp có tác động lớn đối với xã hội Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Cùng với việc thay đổi diện mạo văn hoá xã hội là sự thay đổi diện mạo của nền văn học. Những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX, nền văn học dân tộc chứng kiến sự tan rã của nhiều quan niệm văn học trung đại. Tuy thế, một quan niệm văn học cho thời kỳ cận hiện đại vẫn chưa được xác lập một cách vững chắc. Văn học đang dò dẫm tìm lối đi trước những ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn học Phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp, và một nền văn học không mấy xa lạ là văn học Trung Quốc. Song song với sự đổ vỡ của nền văn học cũ về nội dung, hình thức, thể loại, văn tự, là sự hình thành một quan niệm văn học mới. Tuyên ngôn của nền văn học mới, một chừng mực nào đó được phát biểu trong lời tựa cuốn tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên xuất hiện ở Nam Kỳ, Truyện thầy Lazarô Phiền, đã nói lên quan niệm nghệ thuật mới mẻ rất khác với tiểu thuyết trung đại về cuộc sống, xã hội và con người. “Đã biết rằng dân ta chẳng thiếu chi thơ văn phú truyện nói về những đấng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí cả rồi đó, mà những đấng thuộc về đời xưa, nay chẳng còn nữa. Bởi vì đó tôi mới dám bày đặt một chuyện đời nay là sự thường có trước mắt ta luôn như vậy sẽ có nhiều người lấy lòng vui mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho đặng giải buồn một giây”(1)

          Phải đến 23 năm sau (1910) Trần Chánh Chiếu trong cuốn Hoàng Tố Oanh hàm oan mới khẳng định lại :

  “Từ ngày các đấng cao minh trong lục châu bày diễn dịch các thứ chuyện chữ nho ra quốc âm, thì ít thấy có chuyện nào nói về việc trong xứ mình. Các truyện đang làm là chuyện Tàu. Nay tôi ngụ ý soạn một bổn mới nói về xứ mình, dùng tiếng nói thường cho mọi người hiểu đặng”. (2)

          Những phát biểu này đã phần nào nói lên được đặc điểm và tính chất của nền văn học mới, “ dùng tiếng nói hằng ngày”, viết những chuyện “đặt ra” cho “mọi người hiểu đặng”. Một xu hướng thể hiện sự dân chủ hoá trong văn học.

          Có thể nói, Nam Bộ là mảnh đất xuất hiện những điều kiện cho quá trình đổi mới văn học sớm hơn so với cả nước như chữ quốc ngữ, báo chí, nhà in,...Đây cũng là nơi ra đời cuốn tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên, Truyện thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản. Tuy vậy phải đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX trở đi thì nền văn học này mới phát triển mạnh mẽ về số lượng tác phẩm và tác giả. Giai đoạn này phải kể đến các nhà văn như Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Bửu Đình, Trần Chánh Chiếu, Phú Đức, Tân Dân Tử, Phạm Minh Kiên, Nguyễn Bửu Mọc, Nguyễn Ý Bửu ..., đặc biệt là Hồ Biểu Chánh.

          Tiểu thuyết Nam Bộ hướng về những vấn đề phong phú trong xã hội như vấn đề phong tục, vấn đề tâm lý xã hội, hiện thực xã hội, vấn đề lịch sử, vấn đề đời tư, ...Mặt khác, yêu cầu của công cuộc đổi mới nền văn học không chỉ dừng ở mức đổi mới về nội dung mà còn là sự đổi mới về hình thức thể hiện, tức là đòi hỏi sự đa dạng về chủng loại. Vì vậy tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn này đã phát triển rầm rộ theo nhiều khuynh hướng, không những vậy mà còn có nhiều chủng loại. Khuynh hướng tiểu thuyết thế sự với những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh như: Con nhà giàu, Con nhà nghèo, Tiền bạc bạc tiền, Ngọn cỏ gió đùa, Khóc thầm,...Khuynh hướng tiểu thuyết có tính chất trinh thám tiêu biểu là Phú Đức với: Châu về hiệp phố, Lửa lòng, Tình trưòng huyết lệ, ...Biến Ngũ Nhy có Kim Thời dị sử. Khuynh hướng tiểu thuyết nghĩa hiệp với những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Chánh Sắt như: Nghĩa hiệp kỳ duyên, Một đôi hiệp khách, Man hoa kiếm hiệp ... Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử là một khuynh hướng nổi bật nhất cả về số lượng tác phẩm, tác giả, cũng như thành tựu: có một số nhà văn Nam Bộ chuyên viết tiểu thuyết lịch sử, ngay những người không chuyên về đề tài này cũng viết  ít nhất một vài cuốn.

 

       Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta. Những năm đầu thế kỷ XX, ở Nam Bộ có nhiều cuộc nổi dậy, tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Phan Xích Long (1913). Nhiều cuộc bãi công diễn ra sôi nổi và quyết liệt. Cuộc đình công năm 1912 của công nhân Ba Son, mấy cuộc mít tinh lớn đã nổ ra ở Sài Gòn để phản đối Pháp trục xuất những người miền Trung và miền Bắc hoạt động chính trị ra khỏi Nam Kỳ, tố cáo âm mưu chia rẽ và chia cắt lãnh thổ của thực dân Pháp. Năm 1925, toàn quyền Varenne tới Sài Gòn. Nhân dân đã đứng lên đòi yêu sách dân chủ. Cùng năm đó, Pháp bắt cóc Phan Bội Châu ở Thượng Hải và bí mật đưa về nước, định ám hại cụ. Cả nước dấy lên phong trào đưa ân xá Phan Bội Châu. Phong trào đang sôi sục thì cái chết của Phan Chu Trinh ngày 24 – 3 - 1926 lại gây nên xúc động mạnh cho nhân dân cả nước, dấy lên phong trào để tang Phan Chu Trinh. Ở Sài Gòn hơn 14 vạn người đi đưa đám tang, biến thành cuộc biểu tình có trật tự, một cách bày tỏ thái độ chính trị của nhân dân với bộ máy thống trị. Tiếng  vang từ những sự kiện đó đã phả vào đời sống xã hội và văn học một luồng sinh khí mới làm tỉnh hẳn bộ mặt xã hội Việt Nam, khi mà hình ảnh của các sĩ phu yêu nước đột ngột hiện về sau bao nhiêu năm bị tù đày. Những người cầm bút cảm thấy cần có một hướng đi mới trong sáng tác, ngoài những đề tài quen thuộc. Đó là mong muốn được nói lên khát vọng của cả một dân tộc, muốn tìm lại “hồn nước” một thời được cất lên từ các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX. Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thời đại, trong điều kiện bấy giờ, để tránh sự kiểm duyệt khắt khe của kẻ thù, không còn cách nào khác là lấy chuyện lịch sử ngày xưa để nói bóng nói gió sang chuyện đương thời. Tái hiện quá khứ hào hùng của dân tộc là để ấp ủ lòng yêu nước, nhắc nhở quốc dân đồng bào đừng bao giờ quên quá khứ, và phải làm điều gì đó cho hiện tại, cái việc mà ông cha đã làm. Như vậy sự ra đời và phát triển thành một khuynh hướng nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ có cơ sở khách quan từ yêu cầu thúc bách của đời sống đấu tranh sôi động của dân tộc, đồng thời tiểu thuyết lịch sử cũng có tác động không nhỏ trong việc cổ vũ động viên nhân dân đấu tranh dành độc lập.

 Bên cạnh đó, tiểu thuyết lịch sử ra đời cũng có nguyên nhân từ yêu cầu đa dạng về thể loại trong tiến trình hiện đại hóa văn học. Một mặt khác không kém phần quan trọng, đó là sự phản ứng lại hiện tượng dịch thuật truyện Tàu. Tính từ 1904 cho đến 1910 bước đầu đã thấy có 46 truyện Tàu được dịch và lưu hành ở Nam Bộ. Theo Địa Chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ cho đến 1932 đếm sơ có gần 30 dịch giả có sách in, họ dịch trên 70 quyển khác nhau. Trong số những truyện được dịch, không phải cuốn nào cũng tốt cả về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật “ Người đọc ở mọi tầng lớp, và họ tiêu thụ ở những mức độ khác nhau. Người ta làu thông tên tuổi của những anh hùng Trung Quốc có thật hay tưởng tượng nhiều hơn là tên tuổi các anh hùng liệt nữ Việt Nam”. (3) Trước tình hình đó, các nhà văn Nam Bộ đã phản ứng lại bằng cách sáng tác tiểu thuyết lịch sử. Họ kêu gọi đồng bào bỏ những điều nhảm nhí mê tín dị đoan để cho dân trí kịp duy tân. Trương Duy Toản trong lời tựa cuốn tiểu thuyết lịch sử Phan yên ngoại sử – tiết phụ gian truân (1910) đã viết : “Theo trí mọn của tôi nay phải bỏ những Lê Huê pháp thuật, Kim Đính thần thông, Khương Thương phong trần, Thế Hùng tróc quỷ, Chung Ly lập trận, Bồ Tát cứu Binh, Đại Thánh loạn thiên cung, Anh Đăng về trên cảnh...mà sắp bày những chuyện chi mới, bây giờ mặc dầu, miễn là cho lánh khỏi cái nẻo dị đoan và báo ứng phân minh thì đủ rồi”. (4) Các nhà văn thấy rằng người đọc ai cũng thông làu tên tuổi những nhân vật lịch sử Trung Quốc, trong lúc lịch sử Việt Nam đâu có kém gì? Tại sao không viết lịch sử Việt Nam cho đồng bào xem. Nhà văn Hồ Biểu Chánh trong Nặng gánh cang thường (1930) cho rằng: “Trung Hoa có sử rồi có truyện nữa. Việt Nam cũng có sử há lại không có truyện hay sao? Aáy vậy, một bộ truyện An Nam ví dầu không giúp vui cho độc giả được đi nữa thì cũng biên chép một đoạn sự tích của nước mình, làm như thế tưởng có lẽ không phải là một việc làm vô ích”. (5)

          Các nhà văn không chỉ nói không mà họ còn chứng tỏ bằng việc sáng tác những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử lấy đề tài từ lịch sử dân tộc, thể hiện một tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, góp tiếng nói vào phong trào đấu tranh của nhân dân.

 

Như đã nói, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ ra đời một mặt do yêu cầu thực tế của đời sống dân tộc, mặt khác là do yêu cầu của sự đa dạng hoá về đề tài và chủng loại trong tiến trình hiện đại hoá trong văn học, cộng với một hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử văn học là sự phản ứng  vẫn không có gì đổi mới lắm so với văn học truyền thống. Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ còn chịu ảnh hưởng lớn của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa từ ngôn ngữ, kết cấu cho đến cách xây dựng nhân vật, mặc dầu có một số cách tân về nghệ thuật nhưng vẫn không đáng kể. Nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại xuất hiện trong Truyện Thầy Lazarô Phiền, đến đầu thế kỷ XX vẫn chưa được kế thừa và phát triển thêm. Điều này cũng dễ dàng lý giải, những gì Nguyễn Trọng Quản làm đã qúa mới mẻ, quá sớm so với thực tế đương thời. Văn học 30 năm đầu thế kỷ XX là thời kỳ vận động chuyển mình từ văn học trung đại sang văn học cận hiện đại, vì vậy nó có những bước quá độ, khập khiễng và dích dắc, khiến cho bây giờ nhìn lại, thấy có nhiều điều dường như “bảo thủ”, “trì trệ” so với yêu cầu đổi mới ngày càng nhanh của bản thân nền văn học. Nhưng đó là một tất yếu, văn học không thể ngay lập tức biến đổi hoàn toàn. Bởi cái mới không phải dễ dàng được chấp nhận, khi mà truyền thống văn học cũ đã ăn sâu vào tâm khảm của nhà văn cũng như công chúng. Điều này lý giải sự kế thừa những yếu tố truyền thống cũ của văn học dân tộc trong thời kỳ mới, đặc biệt là văn học Nam Bộ. Những người cầm bút ở Nam Bộ phần lớn hấp thụ nền Tây học, nhưng mặt khác họ cũng có quá trình theo nho học, mặc dầu có những cố gắng “vượt thoát” ra khỏi những quy phạm của văn học truyền thống, nhưng không triệt để. Về phía khách quan, yêu cầu của thực tế sáng tác đòi hỏi văn học hướng tới tầng lớp bình dân là những người lao động bình thường trong xã hội, vốn đã quen thuộc với đề tài “trung, hiếu, tiết, nghĩa”, “ở hiền gặp lành” của văn học truyền thống. Tâm lý phóng khoáng, thích phiêu lưu mạo hiểm, trung thực nghĩa khí, là những vấn đề phản ánh trong nội dung của truyện Tàu. Điều đó cho thấy tại sao lại có phong trào đọc tiểu thuyết Tàu rộng rãi như vậy ở Nam Bộ, những truyện này phần lớn là tiểu thuyết lịch sử. Trong văn học quá khứ, một số tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán của Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, chẳng hạn như tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Đến nay, do yêu cầu của thực tế, các nhà văn Nam Bộ mượn lại hình thức đó cũng không có gì là lạ cả, điều quan trọng là nó đáp ứng được “khẩu vị” của độc giả, vừa với khả năng người cầm bút và điều đáng quý là nêu cao tinh thần tự hào về lịch sử dân tộc. Bao nhiêu đó cũng đủ để tiểu thuyết lịch sử làm tròn được sứ mệnh lịch sử của nó rồi. lại làn sóng dịch thuật ồ ạt Truyện Tàu. Dầu vậy, sự phản ứng đó biểu hiện bằng sáng tác chỉ ở mức độ đổi mới về nội dung phản ánh chứ về mặt hình thức thể hiện

          Nhìn chung tiểu thuyết lịch sử ở Nam Bộ có hai dạng chính, xuất hiện ở hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiểu thuyết lịch sử có tính chất “ngoại sử”. Khi sáng tác, lịch sử chỉ được dùng như cái nền để tác giả đi sâu vào miêu tả cuộc sống đời tư của cá nhân, của con người cụ thể không có thật trong lịch sử. Tiêu biểu cho loại này là tác phẩm Phan yên ngoại sử – Tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản, Oán hồng quần Phùng Kim Huê ngoại sử, Tô Huệ Nhi ngoại sử của Lê Hoằng Mưu. Phan yên ngoại sửOán hồng quần Phùng Kim Huê ngoại sử  lấy bối cảnh thời Pháp đô hộ, miêu tả cuộc đời chìm nổi của Phùng Kim Huê, tác phẩm vẫn chưa kết thúc, nhưng không hiểu sao tác giả không cho in phần tiếp theo? Nhìn chung các tác phẩm tiểu thuyết “ngoại sử” này có nhiều tình tiết, diễn biến, mô tả quãng đời nhân vật, khung cảnh , cốt truyện đều rút ra từ thực tế đương thời. Các tác phẩm vẫn còn sử dụng lối văn biền ngẫu có đối có vần lưu loát, kết thúc có hậu. Đồng thời cũng có dấu hiệu của văn phong hiện đại trong một số đoạn miêu tả, đặc biệt là cuốn Oán hồng quần Phùng Kim Huê ngoại sử có nhiều tình tiết ly kỳ hấp dẫn, có tính chất trinh thám, phiêu lưu mạo hiểm, gây hứng thú cao cho độc giả. của Trương Duy Toản kể lại nỗi gian khổ của cặp tình nhân Vương Thế Trân và Nhan Khả Aùi để cuối cùng được sum họp một nhà. Tác phẩm lấy thời Tây Sơn – Nhà Nguyễn làm khung cảnh nhưng các nhân vật đều hư cấu, không có thật. Trong tác phẩm này Trương Duy Toản đã gián tiếp cổ vũ động viên cho phong trào chống Pháp của các sĩ phu và nhân dân ta hồi bấy giờ.

          Trong những năm 1920 và đầu những năm 1930 tiểu thuyết lịch sử phát triển nhanh chóng với số lượng tác phẩm và tác giả ngày càng nhiều, chất lượng cũng cao hơn trước. Nhiều tác phẩm đã gây được tiếng vang trong công chúng cả nước như cuốn  Giọt máu chung tình(1925) của Tân Dân Tử. Tiểu thuyết lịch sử lúc này ít đi theo hướng “ngoại sử” mà chuyển sang hướng “dã sử”. Đặc điểm của tiểu thuyết “dã sử” là: có nhân vật chính là những anh hùng dân tộc, nhân vật có thật trong lịch sử. Sở dĩ có sự chuyển hướng này, theo chúng tôi, có lẽ một phần do xuất hiện nhiều tiểu thuyết dịch của Trung Quốc có tính “dân tộc” như Hồi trống tự do, Hồng Tú Toàn, Trung Hoa quang phục…, cộng với phong trào yêu nước đang dâng cao, phong trào đòi thả các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Hình ảnh của họ gợi nhớ cho nhà văn đến những nhân vật anh hùng trong quá khứ của dân tộc. Viết về họ cũng là một cách bày tỏ thái độ chính trị với hiện tại. Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1924 đến 1932 đã gặt hái được thành quả đáng kể. Một số tác phẩm tiêu biểu : Việt Nam anh kiệt (1927), Việt Nam Lý Trung hưng (1929) , Vì nước hoa rơi (1925), Lê Triều Lý thị (1931), Tiền Lê vận mạtMột đôi hiệp khách (1929), Việt Nam Lê Thái Tổ (1929) của Nguyễn Chánh Sắt. Nam cực tinh huy (1924) của Hồ Biểu Chánh, Giọt máu chung tìnhGia Long tẩu quốc (1930), Gia Long phục quốc (1932). Hoàng tử Cảnh như TâyChuyện Đức Thánh Trần, Đinh Gia Thuyết với Ngọn cờ vàng. Tiêu biểu vẫn là Nguyễn Tử Siêu : Tiếng sấm đêm đông (1928), Vua bà Triệu ẩu (1929), Hai bà đánh giặcViệt Thanh chiến sử (1929), Trần Nguyên Chiến Kỷ (1932) ... (1929), (1932) của Phạm Minh Kiên, (1925), (1931) của Tân Dân Tử ...Giai đoạn này ở miền Bắc tiểu thuyết lịch sử cũng có thành tựu đáng kể : Nguyễn Nhật Quang với

          Nhìn chung tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này vẫn chưa thoát khỏi hình thức kể chuyện chương hồi, lối kết cấu theo mạch lạc thời gian đơn tuyến, miêu tả ngoại hình để khắc hoạ tính cách nhân vật, người kể chuyện ở ngôi thứ ba, ngôn ngữ theo lối biền ngẫu, kết thúc có hậu. Dầu vậy, đã có sự chuyển biến rõ rệt so với trước đó, đặc biệt là trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Sau những tiểu thuyết “ngoại sử” mang phong cách gần với truyện Tàu, lấy lịch sử làm phông cho nhân vật hoạt động như các tác phẩm: Oán hồng quần Phùng Kim Huê ngoại sử, Phan yên ngoại sử – Tiết phụ gian truân ..., các nhà văn đã chuyển sang hướng “dã sử’. Nhân vật chính của tác phẩm là những nhân vật lịch sử có thật, sống động cụ thể, đầy đủ những tính cách và tình cảm của con người bình thường, với những băn khoăn,  những nỗi vui buồn, kể cả những khát vọng cá nhân rất nhân bản của con người. Ngoài ra con người còn được nhìn nhận từ nhiều phạm trù đối lập nhân cách : lòng yêu nước và sự phản bội, độc ác và lương thiện, giữa cao thượng và thấp hèn. Vì vây, nội dung tư tưởng của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn này không những khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, mà còn mang đến cho độc giả những bài học về đạo đức, nhân cách hết sức sâu sắc.

 

           Trở về với qúa khứ dân tộc, bằng cảm hứng yêu nước dạt dào, cảm hứng dân tộc sâu sắc, bằng việc ngợi ca những người anh hùng dũng cảm, những người phụ nữ thủy chung, các tác giả muốn đánh thức hiện tại, khích lệ lòng yêu nước, yêu quê hương, phong thổ, lòng tự hào dân tộc. Trong tác phẩm của mình nhà văn đã tận dụng mọi cơ hội để ám chỉ thời cuộc, nói lên sự đau xót đối với đất nước bị giặc ngoại xâm. Bằng tài năng của mình họ đã làm sống lại một số giai đoạn lịch sử. Khắc hoạ được chân dung của nhiều  nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử. Với tư cách là một chủng loại, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đã đem lại cho văn học dân tộc một nội dung tích  cực. Trong hoàn cảnh bấy giờ, nó thực sự đã đóng góp cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

          Nhà văn là con người sống trong xã hội, chịu sự tác động của quy luật xã hội. Một khi ý thức xã hội phát triển, con người có nhu cầu thẩm định lại những thang bậc giá trị, thì văn học là nơi in  dấu ấn đậm nét nhất. Sự thay đổi này thể hiện trong lập trường sáng tác, trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn, trong đó có quan  niệm về con người. Nhân vật lịch sử bước vào trang viết của các nhà văn với đầy đủ đặc tính của một con người bình thường. Điều này khiến cho tiểu thuyết lịch sử  của các nhà văn Nam Bộ ít nhiều đổi khác so với lịch sử truyền thống. Bakhtine đã từng phân biệt  giữa tiểu thuyết và sử thi cổ điển ở chỗ sử thi thể hiện quá khứ anh hùng dân tộc mà cơ sở của nó là truyền thống, còn tiểu thuyết miêu tả cuộc sống không ngừng biến đổi sinh thành, là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng. Việc chú ý đến tính chất đời thường của nhân vật lịch sử đã trở thành một quan điểm thẩm mỹ tiến bộ của các nhà văn Nam Bộ, điều này không chỉ nằm trong ý đồ nghệ thuật của các tác giả mà nó còn là một đặc điểm thẩm mỹ của thể loại tiểu thuyết. Đó cũng là điểm mạnh của tiểu thuyết lịch sử so với khoa học lịch sử. Nó vừa là nguyên nhân, cũng vừa là hiệu quả trong quá trình khám phá và nhận thức về con người của tiểu thuyết lịch sử, vốn là một chủng loại nhỏ trong thể loại tiểu thuyết thường hướng tới sự phản ánh đời thường. Bên cạnh miêu tả những nhân vật lịch sử có thật, những nhân vật được nhà văn hư cấu đã chiếm một vị trí đáng kể trong tác phẩm. Đây là một cố gắng lớn trong việc thể hiện những con người bình thường, chân chất bước lên vũ đài lịch sử. Nhìn sâu hơn trong việc miêu tả lý giải con người lịch sử, đặc biệt là người anh hùng, là sự cố gắng thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, cũng có nghĩa là một cố gắng trong quá trình cách tân và hiện đại hoá văn học. Một lý do đơn giản, muốn đổi mới văn học thì trước hết phải đổi mới trong quan niệm nghệ thuật, cụ thể ở đây là quan niệm nghệ thuật về con người.

          Trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ mức độ hư cấu nghệ thuật tương đối cao. Mặc dầu còn có những yếu tố của văn học cũ trong xây dựng nhân vật, như xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình, giới thiệu tiểu sử, hành động. Bên cạnh đó các tác giả bắt đầu chú ý tới thủ pháp độc thoại nội tâm, miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật, hướng tới sự thể hiện đa dạng, phức tạp, phong phú trong cuộc sống của nhân vật. Ngôn ngữ ngày càng giản dị, trong sáng, hướng tới đại chúng độc giả.

          Mặc dầu ra đời khá sớm, nhưng tiểu thyết lịch sử Nam Bộ hướng tới đối tượng độc giả bình dân ham đọc sách nên tác giả không mấy chú trọng đến việc gọt dũa ngòi bút để nâng cao tính nghệ thuật của tác phẩm. Do đó, số lượng tác phẩm tuy nhiều, thoả mãn nhu cầu của độc giả, nhưng không cao về chất lượng. Ngược lại, đối tượng của tiểu thuyết lịch sử ở miền Bắc phần lớn là tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, nên đòi hỏi nhà văn phải không ngừng nâng cao chất lượng của tác phẩm, điều đó làm cho các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử ở miền Bắc có thể đứng vững được trên văn đàn mặc dù có sự xuất hiện của Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới, văn học hiện thực phê phán. Các nhà văn Nam Bộ đã không vượt qua được chính mình để bắt kịp đà tiến lên của lịch sử văn học. Điều này lý giải vì sao giai đoạn sau 1932, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ ít dần và không còn gây được tiếng vang như giai đoạn đầu thế kỷ. Mặc dầu vậy, những đóng góp của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ là không nhỏ trong chặng đường khởi đầu của văn chương dân tộc, một di sản cần được chú tâm nghiên cứu và khám phá.

 

CHÚ THÍCH

(1) Nguyễn Văn Trung, (lời tựa Truyện thầy Lazarô Phiền), Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên. Tài liệu in Ronéo, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 1987, trang 38.

(2) Dẫn theo Hoài Anh, Chân dung văn học, Nxb Hội nhà văn 2000, trang 61.

(3) Bằng Giang, Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, Nxb Trẻ Thành phố Hồ           Chí Minh 1992, trang 220.

(4) Trương Duy Toản, Phan yên ngoại sử – Tiết phụ gian truân, Nxb F. H. Schneider, Sài Gòn, 1910, trang 3.

(5) Hồ Biểu Chánh, Nặng gánh cang thường, Nxb Tấn Phát, Sài Gòn 1953, trang 5.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO             

1.     Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp, Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900 – 1945), Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh 1988.

2.     Hoài Anh, Chân dung văn học, Nxb Văn học, Hà Nội 2001.

3.     Trương Đăng Dung, Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm của G. Lucacs, Tạp chí Văn học, số 5, năm 1994.

4.     Tôn Thất Dụng, Thể loại tiểu thuyết trong quan niệm của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX, Tạp chí Văn học, số 2, năm 1993.

5.     Hoàng Dũng, Truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản và những đóng góp vào kỹ thuật văn hư cấu trong văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 10, năm 2000.

6.     Bằng Giang, Truyện Tàu với một số tiểu thuyết gia đầu tiên ở Việt Nam, Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 106, năm 1993.

7.     Bằng Giang, Văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, Nxb Trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh 1992.

8.     Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (chủ biên), Địa chí văn hoá Thành Phố Hồ Chí Minh, (tập 2), Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh 1988.

9.     Trần Nghĩa, Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam - danh mục và phân loại, Tạp chí Hán Nôm, số 3, năm 1997.

10. Trần Nghĩa, Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam - nội dung và nghệ thuật, Tạp chí Hán Nôm, số 4, năm 1997.

11. Rolan Boer, Novel Histories – The Fiction of Biblical criticism, Sheffreld Academic press, England 1997.

 

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

63677986
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
21704
17595
63677986

Thành viên trực tuyến

Đang có 266 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website