Hồ Chí Minh – niềm thơ cao cả

Đoàn Trọng Huy (*)

Là người mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc, Hồ Chí Minh đồng thời cũng khai sáng  kỷ nguyên văn hóa mới của Việt Nam và nhân loại. Con người ấy – đại diện tiêu biểu, xuất sắc cho nền văn hóa tương lai, cũng đồng thời là một nhà báo lỗi lạc, một nhà văn, nhà thơ lớn tầm quốc tế, có ảnh hưởng trên phạm vi thế giới.

Riêng về sự nghiệp thơ ca – tinh hoa văn hóa, Người có đóng góp đặc biệt và giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử thơ ca dân tộc.

 Hồ Chí Minh là nhà khai sáng nền văn học cách mạng Việt Nam và mở đầu vẻ vang cho tiến trình thơ ca thời đại mới.

Trong lịch sử văn học dân tộc thời cận hiện đại, có một mạch ngầm mải miết để thành dòng chảy lộ thiên, như ngòi lạch tuôn tràohoá sông suối văn chương. Đó là dòng văn học yêu nước cách mạng – khi bí mật, nửa công khai, lúc hợp pháp lưu hành trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Từ những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, một số nhà chí sĩ đã trở về từ nhà tù Côn Đảo. Tháng 6/1924, tiếng bom Phạm Hồng Thái ở Sa Diện, Quảng Châu vang lên như tín  hiệu một thời đại đấu tranh mới cho dân tộc. Điều này chẳng khác nào con “chim én bé nhỏ báo hiệu mùa xuân” (Trần Dân Tiên).

Phan Chu Trinh viết Thất trần điều vạch mặt tên vua bù nhìn Khải Định khi sang Tây.Cũng trong thời gian đó, Nguyễn Ái Quốc viết vở kịchCon rồng tre và các truyện Vi hành, Những lời than vãn của bà Trưng Trắc góp phần đả kích trực diện và xua đuổi – buộc chuyến đi “ngự giá Pháp quốc” nhục nhã và ám muội phải sớm kết thúc.

Pháp bắt Phan Bội Châu ở gần Thượng Hải (Trung Quốc), bí mật đưa về giam ở nhà tù Hỏa Lò để ám hại. Trong những ngày bị giam hãm, Phan Bội Châu viết lời than vãn qua những vần thơ tỏ rõ khí phách:

Tinh thần y nhiên lữ

Bút mặc tung hoành

Tinh Á kiệt Âu anh, vạn thiên lý ngoại

(Tinh thần vẫn thế mãi

Bút mực vẫy vùng

                                                Cùng anh kiệt Á, Âu ngoài ngàn dặm)                                               

Văn học trong tù đày, giam hãm phát triển như một mạch ngầm đầy sức mạnh.

Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác (trong tập Ngục trung thư – 1914) của Phan Bội Châu là bài thơ khí phách hào hùng. Phan Châu Trinh có bài Đập đá ở Côn Lôn nổi tiếng cùng với tập San tê thi tập (1915) gồm hơn 200 bài thơ ở nhà tù Santé (Paris, Pháp). Người thanh niên cách mạng Tố Hữu cũng có những vần thơ đầy phẫn nộ trong xà lim các nhà lao, từ Thừa Thiên đến Lao Bảo, Quy Nhơn (Tâm tư trong tù, Trưa tù, Tiếng hát đi đày,…) trong những năm 30, 40 (Thơ Tố Hữu, 1946). Xuân Thủy cũng nói lên ý chí bất khuất và hy vọng đấu tranh: “Đế quốc tù ta, ta chẳng tù… Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do”(Không giam được trí óc). Đây là bài tiêu biểu nhất trong tập Thơ Xuân Thủy (1987).

Trong nhà ngục Quảng Châu, bọn phản động đã giam hãm một “Con Rồng” cách mạng và thi ca. Hồ Chí Minh đã viết hơn trăm bài thơ với sức tố cáo tội ác và khát vọng mãnh liệt: Nhật ký trong tù là tập thơ đặc sắc, tiêu biểu nhất, thể hiện rõ thế giới địa ngục và bộc lộ ý chí đấu tranh bất khuất.

Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký, 1942 – 1943), cùng với thơ ca cổ động đấu tranh giải phóng những năm 20, 30 và sau đó đã thực sự đóng vai trò mở đầu cho tiến trình văn học cách mạng. Hồ Chí Minh và học trò ưu tú của Người – Tố Hữu xứng đáng với vai trò của những nhà tiên phong, mở đường cho một thời kỳ phát triển đúng hướng và mạnh mẽ nhất trong lịch sử văn học hiện đại.

Dư luận thường đánh giá Thơ mới 32 – 45 là hình ảnh một thời đại thi ca mới so với thời Trung đại và Cận đại. Phong trào đi cùng chiều với khuynh hướng tiến bộ xã hội, đổi mới dân chủ chính trị và cách tân nghệ thuật thi ca. Xét một cách toàn diện, một thời đại mới của văn học nói chung và thơ ca nói riêng chỉ bắt đầu từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có tiền đề là những khởi sự tình huống từ những năm 30, 40.

Hồ Chí Minh với những trước tác văn thơ từ trước 1945 đã xứng đáng là vị chủ soái của văn chương “bom đạn phá cường quyền”, và những vần thơ “thép” thấm đẫm nhân văn ấy có sức hấp dẫn mạnh mẽ quần chúng cách mạng. Đã có một tôn vinh như lời tiên tri đặc sắc: Tố Hữu – nhà thơ của tương lai (K và T, Mới số 1, 1/5/1939).Quả nhiên, đó chính là nhà thơ của tương lai cách mạng và tương lai nghệ thuật.

Dù phác thảo sơ lược theo cách nào, cũng không thể không nêu rõ một tiến trìnhtiến bộ mạnh mẽ và vẻ vang của thơ ca dân tộc – thơ ca cách mạng, mà người mở đường và dẫn đường tối thượng  chính là nhà thơ lớn Hồ Chí Minh – trên danh nghĩa và cả trong thực tiễn hoạt động sáng tác.

 Hồ Chí Minh – người tuyên ngôn minh xác quan niệm thơ tiến bộ cách mạng

Hồ Chí Minh là người có tuyên ngôn nghệ thuật chính đáng, nhất là về quan niệm thơ. Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”là một công bố:

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

Nhà thơ chính là chiến sĩ, thơ ca chiến đấu là thơ ca mang lý tưởng cao cả.

Đây là loại thơ nói chí cách mạng nhất, chân chính nhất. “Thi dĩ ngôn chí” là quan niệm từ rất lâu đời. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam đã tiếp nhận và phát triển linh hoạt cái thần thái cốt yếu của quan niệm “thơ nói chí” và “văn tải đạo”. Nhiều quan niệm của các nhà thơ Trung đại thâu tóm ba nội dung cơ bản của chí: vì công danh, vì sự nghiệp, vì đạo đức. Cái chí chung tiến bộ được biểu thị rõ : chí khí đánh giặc, giữ nước. Hồ Chí Minh đã thể hiện chí đạo mới mẻ và hoàn chỉnh qua quan niệm: văn nghệ là vũ khí chiến đấu sắc bén. Tóm lại, chí là chí khí đấu tranh cách mạng, vì lý tưởng độc lập, tự do. Còn đạo là đạo lý “làm người”, “ ở đời” – kết hợp được đạo lý truyền thống và đạo đức cách mạng mới.

Quan niệm “thép” cũng bao hàm “tình” trong thơ. Nhà thơ – chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do và hạnh phúc cuả con người: sự kết hoà  cách mạng và nhân văn.

Hồ Chí Minh vẫn tán thưởng nhà thơ phải biết yêu thiên nhiên đẹp. Thiên nhiên vẫn là cảm xúc thẩm mỹ say mê trong thơ. Nhà thơ cách mạng chỉ phê phán thái độ quá  “chuộng” (thiên ái) – tức chỉ tôn sùng thiên nhiên như điểm thẩm mỹ cao  nhất. Tức là chỉ quan thiết  đến thiên nhiên mà quên đi hoặc lánh xa sự đời, như thái độ tiêu cực, ẩn dật vui thú điền viên.

Vậy là, quan niệm thơHồ Chí Minh cũng đã bao hàm lý tưởng Chân– Thiện  –Mỹ cao quý.

Hoàng Trung Thông khi Đọc thơ Bác đã phân tích sâu sắc sự nhuần nhuyễn, hài hòa, tinh diệu giữa “thép” và “tình” trong thơ Hồ Chí Minh là như vậy. Thơ Hồ Chí Minh là thơ vì con người, cho con người.

 Hồ Chí Minh – một hình mẫu cao đẹp của thi nhân cách mạng hiện đại

Hồ Chí Minh là nhà chính trị làm thơ. Người chỉ làm thơ vì cách mạng. Tuy nhiên, chính vì điều này mà sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với sự nghiệp thi ca.

Sự nghiệp thi ca ấy bắt đầu từ những năm 20, 30 với Việt Nam yêu cầu ca như diễn dịch Bản yêu sách tám điểm của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị Versailles, và Quốc tế ca bằng thơ lục bát lời ca của Eugène Pottier (1871). Trong những năm 40 là hàng loạt những bài thơ đăng trên các báo bí mật Thanh niên, Công nông.Những bàiCa cho cácgiới (dân cày, công nhân, binh lính) hoặc Diễn cabình dị,nôm na, chân thành có tính chất truyền miệnglà nghệ thuậtthấm thía  tâm hồn quần chúng cách mạng  mù chữ, ít  học.

Tập thơ chép bằng chữ Hán trong tù mang chất thơ đích thực. Nhật ký trong tù đã được Quách Mạt Nhược đánh giá là có những bài tuyệt tác như thơ Đường.

Mảng thơ có nội dung tức cảnh sinh tình, cảm khái, ngẫu hứng, là những vần thơ đẹp cho muôn đời thi ca: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”(Cảnh khuya) “Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”(Tiết rằm tháng Giêng-Nguyên tiêu)…

Con người thiên nhiênHồ Chí Minh thể hiện rất rõ cốt cách và tâm hồn qua thơ. Rất nhiều lần, Người bộc lộ hứng thú về thưởng ngoạn tiêu dao hòa hợp với thiên nhiên. Cảm hứng làm ở chiến khu sau ngày hòa bình lập lại 1954 có cảnh tượng rất thần tiên, thanh thoát như mời gọi “nàng thơ” “bạn vẽ”: “Tay đàn, cặp sách, ông đầu bạc/ Hồ rượu , xâu nem, ả má hồng”. Ước vọng của nhà thơ là “Được phép ngao du cùng tuế nguyệt”.

Có thể nói chắc chắn rằng, Hồ Chí Minh là một hồn thơ đích thực. Thi hứng tràn đầy trong bất kỳ hoàn cảnh nào – thư thái cũng như bận rộn, khó khăn, nghiệt ngã, hiểm nguy nhất. Có thơ trong tù, lúc bị giải tù, … khi“ ngồi trên hố xí đợi ngày mai” hay “lủng lẳng chân treo tựa giảo hình”.

Không ham ngâm thơ, nhưng rồi thơ theo Người như một nghiệp. Mặc dù không chuyên, nhưng rồi có tay nghề. Qua tay nhà thơ lớn là thơ đủ thể loại, giọng điệu: trang trọng cổ điển, bình dị dân dã qua  thể thất ngôn, ngũ ngôn, ca dao, diễn ca,…

Từ xưa, đã có thơ khẩu khí, ngày nay Người cũng có dạng thơ ấy – Nhật ký trong tù.Tập thơ cung đìnhHồng Đức quốc âm thi tập trong đó chủ yếu là của nhà vua. Lê Thánh Tông (1442 – 1497) đứng đầu hội Tao đàn với Hai mươi tám ngôi sao (Nhị thập bát tú) đã sáng tác tập thơ như để lại dấu ấn văn hiến một thời. Bậc quân vương khiêm nhường như tự “hạ mình” để gần gũi thứ dân, từ ngai vàng bước xuống sân  đất . Nói người thường, vật thường, thậm chí hạng thấp hèn, vật tầm thường, nhưng là để phát lộ tâm thế, khẩu khí của bậc đế vương. Đó là cách nói thác, dùng ẩn ý để tả chính mình. Thơ đời thường về con vật: Con cóc, Con gà, Con kiến, Con muỗi,…, về đồ vật: Cái chổi, Cái nón, Cái quạt, Cái ấm đất, Cái cối xay… Thơ về người (vịnh và họa) có mươi loại: Người chăn trâu, Người đi cày, Người hái củi, Người đánh cá…và đặc biệt là thân phận dưới đáy xã hội: Người ăn mày, Thằng mõ.

Tất cả đều mang hình tượng, khí thế thiên tử thật oai phong rất đáng tôn kính.Con cóc: “Nghiến răng chuyển động bốn phương trời”, Cái chổi: “Lời chúa vâng truyền xuống ngọc giai/ Cho làm lệnh tướng quét trần ai”,Người ăn mày “Thu cả kiền khôn một túi đầy”…

Lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh mang  “khẩu khí” khác hẳn trong thơ. Người gần gũi quần chúng thật lòng, cúi mình bình đẳng thật sự, bắt tay bè bạn chân tình. Vật thường được nhân cách hóa và mang cốt cách người. Từ chiếc gậy: “Suốt đời ngay thẳng lại kiên cường” đến cột cây số: “Sừng sững đứng bên đường”. Chiếc răng gãy trở nên đầy tình nghĩa: “Ngọt bùi cay đắng cùng chia sẻ”. Nhận rõ tính người và tình người là từ lòng người của nhà văn lớn. Cũng là dạng khẩu khí, nhưng không để tôn mình mà nhằm đề cao người. Đó chính là cảm thức nhân loại sâu xa của Người tù vĩ đại, cũng là Chiến sĩ  tự do cao cường.

Điều quan trọng là tôn vinh đi cùng tri ân. Thấy rõ công lao của người – Phu làm đường (Trúc lộ phu), cũng như của vật – Cột cây số (Công lý bi),của  con vật--Nghe tiếng gà gáy (Thính kê minh). Những “nhân vật nhỏ bé” này được loại hình hoá qua hình tượng thơ lớn lao. Đó là Người thức tỉnh (chú gà thường), Người chỉ đạo (cột cây số), Người dìu dắt (chiếc gậy chống).

Thời thịnh trị phong kiến, có nhà vua đứng đầu hội thơ, làm thơ về đời thường và các nhân vật bình thường, tầm thường. Điều đó là đáng ca ngợi. Thời nay, nhà thơ lớnHồ Chí Minh xứng danh là Chủ tịch danh dự củaDiễn đàn thơ nhân dân về đề tài Cuộc sốngmới, Con người mới quy tụ vô số nhà thơ mới. Đặc biệt, Người đáng được tôn vinh là Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ văn Người thật, việcthật vì đã từng làm thơ biểu dương từ thiếu nhi đến phụ nữ, phụ lão,… có thành tích đặc sắc như nguyên lý giáo dục nêu gương của Người. Tố Hữu là người học trò ưu tú của Người, đã sáng tác thành công  theo khuynh hướng này khi dựng Nguyễn Chí Diểu, Lượm, Mẹ Tơm, Trần ThịLý, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Chí Thanhthành hình tượng thơ tuyệt đẹp.

Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhận được sự tôn vinh của thế giới: Niềm thơ cao cả[3.228].Nhà thơ Cuba Felix Rita Rodriguez ca ngợi: “Hồ Chí Minh – tên Người là cả một niềm thơ” với cùng ý nghĩa như vậy. Nhân vật huyền thoại Hồ Chí Minh là một khách thể thẩm mỹ đầy hấp dẫn, là  suối nguồn  thi hứng thật  cao đẹp.Thơ dâng Bác xuất hiện khắp thế giới.

 Có một lời ca ngợi sâu sắc, thú vị: “Bác Hồ lãnh đạo chiến tranh bằng những vần thơ. Bọn đế quốc Mỹ sai lầm vì chúng không đọc thơ.Hầu như chúng  chỉ biết đếm mà  thôi” [3, tr71]. Quả vậy, chúng “ đếm” rấtchi li: “Mỗi tích tắc, tích tắc mỗi giây đều có máu/ Chúng ức đạc các vùng lắm máu, đông dân/ Thăm dò máu như người ta thăm dò mỏ/ Chia trái đất ra từng ô, từng tọa độ/ Lấy tổng số bom chia cho tổng số ô/ Lấy tổng số ô nhân với số máu người”(Phác thảo cho một trận đánh, một bài thơ diệt Mỹ, Chế Lan Viên).

Thực ra, Bác Hồ cũng biết “đếm” – từ vi mô đến vĩ mô. Cũng theo Chế Lan Viên, Người tính từng nắm đất cho đến vạn khoảnh núi sông để gìn giữ, hoạch định Tổ quốc và trải  tất cả tấm lòng bao la: “Trong lửa đạn cúi hôn từng tấc đất/ Mười bốn triệu nhân dân miền Nam, Bác thương không sót một người nào” (Bác vẫn còn đây).

                                                     *

Hồ Chí Minh là một tác gia lớn trong chương trình sách giáo khoa học đường từ tiểu học đến đại học. Điều quan trọng là văn chương, thơ ca của Người luôn sống với tâm hồn người dân, độc giả bình thường đông đảo nhất. Hàng năm, những vần thơHồ Chí Minh vẫn được lựa chọn để thả lên bầu trời trong ngày Hội lớn:

Xem sách chim rừng vào đậu cửa

Phê văn hoa núi ghé nghiên soi

Đây là câu thơ được chọn để tung bay trong Ngày thơ 2015 này cùng với thơ quốc tế : Louis Aragon (Pháp), Blaga Dimitrova (Ba Lan), Sitor Sitamorang (Indonesia), Tamiguchi Buson (Nhật Bản), Heinrich Haine (Đức), Pablo Neruda (Chile), R. Tagor (Ấn Độ), Lý Bạch (Trung Quốc), Alexandr Pushkin (Nga), Nazim Hikmet (Thổ Nhĩ Kỳ),…

ThơHồ Chí Minh là những vần điệu bắt ngưồn từ Đời để vượt lên cõi Đạo,trần thế mà thần tiên,là thứ thơ “đáng thờ” “chuyên chú ở con người” như quan niệm của danh sĩ Thần Siêu – Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đoàn Trọng Huy (2015), Hồ Chí Minh – hồn cách mạng, hồn thơ – Văn nghệ TP. HCM số 343.

[2]Hồ Chí Minh (2000), Thơ toàn tập – Văn nghệ TP. HCM, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.

[3] Nhiều tác giả (2007) – Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh – Thanh niên.

Thông tin truy cập

60531915
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
13408
10018
60531915

Thành viên trực tuyến

Đang có 369 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website