Trải qua hơn ba trăm năm hình thành và phát triển, Nam Bộ đã trở thành một vùng văn hoá có nhiều thành tựu rực rỡ và đặc sắc. Điều ấy thể hiện đậm nét trong lĩnh vực văn học và ngôn ngữ ở Nam Bộ. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về ngữ văn Nam Bộ, tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều vấn đề đặt ra chưa được giải quyết....

Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học diễn ra ngày 22/12/2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Điều hành Hội thảo là nhà thơ Giang Nam, đạo diễn Đặng Nhật Minh, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, PGS.TS Đoàn Lê Giang, PGS.TS Lê Quang Trường và PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu.

Chiến tranh cách mạng gắn với đất nước và con người là đề tài lớn trong văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại, nhiều tác phẩm lớn đã được đưa vào giáo trình và sách giáo khoa phổ thông. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay đã có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh những khía cạnh mới, thể hiện những cách nhìn mới về chiến tranh trong mối quan hệ với đất nước và con người. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành tổ chức Hội thảo này nhằm tổng kết những thành tựu văn học và điện ảnh, suy nghĩ về phương hướng nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề chiến tranh - đất nước - con người trong văn học và điện ảnh đương đại.

Một số đại biểu tại Hội thảo

Hơn 40 bài tham luận, bài phỏng vấn của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về văn học, điện ảnh đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà thơ, nhà văn, đạo diễn đến từ mọi miền của đất nước đã gửi về Hội thảo, mang đến những cái nhìn mới mẻ về các vấn đề thuộc lý luận/lịch sử văn học và điện ảnh, về tác phẩm văn học và điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam, Nga, Hàn Quốc..., về những chiều cạnh hiện thực chiến tranh trong mối quan hệ với đất nước và con người.Tất cả tham luận gửi về đã được Ban tổ chức tập hợp trong Kỷ yếu Hội thảo. Có thể kể tên một số tham luận đáng chú ý như: Hành trình thơ về đề tài kháng chiến chống Mỹ của TS, nhà thơ Phạm Quốc Ca; Sự can dự của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam qua một số tác phẩm văn học Việt Nam thời hậu chiến của GS.TS Phan Thu Hiền; Các nhà phê bình nhận diện về văn học chiến tranh đầu thế kỷ XXI đến nay của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn; Xem 10 tập phim tài liệu Mỹ “The Vietnam War” - vài cảm nhận của một người trong cuộc của nhà văn Tô Hoàng; Văn học và ký ức về chiến tranh Việt Nam của TS Trần Đăng Trung; Động hình mới của văn xuôi chiến tranh qua những phác thảo rời của PGS.TS Bùi Thanh Truyền; Hình ảnh người lính Hàn Quốc trong văn học Việt Nam của PGS.TS Võ Văn Nhơn...

Kỷ yếu Hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS Phan Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Hội thảo mong muốn lắng nghe những phát biểu mang tính chuyên môn sâu từ các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và điện ảnh về những vấn đề: sự chuyển động, thay đổi, những xu hướng tiếp cận mới về đề tài chiến tranh - đất nước - con người trong văn học và điện ảnh đương đại; tổng kết, đánh giá những thành tựu của văn học và điện ảnh về đề tài này trong thời gian vừa qua và triển vọng trong tương lai; những nghiên cứu so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề trong các nền văn học trên thế giới nhằm tìm ra những kinh nghiệm, gợi mở những hướng đi mới trong thực tiễn nghiên cứu phê bình, sáng tác văn học và điện ảnh ở Việt Nam. Và, vấn đề quan trọng mong nhận được ý kiến là giảng dạy tác phẩm văn học chiến tranh trong nhà trường”.

Trong khuôn khổ một buổi, Hội thảo tập trung nghe và thảo luận xung quanh gần 10 tham luận tiêu biểu. Kết quả của Hội thảo là những gợi ý tham khảo cho nghiên cứu phê bình văn học và điện ảnh, cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy về vấn đề chiến tranh trong mối quan hệ với đất nước và con người trong văn học và điện ảnh đương đại, ở nhà trường bậc đại học và phổ thông.

PHAN PHƯƠNG

Nguồn: Văn nghệ quân đội, ngày 23.12.2018.

Nguyen Thanh Tam

 University of Social Sciences and Humanities-Hochiminh City

Abstract . It is said that most of the cultures around the world have experienced the processes of formation, development, rubbing and exchanges to take shape like they are today. Translation in general, along with literary translation in particular have contributed to that whole processes. From the ancient times, Vietnam and Japan have used translation as an efficient method in acquiring culture from the giant neighbor China and gradually built up their national culture. However, because of the differences in geographical location, in ethnic characteristics and in thinking tradition, acculturation with Chinese culture through translation in Vietnam and Japan followed different paths .

MA. Le Ngoc Phuong

University of Social Sciences and Humanities-Hochiminh City

ABSTRACT .Magic Realism was actually a literary movement  related to the outbreak of Latin American literature in the 1960s - 1970s. With the appearing of many masterpieces, magic realist method spread out all over the world. Japan is among the experimenters of this new writing style. Fantasizing the reality, mixing the real with the virtual elements, upsetting the linear of time and using the religious archetypes are specific characteristics of many works of Japanese contemporary literature. Sharing some general features, Japanese literature as well as the other national literatures have found for themselves their own specifically magical realism.

Hội thảo Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á do Khoa Văn học và Ngôn ngữ chủ trì, với sự tài trợ của Quĩ Japan Foundation, vừa được tổ chức trọng thể tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vào hai ngày 6 và 7-12-2011.

Thông tin truy cập

63655485
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
16798
25210
63655485

Thành viên trực tuyến

Đang có 307 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website