Khi thông tin liên tục truyền nhau từ bạn bè đồng nghiệp về sự ra đi của Thầy cũng là lúc tôi bàng hoàng nhận ra mình đã vĩnh viễn mất đi một người thầy mẫu mực, đáng kính; một chỗ dựa tinh thần cao cả mà mình không bao giờ tìm thấy được. Bàng hoàng hơn nữa là tôi không kịp gặp Thầy trong những giây phút cuối cùng...

 hoang nhu mai van tap

           Nhiều thế hệ sinh viên rời ghế Khoa Văn Tổng hợp ra trường hàng mấy chục năm vẫn còn nhớ mãi phong thái thung dung, tác phong nghệ sĩ và nhất là lời giảng hào hùng, giọng đọc thơ ru hồn của GS.Hoàng Như Mai. Người nghe bị cuốn hút bởi cách phân tích sắc sảo, bởi tinh thần học thuật tự do và nhất là bởi cái tình với văn chương. Trong thời chiến tranh và bao cấp, việc giảng văn nhiều khi phải hy sinh cả chính văn chương để đạt được những mục tiêu trước mắt, nhưng ngay cả trong những lúc như thế, Giáo sư vẫn nuôi trong tâm hồn nhiều thế hệ sinh viên niềm yêu thích với những áng thơ văn đích thực: Ngày về, Tây Tiến, Màu tím hoa sim, Bên kia sông Đuống v.v. để đến bây giờ, những tác phẩm ấy đã có được vị trí xứng đáng trong chương trình môn Văn và trong lịch sử văn học dân tộc. 

            Một số nhà nghiên cứu văn học ở ta thường giấu mình đi, và giấu rất khéo, đằng sau những trang sách. Đó một phần là do yêu cầu khoa học, phần khác là do hoàn cảnh.

            Nhưng cũng có những người, vì phẩm chất nghệ sĩ, đã không ngần ngại bộc lộ cái nhìn, tâm trạng của mình trên cả trang văn chính luận.

Albert Camus (1913-1960) và Dazai Osamu (1909-1948) là hai nhà văn nổi tiếng sau Thế chiến thứ hai thuộc hai nền văn học – một phương Tây (Pháp) và một phương Đông (Nhật Bản). Dưới ánh sáng thể loại, chúng tôi tiến hành so sánh cảm thức người xa lạ của hai tác giả thông qua hai nhân vật chính là Meursault và Yozo trong hai tác phẩm nổi tiếng của hai ông là Kẻ xa lạ (Albert Camus) và Thất lạc cõi người (Dazai Osamu). Và thế là, bi kịch hiện sinh của họ đã hiện ra như một thách thức đối với chúng ta về sự cô đơn của con người.

Một chủ đề lớn trong tiểu thuyết hậu hiện đại của Paul Auster là sáng tạo và văn chương. Hầu như tiểu thuyết nào của ông cũng có một tầng nghĩa nói về sự trăn trở, về nỗi khó nhọc của việc viết văn. Đó là cuộc trinh thám đặc biệt xâm nhập vào chính quá trình viết lách, xâm nhập vào bản chất ngôn ngữ, và sự trả giá của nhà văn. Thử thách mà các nhân vật phải khám phá, ngoài thân phận của họ, còn là những bí mật trong bản chất sáng tạo, trong trí tuệ, trong những liên kết nghệ thuật. Và không chỉ bằng nội dung, Paul Auster đã viết về chủ đề sáng tạo và văn chương còn bằng chính cấu trúc và cách triển khai của tác phẩm văn chương.

Trong dòng chảy của truyện thơ Đông Nam Á, truyện thơ Thái Lan có một vị trí quan trọng với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ramakien, Khun Chang Khun Phaen, Inao, Phra Lo, Kraithong, Phra Abhai Mani… Đặc biệt, tất cả các truyện thơ Thái Lan đều chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo, các nhân vật thần tiên hoặc nhân vật trần thế có phép thuật, bùa chú. Đặc điểm này có thể lý giải trên nhiều phương diện:

 Văn học miền Nam 1954-1975 là một hiện tượng phức tạp và tế nhị mà cho đến nay việc đánh giá vẫn còn gây ra nhiều chia rẽ, trái nghịch. Bài viết này muốn đặt hiện tượng đó trong bối cảnh cuộc chiến tranh khốc liệt và bi thảm và trong quan hệ với một xã hội tiêu thụ bước đầu hình thành ở các đô thị. Thị trường văn học kích thích sự tiếp nhận của công chúng góp phần lý giải những thành tựu và hạn chế về sáng tác, phê bình, khảo cứu, dịch thuật trong giai đoạn đó. Một cái nhìn khách quan, điềm tĩnh và cởi mở về văn học miền Nam sẽ tạo điều kiện cho sự hòa hợp dân tộc trên bình diện văn hóa.

Với hướng tiếp cận hậu thực dân và hậu cấu trúc luận, bài viết này tìm hiểu cơ cấu tạo nghĩa trong quá trình phiên/biên dịch mà trong đó dịch giả/phiên dịch viên đóng vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo ở đây của dịch giả/phiên dịch viên không chỉ dừng ở tính sáng tạo và tự chủ, hay ở một tác nhân, mục đích chính trị nào đó, m à là một sự can thiệp khi thì trực diện, khi gián tiếp của dịch giả/phiên dịch để thương lượng với các bên liên quan một sự đồng thuận về nghĩa nào đó. Thông qua một vài trường hợp điển hình, bài viết này làm sáng tỏ tính liên ngành của dịch thuật, gắn kết lý luận phê bình hậu cấu trúc với các lý thuyết về về đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, và vấn đề phát triển và công bằng xã hội trong mối tương quan giữa chính lưu và các nhóm tiểu nhược. Bài viết cũng hy vọng khơi gợi một cuộc đối thoại của những nhà lý luận phê bình văn học, những nhà hoạt động xã hội, và các dịch giả vốn hiện rất cần tại Việt Nam.

DANH SÁCH TÓM TẮT THAM LUẬN

VĂN HỌC VIỆT NAM

1. ThS. Cao Hạnh Thủy: Hình tượng nhân vật cô hai Tân trong tiểu thuyết  “Tân Phong Nữ sĩ” của nhà văn Hồ Biểu Chánh từ góc nhìn nữ quyền

2.ThS. Lê Văn Thi: Giới thiệu về các nhà thơ nữ hoàng tộc triều Nguyễn

3.ThS. Nguyễn Cảnh Chương: Tư tưởng Lão - Trang trong thơ Nguyễn Công Trứ thể hiện qua đề tài

Thông tin truy cập

63656388
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
106
17595
63656388

Thành viên trực tuyến

Đang có 436 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website