Khoảng đầu Công nguyên cùng với sự xuất hiện của đế chế nhà Hán hùng mạnh, nền văn minh Hán bùng nổ ra xung quanh, thu hút các nền văn minh bên cạnh tạo thành một vùng văn hoá rộng lớn, sau này người ta gọi nó là “Khu vực Văn hoá chữ Hán” hay vùng văn hoá Đông Á. Việt Nam và Nhật Bản đều gia nhập Khu vực văn hoá chữ Hán vào thời gian này, vì thế cùng với bán đảo Triều Tiên, các nước trong khu vực đều có chung một mô hình văn hoá, tư tưởng: Nho, Phật, Đạo và tín ngưỡng thờ Thần bản địa. Riêng về Nho giáo, Nho giáo chi phối các nước trong khu vực từ khá sớm và càng về sau ngày càng mạnh, chiếm một phần quan trọng trong văn hoá – tư tưởng mỗi nước. Việc tìm hiểu Nho giáo của từng nước và so sánh Nho giáo giữa các nước để tìm ra những đặc điểm riêng có tính chất “tiếp biến” là một việc làm cần thiết nhằm tăng cường sự hiểu biết trong khu vực, đồng thời cũng hiểu rõ hơn bản thân dân tộc ta.

1. Trương Vĩnh Ký là một nhà bác học uyên thâm tri thức đông tây. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm mà đến nay chúng vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm của Trương Vĩnh Ký “Không những phong phú về số lượng, mà còn có một chất lượng khoa học đáng kể, không những đề cập tới những vấn đề thuộc các bộ môn khác nhau của khoa học xã hội, mà còn đề cập tới những bộ môn khác nhau của khoa học tự nhiên nữa” [21;2].

Nghiên cứu Hán Nôm có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, điều đó ai cũng thừa nhận. Nhưng đối tượng của nghiên cứu Hán Nôm là gì? Vai trò của việc nghiên cứu Hán Nôm quan trọng như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam? Nghiên cứu Hán Nôm đối với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam có gì khác biệt với nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu báo chí và văn học quốc ngữ? Đó là những vấn đề tôi muốn đặt ra và, trong một chừng mực nhất định, cố gắng làm sáng tỏ vấn đề theo cách nhìn và sự hiểu biết của tôi. Những ý kiến của tôi là những gợi ý để mời gọi các nhà nghiên cứu tham dự cuộc hội thảo khoa học này phát biểu thêm nhằm đi tới cái nhìn chung, tiếng nói chung bao quát và đầy đủ hơn về vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu Hán Nôm đối với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

Tôi không khỏi ngần ngại khi thuật lại những hồi ức, kỷ niệm về GS. Bửu Cầm, bởi lẽ những hồi ức, kỷ niệm ấy có liên quan mật thiết với tôi, nên không thể thuật lại mà không ít nhiều nói đến tôi, nhưng cái tôi thì lại rất đáng ghét. Hơn nữa, cũng có thể có người nghĩ rằng tôi muốn nhân viết về GS. Bửu Cầm mà gián tiếp nói về mình. Tuy nhiên, GS. Bửu Cầm là thầy của tôi từ năm l963, khi tôi học cử nhân giáo khoa Việt Hán [1], sau đó lại là giáo sư bảo trợ [2] tiểu luận cao học và luận án tiến sĩ của tôi; trong khoảng 1970-1975, khi GS. Bửu Cầm làm Trưởng ban Hán văn, thì tôi là Phụ tá Trưởng ban; từ ngày Thầy về hưu đến nay, tôi vẫn thường tới lui thăm viếng. Một phần của cuộc hội thảo khoa học này là để kỷ niệm 90 năm ngày sinh của GS. Bửu Cầm (đây là lần đầu có cuộc hội thảo khoa học về Thầy), tôi là người gần gũi Thầy trong một thời gian dài như thế, mà không ghi lại một vài hồi ức, kỷ niệm về Thầy, nghĩ cũng có lỗi không ít với thẩy của mình.

Đối với hầu hết các nước trên thế giới, người Việt viết tên riêng (nhân danh, địa danh) của nước ấy không gặp vấn vấn đề gì rắc rối lắm. Tuy nhiên với ba nước Trung, Nhật, Hàn, do những quan hệ văn hóa lịch sử lâu đời với Việt Nam (các nước khu vực văn hóa chữ Hán/ “Đồng văn”), nên nhân danh, địa danh các nước này đã có truyền thống được đọc/ viết bằng âm Hán Việt hay Hán Hòa, Hán Hàn. Vì vậy đối với Việt Nam hiện nay đưa ra quy tắc viết tên riêng các nước này không hề đơn giản. 

(Nhân Hội thảo quốc gia Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng)

Không thể có quy  tắc chính tả nào đúng tuyệt đối

Những quy  tắc cho một chuẩn lý tưởng, ở mức độ thứ nhất  là những quy  tắc tuyệt đối đúng. Ở mức độ thứ hai, nếu không tuyệt đối đúng thì những quy  tắc được mọi người chấp nhận cũng là chuẩn lý tưởng. 

Các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà giáo cùng thống nhất quan điểm: Tiếng Việt phải được luật hóa

NHÀ VĂN HÓA NGUYÊN NGỌC:

Phải có cách viết thống nhất

Cần có chuẩn chính tả thống nhất cho cả nước để duy trì được sự vận hành thông suốt của cuộc sống bình thường trong đất nước. Đấy là chức năng xã hội của chính tả.

Trong nhà trường, văn bản hành chính và các phương tiện truyền thông ở Việt Nam, tên riêng tiếng nước ngoài đang được sử dụng hết sức tùy tiện.

Đối với tên riêng tiếng nước ngoài khi dùng trong sách giáo khoa và trên các phương tiện truyền thông, việc phiên âm ra tiếng Việt hay giữ nguyên dạng là rất quan trọng vì nó tác động đến sự phát triển tư duy, trình độ văn hóa và cảm thức thẩm mỹ của cả một hoặc nhiều thế hệ.

Những vấn đề thiếu nhất quán trong tiếng Việt đang được giới nghiên cứu Việt ngữ học mổ xẻ để tìm tiếng nói thống nhất, hướng đến một chuẩn chính tả chung cho cả nước, phục vụ dự án Luật Ngôn ngữ hiện chuẩn bị được soạn thảo. Bất quy tắc i/y từ 100 năm trước. Văn bản tiếng Việt từ khoảng 100 năm qua tồn tại nhiều điểm thiếu nhất quán, trong đó có “tranh chấp” giữa i (ngắn) và y (dài), d và gi. Sử dụng i hay y khi 2 chữ này đứng liền sau các phụ âm [h], [k], [l], [m], [t], [s], [v] gây tranh luận nhiều hơn cả vì…sự lộn xộn nổi cộm của nó...

Thông tin truy cập

60738428
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
2333
9486
60738428

Thành viên trực tuyến

Đang có 143 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website