27042024Sat
Last updateTue, 23 Apr 2024 10am

Bài viết mới nhất

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Bởi Sài Gòn có sông trong lòng nó

Chỉ một mình thành phố lớn như Sài Gòn mới cho ta cảm giác "một mình" đầy đủ đến thế. Và với tôi, Sài Gòn là một bán đảo bao la.

1.

Trong một buổi tọa đàm văn chương, có một nhà văn nhận xét rằng Sài Gòn không có chất; một tố chất đặc trưng như là Huế có chất Huế, Hà Nội có chất Hà Nội, Tây Nguyên có chất Tây Nguyên, cả Miền Tây cũng có chất Miền Tây, thế mà Sài Gòn thì vẫn theo nhà văn ấy không hề có chất.

Sài Gòn

Không có chất

Một chút cũng không, theo quả quyết của nhà văn ấy.

Nhưng mà "chất" là gì?

Là "hồn" chăng, là "tính" chăng, là "hương vị", là "tinh hoa", là "phong cách", "lối sống"... hay ghê hơn nữa là "đạo"? Là "Sài Gòn đạo" phải không?

Bữa hôm đó không có ai tranh cãi.

Bởi Sài Gòn vẫn là Sài Gòn.

Sài Gòn có chất hay không có chất?

Mà có thể là như thế này:

Không có chất

Là chất của Sài Gòn đấy.

2.

Tôi chào đời ở Sài Gòn. Thành phố với tôi như hình với bóng. Hơn sáu mươi năm.

Tôi là bán đảo cực nhỏ của Sài Gòn mênh mông.

Tôi là ngấn nắng nóng hổi của Sài Gòn bức bối.

Tôi là giọt mưa của Sài Gòn, vừa bất ngờ lại vừa mau lẹ, thoắt đến thoắt đi.

Sài Gòn mang tôi đi, băng qua thời gian như một dòng nước lũ.

Tôi mang Sài Gòn bên mình như mang chân mày rất rậm là dấu vết của tôi.

Sài Gòn là hang động của cái tôi nguyên thủy.

Sài Gòn là nhân duyên thời tiết của cái tôi chủng tử.

Sài Gòn là kẻ đánh thức mỗi lần tôi ngủ trễ.

Sài Gòn là gã Hề ưa đùa giỡn với tôi đến tột bực hả hê.

Sài Gòn là thế mà chẳng phải là thế.

Như tôi là tôi mà chẳng phải là tôi.

Sài Gòn trong tôi thực là bất chợt, chợt tối mò và chợt sáng trưng, nhưng không bao giờ trong tôi mất tích.

Sài Gòn vốn dĩ kỳ khôi. Là vậy đó!

Nhưng mà bạn ơi, muốn gì muốn ai mà Sài Gòn không có.

Phải không? Người Sài Gòn nói "phải hôn"?

Nghĩa là bạn phải "hôn" cuộc sống. Sống với người không phải với thần linh. Sống với xác thân không phải với tà ma, ma mị.

Hôn Sài Gòn đi, đúng vậy mà, phải hôn?

3.

Triết lý Ortega cho rằng con người không có "tính".

Bởi "tính" là cái gì cố định, không đổi thay. Thế nên con ong có ong tính, con rùa có rùa tính, con gấu vậy mà con ễnh ương cũng vậy...

Nhưng con người thì khác. Có tính gì đâu. Chỉ thích đổi thay hoài. Nay vầy mai khác. Ban ngày mắc cỡ, tối thời mê say.

Như vậy đó, Sài Gòn không có tính.

Bởi Sài Gòn có sông trong lòng nó.

Mà bạn ơi, Sông thì có khi nào chịu yên đâu?

Nên Sài Gòn đổi thay trong từng khoảnh khắc.

Như con sóng biến hình trong thoáng chốc.

Như bầu trời đổi sắc lúc bình minh.

Nhà Bè nước chảy chia hai.

Sài Gòn sông không chia hai mà chia trăm ngàn hướng.

Có chân trời vô tận ở nơi ĐÂY.

Với bạn, có thể Sài Gòn không phải vậy.

Thì có sao đâu.

Sài Gòn trong mắt tôi vẫn là điều bí ẩn.

4.

Có lần ở một nơi bên sông Sài Gòn, tôi dự một đám tang bên cạnh một công viên khi trời vừa rạng sáng.

Theo một nhịp điệu tưng bừng, nhiều người trong công viên đang tập thể dục trên nền nhạc.

Trên dòng sông lấp lánh, thuyền bè xuôi ngược ruổi rong.

Và xe tang đi dưới hàng cây bên đường.

Trong vườn cây, nhiều người chạy nhảy, nhiều người khiêu vũ.

Xe tang đi kèn đưa linh vẫn trôi.

Qua ngã tư dòng xe cộ vẫn đầy.

Ai mà chẳng thấy sống và chết đi bên nhau, nhường lối cho nhau trong thành phố đông dân quá mức này.

Ai mà chẳng thấy sống và chết có khi đi lẫn vào nhau, hòa âm với nhau trong thành phố vui buồn chồng chất ấy.

Và như vậy Sài Gòn có ngàn gương mặt.

Trên bán đảo Thanh Đa, tôi thường ngắm sông Sài Gòn đầy lục bình trôi

Trên cánh bèo trôi
Đậu con cò trắng
Một mình rong chơi.

(N.C.)

Chỉ một mình thành phố lớn như Sài Gòn mới cho ta cảm giác "một mình" đầy đủ đến thế. Và với tôi, Sài Gòn là một bán đảo bao la. Và tôi muốn có cái nhìn riêng về nó, cái nhìn của một con cò phơ phất một mình chơi.

"Phải hôn" nào? "Phải hôn".

Nguồn: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/tac-pham/boi-sai-gon-co-song-trong-long-no-2976309.html

 

 

http://st.f2.vnecdn.net/i/v20/ads/adbyVNE_ngang.png