Trong lịch sử phê bình văn học Việt Nam, Hoài Thanh là một tác gia quan trọng. Có thể nói, rất ít trường hợp như Hoài Thanh, người đã chọn con đường phê bình văn học từ rất sớm và chung thủy với nó trong suốt cuộc đời mình – đặc biệt là chuyên về phê bình thơ – và rồi đã thực sự trở thành nhà phê bình tạo được lòng tin nơi người đọc và người sáng tác.

     “ Lời tình buồn” . Thơ, nhạc                     

              và các bản dịch . Anh, Pháp, Ý.

Lời ngỏ :

Bài này viết vào đầu tháng 1/2014, lúc anh Tâm (CTNM) nhập viện. Lúc đó đã có 2 bản dịch  ra tiếng  Pháp và tiếng Ý của Elena.  Dù rất mệt nhưng anh Tâm cũng cố gắng viết và gửi cho tôi bài viết về nguồn gốc và những liên quan về “lời tình buồn” để làm tư liệu.

 1. Biết cái chưa biết là tiền đề của sự biết. Tôi đã nhiều lần trích dẫn một câu nói nổi tiếng của N.G. Secnysevski, đại ý thế này: nếu không có lịch sử, thì không có lí thuyết; nhưng nếu không có lí thuyết thì thậm chí ngay cả ý niệm về lịch sử, người ta cũng sẽ không thể có. Thế thì những nước như Việt Nam phải làm thế nào, khi mà bao giờ chúng ta cũng có sẵn lịch sử để nghiên cứu, nhưng lại không có khả năng tự sản xuất ra lí thuyết? Cũng chẳng riêng gì Việt Nam. Ngay cả Trung Hoa to đùng thế, mà có hơn gì đâu! Đố ai tìm thấy một thứ lí thuyết có thể xem là cái “nguyên sáng” được sinh ra từ Trung Hoa thời hiện đại. Nhưng tai hoạ có lẽ không phải ở đó. Pháp là quê hương của chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc luận. Hậu cấu trúc luận du nhập qua Mĩ, được người Mĩ tiếp thu để tạo ra giải cấu trúc thực hành, rồi sau đó,  người Pháp lại “vui vẻ nhập khẩu” trở lại lí thuyết giải cấu trúc thực hành ấy. Vậy là, khi không có khả năng sản xuất ra lí thuyết, người ta có thể sử dụng các lí thuyết khoa học tiếp thu từ nước ngoài. Với Việt Nam, điều này không chỉ là quy luật tất yếu, mà còn là nhu cầu bức thiết.

1. Về khái niệm “Chấn thương”

“Chấn thương” (Trauma) vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (τραῦμα). Wikipedia định nghĩa Trauma (còn có các tên gọi khác là “wound”/ “injury”), “is a physiological wound caused by an external source. It can also be described as "a physical wound or injury, such as a fracture or blow" [là một vết thương (thuộc về) sinh lý gây ra bởi một nguồn (tác động) bên ngoài. Nó cũng có thể được mô tả như một vết thương hoặc chấn thương về thể chất, chẳng hạn như gãy xương hoặc tổn thương phần mềm]. Trong Từ điển tiếng Việt, chấn thương được định nghĩa là “[tình trạng] thương tổn ở bộ phận cơ thể do tác động từ bên ngoài(1). Ngoài vết thương sinh lý, trauma còn được dùng để nói về thương tổn tâm lý: “Psychological trauma is a type of damage to the psyche that occurs as a result of a traumatic event. When that trauma leads to posttraumatic stress disorder, damage may involve physical changes inside the brain and to brain chemistry, which changes the person’s response to future stress(2) [Chấn thương (thuộc về) tâm lý là một loại tổn thương tinh thần xảy ra như kết quả của một sự kiện đau buồn. Khi chấn thương dẫn đến những rối loạn căng thẳng sau đó, thiệt hại có thể liên quan đến những thay đổi về thể chất hóa học trong não, làm thay đổi phản ứng của người đó đối với những căng thẳng trong tương lai]. Khái niệm này đã được S. Freud sử dụng để miêu tả “Một trạng thái tinh thần khổ sở tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu trong cuộc đời của những cá nhân nhất định(3). Chấn thương trong văn học không phải là một tình trạng bệnh tật hay một sự đau đớn thể xác, mà là những vết thương tinh thần tái diễn, “chúng xuất hiện như thể một chuỗi những sự kiện đau khổ mà người ta bị phụ thuộc vào và điều này hoàn toàn nằm bên ngoài mong muốn hay khả năng kiểm soát của người ta(4). Còn Cathy Caruth thì nói: “Theo một định nghĩa phổ biến nhất, chấn thương mô tả một kinh nghiệm choáng ngợp về những sự kiện đột ngột hay thảm họa mà phản ứng đối với sự kiện đó thường xuất hiện dưới dạng ảo giác và các hiện tượng mang tính chất xâm nhập thường bị trì hoãn và tái diễn một cách không kiểm soát được(5). Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, không có một định nghĩa chắc chắn về chấn thương mà nó được mô tả rất khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, dưới những tên gọi khác nhau. 

Đoàn Minh Phượng là nhà văn Việt Nam hải ngoại. Tác phẩm đầu tiên của chị được người đọc trong nước biết tới cũng là tác phẩm văn xuôi duy nhất đoạt giải thưởng Hội Nhà văn của năm 2007: Và khi tro bụi. Tiếp đó là Mưa ở kiếp sau (Nxb Văn học, Hà Nội, 2010). Nhìn lại gia tài văn chương của Đoàn Minh Phượng có thể thấy nhà văn này coi trọng chất lượng hơn là chạy đua về số lượng. Hai cuốn tiểu thuyết (đều thuộc loại ngắn) chưa phải là nhiều nhưng cũng đủ tạo nên ấn tượng mạnh về một cách viết mới lạ. Tắm trong bầu không khí rộng rãi của văn chương hải ngoại, Đoàn Minh Phượng đã thực hiện nhiều cách tân nghệ thuật đáng ghi nhận, góp phần làm sôi động không khí đổi mới của văn xuôi Việt Nam trong vài thập kỉ qua.

  Nguyễn Thị Thanh Xuân

(Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM)

TÓM TẮT

Liên văn bản là một hiện tượng xuất hiện rất sớm trong đời sống văn học, văn hóa nhân loại. Liên văn bản văn học diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu; thời đại, quốc gia, khu vực và... thế giới. Liên văn bản vừa là biểu hiện vừa  là điều kiện quan trọng để đưa đến xu thế toàn cầu hóa văn học. Trong hành trình bước ra khỏi không gian khu vực đi vào không gian thế giới, văn học Việt Nam có những hiện tượng liên văn bản nào? Liên văn bản hội nhập của Việt Nam có những đặc điểm ra sao? Trong bối cảnh nào?

1.Quan niệm diễn ngôn

Cho đến nay, về cơ bản, các vấn đề như tác giả, tác phẩm, văn bản đã được giới thiệu rộng rãi ở ta. Song sự hình dung về diễn ngôn, sự lí giải diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ còn có những điểm chưa rõ ràng. Đã đến lúc và đã có những điều kiện bước đầu thuận lợi cho một sự tổng hợp, khái quát nhất định về các quan điểm diễn ngôn được giới thiệu tản mạn, hoặc không tự giác ở ta thời gian qua[1]. Chúng tôi nghĩ, nếu nhận diện được diễn ngôn là gì và thao tác hoá được cách nghiên cứu diễn ngôn, bước đầu chúng ta sẽ có một cách tiếp cận mới đối với văn học, trong đó có các sáng tác thơ. Đọc thơ, theo quan niệm diễn ngôn, sẽ không còn chỉ quanh quẩn trong sự bình tán những nhãn tự, thần cú, cũng không thể chỉ đọc cảm xúc, thái độ của chủ thể, đọc thơ trở thành đọc cách tạo nghĩa, đọc cái hiện thực được thơ tạo ra, đọc các quan hệ quyền lực chi phối sự tạo thành và vận hành của chúng trong thực tiễn đời sống…

1. Gần đây, ngày càng có nhiều ý kiến bàn về tự truyện. Không phải là cái “mốt” như ai đó đã nói, nó xuất phát từ thực tiễn in ấn và lưu hành tự truyện rất đáng bàn trong khoảng mươi năm trở lại đây. “Tự truyện là gì?”, “Có hay chưa tự truyện ở Việt Nam?”, “Tại sao ngày nay nhiều người “đổ xô” viết tự truyện?”, “Khi nhà văn quay ra sáng tác về chính mình, có phải anh (cô) ta đang nghèo nàn về vốn sống?”... là những câu hỏi được tập trung trả lời nhiều nhất. Tuy nhiên, còn một vấn đề theo tôi, cần phải bàn thêm. Đó là việc trả lời câu hỏi: Liệu có phải tất cả những gì được mệnh danh là “tự truyện” hiện nay, đều là tác phẩm văn học? Tự truyện với tư cách tác phẩm văn học ở ta đã có được những thành tựu như thế nào và đâu là giới hạn? Trả lời thấu đáo câu hỏi này mới mong có được những câu trả lời sâu xa hơn cho những câu hỏi đang đặt ra hiện nay về tự truyện.

Vừa qua, khoa Ngữ văn và báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức một hội thảo khoa học về văn học so sánh.

Cuộc hội thảo khoa học này, có lẽ do dụng ý khiêm tốn của lãnh đạo khoa, gần như chỉ là một cuộc trình bày, trao đổi trong nội bộ. Những người tham dự phần đông là các giáo sư, giảng viên của khoa và một số ít là cộng tác viên với khoa. Thời gian cũng chỉ có một buổi sáng.

Con người, sống trên đời, như một thi sĩ (Hoelderlin)

Bùi Văn Nam Sơn, nhà triết học và/là một bà con của nhà thơ Bùi Giáng, có lần, thổ lộ: “Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó” (1). Khó vì muốn sống được như ông, muốn giao du được với ông, muốn đọc được ông để, cuối cùng, viết được về ông, dù chỉ một đôi lời, thì phải minh định được ông, tức trả lời câu hỏi: Bùi Giáng, ông là ai?

Trong những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử đã thực sự trở thành mối quan tâm của nhiều người, nhất là sau những thành công của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Nam Dao… những sáng tác đó khơi gợi cho chúng ta những suy nghĩ mới về tiểu thuyết lịch sử và số phận của nó.

TS. Lê Thị Thanh Tâm

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Bản tác giả gửi trực tiếp cho web Khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐHKHXH&NV TPHCM

1. Tiên tri – mật ngữ văn học tâm linh

Nhà thơ vĩ đại xứ Lebanon là Kahlil Gibran (1883- 1931) được thế giới biết đến bởi chất giọng “tiên tri” hay “ngôn sứ” của ông. Trong tác phẩm The Prophet (Nhà tiên tri), Gibran đã nói:

1. Đặt vấn đề.

Khi các trường phái như Phê bình mới (New Criticism) hay Chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) xuất hiện người ta cho rằng có thể giải quyết những vấn đề của văn học chỉ thuần túy dựa trên những yếu tố nội tại của văn bản mà không cần đến bất kỳ một sự tham chiếu nào khác từ những nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của xã hội học văn học mà một nhánh quan trọng của nó là nghiên cứu tiếp nhận cũng như sự ra đời của các trường phái chú giải học/thông diễn học (hermeneutics), phái tính (gender), nữ quyền luận (feminism), chủ nghĩa lịch sử[i]... đã cho thấy sự cần thiết phải đặt văn học trong một bối cảnh rộng lớn hơn của những vấn đề văn hóa và xã hội. Như vậy, đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn tính dục trong văn học của chúng tôi ở tiểu luận này nảy sinh từ sự vận động và biến đổi nói trên của thực tiễn nghiên cứu và tiếp nhận lí thuyết nước ngoài ở Việt Nam..

1. Đến nay, hẳn không ai trong chúng ta phải dài dòng để giới thiệu về Hồ Quý Ly nữa. Cuốn sách được in lần đầu năm 2000, đoạt giải nhất cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998-2000, đã mở đầu cho chuỗi thành công của Nguyễn Xuân Khánh ở thể loại tiểu thuyết trường thiên. Từ khởi đầu tốt đẹp đó đến những thành quả liên tiếp về sau là Mẫu Thượng Ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011), Nguyễn Xuân Khánh đã được đông đảo độc giả trong và ngoài nước biết đến như một hiện tượng văn học đặc biệt đầu thế kỷ XXI. Không cầu kỳ, kiểu cách trong nghệ thuật tự sự, cũng không ham các trò chơi cấu trúc hay ngôn ngữ, “gốc mai già” (Văn Chinh) Nguyễn Xuân Khánh đã nở những bông hoa vàng rực một màu sang trọng và quyền quý của tư tưởng. Bởi văn chương đối với ông không phải là sự chơi mà là sự nghiền ngẫm, chiêm nghiệm để đốn ngộ về đạo và đời. Văn hóa và lịch sử truyền thống dưới cái nhìn của Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản, một chiều mà được soi chiếu và lý giải từ nhiều giác độ, trong một sự phong phú, vững chãi và thâm hậu của tri thức về con người và thế giới – điều mà không phải nhà tiểu thuyết nào cũng có được. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, do vậy, không phải chỉ để mua vui – một căn tính sơ khởi của tiểu thuyết, mà kết nối quá khứ và hiện tại, thể hiện được nhiều vấn đề thế sự, nhân sinh thường hằng, muôn thuở. Một trong những giá trị như thế là tư tưởng Nho học Hồ Quý Ly về giáo dục con người.

(VH-NN) – Khóa luận KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG LIÊN VĂN BẢN TRONG TẬP TRUYỆN LỜI TIÊN TRI CỦA GIỌT SƯƠNG CỦA NHẬT CHIÊU của SV Trần Phương Linh (SV chuyên ngành Văn học hệ Cử nhân tài năng khóa 2009-2013, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) do PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân hướng dẫn, đã được bảo vệ tại Trường ĐH KHXH và Nhân văn tháng 6 năm 2013 vừa qua. Khóa luận được Hội đồng đánh giá loại giỏi với số điểm tuyệt đối (10 điểm) . VH-NN xin giới thiệu Chương 1 và Mục lục của khóa luận.

Khoảng mươi năm trở lại đây, giới nghiên cứu văn học nước ta đã tích cực giới thiệu bằng những cách khác nhau nhiều lý thuyết văn học trong thế kỉ XX. Hướng đi đúng đắn này cần được tiếp tục một cách hệ thống hơn. Tuy nhiên, có một công việc nữa cũng rất cần thiết mà chưa được nhiều người coi trọng. Đó là tìm  hiểu thế ứng xử của giới lý luận quốc tế đối với chính các trường phái lý luận khác nhau đã xuất hiện này. Chúng tôi dùng chữ ứng xử để chỉ tổng thế các hoạt động giải thích, tranh luận, phê phán hoặc tiếp nhận các lý thuyết văn học đã có. Nếu giới thiệu một trường phái lý thuyết mà không hay biết gì về cách hiểu, cách giải thích, cách đánh giá, cách đối xử đã có của giới nghiên cứu quốc tế về trường phái ấy thì chúng ta sẽ phải mò mẫm từ điểm khởi đầu, ngược lại, nếu nắm bắt được những kinh nghiệm tiếp cận phong phú của thế giới thì ta sẽ thực hiện được điều mà giới kinh tế thường nói là “đi tắt đón đầu”, giảm bớt được những khó khăn chật vật trong việc nhận diện thực chất một lý thuyết, biết được chỗ mạnh và chỗ yếu của nó, từ đó, có chủ trương tiếp thu đúng đắn. Tất nhiên, ý tưởng thì như vậy nhưng bài viết này chỉ mới tạm thời “xới” lên một vài chuyện qua những thông tin hết sức không đầy đủ, chưa hệ thống mà người viết có được. Công việc này đòi hỏi sự hợp sức của cả một đội ngũ lớn, nhiều thế hệ, trong một thời gian dài.

 


Tư tưởng nữ quyền là một sản phẩm của tư tưởng dân chủ. Ở Việt Nam, tư tưởng nữ quyền đã xuất hiện trong điều kiện nào và đã được nhận thức ra sao? Qua báo chí và các xuất bản phẩm bằng tiếng Việt đầu thế kỷ XX, báo cáo của chúng tôi muốn làm rõ những điều kiện lịch sử của việc xuất hiện tư tưởng nữ quyền ở Việt Nam và sự phát triển của quá trình nhận thức tư tưởng này trong xã hội Việt Nam cũng như của chính bản thân phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Khúc tự tình giữa hanh hao cái tiết giao mùa

 (Trích tham luận tại Tọa đàm “Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại”, Viện Văn học,  29/11/2012)

ThS Hồ Khánh Vân (Trường ĐHKHXH&NV, TP. Hồ Chí Minh)

“Hiện nay, nghiên cứu văn học từ cái nhìn của phê bình nữ quyền, hay rộng hơn là từ cái nhìn về giới đang dần thu hút sự quan tâm của những người làm công tác văn học ở Việt Nam. Bước đầu, chúng ta đã có một số thành tựu cụ thể, từ những bài viết có dung lượng nhỏ đến các công trình nghiên cứu có phần công phu, dày dặn. Tuy nhiên, có một số khái niệm cơ bản nằm trong phạm vi của khuynh hướng nghiên cứu, phê bình này vẫn còn bị sử dụng lẫn lộn, theo cảm tính chứ chưa được xác lập và phân biệt một cách rạch ròi, khoa học, đặc biệt là hai khái niệm trung tâm: phái tính (Sex) và giới tính (Gender)….. Khái niệm “sex” được sử dụng trên báo chí cũng như ở các bài viết, bài nghiên cứu văn học thường được hiểu là hoạt động tình dục của con người. Các tác giả thường có khuynh hướng không chuyển ngữ sang tiếng Việt mà sử dụng từ gốc trong tiếng Anh: “sex”. “Sex” nghĩa là hoạt động tính giao nam nữ trở thành đối tượng mô tả, phản ánh và tái hiện đời sống con người, xã hội trong các sáng tác nghệ thuật cũng như những hoạt động khác của con người. Chẳng hạn yếu tố “sex” trong sáng tác của Hồ Xuân Hương là cái nhìn mang đậm tín ngưỡng phồn thực dân gian, tạo ra nghệ thuật song quan giữa vịnh đồ vật và mô tả sinh thực khí, “sex” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban… là sự xuất hiện của việc miêu tả hoạt động tình dục giữa các nhân vật. Cũng như vậy, “sex” trong điện ảnh là những cảnh quay được xem là cảnh “nóng”: hình ảnh con người khoả thân, hoạt động tình dục…

Thông tin truy cập

60965152
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
7484
7971
60965152

Thành viên trực tuyến

Đang có 201 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website