Nguyễn Thị Thanh Xuân
(Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM)
TÓM TẮT
Liên văn bản là một hiện tượng xuất hiện rất sớm trong đời sống văn học, văn hóa nhân loại. Liên văn bản văn học diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu; thời đại, quốc gia, khu vực và... thế giới. Liên văn bản vừa là biểu hiện vừa là điều kiện quan trọng để đưa đến xu thế toàn cầu hóa văn học. Trong hành trình bước ra khỏi không gian khu vực đi vào không gian thế giới, văn học Việt Nam có những hiện tượng liên văn bản nào? Liên văn bản hội nhập của Việt Nam có những đặc điểm ra sao? Trong bối cảnh nào?
Tham luận này sẽ thử đưa ra những ghi nhận về lịch sử và sau đó sẽ nghiên cứu sâu một số trường hợp liên văn bản văn học để góp phần trả lời những vấn đề trên.
TỪ KHÓA: văn học, giao điểm, liên văn bản, toàn cầu hóa
Nguyễn Thị Thanh Xuân, (Bút danh: Nguyễn Hương Tâm), PGS, TS (1994, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), chuyên ngành: Lý thuyết và lịch sử văn học, hướng nghiên cứu: Lý thuyết và phê bình văn học Phương Tây hiện đại, Lịch sử phê bình văn học Việt Nam hiện đại. Sách đã xuất bản: Những trang viết, những nhịp cầu (1986, đồng tác giả), Những vấn đề văn hóa, văn học và ngôn ngữ học (1999, đồng tác giả), Tiếng vọng những mùa qua (2004) Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (2004), Văn học Nhật Bản ở Việt Nam (2008, chủ biên), Bích Khê, tinh hoa và tinh huyết (2008, đồng tác giả), Thiếu Sơn, nghệ thuật vị nhân sinh (2008, đồng tác giả), Nghiên cứu văn học Việt Nam: những khả năng và thách thức (2009, đồng tác giả), Văn học Đông Á từ góc nhìn so sánh (2011, đồng tác giả)... và một số bài báo đăng trên các tạp chí: Nghiên cứu văn học (Việt Nam), Cahiers d'études vietnamiennes (ĐH Paris Diderot- Paris 7, Pháp), Southeast Asia Journal và The Vietnamese Studies Review (Hankuk University Foreign Studies, Hàn Quốc), đã biên soạn một số đề mục cho từ điển Southeast Asian Personalities of Chinese Descent: A Biographical Dictionary (Singapore)... Là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Paris Diderot- Paris 7, từ 2000 đến 2002, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, Hankuk University Foreign Studies) từ 2008 đến 2010.