Giáo sư Bửu Cầm trong công trình “Các nhà Trung Quốc học thế giới”

Lời dẫn: Năm 2009-2010 Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH và NV-ĐHQG TP.HCM có thực hiện một công trình giới thiệu 5 nhà Trung Quốc học ở Việt Nam (tiêu chuẩn: đó là những nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp và là người đương thời) trong chương trình nghiên cứu Những nhà Trung Quốc học thế giới do Đại học Quốc gia Taipei thực hiện. 5 nhà Trung Quốc học ấy là GS.Bửu Cầm và các nhà nghiên cứu Nguyễn Khuê, Phạm Thị Hảo, Cao Tự Thanh, Nguyễn Tôn Nhan. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu phần viết về GS.Bửu Cầm trong công trình ấy. Người thực hiện là ThS.Lê Quang Trường, người dịch ra tiếng Anh là ThS.Lê Thuỵ Tường Vy, cả hai đều là giảng viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ. 

 

PROFESSOR BUU CAM

SINO-NÔM TEACHER AND RESEARCHER

 

 

PERSONAL INFORMATION

 

BUU CAM, conventional name is Nguyen Phuc Buu Cam.

He was born in August 14th 1920 in Vi Da, Hue. The first-born son of poet Ung Oanh and poetess Trinh Thi To. To be in royal birth, grand son of Prince Tuy Ly Mien Trinh (who he calls great-grandfather).

Due to his weakness throughout childhood, constant ill from ten to twenty years old, he spent much more time in learning at home and self-studying than at school. At twelve years old, began composing poetry and prose. Over twenty years old, chief-editor of Tinh hoa Digest and Gio len Magazine, published in Hue.

Thanks to his cultural activities, was proposed as Vietnamese Literature teacher in senior high school in Quoc hoc, Hue (1950).

1956, moved to Saigon, managed Office of Collection and Research, Institute of Archaeology.

In 1958, was offered lecturing on Sino-Nôm and some other subjects, like: Vietnamese History, Vietnamese Linguistics, Oriental Philosophy in School of Letters, Saigon University.

In 1969, was conferred Lecturing Professor.

In 1972, was promoted to Official Professor of Saigon University. Sponsor of many graduate students preparing MA and PhD dissertations.

Throughout this period, was delegated to attend International Conference of Sinology in overseas. Besides, member of East-West Cultural Value Determination Committee (UNESCO) and Deputation of Exchanges with Center of Research on Southeast Asian Culture in Japan.

 

Works

Publication

1.            Buu Cam, Hong Duc map (Hng Đc bn đ), Ministry of National Education Publishing House, Saigon, 1962.

2.            Buu Cam (annotate), Imperially ordered annotated text completely reflecting the history of Viet (Kham dinh Viet su thong giam cuong muc), vol. 1, Ministry of National Education Publishing House, Saigon, 1960

3.            Buu Cam (annotate), Chronologic Table in Jiazi of Imperial Viet (Hoàng Vit Giáp Tý niên biu), Ministry of National Education Publishing House, Saigon, 1963.

4.            Buu Cam, Diplomatic Relations in Repertory of the Administrative regulations in the Kingdom of An Nam (Bang giao trong Khâm đnh Đi Nam hi đin s l), Office of the Minister of State in charge of Cultural Affairs, Saigon, 1968.

5.            Buu Cam (revise), Imperially ordered annotated text completely reflecting the history of Viet, introduction (Khâm đnh Vit s thông giám cương mc tin biên), Vol. 2, Ministry of National Education Publishing House, Saigon, 1965.

6.            Buu Cam (revise), Flexible Interior Policy in Repertory of the Administrative regulations in the Kingdom of An Nam (Nhu vin trong Khâm đnh Đi Nam hi đin s l), vol.132-133, Ministry of National Education Publishing House, Saigon, 1965.

7.            Buu Cam (hiu đính), Flexible Interior Policy in Repertory of the Administrative regulations in the Kingdom of An Nam (Nhu vin trong Khâm đnh Đi Nam hi đin s l), vol. 134- 135- 136, Ministry of National Education Publishing House, Saigon, 1966.

8.            Buu Cam, To Understand the Books of Changes (Tìm hiu Kinh Dch), vol. 1, Nguyen Do Publishing House, Saigon, 1957.

9.            Buu Cam, Chinese Philosophy under Song Regime: Essay on Philosophy (Tng Nho: Triết hc kho lun), University Series of Humanities Publishing House, Hue, 1954.

10.       Buu Cam and Le Ngoc Tru, Bibliographical notes on Nguyen Du (1765-1965) (Thư mc v Nguyn Du (1765- 1820)), in the ceremony of the two-hundred birthday of great poet Nguyen Du, Saigon, 1965.

11.       Buu Cam, Our National Appellations from Annam to Dainam (Quc hiu nưc ta t An Nam đến Đi Nam), The Bookcase of History, Office of the Minister of State in charge of Cultural Affairs, Saigon, 1969.

12.       Buu Cam, Wandering around the Universe (Du lch thái hư), 1948.

13.       Buu Cam, Vietnamese Lexical Orthography (Vit ng chính t t vng), 1949.

14.       Buu Cam, Recollection of the Past Poems, Explicative (Hoài c ngâm chú thích), 1950.

 

Unpublished works

1.          Buu Cam, To Understand the Books of Changes (Tìm hiu Kinh Dch),Vol. 2, Philosophy of Life, Vietnam, The cradle of modern literature. (Dao Lam ca nn văn hc mi).

2.          Buu Cam, Treatise of East and West Philosophy (Đông Tây triết hc kho lun).

3.          Bu Cm, East and West Culture in Comparison (Đông tây văn hóa t gio).

4.          Buu Cam, History of Chinese Philosophy (Trung Quc triết hc s).

5.          Buu Cam, Sketchy Essay on the New Chinese Literature (Trung Quc tân văn ngh lưc lun).

6.          Bu Cm, History of Chinese Literature (Trung quc văn hc s).

7.          Bu Cm, Poetry book Universal Spirit (Tp thơ Hn vũ tr).                          



THE INTERVIEW

 

We paid a visit to Professor Buu Cam’s house in the period of 2008 to the beginning of 2009. It was really hard to have a chance to meet him. Since his early retirement, he began to close door, refuse visits, so not many people could come to see him except for his students and fellows. Professor Nguyen Khue, his student and then his colleague in the Vietnamese-Sino department of the School of Letters, Saigon University, is the one who often came to give his regards to Professor Cam and welcomed there. So to me, to be able to meet Professor Buu Cam and have this interview was not easy at all. Fortunately, thanks to Professor Nguyen Khue’s introduction and even his time – spent time to accompany me to Professor Buu Cam’s house – I had an opportunity for a personal interview with Professor Buu Cam.

Professor Buu Cam is now 90 years old. Although he looked tired, he still seemed to be very lucid by his way of talking. He even apologized for greeting us in the bedroom, instead of in the living room. However, after just a short talk, he wanted to rest and then fell into a nap.

Recognizing that it would be hard to interview and write an article about professor, we decided to have a general report on materials his family provided, together with the memories and judgments of some of his students and relatives, especially his closest ones, such as: Professor Nguyen Khue and his family.

 

An erudite scholar

Whoever used to be professor Buu Cam‘s student shares the same thinking that he is a scholar, an erudite and estimable professor. According to you, how do you feel about Professor Buu Cam?

 

Pro. Nguyen Khue: “Students and researchers respect him in both wide knowledge and pedagogic style. He is not a mandarin-based intellectual, but a scholar. His wide knowledge is the result of his self-study. Over 20 years old, he was a chief editor of Tinh hoa Literary Magazine and Gio len, published in Hue. At the age of 25, he wrote Chinese Philosophy under Song Regime: Essay on Philosophy (Tng Nho- Triết hc kho lun) (Tran Trong Kim wrote a preface in 1945)”.

 

What are your comments about professor’s masterpiece Chinese Philosophy under Song Regime?

 

Pro. Nguyen Khue: “This book is a highly-assessed research works in academic idea with voluminous reference bibliography, including 2 national literature books, 63 Chinese literature books and 13 French literature books. It requests a writer must have profound knowledge about Confucianism in generally and Chinese Philosophy under Song Regime in particularly. It is not an advantageous task at all, exactly; it must be full of challenges for any sinologist. Otherwise, the number of only 2 national literature books shows that at that time (and even this time) Chinese Philosophy under Song Regime is one of the scarce books of the same sorts in Vietnamese book collection.

It should be added that Tran Trong Kim is a well-known scholar who compiled many valuable research works, one of which is Confucianism. According to my limit of knowledge, I have not found any preface from this Tran scholar in any books. He wrote the preface in Chinese Philosophy under Song Regime of a 25 year–old young man, which means that he recognized its worth”.

 

Besides the work above, would you please mention to his other noteworthy works?

 

Pro. Nguyen Khue: “After writing Chinese Philosophy under Song Regime, he was continued writing about 20 works in many categories, such as: compilation: Vietnamese Lexical Orthography (Vit ng chính t t vng), To Understand the Books of Changes (Tìm hiu Kinh Dch), Our National Appellations from Annam to Dainam (Quc hiu nưc ta t An Nam đến Đi Nam), Bibliographical notes on Nguyen Du (1765-1965) (Thư mc v Nguyn Du (1765- 1820))…, translation: Chronologic Table of Imperial Viet (Hoàng Vit Giáp Tý niên biu), Hong Duc map (Hng Đc bn đ), Imperially ordered annotated text completely reflecting the history of Viet (Khâm đnh Vit s thông giám cương mc), Repertory of the Administrative regulations in the Kingdom of An Nam (Khâm đnh Đi Nam hi đin s l), transcription and note some Nôm works: A piece of Nam music (Nam cm khúc) of Prince Tuy Ly, Recollection of the Past Poems (Hoài c ngâm) of Prince Tuong An, One-hundred beloved (Trăm thương) of Prince Tuong An). Besides, he has many articles published in Culture Monthly, Archaeologist Journal, Dong Nai literary magazine.

 

Pro. Nguyen Tri Tai: “Professor Buu Cam’s works have great worth not only in academy at that time but also in history. He was a specialist of Institute of Archaeology so his research works are meticulous as the style of the one working in archaeology.”

A respectable and exemplary professor

 

Would you please tell me something about his teaching career?

 

Pro. Nguyen Khue: “From 1950 to 1953, he taught in Quoc hoc High school, Hue. Since 1958, he was invited to teach Vietnam History, Vietnamese Linguistic, Vietnamese – ancient Chinese Literature, Chinese Literature, Oriental Philosophy in School of Letters, Saigon University.  In 1970, when Professor Nghiem Toan left, he was appointed to Chairman of Ancient Chinese Department. Thanks to his great dedication in researching and teaching, in 1969, he was conferred Lecturing Professor, in 1972, he was promoted to Official Professor. He supervised for many MA. and PhD. Dissertations, as well as, was the head examiner or member of academic staff  who evaluated the graduate essays about  National language literature, Vietnamese-Sino literature, Chinese literature, History, Oriental Philosophy. In 1972, School of Letters started doctoral program, he continued teaching then, also was the Head examiner of Doctoral Candidacy Examination in Ancient Chinese. He was also invited to the international conference about Chinese studies in Taiwan, appointed to join Deputation of Exchanges with Center of Research on Southeast Asian Culture in Japan and he was the member of East-West Cultural Value Determination Committee (UNESCO).

When I studied bachelor of Vietnamese – ancient Chinese, there are just two Official Professor, Professor Nghiem Toan (Dean) and Professor Buu Cam, in ancient Chinese Department, the others: Mr. Tham Quynh, Mr. Bui Luong… are visiting lecturers. All of them were descended from either ancient Chinese or both West-influenced and Sino academy, so they have their own specific pedantry style.”

 

Is it right that Professor Buu Cam sponsored your MA thesis and your PhD dissertation?

 

Pro. Nguyen Khue: “At our time, to attend MA or PhD program, entrance examination is not necessary but graduate students must be qualified some academic conditions as well as be supervised by a professor. So, like Professor Nghiem Toan, he was serious in MA and PhD supervision. During my BA period, I had never visited his house (the same with the other teachers). However, under his supervision, I met him so often that I could ask for his consultancy and submit my finished parts and chapters in my MA, then, PhD dissertation. Every time, he warmly welcomed me, guided, suggested and corrected my errors thoughtfully (he was always carefully in reading and following deadlines). He also introduced me reference documents related, even borrow us those which could not be found in many libraries. Many generations of students respect him for his profound knowledge, dedicated teaching career and love for students.”

 

It is said that your MA thesis was also under Professor Buu Cam’s supervision. What are your opinions about your professor?

 

Pro. Nguyen Tri Tai: “Actually, I had not personal interview with Professor Buu Cam as usually as Mr. Nguyen Khue did, because I was in a different department. I was in Oriental Philosophy Department where Professor Nguyen Dang Thuc and Professor Nguyen Khac Hoach were the Dean respectively. At that time, Professor Buu Cam was in Ancient Chinese Department, so was Mr. Nguyen Khue, thus, he knew about Professor Buu Cam much more than I did. Before Mr. Nguyen Dang Thuc left his Dean, he introduced me to Professor Buu Cam so that my MA thesis “Mèng Zĩ philosophy” could be sponsored. After discussing, he advised me to correct my thesis to “Mèng Zĩ ethics” (Đo đc hc Mnh T) with 2 parts: moral and virtue. In my opinion, it was an exact and subtle idea. People said that Professor Buu Cam, who was a specialist in the Institute of Archaeology, is like Lao Tzu, who was the bookkeeper in library of Zhōu Dynasty. This comparison implies his erudite knowledge as well as his pure and upright life.”

 

A pure and upright professor

In spite of his royal descent, Professor Buu Cam has an elevated and austere lifestyle. He is living in a small house located at the end of a narrow alley, near Pham Van Hai market, next to peaceful Hai Quang pagoda. The iron door leads you to a cloister which is little enough to put some bonsais. The lifestyle of a professor – a scholar in his glorious top is as pure and upright as that of a Confucian who led his life to recluse. This is the daily life of Professor Buu Cam, the one who has devoted his life to research, to teach and has warmly treated to every student.

 

Being one of his closest students, please share your impression on Professor Buu Cam’s life?

 

Pro. Nguyen Khue: “Since he had taught me until 1973, in my remember, Professor and his family were living in a small rent house located in a narrow blind alley on Dang Dung street, Tan Dinh area, district 1. Even rainy or sunny day, he went to school and back home on foot. I was familiar with him always wearing white shirt and necktie or a suit, only did he attend MA Academic Judgment. There was another Professor who both taught in School of Letters and lived in Dang Dung Street, not far from Professor Cam’s house, went to school everyday in a luxurious car. The big contrast shows Professor Buu Cam’s pure and upright lifestyle.

In 1973, he bought a house, more spacious than the old one, in Mai Ngoc Khue Street (now called Nguyen Thanh Tuyen street), Tan Binh District, which is too far for him to walk to school. Therefore, he had his sons or motormen take him to school by motorbikes instead. Anyway, Professor likes this house a lot because of the small garden just enough for him to plant a cluster of bamboo, put an apricot and hung some orchids.

 

In your State of mind of Prince Tuong An by his poetry (Tâm trng Tương An Qun vương qua thi ca ca ông), I read the note at the end of Professor Buu Cam’s Preface: “Written at Three-No House in Tan-Dinh”. “Three-No” may be Professor Cam’s residence, what does “Three-No” mean?

 

Mr. Nguyen Khue: “It is true that he called the place where he read and composed in Tan Dinh “Three-No House” and usually noted at the end of every preface that “Written at Three-No House”. When Professor wrote commentary on my State of mind of Prince Tuong An by his poetry”, he also noted (I cited exactly the capital letters and hyphens):

Written at Three-No House at Tan-dinh,

Saigon-city, Mid-Autumn, Gengxu (1970)

Professor is known as Three-No Anchorite (三不居士). “Three-No” is the abbreviation of “Wealth cannot make one become lustful, poverty cannot make one change his integrity, power cannot make one yield”. As can be seen, it is his way to protect righteousness.”

 

Now, Professor is living in “Natural Fragrance House” (Dã phương trai) which implies a secluded and decent life.

 

Mr. Nguyen Khue: “In 2000, Professor again moved to a new house which was named “Natural Fragrance House”, located at the end of a blind alley and not far from the old one in Mai Ngoc Khue Street. His old-aged life was described by his poem ( in Tang’s Poem style) he sent me:

 

DÃ PHƯƠNG TRAI                  

Nhà tôi ch có sách và hoa,            

Mt chiếc đàn tranh, mt m trà.     

Khóm trúc, cành mai đùa gió sm;

Hiên trăng, gác mng đón hương xa.      

Ong vn giu cúc tình chan cha,  

Bưm lưn thm lan ý đm đà.                 

Trưc ca chim tri cao ging hót,

Ngoài song tiếng dế cũng ngâm nga.      

 

Meaning:

 

NATURAL FRAGRANCE HOUSE

There are just books and flowers in my house

One sixteen-chord zither, one teapot

A cluster of bamboo, a twig of ochna playing in morning wind

Moon terrace, dream house welcoming distant fragrance

Bees fly around daisy pots with full of love

Butterflies hover corridor of orchids meaningfully

In front of the door free birds pleasantly sing

Out of the window the sounds of crickets hum

 

Whoever has visited Professor at Natural Fragrance House might see all ochna, orchid, daisy, bamboo at the first step to the small garden (which is even smaller than the one on Mai Ngoc Khue Street). Inside the house, there are a horizontal lacquered board engraved with three silver-plated Chinese characters野芳齋 (Natural Fragrance House), a pair of conch-inlaid wood panels, some Chinese pictures, a 16-chord zither, some antiquities around the living room, and some big book shelves. With his peacefulness and confidence, it seems that Professor have no concern about life. But that is just the outlook. Through some conversations with Professor and the poem composed at the age of his 80, his last poem in order to stop writing, we can recognize there are many inmost feelings in his mind. 

 

MNG TH TÁM MƯƠI TUI            

Con cháu đông vui hp mt nhà,                    

Tám mươi tui th hãy mng ta.

Thương ngưi bn bin, tri không ph;

Mê sách ngàn pho, thánh chng xa.

Mong thy thiên đưng thay đa ngc,

Mun nghe nhân nghĩa đnh sơn hà.

Hoàn thành ưc nguyn, lòng thanh thn,

Thưng uyn phương quỳnh chm n hoa.

 

Meaning:

 

CONGRATULATION THE 80TH BIRTHDAY

Crowded children and grand-children gather in one house

To congratulate my 80th birthday

Compassionating four-sea-drifted human, God have not been thankless

Adoring thousands of books, I am not far from deities

Hope for Heaven will replace Hell

Wish for charity and justice will strengthen country

When these are accomplished, my soul will become tranquil

In Royal Park, an orchid cactus has just begun blossoming

 

It is said that Professor’s lifestyle is the harmonious combination between “Three-No” uprightness of a Confucian scholar and refine-mannered personality of a royal descendant.”

 

Caution and meticulosity in style of research and a wide variety of topics

Many valuable writings on Chinese culture are the result of his days in the Institute of Archaeology as a specialist. He could have been one of first among Vietnamese researchers specializing in Chinese pottery. In his writings, he presented porcelains of Sung Dynasty in two facets: feature, jewelry. Especially, he emphasized on places famous for porcelain in Sung time, basing on which he stated Sung Dynasty marked a golden age of Chinese porcelain industry.

In 1959, he had a series of articles which researched into many issues about authors, texts, contents and forms in Book of Poetry (Shih Ching). Then, he wrote about the origins of Chinese literature. After analyzing many documents both genuine and fake, he came to a conclusion that all works in prose of pre-Zhou dynasty’s time were all fakes, and those in poetry were unreliable, too. Exceptionally, prophetic sayings on tortoise shell and bronze inscriptions had reliable evidences. He also studied the poetry schools in Tang Dynasty, neo-poetry of late Qing age and later, all of which were valuable for reference at that time.

Assessing his scientific studies, we realize that all his writings, research articles and works which were carried out seriously, carefully, meticulously, clearly as a result of process of analyzing numerous exact sources provide the reader with useful, plentiful and reliable knowledge.

His research works, though most of which comment China-related issues, are full of highly national. For him, studying China is considered as means to study the Vietnamese history, culture and literature. Many of his articles came from this purpose, such as a series of those studying the national culture in some fields, like: culture, literature of Ly-Tran dynasties, our national appellations, the origin of Nôm, the Vietnamese educational systems throughout dynasties, national appellations Đi Nam and Vit Nam… especially, those about national Nom.

Studying Book of Poetry of China is to compare it with Culture Improvement, the one which is considered as “Book of Poetry” in Vietnam; studying Book of Poetry and Books of Changes are to confirm that the origin of six eight verse is ours; introducing A piece of Nam music (Nam cm khúc) by Prince Tuy Ly is to prove and clarify some of history-related materials in Vietnam.

The path which Professor Buu Cam experienced is also the one his successors, especially his Sino-Nom students, will follow. Researching on China is not only to understand the history and culture of a country that has had great influences on ours, but also to mutually exchange cultures as well as to better understand our history and culture.

We would like to express our thanks you to Pro. Nguyen Khue, Pro. Nguyen Tri Tai and professor Buu Cam‘s family for spending time in the interview and providing us valuable materials so that this article can be done well.

 

                                       Interviewers:     Le Quang Truong, MA

                                                                   Le Thuy Tuong Vy, MA

           


GIÁO SƯ BỬU CẦM, NHÀ GIÁO,

NHÀ NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

 

THÔNG TIN CÁ NHÂN

BỬU CẦM, tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Cầm.

Sinh ngày 14-8-1920 tại Vỹ Dạ, Huế. Con đầu lòng của thi sĩ Ưng Oanh và nữ sĩ Trịnh Thị Tố. Dòng dõi của Tuy Lý vương Miên Trinh (cháu gọi Tuy Lý vương bằng cố).

Thuở nhỏ vì sức khoẻ kém, từ năm 10 tuổi đến năm 20 tuổi, đau ốm liên miên, nên học với gia đình và tự học nhiều hơn học tại trường. Năm 12 tuổi đã viết văn và làm thơ. Năm ngoài 20 tuổi chủ biên Tinh hoa văn tập và tập san Gió lên xuất bản tại Huế.

Vì những hoạt động văn hoá nên được mời giảng dạy môn Việt văn cấp ba tại trường Quốc học, Huế (1950)

Năm 1956, đổi vào Sài Gòn, phụ trách Phòng Sưu tầm và khảo cứu Viện Khảo cổ.

Năm 1958 được mời giảng dạy môn Hán Nôm và các môn Lịch sử Việt Nam, Ngữ học Việt Nam, Triết học Đông phương tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Năm 1969 được phong Giáo sư diễn giảng.

Năm 1972 được thăng Giáo sư thực thụ Viện Đại học Sài Gòn. Đã bảo trợ cho nhiều nghiên cứu sinh soạn luận án tiến sĩ và cao học.

Trong thời gian này, được bộ Giáo dục cử đi dự Hội nghị quốc tế về Trung Quốc học (Hán học) ở nước ngoài. Đồng thời được cử tham gia Uỷ ban Hỗ tương thẩm định giá trị văn hoá Đông Tây của UNESCO và Phái đoàn giao dịch với Trung tâm nghiên cứu văn hoá Đông Nam Á tại Nhật Bản.

Trước tác:

Đã xuất bản:

1.     Bửu Cầm, Hồng đức bản đồ, Nxb Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1962.

2.     Bửu Cầm (chú thích) Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển đầu, Nxb Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1960.

3.     Bửu Cầm (chú thích) Hoàng Việt giáp tý niên biểu, Nxb Bộ quốc gia Giáo dục, Sài Gòn, 1963.

4.     Bửu Cầm (chú thích), Bang giao trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1968.

5.     Bửu Cầm (hiệu đính), Khâm định Việt sử thông giám cương mục tiền biên, quyển 2, Nxb Bộ quốc gia giáo dục, 1965.

6.     Bửu Cầm (hiệu đính), Nhu viễn trong Khâm định Đại Nam hội sự điển lệ, quyển 132- 133, Nxb Bộ văn hóa giáo dục, 1965.

7.     Bửu Cầm (hiệu đính), Nhu viễn trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 134- 135- 136, Nxb Bộ văn hóa giáo dục, 1966.

8.     Bửu Cầm, Tìm hiểu Kinh Dịch, tập 1, Nxb Nguyễn Đỗ, Tp HCM, 1957.

9.     Bửu Cầm, Tống Nho: Triết học khảo luận, Nxb Đại học tùng thư nhân văn, Huế, 1954.

10. Bửu Cầm và Lê Ngọc Trụ, Thư mục về Nguyễn Du (1765- 1820), Nhân dịp lễ kỉ niệm Đệ nhị bách chu niên sinh nhật đại thi hào Nguyễn Du, Sài Gòn, 1965.

11. Bửu Cầm, Quốc hiệu nước ta từ An Nam đến Đại Nam, Tủ sách sử học, Nxb Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, 1969.

12. Bửu Cầm, Du lịch thái hư, 1948.

13. Bửu Cầm, Việt ngữ chính tả từ vựng, 1949.

14. Bửu Cầm, Hoài cổ ngâm chú thích, 1950.

Chưa xuất bản:

15. Bửu Cầm, Tìm hiểu Kinh Dịch, tập II- Nhân sinh quan, Việt Nam, Dao Lam của nền văn học mới.

16.                        Bửu Cầm, Đông Tây triết học khảo luận

17. Bửu Cầm, Đông tây văn hóa tỷ giảo.

18.                        Bửu Cầm, Trung Quốc triết học sử.

19. Bửu Cầm, Trung Quốc tân văn nghệ lược luận.

20.                        Bửu Cầm, Trung quốc văn học sử

21. Bửu Cầm, Tập thơ Hồn vũ trụ.

 

BÀI PHỎNG VẤN

Chúng tôi đến nhà giáo sư Bửu Cầm trong dịp cuối năm Mậu tý chuẩn bị bước sang năm Kỷ sửu. Để gặp được thầy là cả một chặng đường gian nan. Từ lúc thầy về hưu sớm đến nay, thầy bế môn tạ khách, nên hầu như chẳng ai có thể đến gặp thầy, ngoại trừ những học trò và những người thân thuộc. Thầy Nguyễn Khuê, trước đây là học trò của thầy, lại là đồng nghiệp của thầy trong ban Việt Hán của trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, có lẽ là người năng lui tới thăm hỏi và là một trong những số ít người được thầy tiếp đón. Vì vậy, muốn gặp được giáo sư để viết bài này, tôi cũng khá chật vật. May nhờ có sự giới thiệu của thầy Nguyễn Khuê, và thầy còn chịu khó đi cùng tôi đến giáo sư Bửu Cầm, tôi mới có dịp diện kiến giáo sư Bửu Cầm.

Năm nay thầy đã 90 tuổi, tuy có phần mệt mỏi, nhưng nhìn thầy và qua cách thầy nói chuyện, tôi thấy thầy vẫn còn tinh anh minh mẫn lắm. Thầy còn xin lỗi chúng tôi vì không thể tiếp ở ngoài phòng khách được, mà phải ở phòng ngủ. Nhưng chỉ nói chuyện được một lát, thì thầy xin được nằm và một lát thì thiếp đi.

Biết rằng sẽ gặp khó khăn trong việc phỏng vấn viết bài về thầy, chúng tôi đành viết khái thuật thông qua những tài liệu mà gia đình cung cấp cùng những ký ức, những nhận định về thầy qua các học trò của thầy và qua những người thân, đặc biệt là những người thân cận với thầy như thầy Nguyễn Khuê, và gia đình.

*

Một học giả uyên bác

Ai đã từng là học trò của GS Bửu Cầm đều có chung một cảm nhận rằng giáo sư là một học giả, một vị giáo sư uyên bác khả kính. Còn với ông, ông cảm nghĩ gì về giáo sư Bửu Cầm?

Ông Nguyễn Khuê:

“Thầy được học trò và giới nghiên cứu kính trọng về hai phương diện: sự uyên bác và tác phong mô phạm. Thầy không phải là một trí thức khoa bảng, mà là một học giả. Kiến thức uyên bác của Thầy là kết quả của sự tự học. Năm ngoài 20 tuổi, Thầy đã là chủ biên của Tinh hoa văn tập và tập san Gió lên xuất bản tại Huế. Ở tuổi 25, Thầy đã biên soạn cuốn Tống Nho – Triết học khảo luận (Trần Trọng Kim đề tựa năm 1945).

Ông có nhận xét gì về công trình Tống Nho của giáo sư?

Đây là một công trình biên khảo rất có giá trị về mặt tư tưởng học thuật, với tư liệu tham khảo phong phú gồm 2 sách quốc văn, 63 sách Hán văn và 13 sách Pháp văn, đòi hỏi soạn giả phải có học vấn uyên thâm về Nho học nói chung và Tống Nho nói riêng; một công việc không phải dễ dàng, nếu không nói là khó, với bất cứ nhà Hán học nào. Mặt khác, con số vỏn vẹn 2 sách quốc văn tham khảo còn cho thấy thời ấy (và cả bây giờ) Tống Nho là cuốn sách hiếm hoi trong tủ sách tiếng Việt cùng loại.

Cũng nên nói thêm Trần Trọng Kim là một học giả tên tuổi, có nhiều tác phẩm biên khảo rất có giá trị, trong số đó có cuốn Nho giáo. Theo sự đọc sách hạn hẹp của tôi, tôi không thấy học giả họ Trần đề tựa cho một cuốn sách nào khác. Ông đã viết lời tựa cho cuốn Tống Nho của một thanh niên 25 tuổi, có nghĩa là ông nhận thấy cuốn sách ấy có giá trị.

Ngoài công trình ấy, giáo sư còn có những công trình nào đáng chú ý?

Ông Nguyễn Khuê:

Sau Tống Nho, Thầy tiếp tục biên soạn thêm gần 20 công trình gồm nhiều thể loại như biên khảo (Việt ngữ chính tả tự vựng, Tìm hiểu Kinh Dịch, Quốc hiệu nước ta từ An Nam đến Đại Nam, Thư mục về Nguyễn Du…), dịch thuật (Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu, Hồng Đức bản đồ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam hội điển), phiên âm và chú giải các tác phẩm chữ Nôm (Nam cầm khúc của Tuy Lý Vương, Hoài cổ ngâm của Tương An Quận vương, Trăm thương của Tương An Quận vương). Ngoài ra, Thầy còn có nhiều bài viết đăng trên Văn hóa nguyệt san, Khảo cổ tập san, Đồng Nai văn tập.

Ông Nguyễn Tri Tài:

Những công trình của giáo sư Bửu Cầm, không những có giá trị về mặt học thuật trong thời ấy, mà còn có giá trị về mặt lịch sử. Giáo sư trước đây còn là chuyên viên của viện Khảo cổ, nên những công trình chuyên khảo của giáo sư rất tỉ mỉ và công phu như những người làm công tác khảo cổ học vậy.

Vị giáo sư mẫu mực khả kính

Xin ông cho biết một chút về công tác giảng dạy của giáo sư.

Ông Nguyễn Khuê:

Trong khoảng 1950-1953, Thầy dạy trường Quốc học Huế. Từ 1958, Thầy được mời giảng các môn Lịch sử Việt Nam, Ngữ học Việt Nam, Văn chương Việt Hán, Văn chương Trung Hoa, Triết học Đông phương tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Năm 1970, Thầy được cử giữ chức Trưởng ban Hán văn thay cho GS. Nghiêm Toản xin nghỉ. Do những cống hiến lớn lao của Thầy về nghiên cứu cũng như giảng dạy, năm 1969 Thầy được phong Giáo sư diễn giảng, năm 1972 Thầy được thăng Giáo sư đại học thực thụ. Thầy đã bảo trợ cho nhiều đề tài cao học và tiến sĩ, làm chủ khảo hoặc giám khảo trong nhiều hội đồng chấm các tiểu luận cao học về văn chương quốc âm, văn chương Việt Hán, văn chương Trung Hoa, Sử học, Triết học Đông phương. Năm 1972, trường Đại học Văn khoa Sài Gòn bắt đầu mở tiến sĩ, Thầy lại giảng dạy và làm chủ khảo kỳ thi tốt nghiệp năm thứ nhất tiến sĩ chuyên khoa Hán văn. Thầy cũng được mời dự hội nghị quốc tế về Trung Quốc học ở Đài Loan, được cử tham gia Phái đoàn Giao dịch với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á tại Nhật Bản và là thành viên của Ủy ban Hỗ tương Thẩm định Giá trị Văn hóa Đông Tây của UNESCO.

Thời tôi học cử nhân giáo khoa Việt Hán, ban Hán văn chỉ có hai giáo sư cơ hữu là GS. Nghiêm Toản (Trưởng ban) và Thầy, các vị khác như Thẩm Quỳnh, Bùi Lương… đều là giảng viên thỉnh giảng. Các thầy hoặc xuất thân Hán học, hoặc xuất thân Tây học kiêm Hán học, nên vị nào cũng có tác phong mô phạm.

Dường như ông được giáo sư bảo trợ làm luận văn cao học và luận án tiến sĩ?

Ông Nguyễn Khuê:

“Thời bấy giờ, ghi danh học cao học và tiến sĩ không phải qua kỳ thi, chỉ cần hội đủ điều kiện qui định cho mỗi bậc học và phải được một giáo sư nhận bảo trợ. Vì thế, cũng như GS. Nghiêm Toản, Thầy rất chặt chẽ trong việc nhận bảo trợ đề tài cao học và tiến sĩ. Trong thời gian học cử nhân, tôi chưa một lần  đến nhà Thầy (đối với các thầy khác cũng thế). Nhưng từ khi làm cao học, rồi tiến sĩ với sự bảo trợ của Thầy, thì tôi thường đến gặp Thầy để hỏi ý kiến, để xin Thầy đọc những chương, những phần trong luận án mà tôi đã viết xong. Lần nào Thầy cũng vui vẻ tiếp, ân cần hướng dẫn, góp thêm ý kiến, sửa chữa những chỗ sai lầm trong bản thảo (Thầy đọc kỹ và trả lại đúng hẹn), chỉ cho những sách liên quan đến đề tài cần phải đọc thêm, thậm chí còn cho mượn những tài liệu tham khảo mà tôi không tìm được ở các thư viện. Bởi học thức uyên bác, sự tận tâm giảng dạy và lòng thương yêu sinh viên mà Thầy được nhiều thế hệ học trò kính mến.”

Được biết thầy Nguyễn Tri Tài cũng là người làm luận văn cao học dưới sự bảo trợ của giáo sư Bửu Cầm, ông có nhận xét gì về giáo sư?

Ông Nguyễn Tri Tài:

Thật ra, tôi không có dịp gần gũi giáo sư nhiều như ông Nguyễn Khuê, vì tôi ở khác ban. Tôi thì ở ban Triết học Đông phương lúc bấy giờ do giáo sư Nguyễn Đăng Thục làm trưởng ban, sau đó là giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, còn giáo sư Bửu Cầm ở ban Hán văn, ông Nguyễn Khuê cũng ở trong ban này nên hiểu rõ về giáo sư hơn tôi. Nhưng lúc bấy giờ, vì giáo sư Nguyễn Đăng Thục thôi giữ chức trưởng ban nên tôi được giáo sư Thục giới thiệu sang giáo sư Bửu Cầm, nhờ giáo sư bảo trợ cho đề tài luận văn cao học Triết học Mạnh Tử của tôi. Nhưng qua trao đổi, giáo sư đề nghị tôi đổi tên là Đạo đức học Mạnh Tử với hai mảng đạo và đức. Tôi nghĩ đó là một ý kiến hay và thâm thuý. Có người ví chuyện giáo sư Bửu Cầm khi làm chuyên viên ở viện Khảo cổ như Lão Tử làm người coi sách ở thư viện nhà Chu, từ đó cho thấy kiến thức uyên thâm và lối sống thanh bạch của giáo sư.

Một nhà giáo thanh bạch

Là dòng dõi hoàng tộc, nhưng giáo sư Bửu Cầm sống một cuộc sống hết sức thanh cao và giản dị. Căn nhà giáo sư ở hiện nay nằm cuối một con hẻm nhỏ gần chợ Phạm Văn Hai, bên cạnh ngôi chùa Hải Quang yên tĩnh, cánh cửa sắt mở ra dẫn vào một cái hiên vừa đủ để vài chậu cây kiểng. Cuộc sống của một giáo sư, một học giả lúc được hiển vinh nhất nhưng vẫn thanh bạch như một nhà Nho khi lui về ở ẩn, đó là cuộc sống thường nhật của giáo sư Bửu Cầm, người tận tuỵ với nghiên cứu, giảng dạy, nhiệt tình với mọi học trò.

 

Xin ông cho biết, cuộc sống của GS Bửu Cầm trong cảm nhận của ông, với tư cách là học trò thân thuộc nhất của GS.

“Từ khi tôi bắt đầu học với Thầy cho đến năm 1973, nếu tôi nhớ không lầm, Thầy và gia đình sống trong một căn nhà thuê nhỏ hẹp trong một con hẻm cụt cũng nhỏ hẹp trên đường Đặng Dung ở vùng Tân Định quận l. Những ngày có giờ dạy, mưa cũng như nắng, Thầy đi bộ từ nhà đến trường, rồi lại đi bộ từ trường về nhà. Lúc nào tôi cũng thấy Thầy mặc áo sơ-mi trắng, thắt cà-vạt, chỉ khi tham gia hội đồng chấm bảo vệ cao học thì Thầy mới mặc com-lê. Nếu chúng ta biết rằng có một giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn khác, cũng ở đường Đặng Dung, cách nhà Thầy không xa, đi đến trường trong một chiếc xe hơi sang trọng, thì mới thấy được sự thanh bạch của Thầy.

Năm 1973, Thầy mua được một căn nhà ở đường Mai Ngọc Khuê (nay là đường Nguyễn Thanh Tuyền) quận Tân Bình, rộng rãi hơn căn nhà ở Tân Định, nhưng lại quá xa trường. Mỗi khi có giờ dạy, Thầy không thể đi bộ đến trường như trước kia, mà phải nhờ các anh con Thầy đưa đón bằng xe gắn máy hoặc đi xe ôm. Tuy nhiên, Thầy thích căn nhà này vì có một khoảnh sân nhỏ vừa đủ cho Thầy trồng một khóm trúc, để một chậu mai và treo vài chậu phong lan.”

 

Xem cuốn “Tâm trạng Tương An Quận vương qua thi ca của ông” của ông, tôi thấy giáo sư Bửu Cầm đề tựa, phía cuối bài có ghi “Viết tại Hiên Tam-bất ở Tân-định”, hiên “Tam bất” chắc là nơi ở của giáo sư, nhưng “Tam bất” có nghĩa là gì ạ?

“Đúng vậy, Thầy gọi nơi đọc sách và trứ tác của Thầy ở Tân Định là “hiên Tam bất” và thường ghi bên dưới các bài tựa là “Viết tại Hiên Tam bất…” Như khi đề tựa cuốn Tâm trạng Tương An Quận vương qua thi ca của ông, Thầy ghi (tôi giữ đúng cách viết hoa và gạch nối của Thầy):

                                 Viết tại Hiên Tam-bất ở Tân-định,

                     Sài-thành, tiết Trung-thu năm Canh-tuất (1970)

 “Thầy có hiệu là Tam bất cư sĩ 三不居士.“Tam bất” là nói rút gọn câu “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (Sự giàu sang không thể làm cho trở nên dâm dật, sự nghèo hèn không thể làm thay đổi tiết tháo, uy quyền vũ lực không thể khuất phục.) Qua đó, có thể thấy cách lập đức của Thầy”.

 

Dã phương trai, là nơi giáo sư ở hiện nay, dường như cái tên ấy cũng có ngụ ý cuộc sống ẩn dật, thanh tao?

Ông Nguyễn Khuê:

Năm 2000, Thầy lại dời chỗ ở đến cuối một con hẻm cụt cạnh chùa Hải Quang, gần chợ Phạm Văn Hai quận Tân Bình, cách căn nhà cũ ở đường Mai Ngọc Khuê không xa. Thầy đặt tên căn nhà mới này là Dã Phương Trai. Cuộc sống vãn niên của Thầy được thi vị hóa qua bài thơ Thầy gửi tặng tôi:

DÃ PHƯƠNG TRAI

Nhà tôi chỉ có sách và hoa,

Một chiếc đàn tranh, một ấm trà.

Khóm trúc, cành mai đùa gió sớm;

Hiên trăng, gác mộng đón hương xa.

Ong vờn giậu cúc tình chan chứa,

Bướm lượn thềm lan ý đậm đà.

Trước cửa chim trời cao giọng hót,

Ngoài song tiếng dế cũng ngâm nga.

Nếu ai từng đến thăm Thầy ở Dã Phương Trai, vừa bước vào cái sân nhỏ (còn nhỏ hơn cái sân ở căn nhà đường Mai Ngọc Khuê) thì thấy có đủ mai, lan, cúc, trúc. Trong nhà treo một bức hoành phi chạm ba chữ Hán 野芳齋 (Dã Phương Trai) thếp nhũ kim, một câu đối khảm xa-cừ, vài bức tranh Tàu, một cây đàn tranh; gần chỗ tiếp khách trưng bày mấy món đồ cổ, bên trong là vài tủ sách lớn. Với phong thái nhàn nhã tự tại, dường như Thầy không còn bận lòng về việc đời. Nhưng đó chỉ là bề ngoài thôi. Qua những lần đàm đạo với Thầy cũng như qua bài thơ làm ở tuổi 80, mà theo Thầy nói thì sau bài này Thầy gác bút, người ta thấy Thầy vẫn còn nhiều trăn trở:

MỪNG THỌ TÁM MƯƠI TUỔI

Con cháu đông vui họp một nhà,

Tám mươi tuổi thọ hãy mừng ta.

Thương người bốn biển, trời không phụ;

Mê sách ngàn pho, thánh chẳng xa.

Mong thấy thiên đường thay địa ngục,

Muốn nghe nhân nghĩa định sơn hà.

Hoàn thành ước nguyện, lòng thanh thản,

Thượng uyển phương quỳnh chớm nở hoa.

Có thể nói con người của Thầy là sự kết hợp hài hòa giữa khí tiết “tam bất” của một nhà nho quân tử và cốt cách phong lưu của một người thuộc dòng dõi hoàng tộc.

 

Phong cách nghiên cứu khoa học cẩn trọng, tỉ mỉ với mảng đề tài rộng

Kết quả của những tháng ngày làm chuyên viên ở Viện Khảo cổ là những bài viết khảo về văn hoá Trung Quốc rất có giá trị. Có lẽ ông là một trong những người khảo về đồ gốm Trung Quốc khá sớm trong giới nghiên cứu Việt Nam. Trong bài viết của mình, ông đã giới thiệu về đồ sứ đời Tống trên các phương diện sắc thái, trang sức, đặc biệt tác giả đề cập nhiều đến các lò làm sứ nổi tiếng đời Tống, qua đó nhận định đồ sứ đời Tống đã đánh dấu một thời kỳ cực thịnh của kỹ nghệ từ khí ở Trung Quốc.

Năm 1959, ông viết loạt bài nghiên cứu về Kinh Thi, tìm hiểu những vấn đề về tác giả, văn bản, nội dung, văn chương Kinh Thi. Tiếp đó, ông có bài viết về nguồn gốc văn học Trung Quốc, sau khi phân tích những tài liệu thật và giả về nguồn gốc văn học Trung Quốc đã kết luận rằng: những tác phẩm bằng văn xuôi tương truyền có trước đời Chu đều là ngụy tác, những thi ca tương truyền có trước đời Chu cũng đáng ngờ. Chỉ có bốc từ và kim văn là những chứng cứ vững chắc. Giáo sư còn nghiên cứu cả về các thi phái thời Đường, thơ mới của Trung Quốc thời cuối Thanh và sau này, tất cả những bài viết đều rất có giá trị tham khảo thời bấy giờ.

Khảo sát những công trình nghiên cứu khoa học của giáo sư, chúng tôi nhận thấy, tất cả những bài viết, bài nghiên cứu, công trình nghiên cứu đều được thực hiện công phu nghiêm túc, cẩn trọng tỉ mỉ, rõ ràng rành mạch, khảo chứng bằng nhiều cứ liệu xác đáng, cung cấp cho người đọc những kiến thức bổ ích, phong phú, tin cậy.

Những bài nghiên cứu của giáo sư, dù khảo biện những vấn đề liên quan đến Trung Quốc, cũng đều mang tính dân tộc cao. Nghiên cứu Trung Quốc, với giáo sư cũng là một phương tiện để đi vào nghiên cứu lịch sử văn hoá văn học Việt Nam. Nhiều bài viết của giáo sư rõ ràng xuất phát từ chủ ý này, như loạt bài nghiên cứu về văn hóa dân tộc trên các bình diện về văn hóa, văn học như Văn hoá Lý- Trần, quốc hiệu nước ta, Nguồn gốc chữ Nôm, về học chế ở Việt Nam qua các triều đại, quốc hiệu Đại Nam và Việt Nam… đặc biệt là các bài viết giới thiệu tác phẩm chữ Nôm dân tộc.

Nghiên cứu về Kinh Thi Trung Quốc, là để so sánh với một tác phẩm Văn hoá quang phong – một tác phẩm được đánh giá như Kinh Thi của Việt Nam; nghiên cứu Kinh Thi, Kinh Dịch là để khẳng định nguồn gốc thơ lục bát là của ta; giới thiệu Nam cầm khúc của Tuy Lý Vương là để so sánh với Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị Trung Quốc; nghiên cứu lịch sử Trung Quốc là để chứng minh và làm rõ những vấn đề thuộc về sử liệu ở nước ta...

Con đường mà giáo sư Bửu Cầm đã đi, đến nay những nhà nghiên cứu Hán Nôm lớp sau, đặc biệt là những học trò của giáo sư vẫn kế thừa tiếp tục. Tìm hiểu, nghiên cứu Trung Quốc, vừa là để hiểu lịch sử văn hoá của một đất nước có ảnh hưởng nhiều đến nước ta, cũng vừa là một kiểu giao lưu văn hoá, đồng thời cũng là một phương thức để hiểu hơn về lịch sử, văn hoá nước ta.

Xin cảm ơn ông Nguyễn Khuê, ông Nguyễn Tri Tài, cùng gia đình giáo sư Bửu Cầm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn đồng thời đã cung cấp những tư liệu quý báu để người viết thực hiện bài viết này.

 

                                          Người phỏng vấn:  ThS.Lê Quang Trường

 

 

 

 

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

63665942
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
9660
17595
63665942

Thành viên trực tuyến

Đang có 770 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website