Thần thoại và văn học

20170821. Myth

Văn học và văn hoá tâm linh thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có mối quan hệ giữa thần thoại và văn học. Mối quan hệ giữa thần thoại và văn học cũng được xem là một mối quan hệ khá phức tạp bởi sự tranh luận: Liệu rằng thần thoại có phải là văn học? của các học giả phương Tây. Bài viết dưới đây là một chương ngắn trong tác phẩm Thần thoại: Một đề dẫn ngắn của Robert Alan Segal, tập trung vào việc giải thích nguồn gốc thần thoại của văn học, tính “truyện” của thần thoại và các mẫu thần thoại. Đặc biệt, người viết đã đưa ra một mô hình phân tích thần thoại anh hùng gồm 22 điểm của Lord Ragan để xem xét một số nhân vật anh hùng trong thần thoại.

*****

Mối quan hệ giữa thần thoại và văn học đã được thể hiện trong nhiều hình thức khác nhau. Hình thức rõ ràng nhất là việc sử dụng thần thoại trong các tác phẩm văn học. Một đề tài phổ biến trong tiến trình văn học là lần theo dấu vết của các nhân vật cổ đại, các sự kiện, và chủ đề trong văn học phương Tây sau đó - bắt đầu từ các học giả Cơ đốc trước thế kỷ thứ VIII, những người sử dụng thần thoại cổ đại ngay cả khi đang chiến tranh với ngoại giáo, và tiếp đến là Petrarch, Boccacio, Dante, Chaucer, Spenser, Shakespeare, Milton, Goethe, Byron, Keats và Shelley, và sau đó là Joyce, Eliot, Gide, Cocteau, Anouilh, và Eugene O'Neill.

Điều này cũng thường được thực hiện trong những thần thoại Kinh Thánh. Cả hai nhóm  thần thoại lần lượt được đọc theo nghĩa đen, được đọc một cách tượng trưng, được sắp xếp lại, và được tái tạo hoàn toàn. Và chúng được tìm thấy trong tất cả các loại hình nghệ thuật, bao gồm cả âm nhạc và phim ảnh.

Freud sử dụng nhân vật Oedipus và Electra để đặt tên cho hầu hết những nỗ lực cơ bản của con người, và ông đã lấy nhân vật Narcissus từ những chuyên gia tâm thần học để đặt tên cho sự tự ái.

Sự phổ biến của thần thoại cổ đại, hay ngoại giáo còn là một chiến tích hơn hẳn sự phổ biến của thần thoại Kinh Thánh, vì thần thoại cổ đại đã tồn tại sau sự sụp đổ của tôn giáo mà hai ngàn năm trước đây, nó vốn là một phần của tôn giáo đó. Ngược lại, thần thoại Kinh Thánh đã được duy trì bởi sự hiện diện gần như chắc chắn của tôn giáo mà nó vẫn còn là một phần của tôn giáo đó. Thật vậy, thần thoại cổ đại đã được bảo tồn bằng văn hoá gắn liền với tôn giáo đã tiêu diệt tôn giáo cổ đại. Cho đến gần đây, thuật ngữ “ngoại giáo” đã mang một ý nghĩa tiêu cực. Thần thoại cổ đại đã tồn tại ở phần tôn giáo còn lại của nó không phải là một thay đổi hoàn toàn đầy mỉa mai theo quan điểm của Tylor về số phận của cả hai, mặc dù Tylor đề cập đến sự tồn tại của Kitô giáo, chứ không phải của ngoại giáo, và sự tồn tại của Kitô giáo khi đối mặt với khoa học hiện đại, chứ không phải của một tôn giáo đối thủ.

Nguồn gốc thần thoại của văn học

Một hình thức khác về mối quan hệ giữa thần thoại và văn học đã được ghi chép trong chương trước là nguồn gốc của văn học từ thần thoại - một cách tiếp cận tiên phong bởi Jane Harrison và những người cùng ủng hộ chủ nghĩa nghệ thuật cổ điển với bà là Gilbert Murray và FM Cornford. Chúng ta hãy lấy một số ví dụ về cách tiếp cận này.

Trong tác phẩm Từ nghi lễ đến văn học hư cấu nhà trung cổ học người Anh Jessie Weston (1850-1928) áp dụng phiên bản của người theo nghi lễ thần thoại thứ hai của Frazer cho huyền thoại Grail. Theo Frazer, bà cho rằng vì những người cổ đại và những người nguyên thủy giống như tình trạng màu mỡ của đất đai, cần khả năng sinh sản của nhà vua, người hiện thân là vị thần cỏ cây. Nhưng theo Frazer nghi lễ then chốt là sự thay thế một vị vua ốm yếu, thì theo Weston, mục tiêu của cuộc tìm kiếm Grail là trẻ hoá nhà vua. Ngoài ra, Weston đã thêm một nhân tố linh thiêng, siêu phàm hơn cả Frazer. Mục đích của việc tìm kiếm hoá ra là một sự hợp nhất thần bí với thần và chứ không chỉ là thức ăn từ thần. Đó là nhân tố linh thiêng của huyền thoại đã truyền cảm hứng cho T.S Eliot sử dụng Weston trong Miền đất hoang. Weston không bỏ đi huyền thoại Grail từ thần thoại và nghi lễ nguyên thủy mà chỉ đơn thuần truy tìm các huyền thoại trở về từ thần thoại và nghi lễ nguyên thủy. Chính huyền thoại là văn học, chứ không phải thần thoại. Bởi vì kịch bản của người theo nghi lễ thần thoại thứ hai của Frazer không phải là về đạo luật của bất kỳ thần thoại nào của thần cỏ cây mà là điều kiện của nhà vua đang trị vì, thần thoại khiến cho huyền thoại không phải là cuộc đời của một vị thần như Adonis mà cuộc đời của chính nhà vua Grail.

Trong Ý tưởng của một nhà hát Francis Fergusson (1904-1986), một phê bình sân khấu người Mỹ đáng kính, áp dụng phiên bản của người theo nghi lễ thần thoại thứ hai của Frazer cho toàn bộ thể loại bi kịch. Ông lập luận rằng những câu chuyện về nỗi đau và cứu chuộc của người anh hùng bi kịch xuất phát từ  kịch bản của Frazer về việc giết chết và thay thế của nhà vua. Ví dụ, Oedipus, vua của Thebes, phải hy sinh ngai vàng, mặc dù không phải cuộc sống của ông ấy, vì lợi ích của những thần dân của ông ấy. Chỉ có sự thoái vị của ông thì bệnh dịch hạch mới chấm dứt. Nhưng theo Fergusson, cũng như theo Weston, việc tìm kiếm sự đổi mới về vật chất ít hơn về tinh thần, và theo Fergusson, Oedipus tìm kiếm nó cho chính ông cũng như cho người dân của ông.

Hơn nhiều những người theo nghi lễ thần thoại văn chương khác, Fergusson quan tâm các kết quả – biến cố - nhiều như với nguồn gốc -thần thoại và nghi lễ. Thậm chí ông ấy còn chỉ trích Harrison và đặc biệt là Murray vì lấy ý nghĩa của bi kịch là hành động giết vua của những người theo Fraze chứ không phải là, nói về chủ đề của sự hy sinh. Theo Fergusson, cũng như theo Weston, kịch bản của những người theo Frazer cung cấp nền tảng văn học nhưng bản thân nó là thần thoại và nghi lễ hơn là văn học.

Trong Giải phẫu phê bình  nhà phê bình văn học nổi tiếng người Canada Northrop Frye (1912-1991) lập luận rằng không phải một thể loại mà tất cả các thể loại văn học đều xuất phát từ thần thoại - đặc biệt là thần thoại về cuộc đời của người anh hùng. Frye liên kết vòng đời của người anh hùng với một số chu kỳ khác: chu kỳ hàng năm của các mùa, chu kỳ hàng ngày của mặt trời, và chu kỳ hàng đêm của giấc mơ và thức tỉnh. Sự kết hợp với các mùa đến từ Frazer. Sự kết hợp với mặt trời, có lẽ xuất phát từ Max Müller chứ chưa bao giờ được quy cho là thế. Sự kết hợp với mơ mộng đến từ Jung. Sự kết hợp của các mùa với chủ nghĩa anh hùng, có thể đến từ Raglan chứ cũng chưa bao giờ được quy cho, sẽ nhanh chóng được xem xét bằng quyền hạn riêng của ông ấy. Frye cung cấp hình mẫu người anh hùng của riêng ông, mà ông gọi là “nhiệm vụ - thần thoại”, nhưng nó bao gồm chỉ bốn giai đoạn chính: sự ra đời, chiến thắng, cô lập, và thất bại của người anh hùng.

Mỗi thể loại chính của văn học song hành cùng một lúc với một mùa, một giai đoạn trong ngày, một giai đoạn của ý thức, và trên hết là một giai đoạn trong thần thoại anh hùng. Truyện hư cấu song hành cùng một lúc với mùa xuân, mặt trời mọc, thức tỉnh, và sự ra đời của người anh hùng. Hài kịch song hành với mùa hè, buổi trưa, thức tỉnh ý thức, và chiến thắng của người anh hùng. Bi kịch song hành với mùa thu, hoàng hôn, mơ mộng, và sự cô lập của người anh hùng. Thơ văn trào phúng song hành với mùa đông, ban đêm, giấc ngủ, và sự thất bại của người anh hùng. Các thể loại văn chương không chỉ đơn thuần là song hành với thần thoại anh hùng mà còn bắt nguồn từ nó. Chính thần thoại xuất phát từ nghi lễ - từ phiên bản của người theo nghi lễ thần thoại của Frazer mà các vị vua thần thánh bị giết và bị thay thế ở đó.

Giống như hầu hết những người theo nghi lễ thần thoại, Frye không biến đổi văn chương thành thần thoại. Ngược lại, ông hầu như không nhượng bộ, khẳng định quyền tự chủ của văn học. Giống như Ferguson, ông chê bai Murray và Cornford không phải vì suy đoán về nguồn gốc nghi lễ - thần thoại của bi kịch (Murray) và hài kịch (Cornford) - một vấn đề phi văn chương - mà vì cả hai giải thích ý nghĩa bằng kịch bản kẻ giết vua của Frazer - vấn đề văn chương.

Tuy nhiên, Frye tiếp tục tranh thủ cả Frazer và Jung để giúp tháo gỡ ý nghĩa, chứ không chỉ là nguồn gốc của văn học. Vì ông ấy lấy những tác phẩm quan trọng của họ cũng chính là những tác phẩm phê bình văn học và không đơn thuần hoặc thậm chí chủ yếu là những tác phẩm nhân học hoặc tâm lý học:

niềm đam mê mà Cành cây vàng và cuốn sách Jung về biểu tượng ham muốn tình dục [tức là, biểu tượng của chuyển đổi (Tuyển tập Jung, tập 5)] cho các nhà phê bình văn học được… dựa… vào dữ liệu mà những cuốn sách này nghiên cứu chủ yếu trong phê bình văn học. … Cành cây Vàng thực sự không phải về những gì mọi người đã làm ở quá khứ xa xôi và hoang dại, đó là về những cái mà trí tưởng tượng con người đã làm khi nó cố gắng bộc lộ chính nó về những bí ẩn lớn nhất, những bí ẩn của cuộc đời và cái chết và thế giới bên kia.

(Frye, Những nguyên mẫu của văn học, trang 17
Biểu tượng của Vô thức,  trang 89)

Tương tự như vậy, Tâm lý học và Thuật giả kim của Jung (Tuyển tập Jung, tập 12), mà Frye chọn ra, "không phải là một sự song hành chỉ ở bề mặt của một khoa học không còn tồn tại [tức là, thuật giả kim] và một trong nhiều trường phái Vienna của tâm lý học, mà là quy tắc ngôn ngữ của biểu tượng văn chương mà theo như tất cả các nhà nghiên cứu văn học nghiêm túc thì quan trọng như sự hấp dẫn vô tận của nó.

Frye chắc chắn đi quá xa trong việc mô tả Frazer và Jung như những nhà ghi chép thần thoại nhiệt tâm hơn là những nhà lý luận. Cả Frazer và Jung dự định giải thích về nguồn gốc và chức năng, chứ không chỉ đơn thuần là ý nghĩa, của thần thoại, và "các quy tắc ngôn ngữ" mà họ cung cấp được dự kiến như là những bằng chứng, chứ không phải là bản tóm tắt của các biểu tượng. Frazer cho rằng kẻ phạm tội giết vua mang tính nghi thức thực sự đã xảy ra, ngay cả khi về sau nó giảm bớt đi thành kịch tính đơn thuần. Jung tuyên bố rằng nguyên mẫu thực sự tồn tại trong tâm trí và ngay cả trong thế giới.

Vì Frye đem thần thoại và văn học đến gần với nhau, thậm chí không có thất bại của văn học trong thần thoại, phê bình văn học của ông bị gọi một cách nhầm lẫn là “phê bình thần thoại”, mà chính ông thường được xem là người thực hành vĩ đại nhất. Nhưng đồng thời nhiều khi, phê bình văn học của ông ấy được gọi là “phê bình nguyên mẫu” vì trong cách gọi ngây thơ của các thể loại “nguyên mẫu” văn học, ông nhầm lẫn vì một người theo Jung và, lại là người vĩ đại nhất trong số những người thực hành. Để dàn xếp sự nhầm lẫn, có những nhà phê bình văn học theo Jung rõ ràng, những người thích hợp được gọi là những nhà phê bình nguyên mẫu, bắt đầu với Maud Bodkin trong “Những nguyên mẫu trong thơ ca”. Để dàn xếp sự nhầm lẫn nhưng hơn nữa, có những người theo sau những người ủng hộ Jung tự gọi mình là “nhà tâm lý học nguyên mẫu” chứ không phải là những người theo Jung. Nổi bật nhất là James Hillman và David Miller, cả hai đều viết nhiều sách về thần thoại.

Trong Bạo lực và Sự linh thiêng và những công trình khác, René Girard, mà lý thuyết của ông đã được thảo luận trong chương trước, đã cung cấp sự đứt gãy rõ nét nhất giữa thần thoại và văn học. Theo Fergusson và Frye, Girard chỉ trích Harrison và Murray vì đã gộp thần thoại và nghi lễ với bi kịch. Nhưng ông chỉ trích hai người thậm chí còn nghiêm khắc vì việc thuần hoá bi kịch. Theo Harrison và Murray, thần thoại chỉ mô tả nghi lễ của những người theo Frazer, và bi kịch chỉ biến nó thành kịch. Tệ hơn nữa, bi kịch đã biến một sự kiện thực tế thành một chủ đề đơn thuần. Theo Girard, thần thoại che đậy các nghi lễ, và bi kịch phát hiện ra nó, như trong các vở kịch của Sophocles về Oedipus. Tuy nhiên phê bình của Girard, là nhằm vào kịch bản của người theo nghi lễ thần thoại thứ hai của Frazer, ở đó nhà vua ngay lập tức bị giết. Harrison và Murray thay vì sử dụng kịch bản của người theo nghi lễ thần thoại đầu tiên của Frazer trong đó nhà vua chỉ đóng vai vị thần cỏ cây. Trong kịch bản đó vị thần sẽ chết nhưng nhà vua thì không, và thần có thể chết mà không bị giết chết, như trong chuyến đi vất vả hàng năm của Adonis đến Hades. Cáo buộc của Girard rằng Harrison, Murray, và thậm chí cả Frazer bỏ qua việc giết người để làm nền tảng cho tất cả các bi kịch là một sự sai lầm vô cùng rắc rối.

Thần thoại như truyện kể

Một khía cạnh khác của thần thoại như văn học là sự tập trung vào một đường dây câu chuyện chung. Tylor hoặc Frazer không có bất kỳ sự xem xét thần thoại như truyện kể nào. (Tôi sẽ sử dụng “truyện kể” chứ không phải là “chuyện kể”, thuật ngữ được người ta ưa thích hơn ngày nay). Đó không phải là chuyện Tylor hoặc Frazer sẽ từ chối xem thần thoại là một truyện kể. Mà là, thay vào đó, cả hai cho rằng thần thoại là một sự giải thích quan hệ nhân quả của các sự kiện chỉ tình cờ mang hình thức của một truyện kể. Sự so sánh thần thoại với khoa học đòi hỏi phải hạ thấp hình thức truyện kể và nhấn mạnh nội dung giải thích. Tất nhiên, thần thoại kể “câu truyện” theo như cả là làm thế nào Helios chịu trách nhiệm với mặt trời và làm thế nào ông thực thi trách nhiệm đó, nhưng những điều mà Tylor và Frazer quan tâm là chính thông tin, chứ không phải cách nó được chuyển tải.

Những suy xét văn chương được chấp nhận rộng rãi, như sự mô tả tính cách, thời gian, giọng điệu, quan điểm, và phản ứng của người đọc, bị lờ đi, giống như họ trong việc phân tích một định luật khoa học.

Vì thần thoại theo Tylor và Frazer là nhằm giải thích những sự kiện tái hiện, nó có thể được viết lại như một định luật. Ví dụ: Bất cứ khi nào mưa xuống, nó rơi xuống vì thần mưa đã quyết định gửi nó xuống, và luôn luôn vì cùng lý do. Khi mặt trời mọc, nó mọc lên bởi vì thần mặt trời đã chọn cưỡi chiếc xe ngựa của ông, gắn vào, lái xe ngựa băng qua bầu trời, và một lần nữa luôn luôn vì cùng lý do. Đến độ Frazer đã lấy các vị thần làm thành những biểu tượng của quá trình tự nhiên, thần thoại được viết lại sẽ chỉ đơn thuần mô tả và không giải thích: nó nói đơn giản rằng mưa rơi (thường xuyên hoặc không) hoặc mặt trời mọc (thường xuyên) chứ không có tại sao.

Đặc biệt theo Tylor, người đọc thần thoại theo nghĩa đen, thần thoại là bất cứ điều gì mà văn học và tiếp cận thần thoại như văn học đã tầm thường hoá nó, để chuyển những lời tuyên bố sự thật mang tính giải thích của nó thành những miêu tả thi ca phức tạp.

Khi Frye và những người khác cho rằng văn học không thể rút gọn thành thần thoại, thì Tylor cho rằng thần thoại không thể rút gọn thành văn học. Trong sự trỗi dậy của chủ nghĩa hậu hiện đại, những tranh luận trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả khoa học và pháp luật, được tái mô tả như là những truyện kể thì sự thờ ơ của Tylor đến khía cạnh truyện của thần thoại là đáng chú ý.

Sự tách biệt thần thoại từ truyện kể của Tylor là đáng chú ý không hơn không kém khi được nhìn từ quan điểm của nhà phê bình văn học Mỹ Kenneth Burke (1897-1993). Trên hết, trong Thuật hùng biện của tôn giáo Burke lập luận thần thoại là sự chuyển đổi siêu hình học vào truyện kể. Thần thoại thể hiện một cách tượng trưng, ​​trong hạng mục của sự ưu tiên thời gian (trần tục), những cái ban đầu không thể diễn tả theo nghĩa đen: ưu tiên siêu hình. Trong cụm từ nổi tiếng của Burke, thần thoại là “tùy cơ ứng biến của bản chất”. Ví dụ, truyện kể sáng tạo đầu tiên trong Genesis dưới hình thức của sáu ngày mà trên thực tế là “phân loại” sự vật trong thế giới thành sáu loại:

Do đó, thay vì nói: “Và điều đó hoàn tất việc phân chia rõ ràng đầu tiên, hoặc phân loại, của vấn đề khách quan của chúng tôi”, chúng tôi muốn nói: “Và buổi tối và buổi sáng là ngày đầu tiên”.

(Burke, Thuật hùng biện của tôn giáo, trang 202)

Thần thoại theo Burke rốt cuộc vẫn là biểu hiện của những sự thật phi thời gian (phi trần tục) trong hình thức truyện kể, dù ý nghĩa cần phải được giải thoát khỏi hình thức, truyện kể vẫn còn những cái làm nên thần thoại. Ở đây Burke giống với Lévi-Strauss, người có cách tiếp cận thần thoại như truyện kể sẽ được xem xét trong chương 7. Cái mà Burke gọi là “bản chất” thì Lévi-Strauss gọi là “cấu trúc”.

Những mẫu thần thoại

Những thần thoại chung rất khác nhau trong việc tham gia vào một cốt truyện, nhưng những cốt truyện chung thì đã được đề xuất cho các loại cụ thể của thần thoại, hầu hết là cho các thần thoại anh hùng. Các thể loại khác của thần thoại, chẳng hạn như thần thoại sáng tạo, thần thoại lũ lụt, thần thoại về thiên đường, và thần thoại về tương lai, đã được chứng minh khác nhau về mọi mặt nhưng phổ biến rộng rãi nhất. Tylor chỉ ghi rõ rằng các thần thoại kể chuyện làm thế nào một vị thần quyết định tạo ra một sự kiện tự nhiên, chứ không phải các vị thần trông giống cái gì, các vị thần hành động ra sao. Thu hẹp trọng tâm vào các vị thần cỏ cây, Frazer chỉ xác định rằng họ chết và tái sinh, chứ không phải làm cách nào hai cái ấy xảy ra.

Trở lại năm 1871, vẫn là Tylor của chúng ta, thật đáng ngạc nhiên khi chuyển đổi nhanh chóng từ thần thoại về các vị thần thành thần thoại anh hùng, lập luận rằng trong nhiều thần thoại anh hùng đối tượng bị vứt bỏ lúc sinh, được cứu bởi con người hoặc các động vật khác, và lớn lên trở thành một anh hùng dân tộc. Tylor chỉ tìm kiếm để thiết lập một mô hình chung, chứ không áp dụng những thần thoại anh hùng vào lý thuyết của ông về nguồn gốc, chức năng, và chủ đề của những thần thoại nói chung. Tuy nhiên, ông chống lại sự thống nhất của hình mẫu để tuyên bố rằng bất cứ cái gì là nguồn gốc, chức năng, hoặc chủ đề của những thần thoại anh hùng, nó phải giống nhau trong tất cả các thần thoại anh hùng để giải thích cho sự giống nhau trong cốt truyện:

Nghiên cứu những thần thoại giống nhau từ các vùng khác nhau, bằng cách sắp xếp chúng trong nhóm so sánh lớn, khiến nó có thể lần theo dấu vết trong thần thoại, hoạt động của quá trình tưởng tượng tái diễn với tính quy tắc rõ ràng của định luật tinh thần…

(Tylor, Văn hoá nguyên thủy, Phần I, trang 282)

Nếu như Frye quy cho thần thoại trí tưởng tượng không giới hạn, thì Tylor quy cho nó trí tưởng tượng với giả thuyết là những hạn chế nhận thức cứng nhắc - một báo hiệu của tâm lý học nhận thức ngày nay.

Năm 1876 học giả người Áo Johann Georg von Hahn sử dụng mười bốn trường hợp để cho rằng tất cả những câu chuyện anh hùng “Aryan” đi theo một công thức “sự từng trải/hành động phơi bày và trở lại” toàn diện hơn của Tylor. Trong mỗi trường hợp anh hùng bị sinh ra bất hợp pháp, bị cha anh ta bỏ rơi vì sợ hãi lời tiên tri về sự vĩ đại trong tương lai của anh ấy, được các con vật cứu và được một cặp vợ chồng thấp kém nuôi, chiến đấu trong chiến tranh, chiến thắng trở về nhà, đánh bại những kẻ bắt bớ mình, giải phóng mẹ mình, trở thành vua, sáng lập một thành phố, và chết trẻ. Mặc dù chính mình là một nhà thần thoại học về mặt trời, von Hahn, cũng giống như Tylor, chỉ cố gắng thiết lập một khuôn mẫu cho những thần thoại anh hùng. Ông ấy đã tiến hành tạo ra các lý thuyết về những câu chuyện, dựa vào tính phổ biến của cốt truyện.

Tương tự như vậy, năm 1928 nhà văn hoá dân gian người Nga, Vladimir Propp tìm cách chứng minh rằng truyện cổ tích Nga đi theo một cốt truyện chung, mà ở đó người anh hùng tiến hành một cuộc phiêu lưu thành công và trở về kết hôn và giành được ngai vàng. Hình mẫu của Propp men theo cả sự ra đời và cái chết của người anh hùng. Trong khi chính mình là một người theo chủ nghĩa Mác, Propp ở đây, trong giai đoạn trước đó, giai đoạn của những người theo chủ nghĩa hình thức, cố gắng không hơn Tylor và von Hahn: để thiết lập một hình mẫu cho những câu chuyện anh hùng. Nhưng một lần nữa, sự thoái thác mang tính lý thuyết sẽ phụ thuộc vào tính phổ biến của cốt truyện.

Trong những học giả đã đưa ra giả thuyết về những mô hình được mô tả trong thần thoại anh hùng, quan trọng nhất là nhà phân tâm học người Vienna Otto Rank (1884-1939), nhà ghi chép thần thoại người Mỹ Joseph Campbell (1904-1987), và nhà văn hoá dân gian người Anh Lord Raglan (1885-1964). Về sau Rank đã mạnh tay phá bỏ vì Sigmund Freud, nhưng khi ông viết Thần thoại về sự ra đời của Anh hùng, ông là một vị tông đồ của Freud. Trong khi Campbell chưa bao giờ là một người đi theo Jung tới nơi tới chốn, ông viết Người Anh hùng với một ngàn khuôn mặt như một tâm hồn đồng điệu với CG Jung. Raglan đã viết Người anh hùng như một người đi theo Frazer. Những tác phẩm của Rank và Campbell sẽ được xem xét chi tiết trong chương tiếp theo, về thần thoại và tâm lý học. Ở đây chúng ta lấy Raglan như một dẫn chứng cho vai trò trung tâm của cốt truyện.

Lord Raglan

Raglan lấy phiên bản người đi theo nghi lễ - thần thoại của Frazer và áp dụng nó vào các thần thoại về những người anh hùng. Nếu như Frazer đồng nhất nhà vua với vị thần cỏ cây thì Raglan lần lượt đồng nhất nhà vua với người anh hùng. Theo Frazer, sự sẵn lòng hy sinh vì cộng đồng của nhà vua có thể mang tính anh hùng, nhưng Raglan hoàn toàn gán cho nhà vua là một anh hùng. Frazer trình bày một mô hình đơn giản cho thần thoại về thánh thần: thần chết và được tái sinh. Raglan vạch ra tỷ mỉ mô hình hai mươi hai bước chi tiết cho thần thoại về người anh hùng - một mô hình sau đó ông áp dụng cho hai mươi mốt thần thoại. Nhưng Raglan còn hơn thế nữa: ông liên kết thần thoại với các nghi lễ. Nhớ rằng trong phiên bản thứ hai của Frazer nghi lễ được ban hành không phải là thần thoại về cái chết và sự tái sinh của một vị thần mà là sự chuyển hoá tuyệt đối về tâm hồn của vị thần từ một vị vua tới người khác.

Mẫu thần thoại anh hùng của Raglan, từ Anh hùng

(1) mẹ của anh hùng là một trinh nữ hoàng gia;
(2) Cha anh ta là một vị vua, và
(3) Thường là một người họ hàng gần của mẹ anh ta, nhưng
(4) Các trường hợp được thụ thai của anh ta là không bình thường, và
(5) Anh ta cũng nổi tiếng là con trai của một vị thần.
(6) Lúc ra đời, một nỗ lực được thực hiện, thường là do cha hoặc ông ngoại anh ta, muốn giết anh ta, nhưng
(7) Anh ta được mang biến đi xa, và
(8) được nuôi bởi cha mẹ nuôi trong một đất nước xa.
(9) Chúng ta chẳng biết gì về thời thơ ấu của anh ta, nhưng
(10) Đến tuổi trưởng thành anh ta trở về hoặc đi đến vương quốc tương lai.

(11) Sau một chiến thắng trước nhà vua và / hoặc một người khổng lồ, con rồng, hoặc
quái vật hoang dã,
(12) Anh ta kết hôn với một công chúa, thường là con gái của người tiền nhiệm của anh ta

(13) trở thành vua.

(14) Trong một thời gian trị vì yên ổn, và
(15) ban hành luật pháp, nhưng
(16) Sau đó, anh ta mất sự quý mến từ các vị thần và / hoặc thần dân của mình,

(17) bị xua đuổi khỏi ngai vàng và thành phố, sau đó
(18) Anh ta gặp một cái chết bí ẩn,
(19) Thông thường ở phía trên một ngọn đồi.
(20) con cái của anh ta, nếu có, không nối ngôi anh ta.
(21) cơ thể của anh ta không được chôn, nhưng
(22) Anh ta có một hoặc nhiều mồ mả linh thiêng.

Thật sự chẳng có thần thoại nào cả. Raglan hoà hợp thần thoại người anh hùng với nghi lễ Frazer về việc loại bỏ nhà vua bằng cách làm cho điểm mấu chốt của thần thoại anh hùng không phải là đạt được ngai vàng mà là sự mất mát của nó. Nhà vua trong thần thoại đã mất ngai vàng và cuộc sống sau này của ông ta tương tự với nhà vua trong nghi lễ, người mất cả hai cùng một lúc. Thần thoại mà Raglan liên kết đến nghi lễ không phải là của một vị thần mà là của một anh hùng - một số nhân vật huyền thoại mà những nhà vua thực sự vị tha của họ được mong đợi ​​sẽ chiến thắng. Đúng, vậy thì, thần thoại truyền cảm hứng cho các nghi lễ nhiều hơn là nguyên bản cho các nghi lễ như trong kịch bản của người theo nghi lễ - thần thoại đầu tiên của Frazer.

Không giống như các hình mẫu của Tylor, Propp, hoặc, như chúng ta sẽ thấy, Rank cũng như Campbell, của Raglan như của von Hahn, nhằm vào toàn bộ cuộc sống của anh hùng. Raglan đánh đồng người anh hùng của thần thoại với vị thần của nghi lễ. Đầu tiên, nhà vua kết nối người anh hùng tới vị thần: những người anh hùng là những nhà vua, và những nhà vua là những vị thần. Thứ hai, rất nhiều các sự kiện trong cuộc đời của người anh hùng là siêu nhân, đặc biệt là điểm 5 và 11. Thực sự, người anh hùng phải chết, nhưng cái chết của ông hoàn thành một kỳ công như - thần: cây cỏ phục hồi. Thứ ba, trong cả thần thoại và nghi thức việc loại bỏ nhà vua đảm bảo sự tồn tại của cộng đồng, mà nếu không sẽ chết đói. Trong cả thần thoại và nghi lễ nhà vua là một vị cứu tinh.

Không nghi ngờ gì nữa Raglan sẽ không bao giờ mong đợi Adonis phù hợp với mô hình của ông. Trong khi điểm 1 đến 4 dường như vừa khít, một vài người khác lại phù hợp với tất cả. Ví dụ, có một nỗ lực về cuộc đời của mẹ Adonis nhưng không nỗ lực về cuộc sống riêng của Adonis, ít nhất là ở giai đoạn đầu (điểm 6). Có lẽ Adonis có thể được cho là đã được nuôi dưỡng bởi cha mẹ nuôi - Aphrodite và Persephone - và trong một vùng đất xa xôi (điểm 8), chứ không phải vì ông đã được mang biến đi xa (điểm 7). Quan trọng nhất, Adonis chưa bao giờ trở thành vua và do đó không có ngai vàng để mất. Anh ta mất cuộc đời của mình, chứ không phải trong khi đang trị vì như nhà vua, hoặc thậm chí trong khi đang sống trong một xã hội. Về tất cả các ví dụ được chọn của Raglan, thích hợp nhất là Oedipus. Một người anh hùng trong Kinh Thánh hầu hết đều phù hợp là Vua Saul. Không giống như Frazer, Raglan quá rụt rè khi đề cập đến trường hợp của Chúa Giêsu. Một ví dụ hiện đại là vua Edward VIII của nước Anh, điểm mấu chốt của cuộc sống là sự thoái vị của ông ấy.

Những vấn đề trong chương này là trọng tâm cốt truyện tới lý thuyết của Raglan. Raglan chống lại tính phổ biến của cốt truyện để lập luận rằng ý nghĩa của thần thoại anh hùng nằm ở cốt truyện chung đó, mà điểm mấu chốt của cốt truyện chung là sự mất ngôi, và chỉ có một nghi lễ kèm theo của kẻ phạm tội giết vua làm thành ý nghĩa chung tập trung vào việc lật đổ nhà vua trong thần thoại. Thần thoại nghi lễ của Raglan không chỉ đơn thuần là biến cốt truyện thành kịch bản cho nghi lễ mà biện luận cho nghi lễ từ cốt truyện.

ĐLN.

Đào Lê Na dịch từ Chapter 5 “Myth and literature”, trong sách Robert Alan Segal (2004), Myth: A Very Short Introduction, Oxford University Press.

Nguồn: Tạp chí Đại học Sài Gòn, Bình luận văn học, Niên san 2013

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

63680229
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
521
23426
63680229

Thành viên trực tuyến

Đang có 592 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website