Văn hóa dân gian trong câu chuyện không biên giới

Không thể phủ nhận một trong những điểm nhấn tạo sức hút toàn cầu cho bộ phim Trò chơi con mực của Hàn Quốc là tác phẩm đã khai thác ấn tượng các trò chơi dân gian trong game show sinh tồn - trò chơi cuộc đời của các nhân vật.

Trò chơi con mực (Squid game, 9 tập, Hàn Quốc) là cuộc chiến sinh tồn giữa 456 con người đang túng quẫn. Và họ, với đủ mọi thành phần, lứa tuổi, từ côn đồ đến trí thức, từ trẻ đến già, sau mỗi trò chơi, không chỉ chiến đấu với đồng đội, với ân nhân mà còn giằng xé dữ dội giữa phần “con” với phần “người” của bản thân để sống - thắng cuộc.

Cùng với những con số kỷ lục về lượt xem, một trong những điểm nổi bật, được nhớ/nhắc đến nhiều nhất trong các bài viết về Squid game trên các phương tiện truyền thông hay mạng xã hội lẫn người xem, chính là các trò chơi dân gian của Hàn được nghệ thuật hóa trong trò chơi sinh tử cũng là cuộc chiến sinh tồn của mỗi người trong xã hội hiện đại. Theo đó, 6 trò chơi khốc liệt mà các nhân vật phải vượt qua để giữ mạng và giành lấy số tiền thưởng là các trò chơi rất gần gũi, thân quen của tuổi thơ có lẽ không chỉ ở xứ sở kim chi: đèn xanh đèn đỏ (khá giống trò em bé tập đi, năm mười, bịt mắt bắt dê của Việt Nam), tách kẹo đường, kéo co, bắn bi, nhảy ô và trò chơi con mực.

Văn hóa dân gian trong câu chuyện không biên giới - ảnh 1

Cảnh trong Trò chơi con mựcNETFLIX

Như chia sẻ của TS Lê Thị Thanh Vy (Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG TP.HCM; tại hội thảo quốc tế Văn học và điện ảnh Việt Nam, Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu, diễn ra tại TP.HCM cuối tháng 11 vừa qua), trò chơi dân gian có sức sống và sự bền vững đáng kinh ngạc; đồng thời, nó cũng có sự tương đồng rất lớn giữa các nền văn hóa trên thế giới. Chính sự kết hợp yếu tố bản địa với tính phổ biến toàn cầu đó đã góp phần làm cho Trò chơi con mực thu hút và nhận được sự chia sẻ, cộng hưởng sâu rộng từ khán giả các nước.

Ở góc độ khác, trong tham luận Ứng dụng motif truyện kể dân gian thế giới trong phim Hàn Quốc, thạc sĩ Đặng Huỳnh Thảo Vi, Giám đốc nghiên cứu và phát triển Công ty TNHH nghiên cứu khoa học và phát triển thương mại quốc tế Scigroup, nhìn nhận: “Từ những năm 2000, phim ảnh xứ Hàn bắt đầu khai thác yếu tố dân gian từ văn học. Đến năm 2010, việc đưa yếu tố dân gian vào phim ảnh được các nhà sản xuất phát triển và ứng dụng mạnh mẽ, đưa đến người xem một cảm quan mới trong tiếp nhận. Sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống đã làm sức sáng tạo, tưởng tượng của các nhà làm phim trở nên vượt bậc và cũng nhờ vào sự tái hiện truyện kể dân gian trong các tác phẩm giải trí hiện đại đã thu hút số lượng lớn người hâm mộ theo dõi”. Theo cô, rõ ràng nhà làm phim Hàn đã làm cho câu chuyện quen thuộc trở nên rất hấp dẫn, người xem vừa thấy quen vừa tò mò vì không biết các câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào (có thể thấy qua Bạn trai tôi là hồ ly, Điên thì có sao…).

Để chinh phục khán giả quốc tế

Nhìn lại điện ảnh nước ta, đáng kể đến là bộ phim Bao giờ cho đến tháng mười (kịch bản và đạo diễn: NSND Đặng Nhật Minh), được vinh danh với nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế và được kênh CNN của Mỹ bình chọn là 1 trong 18 bộ phim của điện ảnh châu Á xuất sắc mọi thời đại (năm 2008). Điều đặc biệt là, trong bộ phim này, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã nhiều lần khai thác yếu tố văn hóa dân gian Việt Nam.

20211209 5

Cảnh trong Bao giờ cho đến tháng mườiT.L

Văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống là kho chất liệu đồ sộ mà nhiều nhà làm phim đương thời không muốn bỏ qua, trong đó, có thể kể đến một số bộ phim điện ảnh được sản xuất trong những năm gần đây như Trạng Tí phiêu lưu ký, Trạng Quỳnh, hay Song Lang. Nếu phim Trạng Quỳnh, Trạng Tí phiêu lưu ký khai thác nhiều chất liệu từ truyện cổ tích, dân gian Việt Nam, thì Song Lang lại sử dụng nhiều chất liệu từ loại hình nghệ thuật truyền thống: cải lương. Rõ ràng, khi mang yếu tố dân gian, truyền thống thì bản thân bộ phim đã có thế mạnh trong việc để lại dấu ấn bản sắc, tuy nhiên để chinh phục khán giả thế giới, thì lại cần nhiều yếu tố khác. Trong đó, có việc sáng tạo từ văn hóa dân gian cần được nhìn nhận đúng trong kiểm duyệt (mà Bao giờ cho đến tháng mười là một ví dụ điển hình). Ngoài ra, nhà làm phim cần khai thác chất liệu này trong những câu chuyện lớn, tức là không chỉ người Việt mới cảm, mới hiểu và thích được. Đạo diễn Lương Đình Dũng bày tỏ phim Việt cần có bản sắc riêng, mang hình ảnh của đất nước, văn hóa, con người Việt. Theo anh, đó là những thứ mà khán giả nước ngoài tìm kiếm và quan tâm nhất, nhưng quan trọng hơn là yếu tố bản sắc đó cần được đặt trong “những câu chuyện không biên giới”. “Đó là những câu chuyện truyền tải thông điệp mang giá trị phổ quát. Đó là những câu chuyện mà mỗi con người ở quốc gia nào đều có thể nhìn thấy, cảm thấy và dự báo được. Có như vậy phim Việt mới có thể chinh phục được khán giả quốc tế”, anh nói.

Nguyên Vân, Ngọc An

Nguồn: Thanh niên, ngày 07.12.2021.

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

63693364
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
13656
23426
63693364

Thành viên trực tuyến

Đang có 192 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website