Sáng thứ Bảy ngày 16.01.2016 vừa qua, tại Văn phòng khoa Văn học và Ngôn ngữ đã diễn ra hội nghị nhà tuyển dụng năm 2015 với sự góp mặt của các nhà tuyển dụng đến từ các cơ quan báo đài, các trường đại học, viện nghiên cứu, các công ty truyền thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Ban chủ nhiệm Khoa Văn học và Ngôn ngữ, các trưởng Bộ môn trực thuộc khoa.

Sau những tác phẩm có giá trị của các nhà văn như Nguyễn Nhật Ánh, Lý Lan,Trần Hữu Dũng, Phan Hoàng, Trần Luân Tín, PrékiMalamak,…được trao giải thời gian qua, Hội Nhà văn TPHCMvừa trao giải thưởngvăn học năm 2015 cho 2 tác phẩm mới là tập truyện Về cô gái này của Nguyễn Ngọc Thuần, tập thơ Minh triết đất đai của Nguyễn Vũ Tiềm và giải thưởng dành cho cây bút trẻ Lê Hữu Nam với tập truyện Mật ngữ rừng xanh.

TTO - Nhà văn Trang Thế Hy vừa qua đời lúc 0g50 ngày 8-12 tại nhà riêng (Khu phố 1, phường Phú Tân, Bến Tre) sau một thời gian kiệt sức do tuổi già. Lễ viếng bắt đầu lúc 9g hôm nay và lễ động quan lúc 12g30 ngày 10-12. Linh cữu nhà văn được đưa đi an táng tại đất nhà.

     

          Ngày 20/12/2013, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với sự tài trợ của Japan Foundation đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cản toàn cầu hóa thế kỷ 21” (Studies on Vietnamese and Japanese Literature in the Globalization Context of the 21st century).

Chiều ngày 19.01.2013, hai bộ môn Ngôn ngữ học và Văn học Việt Nam đã tổ chức họp mặt thân mật tiễn PGS. TS Lê Trung Hoa và thầy Trần Ngọc Hồng về hưu theo chế độ. Đến dự có BCN Khoa Văn học và Ngôn ngữ, các trưởng bộ môn trực thuộc khoa và đông đủ thầy cô của hai bộ môn Ngôn ngữ học và Văn học Việt Nam.

Vào lúc 2 giờ chiều ngày 25/04/2012, tại trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, công trình nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia trọng điểm “Sưu tầm, khảo sát, đánh giá văn học Nam Bộ 1945-1954” do TS. Võ Văn Nhơn làm chủ nhiệm đã được Hội đồng thẩm định cấp cơ sở bỏ phiếu đánh giá Tốt với 59/60 điểm.

 

Vào lúc 14 giờ ngày 27/03/2012 tại khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường ĐH KHXN&NV TPHCM, đã diễn ra buổi toạ đàm Văn học đô thị Nam Bộ 1945-1954 nằm trong khuôn khổ đề tài cấp trọng điểm Đại học Quốc gia TPHCM Sưu tầm, khảo sát, và đánh giá văn học Nam Bộ 1945-1954, do TS. Võ Văn Nhơn làm chủ nhiệm. Nội dung buổi toạ đàm chủ yếu xoay quanh mảng văn học ở đô thị Nam Bộ giai đoạn này. Buổi toạ đàm do TS. Võ Văn Nhơn, chủ nhiệm đề tài làm chủ tọa. Tham dự tọa đàm có các thành viên thực hiện đề tài, gồm các nhà nghiên cứu ở trường ĐH KHXH&NV TPHCM và Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ. Đặc biệt, toạ đàm có sự góp mặt của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sâm, tác giả của một số công trình nghiên cứu đầu tiên về mảng văn học này (Văn chương tranh đấu miền Nam, Kỷ Nguyên xb, S.1969; Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945-1954, Lửa thiêng xb, S.1972...).

            Sáng ngày 18/4/2015, Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã tổ chức Hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên 2015 tại cơ sở Linh Trung, Thủ Đức. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Nghiên cứu khoa học sinh viên thường niên (13-18/4/2015) của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn. Tham dự HT có đông đảo giảng viên, sinh viên của Khoa VH&NN, đặc biệt là sự hiện diện của cô Đỗ Kim Hoàng – chuyên viên NCKH SV, Phòng Quản lý Khoa học – Dự án.

     Trong khuôn khổ Hội sách năm nay, có nhiều chương trình giao lưu, tặng chữ ký của các tác giả, dịch giả nổi tiếng với bạn đọc. Trong đó, chương trình giao lưu các cây viết trẻ do Thái Hà Books chủ trì tối 21/3/2012 tại nhà hội thảo 2 là một trong những điểm nhấn đặc sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học trẻ, đưa tác giả, tác phẩm mới đến gần với bạn đọc hơn.

Nhận được học bổng của trường Đại học Nguyên Trí (Yuan Ze university), từ tháng 09 năm 2011, giảng viên Đào Lê Na của Bộ môn Nghệ thuật học, khoa Văn học và Ngôn ngữ đã sang Đài Loan theo học chương trình Thạc sĩ Quản lý Nghệ thuật. Trong hai năm học, học viên sẽ thực tập thiết kế và tổ chức các buổi triễn lãm, Art Festival. Những môn học bắt buộc trong chương trình gồm có: Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, Triển lãm và tổ chức triển lãm, Lịch sử nghệ thuật Đông Á, Lịch sử nghệ thuật Âu – Mỹ, Các lý thuyết về nghệ thuật, Những vấn đề gìn giữ và phát triển bảo tàng. Ngoài ra, học viên sẽ được tự chọn 18 tín chỉ trong số 30 tín chỉ được đưa ra theo định hướng phát triển nghề nghiệp của mình. Đó là: Nghệ thuật và khảo cổ, Hội họa và Thư pháp Trung Hoa, Hội họa cổ điển Trung Hoa, Lịch sử nghệ thuật Đài Loan, Nghệ thuật đương đại, Nghệ thuật và kinh tế, Phê bình nghệ thuật, Nghệ thuật và xã hội, Dự án nghiên cứu Tâm lý học nghệ thuật, Nghiên cứu Hội chợ văn hóa và tiêu dùng.
 

        Ngày 29.07.2011 vừa qua, giảng viên trẻ Ngô Trà Mi của Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài “Chẩm thảo tử của Sei Shônagon trong tùy bút cổ điển Nhật Bản”. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Lê Giang.

  Chiều ngày 30.05.2011, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Khoa Văn học và Ngôn ngữ cùng với Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi giao lưu học thuật với chủ đề “Dịch thơ Nguyễn Trãi ở Hoa Kỳ”. Buổi giao lưu nhằm giới thiệu đến người tham dự bản dịch tiếng Anh các tác phẩm của Nguyễn Trãi đã xuất bản ở Hoa Kỳ của hai nhà thơ, dịch giả Paul Hoover và Nguyễn Đỗ. 67 bài thơ chữ Hán, 79 bài thơ chữ Nôm cùng với tác phẩm Bình Ngô đại cáo đã được tập hợp trong một tuyển tập với tiêu đề Beyond the Court GateRời bỏ triều đình () (Counterpath Press xuất bản, Denver, Colorado, 2010). Buổi giao lưu còn có sự tham dự của các vị khách mời là nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ Hoàng Hưng, phóng viên các báo cùng với các nhà nghiên cứu, giảng viên và đông đảo học viên cao học, sinh viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ.

Thông tin truy cập

62435905
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
5581
10098
62435905

Thành viên trực tuyến

Đang có 270 khách và không thành viên đang online

Danh mục website