I. Quỹ tồn từ tháng 7/2019: 

-Tiền mặt: 29,513,00 (Hai chín triệu năm trăm mười ba nghìn) và 300 USD

-Sổ tiết kiệm trị giá: 417,775,153 (Bốn trăm mười bảy triệu bảy trăm bảy mươi lăm nghìn một trăm năm mươi ba đồng) (chưa kể tiền lãi).

 

II. Tình hình thu chi từ tháng 8/2019 đến tháng 9/2020:

1. Đóng góp của mạnh thường quân:

Cô Trần Thị Thuận 2,000,000
Thầy Đoàn Lê Giang 2,000,000
Nhà văn Đặng Chương Ngạn 8,000,000
Cựu sinh viên Trần Văn Tấn 10,000,000
Thầy Lê Trung Hoa 3,000,000
Cựu sinh viên Ngô Công Quang 5,000,000
Lớp Ngữ văn khóa 99 10,000,000
Lớp Ngữ văn khóa 99 (hỗ trợ in sách) 3,000,000
Cựu sinh viên Trần Viết Quân 10,000,000
Cựu sinh viên Nguyễn Võ Hoàng Anh 20,000,000
Nữ sĩ Lan Hinh 20,000,000
Cô Đào Thị Diễm Trang 1,000,000
Thầy Nguyễn Công Lý 500,000
Cựu sinh viên Lê Thu Hiền 2,000,000
Cựu sinh viên Huỳnh Thanh Luân 1,000,000
Cô Trần Thị Phương Phương 1,000,000
Cô Bích Đào (Cựu sinh viên Khoa) 1,000,000
Cựu sinh viên Hán Nôm khóa 1999 5,000,000
Cựu sinh viên Văn học khóa 2011 800,000
Ông Gia Thạnh - Giám đốc công ty du lịch Đồng Tháp Mười 10,000,000
Hòa thượng Thích Giác Toàn 10,000,000
Ông Lâm Thanh Bình -
Giám đốc công ty truyền thông Tâm Điểm, cựu sinh viên Khoa
10,000,000
Khoa Việt Nam học 1,000,000
Ông Đinh Quang Hùng -
 Giám đốc công ty bao bì Tín Thành
2,000,000
Thầy Nguyễn Khuê 15,000,000
Thầy Trần Chút 10,000,000
Cựu sinh viên Hán Nôm 10,000,000

TỔNG CỘNG  ĐÓNG GÓP CỦA MẠNH THƯỜNG QUÂN TỪ THÁNG 8/2019 ĐẾN THÁNG 9/2020: 173,300,000 đồng (Một trăm bảy mươi ba triệu ba trăm nghìn đồng).

TỔNG QUỸ:

-       Tiền mặt: 202,813,000 (Hai trăm lẻ hai triệu tám trăm mười ba nghìn) và 300 USD.

-       Sổ tiết kiệm trị giá: 417,775,153 (Bốn trăm mười bảy triệu bảy trăm bảy mươi lăm nghìn một trăm năm mươi ba đồng) (chưa kể tiền lãi)

2. Chi Lễ trao học bổng (Chương trình Khởi đầu mới, Đi giữa đường thơm) và Học bổng dành cho sinh viên Ngữ văn

36,000,000    Học bổng Khởi đầu mới 2019

33,089,000    Chương trình Đi giữa đường thơm (Giải thưởng, chi phí tổ chức, chi phí bồi dưỡng ban tổ chức, chi phí mua quà tặng…)

19,870,000    Kinh phí tổ chức Khởi đầu mới 2019 – 2020 (Lễ trao học bổng, khen thưởng cho sinh viên có thành tích học tập và hoạt động Đoàn – Hội xuất sắc)

15,000,000    GS. Nguyễn Khuê trao học bổng 20/11

6,300,000      Kinh phí thuê hội trường

5,000,000      Kinh phí thuê âm thanh

2,700,000      Kinh phí thuê ánh sáng

1,203,000      Kinh phí taxi cho khách mời

6,900,000      Kinh phí in Cẩm nang đọc sách phát cho Tân sinh viên 2019 - 2020

2,000,000      Học bổng cho sinh viên tỉnh Bến Tre do cựu sinh viên Lê Thu Hiền trao         

TỔNG CHI: 128,062,000  (Một trăm hai mươi tám triệu không trăm sáu mươi hai nghìn đồng)

 

III. Tồn quỹ:

-       Tiền mặt: 74,751,000 (Bảy mươi tư triệu bảy trăm năm mươi mốt nghìn) (đã gử tiết kiệm) và 300 USD.

-       Sổ tiết kiệm trị giá: 417,775,153 (Bốn trăm mười bảy triệu bảy trăm bảy mươi lăm nghìn một trăm năm mươi ba đồng) (chưa kể tiền lãi).

 

KHOA VĂN HỌC

Vừa qua, tại Hội trường A.116 trường Đại học Kinh Tế TP. HCM, đêm tôn vinh và trao giải cuộc thi Let’s On Air đã được diễn ra với sự tham gia của hơn 1600 bạn sinh viên để từ các trường khác nhau trong khu vực TP.HCM.

Let’s On Air là sân chơi sáng tạo cho các bạn trẻ có đam mê với việc làm phim, thiết kế và chụp ảnh, được tổ chức bởi nhóm truyền thông sinh viên của trường Đại học Kinh Tế TP. HCM (S-Comunications).

Đồng hành cùng cuộc thi là đội ngũ ban giám khảo có kinh nghiệm trong các lĩnh vực làm phim, nhiếp ảnh, thiết kế như : đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, đạo diễn Leon Lê, đạo diễn Kawaii Tuấn Anh, nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam,…

20200113

Chủ đề “Thức Việt”  được chọn làm đề tài dự thi của năm 2019, cuộc thi đã thu hút 133 tác phẩm gửi về ban tổ chức. Ngoài mang thông điệp khơi dậy niềm đam mê, khát vọng khám phá vẻ đẹp văn hóa dân tộc Việt,  chương trình còn lan tỏa những giá trị tích cực đến với người trẻ trên hành trình khai phá sự sáng tạo và năng lực cá nhân.

Trong đó, Trần Hoàng Nhật – sinh viên khóa 2017-2021 của khoa Văn Học đã xuất sắc đạt giải nhất của phần thi làm phim (Social Video) tại đêm tôn vinh và trao giải.  Với tác phẩm “Truyền nhân và Tiếng đồng vọng”, lấy ý tưởng từ câu chuyện thật của Hoàng Nhật trong quá trình sáng tác và hành trình tìm đến những truyền nhân của hai loại hình Ca Trù và Cải Lương tại TP.HCM.

20200113 1

“Truyền nhân và Tiếng đồng vọng” là tác phẩm duy nhất trong top 5 được sản xuất bởi một sinh viên. Các tác phẩm còn lại thuộc về các nhóm sản xuất video như Camera Rolling (Hát Bội), Legit Memories (Nhân Việt), VUS (PHO),…

Let’s On Air 2019 kết thúc sau chuỗi hoạt động ý nghĩa, cuộc thi là một trong những sân chơi hiếm hoi mà thế hệ trẻ có thể lan tỏa màu sắc văn hóa Việt Nam dưới lăng kính đối thoại và trân trọng.

Nguồn ảnh: S-Comunications

H.N.

Ngày 19/10/2020 vừa qua, tại phòng C1-14, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM (cơ sở Thủ Đức) đã diễn ra buổi gặp mặt giữa giảng viên khoa Văn học với các bạn tân sinh viên khóa 2020. 

20201029 2

PGS.TS. Lê Quang Trường tặng quà tuyên dương các tân sinh viên có thành tích cao trong đợt tuyển sinh năm 2020

Tham dự chương trình có sự hiện diện của Ban Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên, đại diện cựu sinh viên và đại diện Đoàn Thanh niên -  Hội Sinh viên Khoa cùng 163 tân sinh viên khóa 2020 khoa Văn học.

Tại buổi gặp mặt, BCN và các thầy cô đã có những giới thiệu về lịch sử hình thành Khoa, chương trình đào tạo, hệ đào tạo Cử nhân tài năng của Khoa, các vấn đề liên quan đến công tác sinh viên,... Đồng thời, những băn khoăn của các bạn tân sinh viên về học bổng, định hướng chọn chuyên ngành, cơ hội nghề nghiệp,... đã được các thầy cô và các anh chị cựu sinh viên tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm và giải thích tận tình. 

Ngoài ra, PGS.TS. Lê Quang Trường - Trưởng khoa, đại diện Ban Chủ nhiệm Khoa đã trao tặng những phần quà đến các bạn tân sinh viên có thành tích cao trong đợt tuyển sinh vừa qua, tuyên dương nỗ lực của các bạn sau một kỳ thi quan trọng và động viên các bạn tiếp tục cố gắng học tập và rèn luyện trong môi trường mới. 

Cuối chương trình, các bạn tân sinh viên được chia thành hai lớp đã có buổi sinh hoạt lớp đầu tiên với giáo viên chủ nhiệm. Các lớp tiến hành bầu ban cán sự lớp và tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết để chuẩn bị cho hoạt động học tập sắp tới.

Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí đầm ấm, chan hòa. Các tân sinh viên nhận được sự quan tâm, chào đón của thầy cô, anh chị cựu sinh viên, các anh chị sinh viên khóa trên, và đều cùng tự tin sẵn sàng bước vào một hành trình mới - hành trình của những Người Khoa Văn với tinh thần hiếu học và yêu chuộng tri thức. 

Phước Hóa 

20191216

Sáng 16.12.2019, tại khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQG-TP.HCM đã diễn ra buổi toạ đàm về “Thơ Việt Nam đương đại” với sự dẫn dắt của nhà thơ Khế Iêm và nhà thơ Inrasara.

Buổi toạ đàm xoay quanh tình hình thơ đương đại Việt Nam trong nỗ lực hoà cùng dòng chảy thế giới. Nhà thơ Khế Iêm giới thiệu tình hình sáng tác và dịch thơ Anh – Việt, cũng như các hoạt động tổ chức, dịch thuật, biên tập cho tạp chí thơ song ngữ của mình từ năm 1994. Với thơ Tân hình thức là trọng tâm của buổi thảo luận, nhà thơ Khế Iêm giới thiệu lịch sử thơ Tân hình thức Anh Mỹ, cũng như một số hiện tượng thơ Việt đương đại tiêu biểu. Dựa trên nền tảng đó, nhà thơ Inrasara dẫn dắt buổi thảo luận dựa trên sự tương quan giữa các yếu tố thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Về đặc điểm thơ Tân hình thức đương đại, buổi toạ đàm thảo luận về bốn yếu tố cơ bản được nhà thơ Khế Iêm đề xuất, bao gồm: tính truyện, ngôn ngữ đời thường, kỹ thuật vắt dòng triệt để và cấu trúc lặp. Trong đó, hai đặc trưng được thảo luận nhiều nhất là việc sử dụng kỹ thuật vắt dòng và ngôn ngữ đời thường được cải tiến ra sao trong thơ Tân hình thức đương đại. Nhà thơ Khế Iêm nhấn mạnh “thi pháp đời thường” của thơ Tân hình thức và so sánh yếu tố này với các dòng chảy khác như thơ tự do, thơ hậu hiện đại. Toạ đàm cũng bàn sâu về sự du nhập của các dòng thơ thế giới như thơ tự do đương đại Mỹ, thơ Haiku Nhật, vào Việt Nam và sự cởi mở của văn hoá Việt trong quá trình tiếp nhận. Nhà thơ Inrasara đồng thời cũng bàn thêm về tình hình sáng tác và phê bình thơ đương đại Việt Nam ở hải ngoại.

Phần sau của buổi toạ đàm diễn ra sôi nổi với chia sẻ của các cử toạ, gồm các bạn sinh viên và các nhà thơ về tương tác thơ trên mạng xã hội, cũng như niềm tin và sự kỳ vọng vào hoạt động sáng tác và thưởng thức thơ, sự phát triển của thơ đương đại với việc phát huy tâm hồn Việt trong thời đại mới. Cụ thể hơn, các cử toạ cũng thảo luận về các ý tưởng, kế hoạch trong thời gian tới nhằm thúc đẩy sự sôi động của sinh hoạt thơ ca Việt Nam.

Tiến Phát

(Thethaovanhoa.vn) - Sáng 10/12/2019 tại Đại học KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra lễ trao giải Cuộc thi sáng tác thơ haiku Việt - Nhật lần thứ 7. Dù cuộc thi không đưa ra chủ đề cụ thể, nhưng nổi trội nhất lại là các bài haiku cảnh tỉnh về hệ sinh thái và văn hóa - nhân văn của người Việt hiện nay.

Được sự đồng ý của PGS-TS Đoàn Lê Giang, báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) trích đăng bài phê bình của ông về cuộc thi lần này.

Đau đáu cùng môi trường sống

Trong số 663 bài thơ dự thi kỳ này, rất nhiều bài thơ nói về nguy cơ hủy hoại môi trường. Những bài thơ này nói rất hay, rất ấn tượng, được viết bằng cách thức rất haiku. Đó là dòng sông ô nhiễm với đàn cá chết, trôi đi trong cảnh thiên nhiên tang tóc như một đám ma khổng lồ: “Đàn cá ngửa bụng/ triền loa kèn rủ trắng khăn tang/ sông lặng im mặc niệm” - Phan Đức Lộc.
Đó là biển chết với ngập túi ni-lông và ống hút, cua cá, rùa rắn đang thoi thóp trong ấy. Hình ảnh có chút hài hước, u-mua: “Biển phủ ni-lông/ cụ rùa/ thở ống hút” - Lê Hữu Thương. Hay bi thảm hơn, như trong bài thơ haiku của Nguyễn Thánh Ngã: “Dạt vào bờ/ mắt cá voi ngấn lệ/ dập dềnh túi ni-lông”.
Phát biểu tại lễ trao giải, ngài Kawaue Junichi (Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM) nói rằng haiku Việt có nhiều tự do hơn haiku Nhật, vì ít chịu ràng buộc về quý ngữ, quý đề. Ảnh: Văn Bảy
 
Cảnh báo nguy cơ về môi trường sinh thái là thế mạnh và cũng là một điểm đặc sắc của thơ haiku hiện đại. Bài thơ haiku của Phó Đỗ Quyên đã vẽ nên bức tranh từ góc nhìn độc đáo: một góc trời có tòa tháp cao và cánh nhạn. Bài thơ haiku của Phạm Quốc Duẩn cảnh báo về nguy cơ hủy hoại thiên nhiên qua hình ảnh con chim bị bắt nhốt trong lồng. Thơ haiku của Đỗ Thượng Thế thì cảnh báo sự hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên về việc những rạn san hô ngoài khơi đang bị tàn phá không thương tiếc.
20191215 haiku 1
Giải Nhất được trao cho Lâm Long Hồ sinh năm 1989, hiện sống tại xã biên giới Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Long Hồ nói rằng đã biết đến cuộc thi này từ 3 mùa giải trước, nhưng lần này mới tự tin dự thi. Ảnh: Văn Bảy
 
Bài thơ haiku của Lâm Long Hồ - giải Nhất - rung chuông cảnh tỉnh về môi trường sống hiện nay, về thiếu vắng tính nhân văn, tính nhân cảm. Lâm Long Hồ viết: “Cà phê Ngày Tình nhân/ hai màn hình điện thoại/ chiếu sáng hai mặt người”.
Bên cạnh đó, thơ haiku Việt cũng viết nhiều về thiên nhiên đẹp đẽ, thông qua những sinh thể nhỏ bé. Cây hoa “tứ quân tử” (mai, lan, cúc, trúc), “tuế hàn tam hữu” (tùng, trúc, mai) đẹp đẽ và cao quý, mà một bông hoa dại tầm thường bên vũng nước cũng có nét đẹp riêng cần phải được tôn trọng. Như Lâm Minh Trí viết: “Nước đọng bên đường/ những bông hoa nhỏ/ soi gương”.
 
Tại sao phải cần thêm haiku Việt?
Thơ haiku, thể thơ ngắn nhất thế giới từ Nhật Bản đến nay đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Bên cạnh thơ ngũ ngôn, thất ngôn, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ tự do… đã đến lúc ta có thể nói đến thơ haiku Việt. Thơ haiku Việt là thơ haiku của người Việt, viết bằng tiếng Việt và mang phong cách Việt. Một đất nước có truyền thống thi ca lâu dài, với một kho tàng thi ca đồ sộ như Việt Nam, sao vẫn cần thêm thể thơ haiku?
Thêm haiku không chỉ vì thêm một thể thơ ngắn, cô đúc, vì thơ lục bát phong dao của Việt Nam cũng rất ngắn, mà chính là vì thêm một cách thức nhìn đời, một cách thức phản ánh đời sống của thơ haiku. Cái đẹp của thiên nhiên nhỏ bé là cách nhìn thế giới rất riêng của thơ haiku. Thiên nhiên nhỏ bé ấy cũng phản ánh cả vũ trụ lớn lao. Thơ haiku Việt đã tạo ra một thế giới riêng, một cách thể hiện đời sống rất riêng.
Gắn với thiên nhiên, nên thơ haiku Nhật bắt buộc phải có quý ngữ, tức là từ chỉ mùa. Bốn mùa ở Nhật thay đổi thật rõ ràng và thật đẹp. Thơ haiku Việt cũng có quý ngữ từ cảnh sắc Việt. Có hoa mai vàng, hoa đào, hoa xoan mùa Xuân; có lá bàng đỏ, cây cơm nguội vàng, hương cốm mùa Thu; có mưa phùn gió bấc, có áo bông mùa Đông; có cánh phượng, tiếng ve và bão lũ mùa Hè… Nhưng phần sâu lắng nhất trong thơ haiku Việt lại là hình bóng quê hương, quê nhà nghèo khó, hình bóng ông bà, cha mẹ vất vả, thân cò lặn lội đồng sâu.
Ca dao Việt ít nói về cha, có lẽ vì truyền thống tính nữ, “duy tình” có từ xưa, nhưng thơ haiku Việt lại có bài về người cha khá hay. Giọng thơ thật cảm thương: “Trên đồng heo may/ bóng cha sấp ngửa/ lẫn trong đất cày” - Nguyễn Bá Hòa.
Thơ haiku từ Nhật đi ra khắp thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Việt Nam… Đến mỗi một quốc gia lại mang ít nhiều phục trang, hình hài của quốc gia ấy. Thơ haiku vào Việt Nam ngót một thế kỷ nay, đã và đang lan tỏa trong đời sống người Việt chừng ba chục năm nay. Nó đã mang hình hài Việt, vẻ đẹp Việt, đã nói lên tâm tình và suy tư của người Việt hiện đại.
Kết quả giải thưởng
Từ 663 bài haiku dự thi, 40 bài vào vòng chung kết, ban giám khảo chọn trao 1 giải Nhất cho Lâm Long Hồ (An Giang); 3 giải Nhì cho Phạm Quốc Duẩn (Hà Nội), Lê Thị Thanh Tâm (Hà Nội), Đỗ Thượng Thế (Đà Nẵng); 8 giải Khuyến khích cho Phan Đức Lộc (Điện Biên), Nguyễn Thánh Ngã (TP.HCM), Trịnh Thị Ngọc (Bình Phước), Phó Đỗ Quyên (TP.HCM), Nguyễn Văn Song (Hưng Yên), Lê Hữu Thương (Hà Nội), Lâm Minh Trí (TP.HCM) và Hồ Trường (Bến Tre).
Đoàn Lê Giang

Nguồn: Thể thao văn hóa, ngày 11.12.2019.

TTO - Vượt qua 663 bài Haiku dự thi cuộc thi thơ Haiku Việt Nhật lần 7 (năm 2019), bài Haiku của tác giả Lâm Long Hồ lấy cảm hứng về hai người yêu nhau trong ngày lễ Tình nhân hiện nay đã đoạt giải nhất.

20191215 haiku

Ông Kawaue Junichi - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM - trao giải nhất cho tác giả Lâm Long Hồ - Ảnh: L.ĐIỀN

"Tôi mong sự phổ biến của văn hóa Haiku độc đáo trong tiếng Việt cũng như Haiku tiếng Nhật sẽ được thúc đẩy hơn nữa và sự giao lưu từ trái tim đến trái tim của người dân hai nước thông qua thơ Haiku sẽ tiến xa thêm"

Ông Kawaue Junichi - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM

"Thơ Haiku Việt là thơ haiku của người Việt, viết bằng tiếng Việt và mang phong cách Việt. Một đất nước có truyền thống thi ca lâu dài, với một kho tàng thi ca đồ sộ như Việt Nam, sao vẫn cần thêm thể thơ Haiku? Thêm Haiku không chỉ vì thêm một thể thơ ngắn, cô đúc, vì thơ lục bát phong dao của Việt Nam còn ngắn hơn cả Haiku, mà chính là vì thêm một cách thức nhìn đời, một cách thức phản ánh đời sống của thơ Haiku. Thơ Haiku đã tạo ra một thế giới riêng, một cách thể hiện đời sống rất riêng".

Phó giáo sư, tiến sĩ Đoàn Lê Giang

Bài thơ Haiku Việt đoạt giải nhất, tác giả Lâm Long Hồ đến từ An Giang phản ánh một thực trạng trong đời sống hiện đại trong vỏn vẹn 15 chữ:

Cà phê ngày Tình nhân/Hai màn hình điện thoại/Chiếu sáng hai mặt người.

Bài thơ này, như nhận định của phó giáo sư, tiến sĩ Đoàn Lê Giang - trưởng ban giám khảo - "tưởng không có gì để nói". Bởi mọi thứ bày ra thật rõ ràng: một đôi bạn trẻ yêu nhau ngồi với nhau trong ngày Valentine.

Tiến sĩ Đoàn Lê Giang nhắc lại truyền thuyết về Thánh Valentine phải chịu hình phạt thảm khốc của hoàng đế độc tài để bảo vệ tình yêu đôi lứa, vì thế mà người ta mới lấy ngày 14-2, ngày ông bị tử hình để tôn vinh ông, cũng là tôn vinh tình yêu bất diệt của con người.

"2000 năm sau cái chết ấy, trong thời đại công nghệ, người ta vẫn đi với nhau vào ngày Thánh Valentine, nhưng dường như người ta không biết, không thiết giao tiếp với nhau nữa: mỗi người một điện thoại, sống ảo, sống trong thế giới của riêng mình.

Hai người, hai điện thoại và hai gương mặt trong hai quầng sáng xanh mới cô đơn làm sao! Nghệ thuật hiện đại rung chuông cảnh tỉnh về môi trường sống hiện nay, về tính nhân văn đang đứng trước nguy cơ do chính con người tạo ra. Thơ Haiku cũng góp tiếng nói vào câu chuyện ấy", tiến sĩ Đoàn Lê Giang nêu nhận xét.

Sáng kiến mở cuộc thi Haiku Việt Nhật để vừa phổ biến thể thơ độc đáo của Nhật Bản, vừa gắn kết những tâm hồn thơ Việt Nam đồng điệu với cấu tứ đặc thù của Haiku, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM và Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn tổ chức cuộc thi thơ Haiku Việt Nhật lần đầu tiên vào năm 2007.

Từ đó duy trì 2 năm 1 lần, nay đã là lần thứ 7, số lượng người làm thơ Việt Nam yêu thể thơ Haiku Nhật Bản ngày càng nhiều hơn, thể hiện qua chất lượng và số lượng các tác phẩm gửi về dự thi.

Để chào mừng 7 lần tổ chức thành công cuộc thi thơ Haiku Việt Nhật, trong lần trao giải năm nay, ông Kawaue Junichi - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM - đã sáng tác một bài Haiku để tặng cuộc thi và đọc tặng ngay tại lễ trao giải.

Bản dịch tiếng Việt do tiến sĩ Nguyễn Vũ Quỳnh Như thực hiện, như sau:

クーロンの /恵みゆたかに/春(テト)祝う

Mừng Tết về/Vùng Cửu Long/Bạt ngàn mênh mông.

Các bài Haiku đoạt giải lần 7 (năm 2019):

Giải nhì:

Lặng lẽ trong lồng/Tiếng chim đơn độc/Vọng vào thinh không. (Phạm Quốc Duẩn - Hà Nội)

Mong manh khô giòn/Lá thu dưới đất/Mòn chân ai. (Lê Thị Thanh Tâm - Hà Nội)

San hô nổi/Trắng bãi bờ/Đại dương mất máu. (Đỗ Thượng Thế - Đà Nẵng)

Giải khuyến khích:

Đàn cá ngửa bụng/Triền loa kèn rủ trắng khăn tang/Sông lặng im mặc niệm… (Phan Đức Lộc - Điện Biên)

Dạt vào bờ/Mắt cá voi ngấn lệ/Dập dềnh túi nylong. (Nguyễn Thánh Ngã - TP.HCM)

Chiếc áo sờn vai/Kể chuyện cuộc đời/Treo trên vách núi. (Trịnh Thị Ngọc - Bình Phước)

Những nhà chọc trời/không cao bằng cánh nhạn/chơi với hồ mây. (Phó Đỗ Quyên - TP.HCM)

Vào Thành Cổ/Bàn chân chạm cỏ mềm/Buốt nhói! (Nguyễn Văn Song - Hưng Yên)

Biển phủ ni lông/Cụ rùa/Thở ống hút. (Lê Hữu Thương - Hà Nội)

Nước đọng bên đường/Những bông hoa nhỏ/Soi gương. (Lâm Minh Trí - TP.HCM)

Ếch gọi bạn/Đêm mưa trên đồng/Gọi cả bão giông! (Hồ Trường - Bến Tre)

Lam Điền

Nguồn: Tuổi trẻ, ngày 10.12.2019.

20191031 A nam

Lưu niệm đường Á Nam Trần Tuấn Khải

(Dân sinh) - Nhằm mục đích lan tỏa những tác phẩm văn thơ yêu nước của Chí sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải đến đông đảo công chúng, nhất là với thế hệ trẻ, ngày 2/11 tại tại Cung Văn Hóa Lao động TP. Hồ Chí Minh (55B Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1) sẽ diễn ra Chương trình thơ - nhạc - kịch với chủ đề “Trung hiếu lưỡng toàn”.

Chương trình được tổ chức bằng tâm nguyện của Nữ sĩ Lan Hinh, người con gái của Á Nam Trần Tuấn Khải và Khoa Văn học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănv- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đồng hành tổ chức

Thông qua các thể loại biểu diễn độc tấu đàn tranh, ca trù, ca Huế, kịch, xẩm, hát văn những tác phẩm nổi tiếng như Anh Khóa, Non sông gánh nặng, Hỡi cô bán nước, Gánh nước đêm….sẽ được sống lại qua tài năng, nhiêt huyết của những Nghệ sĩ Thục An, Nghệ sĩ Đức Tâm, Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan…

Á Nam Trần Tuấn Khải là nhà thơ yêu nước, sinh năm 1895, quê ở Quang Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông là hậu duệ đời thứ 28 của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Duyên nợ Phù sinh; Bút quan hoài; Tiễn chân anh Khóa; Gương bể dâu; Mừng anh Khóa về… Ông cũng là tác giả của những vần thơ giản dị, gần gũi, thắm nghĩa tình, như: Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương/ Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

TP. Hồ Chí Minh: Biểu diễn thơ, nhạc, kịch Á Nam Trần Tuấn Khải  - Ảnh 1.

Một tiết mục biểu diễn tác phẩm của Á Nam Trần Tuấn Khải.

Trong sự nghiệp sáng tác, Trần Tuấn Khải có nhiều bút danh, nhưng thường dùng là Á Nam. Ngoài viết truyện, làm thơ, soạn kịch, dịch sách, dạy học, ông còn tham gia hoạt động cách mạng. Á Nam Trần Tuấn Khải được xem là một trong số hai nhà thơ tiêu biểu nhất trong lịch sử thơ ca chữ quốc ngữ của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Năm 1985, tên của ông được sử dụng để đặt tên cho một con đường tại quận 5, TP.Hồ Chí Minh.

Lượng thơ Trần Tuấn Khải sáng tác tuy không đồ sộ (khoảng 300 bài), nhưng có lẽ, ông là người dẫn đầu về phương diện hình thức thể hiện với nhiều cách tân độc đáo, mới lạ…Nhưng thật đáng tiếc, những tác phẩm của Trần Tuấn Khải phần vì bị thực dân Pháp tịch thu, phần vì qua nhiều biến cố đã bị thất lạc.

Gần 20 năm nay người con gái của ông là Nữ sĩ Lan Hinh đang dày công tìm kiếm, sưu tầm, lưu truyền bằng nhiều hoạt động ý nghĩa như xây nhà Lưu niệm đường Á Nam Trần Tuấn Khải (ở quận Thủ Đức), tổ chức sinh hoạt văn thơ định kỳ, trao học bổng Á Nam Trần Tuấn Khải….

Lê Mạnh

Nguồn, Dân sinh, ngày 29.10.2019.

Thông tin truy cập

60832678
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
6400
9068
60832678

Thành viên trực tuyến

Đang có 602 khách và không thành viên đang online

Danh mục website