PGS. Đoàn Lê Giang
Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ
Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM
Hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam và Trung Quốc: những quan hệ văn hóa văn học trong lịch sử” 越南與中國───歷史上的文化和文學關係đã nhận được một số lượng tham luận khá lớn: hơn 90 bài. Từ đó Ban biên tập đã chọn ra được 64 bài có thể coi như tham luận chính thức của Hội thảo. Trong Hội thảo này có một số tham luận sẽ được trình bày, một số sẽ phát biểu trực tiếp, Ban tổ chức mong muốn quý vị giáo sư, các nhà nghiên cứu sẽ phát biểu làm rõ một số vấn đề sau đây.
1. Sự tiếp thu và biến đổi những ảnh hưởng của Trung Hoa trong văn hóa, văn học Việt Nam
Đề cập đến vấn đề này GS. Li Yumin 李育民trong tham luận Văn hóa chế độ Trung – Việt: giao lưu và ảnh hưởng中越制度文化的交流及其影响có trình bày ảnh hưởng nhiều mặt của văn hóa chế độ thời phong kiến Trung Quốc đối với Việt Nam. TS. Nguyễn Văn Hiệu trình bày Quan niệm “vô tốn Trung Hoa” (không kém Trung Hoa) ở Việt Nam thời trung đại , TS. Trần Nam Tiến có nói đến Văn hóa ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Hoa thời kỳ trung đại nhìn từ vấn đề “sách phong, triều cống”. Như vậy thời phong kiến Việt Nam đã chịu những ảnh hưởng gì từ Trung Quốc, đã biến đổi những yếu tố ấy như thế nào, ý thức độc lập và tự cường thể hiện ra sao? Những ảnh hưởng từ phía Trung Quốc đã tỏ ra tiêu cực như thế nào khi Việt Nam đối diện với cuộc xâm lược từ phương Tây vào cuối TK.XIX ?
Sự giao lưu và ảnh hưởng hai chiều được một số nhà nghiên cứu chú ý. Nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông trong bài Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp – hợi gỏi cúi/heo, lưu ý là trong từ vựng Hán cổ có rất nhiều từ có nguồn gốc Việt/ Đông Nam Á, ngay cả tên 12 con giáp trong cách tính can chi cũng có nhiều từ có nguồn gốc như vậy.
TS. Nguyễn Thanh Tùng trong tham luận: Giao lưu tiếp biến văn hóa Trung - Việt trong lịch sử: khảo sát sự tiếp nhận tích truyện Liễu Nghị Truyền Thư柳毅傳書ở Việt Nam thời Trung đại, từ những yếu tố tương đồng trong Liễu Nghị truyện 柳毅傳, một truyện truyền kỳ đời Đường và huyền thoại Việt cổ có thể nghĩ đến những ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa Bách Việt, trong đó có vùng hồ Động Đình, vào văn hóa Trung Hoa.
GS. Zhong Sheng 钟声 trong tham luận Giao lưu khoa học kỹ thuật Trung – Việt giai đoạn Tống Thanh宋清时期中越两国的科技交流, cho biết bên cạnh những ảnh hưởng từ Trung Quốc đến Việt Nam thì Trung Quốc cũng tiếp thu khá nhiều những ảnh hưởng từ phía Việt Nam như : (1) kỹ thuật xây dựng : KTS Nguyễn An 阮安là người đã thiết kế những hạng mục quan trọng nhất của kinh thành Bắc Kinh như: Hoàng Thành, Tử Cấm thành với ba điện trước (Hoàng Cực皇极殿, Trung Cực中极殿và Cực Điện极殿) và ba điện sau (cung Càn Thanh乾清宫, điện Giao Thái交泰殿và cung Càn Ninh 坤宁宫; (2) Kỹ thuật quân sự thời Lý ; (3) Kỹ thuật chế tạo thuốc súng và đại bác từ Lê Trừng 黎澄(Hồ Nguyên Trừng) ; (4) Y khoa: « một số trước tác của danh y Việt Nam như Cúc Đường di thảo菊堂遗草của Trần Nguyên Đào陈元陶, Dược thảo tân biên药草新编của Nguyễn Chi Tân 阮之新… sau khi truyền vào Trung Quốc, cũng được y học Trung Quốc kế thừa, đồng thời có ảnh hưởng nhất định đối với ngành y dược Trung Quốc »… Những lưu ý như vậy là hết sức thú vị, nhưng chắc cũng còn nhiều mặt khác nữa cần tiếp tục tìm hiểu.
Những ảnh hưởng nhiều mặt trong lĩnh vực văn hóa từ Trung Quốc đến Việt Nam và quá trình Việt hóa các yếu tố ấy còn được nhiều tác giả khác nữa đề cập đến:
- Trong sản xuất, vũ khí, sinh hoạt như bài của PGS. Phạm Đức Mạnh: Những “phần tử đánh dấu” quan hệ Trung Hoa và Nam Bộ (Việt Nam) thời thự sử.
- Trong ngôn ngữ như bài của PGS. Lê Trung Hoa: Về các thành tố chung Hán Việt trong địa danh hành chính Việt Nam
- Trong phong tục như các bài của ThS. Nguyễn Ngọc Thơ (Phong tục tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn chức năng越南与中国的端午节风 俗 : 功能论的 比较 研究)
- Trong giáo dục: bài của Nguyễn Phúc Anh: Từ việc khảo sát các hệ bản Tứ Thư Ngũ Kinh Đại Toàn ở Việt Nam bàn về vai trò của hệ thống Đại Toàn trong khoa cử truyền thống .
- Trong văn học như các bài của các nhà nghiên cứu: PGS.TS Đoàn Thu Vân, PGS. TS Phạm Quang Trung, TS. Đoàn Ánh Loan, TS. Phan Thu Vân, ThS. Nguyễn Thanh Trung, CN. Lưu Hồng Sơn, ThS.Trịnh Văn Định, ThS. Tạ Đức Tú, ThS. Nguyễn Đông Triều, ThS. Nguyễn Thị Kim Phượng…Trong các bài viết về hướng này, tham luận của TS. Nguyễn Nam đã sử dụng phương pháp liên văn bản để lý giải một bộ tiểu thuyết lịch sử rất phức tạp Hoàng Việt xuân thu 皇越春秋là một hướng đi mới, có rất nhiều phát hiện thú vị (tham luận Dùng văn – sử liệu Trung Quốc để lý giải tiểu thuyết Hán văn Việt Nam: trường hợp Hoàng Việt Xuân Thu 用中國文史料來理解越南漢文小説:以《皇越春秋》為例).
2. Đi tìm những điểm tương đồng và khác biệt giữa văn hóa, văn học Việt Nam và Trung Quốc
Một số tham luận đi vào trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa văn hóa, văn học Trung Quốc và Việt Nam theo hướng nghiên cứu so sánh văn hóa, văn học. TS. Xie Miao 谢淼so sánh Văn hóa tre trúc của Hồ Nam và Việt Nam湖南和越南的竹文化trong đời sống, trong văn hóa tinh thần, văn chương nghệ thuật. ThS. Vũ Thị Thanh Trâm thì Tìm hiểu ý nghĩa trầu cau trong nghi thức hôn nhân ở hai nước Việt-Trung越中婚俗中的檳榔涵義探析. Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận và Nguyễn Tiến Lập so sánh về chữ Nôm với chữ Hán với hai tham luận: Chữ Nôm miền Nam trước thời cận đại近代以前之越南南部喃字và Phân tích so sánh về hình thể và kết cấu giữa chữ Hán và chữ Nôm汉字与喃字形体结构比较分析. ThS. Nguyễn Thanh Phong tìm hiểu về phương diện tư tưởng với tham luận: Quan niệm về “Trời” trong văn học thời Lí Trần – Đối chiếu với tư tưởng “Trời” trong triết học Trung Quốc 越南李陳時代文學之「天」思想──以之 與 中國 哲學的「天」思想比較; ThS. Trần Xuân Hiệp trình bày về Tranh dân gian Việt Nam và Trung Quốc: những tương đồng và khác biệt ; ThS. Phạm Ngọc Hường so sánh luật pháp với tham luận: Hoàng việt luật lệ trong mối quan hệ so sánh với Đại Thanh luật lệ皇越律例”与 “大清律例” 的对比研究. ThS. Nguyễn Văn Hoài đi vào nghiên cứu so sánh « văn học thông tục » 通俗文学Trung Quốc và Việt Nam (Từ văn học thông tục Trung Quốc nghĩ về truyện thơ Nôm Việt Nam从中国通俗文学思考越南喃字诗传). TS. Lê Thị Thanh Tâm và ThS. Võ Thị Minh Phụng với hai tham luận: Một số gặp gỡ và khác biệt trong cảm hứng bản thể của thơ thiền Lý- Trần và Đường- Tống; Tìm hiểu nội dung thơ thiền trong thơ Vương Duy (Trung Quốc) va Huyền Quang (Việt Nam) 中國王維 與越南 玄光 的禪詩內容之探討đi vào nghiên cứu so sánh thơ Thiền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Không hẹn mà gặp, chủ đề nghiên cứu so sánh Truyện Kiều金云翘新传của Nguyễn Du 阮攸và Kim Vân Kiều truyện金云翘传của Thanh Tâm Tài Nhân青心才人đã quy tụ được 3 tham luận. Tham luận của PGS.TS Lê Thu Yến : Văn hóa ứng xử người Việt thể hiện qua tình yêu Kim-Kiều (Truyện Kiều của Nguyễn Du), thông qua tình yêu giữa Kim Trọng và Thúy Kiều để đi tìm cách ứng xử chú trọng vào tình nghĩa của người Việt. Tham luận của GS. Zhao Yanqiu 赵炎 秋 và Song Yaling宋亚玲 : Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân: Kế thừa và biến đổi阮攸《金云翘传》 对青心才人 《金云 翘 传》 的 承继与 变 异, nhấn mạnh vào tính chất kế thừa tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân. Mặc dù GS.Zhao không hoàn toàn tán đồng quan điểm nghiên cứu của GS. Đổng Văn Thành董文成 (ĐH Liêu Ninh), nhưng trong thực tế bài viết của mình, GS. Zhao vẫn còn bị chi phối rất nhiều bởi cách đánh giá Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và Truyện Kiều (Kim Vân Kiều tân truyện) của Nguyễn Du trong công trình của GS. Đổng 董 – một công trình rất ít giá trị khoa học và đã bị những nhà nghiên cứu Truyện Kiều ở VN, Trung Quốc, Lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản bác bỏ. Bài viết cùng đề tài của TS. Wang Xiaolin王小林: Bàn về việc tiếp biến văn hóa Trung Quốc trong Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam论越南 《金云翘传》对中国 文化 的 改写công phu, cẩn trọng hơn, tư liệu mới mẻ, đầy đủ hơn và tiếp thu cả phương pháp nghiên cứu mới mẻ hơn của giới nghiên cứu Hoa Kỳ (Harold Bloom trong cuốn The Western Canon: The Books and School of the Ages) nên có những phát hiện rất mới mẻ, thuyết phục khi khẳng định giá trị vượt trội của Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện là ở tính điển nhã, tính cao thượng của một tác phẩm đạt đến trình độ điển phạm.
Những vấn đề trên, BTC mong muốn các nhà nghiên cứu thẳng thắn trao đổi, bàn bạc, tranh luận để đi đến một kết luận xác đáng hơn.
3. Những vấn đề văn hóa, văn học Việt Nam và Trung Quốc thời cận đại
Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh cận đại là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
- GS. Li Chuanbin 李传斌 đi tìm hiểu việc truyền bá Cơ Đốc giáo trong một bối cảnh rộng mở đầu cho cuộc xâm nhập của phương Tây vào Đông Á trong tham luận So sánh việc truyền bá đạo Cơ Đốc ở Việt Nam và Trung Quốc trong thế kỷ XIX (19世纪基督教在中越两国传播的比较).
- TS. Huỳnh Vĩnh Phúc trong bài viết Vấn đề đạo đức và tư tưởng xã hội: sự tương đồng trong nhận thức lại Nho giáo của giới trí thức Việt – Trung đầu thế kỷ XX道德与社会思想问题:二十世纪初的越中知识分子对儒 教的重新认识的共识khảo sát về một vấn đề quan trọng là tinh thần phê phán Nho giáo của các chí sĩ duy tân Việt Nam và Trung Quốc đầu thời cận đại.
- PGS. TS Nguyễn Tiến Lực đi vào vấn đề gai góc hơn : Đánh giá lại các nhân vật lịch sử nửa sau thế kỷ XIX ở Việt Nam và Trung Quốc – Trường hợp Phan Thanh Giản (Nam Bộ-Việt Nam) và Tăng Quốc Phiên (Hồ Nam-Trung Quốc). Vì cứ nhắc đến hai vị này thì học giới lại bắt đầu một cuộc tranh luận bất tận.
- TS. Võ Thị Hoa đi vào tìm hiểu hình tượng Tôn Trung Sơn, một biểu tượng lớn lao của Trung Quốc cận đại, được di thực vào tôn giáo đặc biệt của Nam Bộ Việt Nam: Đạo Cao Đài (Hình tượng Tôn Trung Sơn trong đạo Cao Đài ở Nam Bộ Việt Nam).
- Hai bài viết của GS. Zheng Dahua 郑大华: So sánh quá trình hiện đại hóa giai đoạn đầu của Việt Nam và Trung Quốc cận đại 近代中越两国早期现代化之比较và TS. Trần Thị Hải Yến : Văn hóa, văn chương đi tìm bản sắc (hay vấn đề Đông, Tây) ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có tính cách tổng kết những vấn đề chung về những điểm chung của cả khu vực và những đặc điểm riêng của quá trình cận đại hóa mỗi nước.
Vấn đề văn hóa di dân của người Hoa ở Việt Nam được 2 nhà nghiên cứu quan tâm đó là : ThS. Võ Thị Ánh Tuyết với tham luận Sự giao lưu văn hoá Việt – Hoa tại các hội quán của người Hoa ở Hội An (Quảng Nam); ThS. Phan Thị Hoa Lý với tham luận Truyền thuyết Thiên Hậu ở Trung Quốc và Việt Nam.
Vấn đề văn học cận đại cũng như việc tiếp nhận văn học Trung Quốc ở Việt Nam được khá nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm :
ThS. Lê Thụy Tường Vi: Cảm hứng về Kinh Kha trong thơ ca Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ; Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hồng: Chất Liêu trai trong buổi đầu của Văn học Việt Nam hiện đại ; TS. Nguyễn Hữu Hiếu: Thơ Quách Tấn trong trào lưu hiện đại hóa văn học trước 1945 ; TS. Đinh Phan Cẩm Vân: Ảnh hưởng của P. Baudelaire trong thơ ca lãng mạn Trung Quốc và Việt Nam đầu thế kỷ XX ; TS. Trần Lê Hoa Tranh: Việc tiếp nhận Kim Dung ở Việt Nam từ trước 1975 đến nay ; ThS. Đỗ Văn Hiểu: Thẩm mỹ hóa đời sống thường nhật và sự chuyển hướng của lý luận văn học Việt Nam và Trung Quốc日常生活 审美化 和 当代中国、越南 在文艺 学上的转向…
Riêng ở Nam Bộ, việc tiếp nhận văn học Trung Quốc cũng có những sắc thái riêng, đó là ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh mà người dân gọi là «truyện Tàu » rất sâu rộng ở đây. Viết về vấn đề này có : TS. Võ Văn Nhơn với tham luận Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa đối với sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ; ThS. Phan Mạnh Hùng với tham luận Những vấn đề của văn học đại chúng: so sánh tiểu thuyết feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 và tiểu thuyết chương hồi ; TS. Lê Ngọc Thúy với tham luận Bước thăng trầm của Truyện Tàu trong đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam thế kỷ XX ; ThS. Dương Mỹ Thắm: “Tứ đại kỳ thơ” – truyện thơ tuồng quốc ngữ Nam Bộ - tác phẩm cải biên của “Tam quốc diễn nghĩa” ; ThS. Đào Lê Na: Ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến kịch bản cải lương trước năm 1945…
4. Thơ bang giao và thơ đi sứ.
Thơ bang giao và thơ đi sứ là một thể tài đặc biệt trong văn học Việt Nam thể hiện một quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc thời trung đại. Những bài thơ này thể hiện cái nhìn của người Việt Nam về đất nước Trung Hoa, đồng thời cũng thể hiện tinh thần hữu nghị, ý thức độc lập dân tộc và ý tự cường của các sứ giả Việt Nam.
Năm trước một nhóm các học giả của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) và Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) đã cho ra mắt tổng tập thơ đi sứ Việt Nam đến 25 tập khổ lớn với nhan đề: Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành越南汉文燕行文献集成 (Phúc Đán đại học xuất bản xã复旦大学出版社, 2010). Điều ấy cho thấy thơ đi sứ Trung Quốc của các nhà thơ Việt Nam nhiều đến chừng nào.
Việc bang giao có thể đem đến tình bạn, như trong bài viết của TS. Nguyễn Đình Phức: Ngọc lang quy của Đại sư Khuông Việt trong quan hệ với từ Đôn Hoàng và từ Hoa Gian越南匡越大师 《玉郎归》 与中国敦煌词 、 花间词的关系. Cũng lưu ý là bài Ngọc lang quy玉郎归là bài Từ đầu tiên trong văn học Việt Nam, xuất hiện vào TK.X.
TS. Huang Huaijun 黄怀军có bài viết rất công phu Hình ảnh Việt Nam trong thơ ca “thiệp Việt” đời Đường唐朝涉越诗歌中的越南形象sưu tập các bài thơ trong Toàn Đường thi có liên quan đến các địa danh An Nam安南, Giao Chỉ交趾, Tượng Quận 象郡, Nhật Nam日南… nghĩa là các địa danh thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Trong các bài thơ ấy cũng có không ít bài viết về tình bạn – một thứ tình bạn tương kính của các nhà thơ hàng đầu đời Đường: Trương Tịch张籍, Giả Đảo 贾岛, Dương Cự Nguyên 杨巨源, Hứa Hồn 许浑… với các nhà thơ – danh tăng An Nam. Đáng tiếc là TS. Huang 黄chưa có điều kiện tra cứu nhiều tài liệu hơn, nhất là các tài liệu Việt Nam để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nên cách nhìn chưa thật rộng mở theo tinh thần khoan dung văn hóa, tôn trọng sự khác biệt.
TS. Nguyễn Đức Thăng trong tham luận Thơ văn bang giao Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Tây Sơn viết về giai đoạn Quang Trung Nguyễn Huệ với hào khí ngất trời ứng phó trước những sai lầm chính trị của ông vua già cả nhà Thanh.
ThS. Lê Quang Trường trong tham luận Trịnh Hoài Đức và tâm sự Nho thần triều Nguyễn trên đường đi sứ Trung Quốc阮朝儒家文臣 郑怀德与出使中国时间的心事cho thấy quá trình Việt hóa của một người Minh hương xuất sắc là Trịnh Hoài Đức 郑怀德khi chọn Việt Nam là quê hương mình thể hiện qua những bài thơ khi ông làm chánh sứ sang Trung Quốc – quê cha đất tổ của ông.
Hai bài viết rất công phu của của GS. Zhan Zhihe 詹志和 : Thơ đi sứ chữ Hán của Việt Nam trong mối quan hệ với văn hóa Hồ Nam越南北使汉诗与中国 湖湘 文化và PGS. TS. Nguyễn Công Lý : Thơ trung đại Việt Nam viết về Hồ Nam và trường hợp Nguyễn Trung Ngạn thực sự đã vẽ ra bức tranh toàn cảnh về thể tài này.
Bài của PGS.TS Hà Minh Hồng: Một góc nhìn Trung Hoa qua “Ngục trung nhật ký” của Hồ Chí Minh viết về một tác phẩm nổi tiếng Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh. Vẫn có thể coi Ngục trung nhật ký là một tập thơ đi sứ, như Hồ Chí Minh viết: Ta là đại biểu dân Việt Nam/ Tìm đến Trung Hoa để hội đàm余原代表越南民/擬到中華見要人 (Bài Đường đời hiểm trở/ Thế lộ nan世路難), nhưng đi sứ trong hoàn cảnh đặc biệt: bị bắt lầm và bị tống giam, nên Hồ Chí Minh cũng có dịp nhìn đất nước Trung Hoa qua một góc nhìn thật đặc biệt, thật hẹp: từ trong của sổ nhà lao. Ngay từ góc nhìn đặc biệt ấy người vẫn thấy được một đất nước Trung Hoa khác : một đất nước Trung Hoa của những người dân thấp bé, nghèo khổ, một đất nước Trung Hoa bị dày xéo bởi chiến tranh và các thế lực quân phiệt. Nhưng từ trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chế độ nhà tù, Ngục trung nhật ký vẫn ánh lên rất nhiều sự cảm thông, tình bạn, tình người của những người Trung Hoa lương thiện.
Tham luận của PGS.TS Đoàn Lê Giang: Nguyễn Du và những suy nghĩ về đất nước Trung Hoa trên đường đi sứ muốn truy tìm một cái nhìn đúng đắn, toàn diện về đất nước Trung Hoa của một nhà thơ, nhà văn hóa khác mà người Việt Nam nào cũng yêu mến và tin tưởng: Nguyễn Du. Nguyễn Du là chánh sứ Việt Nam sang Trung Quốc từ tháng 5/1813 đến 5/1814. Trên con đường đi sứ tròn một năm trời, Nguyễn Du lần lượt đi qua các danh thắng, các di tích lịch sử quan trọng nhất của đất nước Trung Hoa. Đi đến đâu ông cũng ghi lại cảm xúc và suy tư của mình bằng những vần thơ chữ Hán, từ đó hình thành nên tập thơ chữ Hán nổi tiếng nhất của ông: Bắc hành tạp lục. Trong Bắc hành tạp lục hiện lên hình ảnh một đất nước Trung Hoa rộng lớn, hùng vĩ, có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và một nền văn hóa vĩ đại. Nhưng đồng thời cũng là một đất nước đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn ấy thể hiện qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa những người người trí thức cương trực, dũng cảm, có lý tưởng cao cả với tầng lớp thống trị nham hiểm, độc ác, có dục vọng ngông cuồng. Mâu thuẫn ấy còn thể hiện qua những cảnh đời bất công mà Nguyễn Du chứng kiến trên đường đi. Vượt qua sự xa cách về thời gian, sự khác biệt về lãnh thổ, Nguyễn Du đã tìm thấy sự cảm thông giữa mình với những người dân Trung Hoa khốn khổ và những người trí thức Trung Hoa lương thiện bị đọa đầy. Thái độ ấy thể hiện tầm cao văn hóa vời vợi, một chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và một tình hữu nghị cao cả.
Với hơn 60 tham luận và rất nhiều vấn đề đặt ra, chắc chắn Hội thảo của chúng ta không thể nghe được hết các ý kiến, không thể bàn bạc thấu đáo mọi vấn đề, nhưng chúng tôi mong rằng những vấn đề nổi bật nhất sẽ được đưa ra thảo luận ở các tiểu ban. Chúng ta thảo luận ở đây, chúng ta sẽ thảo luận ở Đại học Sư phạm Hồ Nam trong một dịp thích hợp, chúng ta sẽ thảo luận tiếp qua các hội thảo, các website, các tạp chí và các công trình tiếp theo. Điều quan trọng nhất là chúng ta thảo luận trên một tinh thần thẳng thắn, tôn trọng chân lý, với một tinh thần hợp tác và với tình bè bạn.
TP.HCM, tháng 9 năm 2011
Đ.L.G
国际研讨会主题报告
胡志明市国家大学-社会与人文科学大学
文学语言系系主任
黎江
“越中历史上的文学和文化关系”国际研讨会,已经得到了不少相关报告: 将近90多篇. 编辑部已经从这些报告中正式选出64篇作为本次研讨会的报告. 本次研讨会中一些报告将会得到发表, 一些报告将直接不发表, 组织部希望各位教授和研究专家将发表弄清以下问题:
1. 在越南文学文化中接收和改变中国的影响.
李育民教授已经在中越文化制度报告中提到这个问题:中越制度文化的交流及其影响,中国封建时代的文化制度对越南的影响是多方面的. 阮文效博士提到越南的中世纪时代中 “无逊中国 ”的观念(不亚于中国), 陈南进博士提到从“册封”、“朝贡”中可以看出越南在中世纪时代中应对与中华的关系,因此,越南封建时代已经受到了来自中国的影响。 如何变动那些要素,怎样体现独立和自强的意识?当越南面对XIX世纪西方侵略的时候来自中国的影响又表现怎么样的消极影响?
两个朝代的交流和影响引起一些研究专家的注意. 研究专家阮宫通文章名叫《十二生肖》, 留意到在古汉语词汇中有越南和东南亚词汇的来源, 甚至在十二生肖中天干地支也有类似的来源的.
阮清松博士在《历史上中越文化交流和继承与 变 异》的报告中,也考察越南中世纪《柳毅傳書》的接收, 从柳毅傳——唐代传奇和古越神话中的相同因素想到各个百越文化因素对中国(其中包括洞庭湖地区)文化的影响.
钟生教授在《宋清时期中越两国的科技交流》报告中, 提到中国对越南影响的同时,中国也受到了相当多来自越南的影响,比如: : (1) 建设技术: 阮安建筑师是设计北京京最重要的建筑师之一: 皇城, 紫禁城和前三殿(紫禁城)皇极殿,中极殿和极殿) 后三宫 (乾清宫,交泰殿坤宁宫; (2) 李时代的军事技术; (3) 制造枪药的技术黎澄; (4) 医学: « 一些越南的名医药师,比如:菊堂遗草陈元陶,药草新编阮之新… , 传到中国以后,继承 同时对中国的医学有一定的印象»… 这些方面是非常的有趣, 但是还是有其他更多的方面值得去了解。
中国对越南文化领域的影响是多方面的,那些过程和要素也有其他作者也提到了:
-生产、武器、生活方面,在范德孟的文章《标记分子》中说到,原始时代越南南部和中华的关系.
- 语言方面,副教授、博士黎中华的文章中 谈到在越南的行政地名中越中共同的因素。
- 风俗方面,阮玉诗博士的文章《越南与中国的端午节风 俗》: 功能论的 比较 研究)
- 教育方面: 在阮福英的文章: 在《四书五经大全》中提到传统科举的系统角色。
- 文学方面,比如各个研究家的文章, 如:团秋云副教授, 软映鸾副教授,范光中博士, 番文秋博士,阮青中硕士等在关于这方面的文章中, 阮南博士的报告已经使用连文本的方法来理解《皇越春秋》的一部很复杂的历史小说,这是一个新的走向, 有很多有趣的报告(用中国文、史料来理解越南的汉文小说以《皇越春秋》為例).
2. 寻找中越文化文学中的相同点和不同点
一些文章根据中越文学文化的对比来说明中越文学文化的相同点和不同点. 谢淼博士《湖南和越南的竹文化对比》对竹文化在越南与湖南在精神文化、文学艺术方面的作用进行对照、比较,武氏青簪 硕士深入了解“越中婚俗中的檳榔含”, 阮玉郡和朊进立在“近代以前之越南南部喃字”和“汉字与喃字形体结构比较分析”这两篇文章也对汉字和喃字形体结构也进行对比。 阮清风硕士通过“ 越南李、陈时代文学中的「天」思想与中国哲学的「天」思想比较”一文从事思想研究,陈春协硕士研究关于越中两国的民间木版画的异同,范玉红探讨“皇越律例”与 “大清律例” 的对比研究.”, 阮文怀通过 “从中国通俗文学思考越南喃字诗传” 研究越南与中国通俗文学。 黎氏清心硕士与武氏名风在《国王维与越南玄光的禅诗內容探讨》和《 中国王维与越南玄光的禅诗內容探讨》提到越中禅诗的对比。
不约而同, 阮攸 《金云翘新传》研究比较主题,已经吸引了 3 篇报告。副教授、博士黎秋燕的报告: 从爱情体现越南人的文化 阮攸《金云翘新传》 通过金重和翠娇的爱情来寻找反映和注重越南人的情义。赵炎 秋 教授和宋亚玲 的报告:阮攸《金云翘传》 和青心才人 《金云 翘 传》 的 继承与 变 异, 强调《金云翘传》对青心才人小说的继承性质。 尽管赵教授不完全赞同辽宁大学董文成教授的观点, 但是实际上在自己的文章中, 赵教授仍被支配很多,因为阮攸《金云翘新传》和青心才人的《金云翘传》在董教授的工程中 – 一个具有很少科学价值的工程已经被越南的研究专家, 中国, 台湾领土, 日本反驳。 王小林教授的主题: 在越南 《金云翘传》中谈到对中国 文化 的 演变,精工巧制, 更慎重, 资料更新, 更完整和在华期研究界中接受更新的研究方法 (Harold Bloom 在The Western Canon: The Books and School of the Ages) 所以有更新的发现,说服和肯定《金云翘传》的在典雅性和高尚性的价值超过《传记》,《金云翘传》是具有典范水平的作品。
但是上面这些问题, 组织部希望各研究专家直接交流、商量和争论以取得更恰当的结论。
3. 关于近代中越文学与文化的若干问题
近代中越文学与文化是被许多研究学者所关心的问题之一。
- 李传斌教授通过“19世纪基督教在中越两国传播的比较”的论文来探讨在西方侵犯东亚各国的背景下基督教的传播。
- 黄永福博士在“道德与社会思想问题:二十世纪初的越中知识分子对儒 教的重新认识的共识”一文中研究一个重要的问题,就是近代中越知识分子对儒教的批判精神。
- 阮进力副教授选择一个更尖锐更有争议的问题:重新评价19世纪后中越历史人物——潘清简(越南南部)和曾国片(中国湖南)为例。众所周知,只要提到这两位人物就会激发一场无穷无尽的争论。
- 武氏花博士探讨高台教(越南南部独一无二的宗教)所展现的中国近代史伟大的象征——孙中山形象
- 郑大华教授所写的“近代中越两国早期现代化之比较”与陈氏海燕博士的“20世纪初越南文化与文学本色之探寻”这两篇文章是具有总结性的论文,总结了中越两国在近代化过程中既有区域之共性,又有自身的特点。
越南华人移民文化问题也被研究学者所关注。武氏映雪硕士的“广南会安华人会馆中的华越文化交流”与潘氏花理的“越中天后传说”为其代表。
近代文学与越南文学对中国文学的接受这类问题很受欢迎:
黎瑞蔷薇“20世纪上半叶越南诗歌中对荆轲的灵感”; 陈玉鸿研究员“越南现代文学早期中聊斋之味道”;阮有孝博士“1945年前文学现代化思潮中的郭进诗歌”;丁潘锦云博士“夏尔·皮埃尔·波德莱尔
对20世纪初中越浪漫派新诗的影响” ;陈黎花筝博士“越南1975之前对金庸的接受”;杜文晓硕士“日常生活 审美化 和 当代中国、越南 在文艺 学上的转向…”
就南部而言,对中国文学的接受同样有其特色,那就是明清小说(被南部人民成为 “Tàu传”)的深刻影响。
关于这类问题有: 武文仁博士“19世纪末-20世纪初中华小说对南部国语小说形成与发展的影响”;潘猛雄硕士“大众文学问题:1975前南部feuilleton小说与章回小说之比较”;黎玉翠博士“20世纪越南精神文化中‘Tàu传’坎坷之路”;扬美渗硕士“‘四大奇书’——南部国语诗——‘三国演义’之改版”;陶黎娜硕士“中国文学对1945年前改良剧本的影响”等等。
4. 邦交诗文与北使汉诗
邦交诗文与北使汉诗是越南文学中最特别的题材之一,体现了古代越中两国的特殊关系。这些诗歌在展现越南人对中国景色风俗等方面的看法的同时,也展现了越南人友善的态度、自强不息和民族独立的精神。
去年由中国复旦大学和越南汉喃研究院的研究学者携手编辑的越南北使汉诗总集,名为“越南汉文燕行文献集成”(复旦大学出版社, 2010),已问世。此集一共25本,越南北使汉诗的数量,可见一斑。
两国邦交带来了友谊,如在阮庭复博士的论文“越南匡越大师 《玉郎归》 与中国敦煌词 、 花间词的关系”所展现的。特别强调的是,“玉郎归”是越南文学词类首篇,出现于10世纪。
黄怀军博士此次为研讨会带来一篇非常精心的论文“唐朝涉越诗歌中的越南形象”,收集了“全唐诗”中所有跟安南、交趾、象郡、日南等所属现代越南领土地名有关的诗。在这些诗歌当中有不少是写友谊的,那是唐代一流诗人:张籍、贾岛、杨巨源、许浑等等与安南名曾、诗人相敬之友谊。可惜黄博士没有更多条件来研究更多资料,尤其是越方资料,以进一步地了解这个问题,因此其看法还是偏见的,未能达到文化宽容、尊重民族精神差异的境界。
阮德升博士在“西山朝中越中邦交诗文”论文中介绍了在越南光中阮慧时期中越南人凭借民族精神与豪气昂扬来应付清朝皇帝所造成的政治错误。
黎光长为研讨会带来“阮朝儒家文臣 郑怀德与出使中国时间的心事”这一篇论文,体现了一个出色的明乡遗民名叫郑怀德的越化过程——通过他的北使汉诗可以看出其选越南为故乡之决心。
此次国际研讨会的亮点为詹志和教授的“越南北使汉诗与中国 湖湘 文化”与阮公理副教授的“有关湖南的越南中代诗歌与阮中岸个案”。这两篇论文已为邦交与北使诗文这类题材画出了全景。
何明洪副教授的“从胡志明‘狱中日记’中看中华”是关于胡志明著名诗集“狱中日记”的一篇论文。“狱中日记”同样可以被视为一本北使汉诗,如胡志明所写的“余原代表越南民/擬到中華見要人” (世路難)。只不过是非常特别的一次出使:被错抓关进监狱里,因此胡志明有机会从另外一个特殊的角度——通过监狱的窗户——看中华。从那个角度,胡志明能看到不同的中华:贫困人民的中华,被战争和军阀势力破坏的中华。在黑暗的监狱里形成,“狱中日记”仍然闪烁着中华人民人情与友情的光点。
段黎江副教授的“阮攸在出使路途上对中国的思考”想追寻另外一种看中华更全面、更准确的角度,是从被越南人民称为大文豪的诗人阮悠之视角上看中华。阮攸作为越南正使,从1813年五月到1814年五月出使中国。在这一年当中,阮攸经过了许多中国的重要景点和名胜古迹。到了任何地方,他都用汉诗把心中的感触和思考记录下来,这些诗歌后来被编入其最有名的诗集《北行杂录》。读了《北行杂录》,我们会看到一个越南有名的知识分子,后来又被评为世界文化名人对中国这个国家的思考和评价。就阮攸个人来看,中国是个广阔而雄伟的国家,它不仅有美丽的大自然景观,还有深厚的文化传统。那亦是一个存有许多矛盾的国家,那些矛盾就体现在刚直而勇敢的、有着高远理想的知识分子总和凶恶的、有着狂妄的欲望的统治者作斗争;这些矛盾亦体现在阮攸在路上所亲眼目睹的不公现象。超越相差的时间和国土,阮攸从中国的平民和知识分子身上找到与自己的相通之处。这种态度就体现阮攸高明的文化思想和进步的人文主义。
此次研讨会汇集了60多篇论文,涉及到许多问题。我们无法把所有问题讨论得很透彻,但我们希望凡是能够引起研究学者们注意的问题都可以在小组讨论上加以讨论。我们在这里探讨,我们也会选适合的时间在湖南师范大学继续探讨。我们将会在网上、在以后的各种研讨会上继续讨论所存在的问题。最关键的是,我们会在友谊、尊重与合作精神上继续探讨。