(Lê Trung Hoa, Kiến thức ngày nay, số 935, ngày 1-8-2016, tr. 16-17)
Trong tiếng Việt có một số thành ngữ, tục ngữ có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, khiến nhiều người không hiểu đúng hoặc đôi khi xảy ra các cuộc tranh luận gay gắt.
(Lê Trung Hoa, Kiến thức ngày nay, số 935, ngày 1-8-2016, tr. 16-17)
Trong tiếng Việt có một số thành ngữ, tục ngữ có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, khiến nhiều người không hiểu đúng hoặc đôi khi xảy ra các cuộc tranh luận gay gắt.
(Lê Trung Hoa, Kiến thức ngày nay, số 927, ngày 10-5-2016, tr. 9-10)
Dân tộc Kinh sống cộng cư với 53 dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S qua hàng nghìn năm. Do điều kiện địa lý và lịch sử đặc biệt đó, dân tộc Kinh đã tiếp thu khá nhiều từ của các ngôn ngữ dân tộc anh em. Trong số các dân tộc này, hai dân tộc phía Nam có ngôn ngữ tiếp xúc nhiều với tiếng Việt là tiếng Chăm và tiếng Khơ-me.
Truyện Kiều là một tác phẩm lừng danh hàng đầu trong văn học cổ điển Việt Nam. Tác phẩm này đã được hàng trăm nhà khoa học trong nước và thế giới, cả trăm năm qua, quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề mà các nhà nghiên cứu chưa thể nhất trí với nhau.
Đối với người Việt hiện nay, các từ sau đây được coi là từ láy âm: buồn bực, non nớt, gớm ghiếc, hỏi han, nguôi ngoai, …Trong các từ đó, chỉ có một yếu tố có nghĩa, là nguôi, buồn, hỏi, gớm, non và có một yếu tố vô nghĩa: ngoai, bực, ghiếc, han, nớt.
Tóm tắt: Cũng giống như một số ngôn ngữ khác, tiếng Việt thường dùng miền ý niệm nguồn là thực phẩm để kiến tạo nên những ý niệm trừu tượng ở miền đích. Tuy nhiên, nếu như trong tiếng Anh, từ qui trình chế biến, đặc điểm chất liệu, đến mùi vị thực phẩm được khai thác một cách đều đặn thì tiếng Việt, thang độ ưu tiên thiên về việc lựa chọn phẩm chất ngon/dở nhằm mục đích đánh giá. Việc ý niệm hóa như thế, một mặt cho thấy cách tư duy phổ quát của nhân loại, mặt khác còn thể hiện cách lựa chọn riêng của người Việt.
1. Trí não của con người, thông qua những trải nghiệm hoặc có tính cá nhân hoặc dựa vào hệ thống ý niệm của cộng đồng diễn ngôn, dung nạp, xử lý, lưu trữ, phục hồi và cả truy xuất tri thức không hoàn toàn thụ động mà có tính tương tác theo những phương thức tri nhận nhất định.
Ở những vùng sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, loại địa danh chỉ sông, núi thường xuất hiện trước. Rồi cuộc sống đã ổn định, các đơn vị hành chính mới hình thành. Sau cùng, các công trình công cộng xuất hiện và địa danh chỉ các đối tượng này lần lượt ra đời.
Trong địa danh Nam Bộ có hàng trăm từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương. Trong bài này, chúng tôi chỉ nêu một số địa danh mang các từ tiêu biểu.
(Lê Trung Hoa, Kiến thức ngày nay, số 908, ngày 1-11- 2015, tr. 16, 17 và 26)
Sau hơn 300 năm cộng cư với người Khmer, người Việt đã tiếp thu một số từ chỉ tên các loại cây của người Khmer cho tiện việc sử dụng. Nhiều tên cây đã biến thành địa danh nên dù cây đã không còn nhưng vẫn tồn tại trong địa danh.
Tóm tắt. Mười hai con giáp hay thập nhị chi đã hiện diện trong văn hoá Á Đông qua bao ngàn năm, nhưng chưa ai xem lại vấn đề về nguồn gốc phi Trung Hoa của các tên gọi này - nhất là nguồn gốc Việt Nam của chính các tên này như Tý/Tử-chuột, Mão/Mẹo-mèo (phần 4), Ngọ-ngựa, Hợi-gỏi-cúi phần 5)… Liên hệ của tên loài vật và tên các chi khác như Thân, Dần, Thìn, Tuất … không rõ nét và cần nhiều lý giải hơn.Phần này đi vào chi tiết của liên hệ chi thứ 9 (Thân) và tên con khỉ.
Ở Nam Bộ có hàng chục cây thuộc loại hiếm tùy theo vùng. Cho nên khái niệm hiếm cũng tương đối.
1.Cũng giống như các hiện tượng ngữ âm, các hiện tượng về ngữ nghĩa mang tính quy luật cũng có thể dùng để xác định từ nguyên tiếng Việt. Trong bài này chúng tôi xin nều bốn hiện tượng tiêu biểu là ẩn dụ, hoán dụ, láy nghĩa và chuyển nghĩa.Trong bốn hiện tượng này, hai hiện tượng đầu phổ quát hơn.
1.Hạ Long là một kỳ quan của Việt Nam và cả thế giới. Hạ Long nổi tiếng nhờ có nhiều vịnh, sông, núi, hang động và đảo đẹp.
2.Hai vịnh nổi tiếng nhất là Hạ Long và Bái Tử Long.
Trên đường Phan Đình Phùng có chợ Phú Nhuận. Tên chợ này mới đổi sau ngày thống nhất đất nước. Còn trước đó, chợ mang tên Xã Tài. Xã Tài là ai? Đó là xã trưởng Lê Tự Tài, người chủ trương lập chợ này vào cuối thế kỷ XIX. Có lẽ việc đổi tên từ Xã Tài sang Phú Nhuận này là do có người cho rằng những viên chức dưới thời Pháp thuộc chỉ là công cụ của thực dân.
1. Đặt vấn đề
Trong cuốn “Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659” của tác giả Đỗ Quang Chính [1] chúng tôi thấy tác giả cho in nguyên bản và dịch ra chữ quốc ngữ hiện nay ba tài liệu viết tay bằng chữ quốc ngữ vào năm 1659 của hai người Việt Nam là Igesico Văn Tín và Bento Thiện. Nhờ có bản dịch của Đ.Q.Chính, chúng tôi đọc nguyên bản và nhân thấy rằng về con chữ và cách ghép các con chữ thành vần, thành chữ (âm tiết) ít nhiều có khác với con chữ và cách viết chữ quốc ngữ trong cuốn Từ điển Việt – Bồ - La 1651 của A. de Rhodes [4], và tất nhiên có những điểm khác so với con chữ và cách viết chữ quốc ngữ hiện nay. Việc khảo sát các văn bản viết chữ quốc ngữ giai đoạn mới sáng tạo và dùng thử nghiệm (1620-1659) sẽ cho ta thấy được một cách cụ thể hơn quá trình đặt chữ viết, diện mạo hệ thống các âm vị tiếng Việt giai đoạn đó, cách xác định âm / âm vị để đặt chữ viết và đây cũng là một cách để chúng ta định hướng, cân nhắc khi lựa chọn để đưa những con chữ mới như: z, j, f, w vào bộ chữ cái quốc ngữ hiện nay.
Gần một nghìn năm cộng cư với người Chăm, người Việt đã tiếp thu hàng trăm địa danh ở dọc dải đất miền Trung. Cà Ná là tên núi ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cao 339m. Sau đó, Cà Ná trở thành tên xã của huyện Thuận Nam cùng tỉnh. Cà Ná, có nhiều cách lý giải, nhưng cách được tin tưởng nhiều là Canah/Canaq Klou (Canah: tẽ ra; Klou : ngã ba) vì hòn núi nằm ở chỗ có ngã ba tẽ ra.
Alexandre De Rhodes (1591-1660) là một giáo sĩ Dòng tên, người Pháp và sinh ở Avignon. Ông học hành ở Roma. Ông sống và truyền đạo ở Cochichine (Trung và Nam Kỳ) hơn ba năm (1624-1627), sau đó ông đi Tonkin (Bắc kỳ) và ở đó khoảng ba năm (1627-1630). Ông rời Annam đến sống ở Macao mười năm (1630-1640). Ông trở lại Cochichine sau 13 năm và ở lại đó bốn năm (1640-1645) trước khi ông sang Ba Tư.
Ở vùng Thừa Thiên Huế, địa danh có nhiều biến dạng và nguồn gốc khá phức tạp. Trước hết là những địa danh có nhiều biến dạng.
1.Địa danh thường ra đời trong hoàn cảnh cụ thể nào đó. Sự kiện đó có thể là lịch sử, nhân vật, phong tục, đặc điểm, ...
Truyền thuyết về đời Hùng Vương thứ 6 kể lại chuyện tổ nghề dệt lụa là công chúa Thiều Hoa, không những đặt nền tảng cho giá trị văn hoá vật chất nhưng còn để lại những vết tích trong ngôn ngữ của dân tộc. Cụ thể là chữ cửi, một dạng chữ Nôm viết bằng bộ mịch 糸 hợp với chữ cải 改hài thanh như câu '... cửi mắc văng mấy đoạn sầu ...' (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập) hay '... đường sá bằng mắc cửi ...' (Truyền Kỳ Mạn Lục). Ca dao tục ngữ Việt Nam dùng nhiều hình ảnh và ý tưởng về khung cửi như
Tóm tắt
Viết tắt (cũng như Nói tắt) là một hiện tượng mang tính phổ quát ở nhiều ngôn ngữ. Lí do sâu xa của nó là con người muốn tiết kiệm trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, và tiết kiệm như nhà ngữ học Pháp A. Martinet nhấn mạnh là một nguyên lí cơ cấu và hành chức ngôn ngữ. Trong truyền thống Việt ngữ học, việc nghiên cứu Nói tắt và Viết tắt chủ yếu bó hẹp trong phạm vi những ‘từ ngữ tắt’ (nội sinh hay ngoại nhập) đã được ‘xã hội’ sử dụng, đã thành ‘quy ước’ như: ATK (An toàn khu), VAC (Vườn - Ao -Chuồng), Nxb. (Nhà xuất bản); WTO (World Trade Organization), V.I.P. (Very Important Person) v.v.. Báo cáo này của chúng tôi đi theo một đường hướng khác: khảo sát những cách thức viết tắt mang tính chất ‘cá nhân’, chưa thành ‘quy ước’ trong môi trường học tập của sinh viên Việt Nam. Kết quả bước đầu cho thấy: có những quy luật, quy tắc nhất định trong cách viết tắt của sinh viên – chứ không phải hoàn toàn tùy nghi, ‘tự tung tự tác’ ở mỗi cá nhân.
Đang có 924 khách và không thành viên đang online
Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929