KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2011-2012
1. Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Mỗi nhà văn muốn hay không trước hết phải là con đẻ của một nền văn hóa dân tộc, tự giác tiếp nhận lối tư duy, những mô thức ứng xử từ xa xưa đã trở thành truyền thống của dân tộc mình. Mặt khác, tùy điều kiện sống của thời đại, họ lại tiếp nhận được nhiều tinh hoa văn hóa của các cộng đồng dân tộc khác. Tất cả những giá trị văn hóa của thời đại này đã được nhào nặn thành các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản tác phẩm. Vì vậy giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học cần quan tâm tới việc lí giải các cấp độ khác nhau của tín hiệu nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo ra.
Danh sách đề tài NCKH sinh viên đạt giải cấp trường, đề cử dự thi cấp thành, cấp bộ năm 2011
Trên khắp thế giới, đông đảo người yêu thơ và làm thơ tìm đến haiku với tình yêu và đam mê, nhìn thấy ở đây một con đường của bóng mát thơ ca, một cảnh quan thu nhỏ của ba nghìn thế giới.
Ngày 28 tháng 11 năm 2009, tại VP Khoa Văn học và Ngôn ngữ, đề tài Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX do PGS.TS. Đoàn Lê Giang làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu. Hội đồng nghiệm thu do GS.TS. Nguyễn Văn Hạnh làm chủ tịch đã đánh giá đề tài đạt mức độ “Tốt” (mức cao nhất).
Ngày 6 tháng 6 năm 2016 vừa qua, TS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như đã đến dự Đai hội Hiệp hội Giao lưu haiku quốc tế có trụ sở tại Tokyo.
Đây là Hiệp hội haiku chính thống và lớn nhất Nhật Bản, trong đó gồm Hội thơ haiku hiện đại, thơ haiku cổ điển, Hội nhà thơ Haiku.Khi biết TS. Quỳnh Như đến dự, Hiệp hội đã giới thiệu và mời phát biểuvề nghiên cứu thơ haiku, thơ haiku Việt Nam...Tháng 10 / 2015, TS.Quỳnh Như đã đến chào văn phòng Hiệp hội, năm nay nhân dịp có Đại hội nên đã được mời đến tham dự.
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG (NĂM HỌC 2009 – 2010)
Antoine de Saint-Exupéry (1900 – 1944) không phải là một tên tuổi quá lớn nhưng là một trường hợp độc đáo của văn học Pháp hiện đại. Sự độc đáo ở nhà văn này không chỉ bởi sáng tác và cuộc đời riêng tư của ông gắn chặt với nhau như một định mệnh mà còn là những gì mà ông đã thể hiện trong tác phẩm của mình thông qua những trải nghiệm từ nghề phi công đầy mạo hiểm.
Danh sách đề tài nghiên cứu của cán bộ 2007-2009
Sergei Alexandrovich Esenin (1895 – 1925) là một trong những nhà thơ ký tên trong bản tuyên ngôn của trường phái hình tượng Nga vào tháng giêng năm 1919, và cũng là người tuyên bố cáo chung của nó, tuy nhiên ông thường được ghi danh trong thơ ca Nga không phải như một đại diện của chủ nghĩa hình tượng, mà trước hết như một nhà thơ nông dân.
Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa có quyết định trao giải nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2007-2008. Năm nay sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đạt được 20 giải nghiên cứu khoa học cấp Bộ (gồm 1 giải nhất, 3 giải nhì, 6 giải ba, 10 giải khuyến khích).
TT - Lúc 13g (giờ Thụy Điển, tức 18g giờ Việt Nam) ngày 8-10 tại Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển, nhà văn Belarus Svetlana Alexievich đã trở thành nhà văn thứ 108 được tôn vinh ở hạng mục Nobel văn chương.
Nữ nhà văn Belarus Svetlana Alexievich tại một hội chợ sách ở Minsk - Ảnh: Reuters |
Tôi luôn muốn tìm hiểu có bao nhiêu chất người trong con người? Và làm thế nào để bảo vệ được chất người đó trong con người? |
SVETLANA ALEXIEVICH |
Thông cáo về giải thưởng Nobel văn chương của Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển viết: “Giải thưởng Nobel văn chương năm 2015 được trao cho nhà văn Belarus Svetlana Alexievich vì những tác phẩm đa giọng điệu, một biểu tượng mẫu mực về sức chịu đựng và lòng dũng cảm trong thời đại chúng ta”.
Tháng hai này (2015) thầy chúng tôi ra đi vừa chẵn hai mươi năm.
Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu nhưng với lũ học trò chúng tôi thì “ Người ngỡ đã đi xa, nhưng người vẫn ở lại. Người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây” ( Trịnh Công Sơn).
Từ trung tuần tháng 9/2015, Cục Xuất bản có lệnh tạm dừng xuất bản những truyện ngôn tình Trung Quốc. Kèm theo đó là một loạt bài báo lên án truyện ngôn tình. Vậy truyện ngôn tình là gì? Nó đã làm mưa làm gió ra sao, nội dung nó thế nào mà báo chí phải dè bỉu, chê bai, nếu không muốn nói là lên án?
Hiện nay một số tổ chức văn hóa của nước ta đã bắt đầu chuẩn bị Lễ kỷ niệm 250 năm sinh Nguyễn Du vào năm 2015. Lễ kỷ niệm này sẽ có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì ngày 25- 10-2013 vừa qua tại kỳ họp thứ 37 ở Paris, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) lần đầu tiên đã thông qua Nghị quyết vinh danh Nguyễn Du là nhà văn hóa kiệt xuất cùng với nhiều danh nhân khác của thế giới. Nhân dịp này tôi muốn gợi lại một số hồi ức về hai chuyến đi sưu tầm tài liệu về Nguyễn Du tại Trung Quốc trong hai năm 1963 và 1964 nhằm phục vụ Lễ kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du vào năm 1965.
(Trần Thị Thuận, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)
Nền văn học Mỹ trẻ trung, sung sức đã có một quá trình hơn bốn trăm năm xây dựng và phát triển, và đã tạo được một vị thế “lớn” trong danh sách các nền văn học trên thế giới. Tuy vậy, những câu hỏi hệ trọng vẫn luôn được đặt ra: trở về với thực tiễn lịch sử, nước Mỹ há chẳng phải là một “khúc ruột” của tổ quốc Anh sao? Với căn cơ tách ra từ một cái nôi văn hóa và văn chương cổ kính và bề thế như vậy, liệu nền văn học Mỹ mới có phải là một nhánh của văn học Anh? Liệu văn học Mỹ có thể phát triển độc lập, để hình thành và khẳng định một “chất Mỹ” thay vì “chất Anh”?
Hình ảnh về đời sống nước ta còn lưu lại trong thư tịch rất ít. Tư liệu phong phú nhất là bộ tranh khắc gỗ của Henri Oger Kỹ thuật của người An Nam với hơn 4500 bức hoàn thành vào đầu thế kỷ XX. Trước đó, ta có thể tìm thấy hình ảnh đời sống qua một số hình vẽ lẻ tẻ trong một số sách Hán Nôm trong nước và cả sách vở nước ngoài như Trung Quốc, châu Âu v.v… Tìm vào thư tịch cổ Nhật Bản, chúng tôi tìm thấy khá nhiều hình ảnh đời sống người Việt từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, trong đó có tư liệu quan trọng là bộ An Nam kỷ lược cảo安南紀畧藁 của Kondo Juzo近藤 重蔵 hoàn thành vào cuối TK.XVIII.
(Trần Trọng San, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN))
QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CỦA THƠ ĐƯỜNG
Ðời Tống, Nghiêm Vũ, tác giả sách Thương Lang thi thoại, chia thơ Ðường làm năm thể là: Ðường Sơ thể, Ðại Lịch thể, Nguyên Hoà thể và Vãn Ðường thể.
Cuối thế kỷ 18, có một tác phẩm viết về An Nam (Việt Nam) được công bố tại Nhật Bản. Đó là cuốn Annan kiryakukou (An Nam kỷ lược cảo) của Kondo Juzo. Đây là công trình tập hợp các thông tin về Việt Nam thông qua lời kể của những người Nhật từng đến Việt Nam thời Edo (1603 - 1868).
(Vũ Thị Thanh Trâm, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)
Tiểu thuyết Hán văn Nhật Bản là một bộ phận thuộc văn học Nhật Bản nói chung và văn học chữ Hán Nhật Bản nói riêng. Thế nhưng nếu như thi, từ, thi thoại Hán văn Nhật Bản được các học giả Trung Quốc, Đài Loan quan tâm nghiên cứu từ sớm thì công tác sưu tầm, nghiên cứu và chỉnh lý tiểu thuyết Hán văn Nhật Bản chỉ mới được tiến hành trong hơn hai mươi năm trở lại đây. Ở địa hạt nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Nhật Bản, người có đóng góp to lớn là giáo sư Vương Tam Khánh thuộc Đại học Thành Công (Đài Loan). Mục đích của bài viết là giới thiệu những thành quả nghiên cứu của giới học thuật Trung Quốc, Đài Loan về lĩnh vực này. Bài viết là sự tổng hợp, chỉnh lý và phiên dịch từ những tài liệu có liên quan đến tiểu thuyết Hán văn Nhật Bản của học giả Trung - Đài -Nhật.