26042024Fri
Last updateTue, 23 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

“Làm nhạc” là gì?

Đâu đó trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nghe thấy cụm từ “làm âm nhạc” hay “làm nhạc”. Vậy làm âm nhạc có nghĩa là sao? Chúng ta có thể hiểu đó là hành động biểu diễn âm nhạc, chơi nhạc cụ, hát, chỉ huy dàn nhạc hay chỉ huy dàn hợp xướng trên sân khấu nào đó. Nhưng sự diễn đạt vừa rồi không nói hết được cái ý nghĩa của chữ “làm âm nhạc” đối với các nhạc sĩ, ca sĩ, chỉ huy, nhạc công, những người mà hàng ngày vẫn luôn chia sẻ những sản phẩm tinh thần của mình với chúng ta.

Thực vậy, làm âm nhạc là hành động tạo ra âm thanh của âm nhạc, và cũng có nghĩa là hành động tạo ra âm thanh không của âm nhạc sẽ không phải là làm âm nhạc, mà chỉ có nghĩa là tạo âm thanh, tiếng động hoặc gây ồn mà thôi. Nhưng liệu có âm nhạc không nếu không có người biểu diễn âm nhạc? Những người nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ vẫn có những cảm xúc trong khi họ tập luyện, nhưng sự phấn khích của họ sẽ không hề giống với việc thể hiện mình trước khán thính giả, và chúng ta, những người thưởng thức âm nhạc thực sự là một trong những thành phần rất quan trọng trong việc làm nhạc. Chúng ta đem tới âm nhạc cảm xúc, tâm trạng, tinh thần, và hơn hết là trái tim của chúng ta. Cho dù chúng ta nghe những bản nhạc đã được thu trước trên băng, đĩa, file, hay dự buổi biểu diễn live show, là chúng ta đã góp phần tham gia vào hành động làm âm nhạc. Nếu chúng ta không nghe nhạc diễn live thì chúng ta không thể nào có được những cảm xúc đặc biệt mà rất khó tìm được từ ngữ nào phù hợp để có thể miêu tả được.

• Hãy đi nghe biểu diễn , nghe “nhạc sống”

Khi được hỏi về một cuộc biểu diễn nào đó, chúng ta thường chỉ kể lại những tác phẩm nào đã được diễn, ai biểu diễn, cùng với những từ khen hoặc chê để nói về sự cảm nhận của mình. Nhưng chúng ta đâu có thể nói hết được những gì xảy ra xung quanh và bên trong mỗi chúng ta trong lúc chúng ta tham dự buổi biểu diễn đó. Lúc đó, chúng ta đã ở trong một sự kiện chỉ xảy ra một lần duy nhất trong đời, vì không có cuộc biểu diễn nào giống nhau.

 

Khi chúng ta tham dự vào một buổi biểu diễn âm nhạc thì không chỉ riêng đối với khán thính giả, mà ngay cả người sáng tác, người biểu diễn đều được đong đầy những cảm xúc không sao tả xiết, và những cảm xúc này sẽ bồi đắp vào tâm hồn, sẽ trở thành những bức tranh vô giá trong ký ức của mỗi chúng ta. Nếu chúng ta lần đầu tiên nghe một tác phẩm nào đó, có nghĩa là chúng ta mới bắt đầu làm quen với tác phẩm đó. Rồi sau mỗi lần được nghe lại, chúng ta sẽ thấy quen hơn, mối quan hệ của chúng ta với tác phẩm đó sẽ càng ngày càng sâu hơn, những xúc cảm mới sẽ được hòa cùng với những gì đã có được từ lần trước, nhưng có thể chúng ta sẽ nhận ra những điều hoàn toàn mới mẻ trong tác phẩm và cả trong bản thân mỗi chúng ta.

• Sự đeo đuổi không ngừng nghỉ

Nếu là những người trong giới âm nhạc, có nghĩa là cuộc đời đã gắn với việc học tập, đam mê, tư duy, biểu diễn càng nhiều tác phẩm càng tốt. Có người nói rằng người theo nghành âm nhạc tức là cuộc đời đã gắn với cái nghiệp (âm nhạc). Do vậy, đời sống âm nhạc của các nhạc sĩ sáng tác hay biểu diễn và cũng tương tự như với người yêu thích âm nhạc sẽ là một sự đeo đuổi không ngừng nghỉ.

• Sống với âm nhạc

Với công nghệ ngày nay, ai cũng có thể có những máy nghe nhạc cá nhân cực kỳ hiện đại để nghe nhạc ở bất cứ nơi nào. Nhưng dù là có đôi tai nghe headphones tốt đến mấy thì cũng không thể thưởng thức âm nhạc một cách thực sự được, chúng ta cần một không gian nhất định cho âm nhạc. Thực ra, khi đã là người yêu thích âm nhạc thì chắc hẳn là có vốn nghe kha khá và cũng nghiên cứu này kia ít nhiều, như vậy trong mỗi chúng ta đã ghi nhớ nhiều giai điệu, nhiều bản nhạc trong suốt chiều dài cuộc đời. Do vậy, chúng ta sẽ đâu cần lắm những máy nghe nhạc cá nhân. Hãy để những giai điệu âm nhạc tự vang lên trong đầu, hãy nghe nhạc trong tâm trí chúng ta, sau đó những bản nhạc đó sẽ tự trôi qua để cho những bản nhạc khác đến thay thế. Sống với âm nhạc chỉ đơn giản thế thôi, và ai cũng có thể có cuộc sống như vậy.

• Mở rộng lòng để đón nhận

Ở đây, tình yêu âm nhạc không hẳn chỉ là với âm nhạc cổ điển phương tây (classical music) mà với tất cả các loại hình khác nhau. Bất cứ bản nhạc nào cũng có thể có ý nghĩa đặc biệt nếu được gắn liền với địa điểm, thời điểm đặc biệt. Hãy bỏ qua cái khái niệm về âm nhạc “quý tộc” và “bình dân”, hãy đừng ngập ngừng khi mở rộng lòng để đón nhận tất cả những điều tuyệt đẹp ẩn chứa sau mỗi tác phẩm âm nhạc.

Người ta nói rằng chỉ có hai loại nhạc trên đời, đó là loại tốt và loại kém. Loại âm nhạc “kém” là loại âm nhạc không trong sáng, không vẹn toàn, gian dối, không thật, hoặc nhạc “đạo”, và chỉ như là thứ bụi bẩn của trần gian bên cạnh những tác phẩm loại tốt. Âm nhạc loại “tốt” có phạm vi rất rộng, bao gồm nhạc classical music, opera, nhạc tôn giáo, nhạc jazz, pop, rock, đồng quê, nhạc dân gian. Âm nhạc tốt ở đây không giới hạn trong khu vực nào, dân tộc nào, âm nhạc bắt nguồn từ bất kỳ nước nào cũng tuyệt vời. Vì âm nhạc là ngôn ngữ chung của thế giới. Có một câu danh ngôn thật hay về âm nhạc : “ Khi ngôn từ bất lực thì âm nhạc lên tiếng”
Mọi nơi trên thế giới đều có nền nhạc khí và nhạc ca khúc riêng biệt đáng trân trọng. Và sự quan trọng của âm nhạc có lời cũng không kém gì âm nhạc không lời, hay còn gọi là nhạc cho nhạc cụ hòa tấu. Nếu là một nhạc sĩ sáng tác hàng trăm, hàng nghìn tác phẩm giao hưởng này kia mà cất trong góc nhà thì cũng không thể so sánh với một nhạc sĩ sáng tác một bài hát hay để đời.

• Các nhạc sĩ sáng tác, biểu diễn, hay thính giả thì hầu hết biết rằng làm âm nhạc “được” là phải có cả hai yêu cầu chính, đó là cảm hứng và sự tập luyện thật sự. Nhưng cũng tùy vào mỗi cá nhân, tùy vào mỗi tác phẩm mà độ khó sẽ khác nhau. Ví như để có thể tự mình thể hiện ưng ý bản “Thư gửi Elise”, thì có người phải cần những bốn năm tập luyện, nhưng có người chỉ tập ba tuần, và cũng có người đã đàn trơn tru bản nhạc này nhưng tự cảm nhận rằng cả đời mình chưa chắc thể hiện được một cách toàn diện cái hồn của tác phẩm.

Phải chăng cảm hứng để “làm nhạc” khó tìm đến thế? Chúng ta thử nghĩ tới những điều kiện trong khoảnh khắc sáng tác hay biểu diễn một tác phẩm âm nhạc. Đó là ý nghĩa của tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm, ca từ trong văn xuôi hay thơ, kinh nghiệm nghề và đời, tác phẩm được thể hiện là tác phẩm độc lập hay trích ở trong một tác phẩm lớn hơn, chất liệu dân gian, đi lại, phong cảnh, âm thanh xung quanh của thiên nhiên, hay tiếng cười nói, tiếng thì thào, và nhiều yếu tố khác nữa tác động vào việc “làm âm nhạc”.

Nhiều khi cảm hứng sáng tạo âm nhạc lại là từ sự yêu cầu nào đó hay thường nói là đơn đặt hàng nhân dịp đặc biệt, của cá nhân, của tổ chức, hoặc từ sự kiện nào đó của người nhạc sĩ. Đó như là về một mối tình, mối tình đó mới bắt đầu, vẫn tồn tại, hay đã kết thúc, hoặc có khi là cho đám cưới. Ngày xưa, Mozart đã viết nhạc cho chính đám cưới của mình. Có khi một cuộc tình tan vỡ ngoài ý muốn, hay mối tình đơn phương đau khổ đã là nguồn cảm hứng sáng tạo nên những tuyệt phẩm của Beethoven, Berlioz, César Franck, và nhiều người khác nữa.

Hầu hết những tác phẩm âm nhạc bất hủ thường không được ghi chép một cách rõ ràng về nguồn gốc cảm hứng sáng tác. Do vậy chúng ta được phép dùng trí tưởng tượng của mình để cảm nhận về tác phẩm. Chúng ta tìm đến những điều gì đem lại cảm hứng cho mình, và có khi cũng có thể có sự đồng cảm với tác giả. Nhưng điều quan trọng nhất với những người thưởng thức âm nhạc đó là sự cảm nhận của chính mình, hoặc nói đơn giản là “thích” hay “không thích”. Không có yếu tố nào có thể cắt mất sự thưởng thức khi chúng ta đã đạt được, bởi vì âm nhạc là tiếng nói chung hai trong một của vũ trụ và cá nhân. Chúng ta tồn tại trong một thể liên tục, thống nhất, bao gồm người sáng tác, người biểu diễn, mà âm nhạc của họ được vang lên từ năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác, và rồi tạo thành truyền thống, hoặc ngay trong lúc này chúng ta đang nghe âm nhạc của ai đó cùng với những mối riêng tư ta mang trong mình, như là truyền thống, giáo dục, cảm xúc, sự tập trung, hay kiến thức về tác phẩm.

Làm nhạc, suy cho cùng, là sống với âm nhạc một cách kiên trì và cụ thể. Mỗi người đều có cách riêng để làm ra âm nhạc cho chính mình, thưởng thức sự sáng tạo và mang đến sự sáng tạo mới cho nội tâm, cho đời sống rộng lớn bằng cách nào đó.