(ThS. Lê Thụy Tường Vy, Bình luận văn học - niên san 2015, tr.26-41)

Tóm tắt

Trên các tạp chí ở Miền Nam giai đoạn 1954-1975, các bài nghiên cứu và phê bình linh hoạt nhìn ngắm Nguyễn Du từ đủ mọi góc độ, có góc độ truyền thống như phê bình luân lý, trực cảm; có góc độ hiện đại như tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học… Trong các nghiên cứu về Nguyễn Du, tác phẩm là đối tượng được quan tâm nhất; công chúng đọc là đối tượng thời điểm đó còn chưa được để ý đúng mức.

 (Đoàn Thị Thu Vân, Bình luận văn học, niên san 2015, tr.21-26)

Tóm tắt

Cảm giác cô đơn được nâng lên thành cái đẹp trong thơ ca có sức lay động trái tim không chỉ của người đọc cùng thời mà còn của biết bao thế hệ đi sau. Thơ ca, vì vậy, thường tràn ngập những hình ảnh, những biểu hiện của tâm trạng cô đơn. Chấp nhận cô đơn như một thiên mệnh dành cho người tài hoa, Nguyễn Du đã đi trọn con đường nghệ thuật, truyền cái đẹp nhân văn lại cho đời bằng những tuyệt tác thơ ca mà đỉnh cao là Truyện Kiều.

Doãn Thị Thúy(*)

TÓM TẮT

             Vita (1910 - 1956) là nhà văn, nhà giáo ở miền Nam nổi tiếng một thời. Ông viết khá thành công ở cả thể loại tiểu thuyết lẫn truyện ngắn. Tuy không tạo nên một gia tài văn chương bề thế nhưng văn nghiệp của ông đã có những đóng góp nhất định vào nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Việc nghiên cứu sự nghiệp văn học của Vita nhằm giới thiệu đầy đủ hơn về cuộc đời, tác phẩm của ông, thiết nghĩ là một việc cần thiết.

(Đoàn Lê Giang, Bình luận văn học, niên san 2015, tr.16-21)

Tóm tắt

Bài viết đi tìm những những giá trị lớn lao, lâu dài trong thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đồng thời đặt ra những vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu, lý giải về thân thế và sự nghiệp của ông.

Từ khóa: thơ chữ Hán Nguyễn Du, Truyện Kiều, nghiên cứu Nguyễn Du…

***

250 năm trước từ đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, một trong những người Việt Nam vĩ đại nhất đã ra đời: Nguyễn Du. Nếu những ghi chép trong Nguyễn tộc thế phả là chính xác thì Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất dậu 1765, tức là chúng ta đã tổ chức đón sinh nhật lần thứ 250 năm của Nguyễn Du trước 10 ngày(2). Trong năm Kỷ niệm Nguyễn Du năm nay, nhiều cơ quan, địa phương trong cả nước tổ chức lễ hội văn hóa, hội thảo khoa học kỷ niệm Nguyễn Du, nhưng Hội thảo của chúng ta có niềm tự hào là hội thảo khép lại năm Nguyễn Du, đồng thời cũng là hội thảo được tổ chức gần ngày sinh Nguyễn Du nhất.

Bài viết này nghiên cứu Hồ Biểu Chánh như một hiện tượng văn học đặc biệt của Việt Nam. Chúng tôi xem xét các phương diện sau đây trong tác phẩm của ông: tính khởi đầu, tính chuyên nghiệp, tính bền vững, tính đại chúng và tính hiện đại.

Tóm tắt

Mười lăm năm – một nửa chặng đường của thời kỳ đổi mới của văn học – chỉ riêng xét về lực lượng sáng tác văn xuôi đã có quá nhiều điều để nhận định. Bên cạnh những cây bút của thế kỷ trước vẫn tiếp tục sáng tác sung sức, lực lượng kế thừa trẻ đang trưởng thành cả trong lẫn ngoài nước. Sự kiện các nhà văn hải ngoại xuất bản sách tại Việt Nam là bước đầu chứng tỏ sự hội nhập của bộ phận văn học người Việt ở nước ngoài vào đời sống văn học trong nước.

Nhiều người đã từng bàn về giọng văn thuần phác và cái tình Nam bộ giản dị trong những trang văn của nhà văn Lê Văn Thảo. Những mảng ký ức chiến tranh mà ông từng chia sẻ thỉnh thoảng cũng được nhắc lại đây đó trong những ghi chép ngắn của người khác. Đọc tác phẩm của ông, rồi nghe ông kể lại chuyện cũ, có thể thấy được ẩn dưới những dòng chữ “nhẹ như không” rất Nam bộ là bao nhiêu nỗi niềm.

Hồi tôi mới về nhận nhiệm sở dạy ở trường THPT Phan Bội Châu (1978), anh Lương Duy Cán (nhà thơ Hà Nhật) lúc ấy là phó hiệu trưởng, bảo tôi trong thời gian ở Phan Thiết, nhớ đến thăm cô Mộng Cầm, tâm sự để hiểu thêm về nàng thơ của Hàn Mặc Tử, nếu không tranh thủ thời gian, lỡ sau này cô không còn, muốn tìm hiểu thì sẽ nuối tiếc.

Không phải ngẫu nhiên mà cậu Sen kẻ Bưởi – cái biệt danh thân thiết người đời gọi Tô Hoài, lại chọn Nguyễn Tuân làm nhân vật chủ chốt trong thiên hồi ký Cát bụi chân ai nhiều dí dỏm, chua cay và không biết bao nhiêu là não nùng trần ai của ông. Thảo nào mà tôi cũng như bao người khác đã và đang mê đọc Nguyễn Tuân, đặc biệt là Vang bóng một thời ngay từ khi còn trẻ. Nhưng càng về già, khi thấu hiểu lẽ đời và ở cái tuổi người ta ai nấy đều muốn tìm lại sự thanh bình của quá khứ giữa thời buổi ồn ã của xã hội thị trường, lại càng muốn đọc. Sự trải nghiệm dư vị đắng cay của lòng trung thực cũng như sự thật phũ phàng về tráo trở của người đời thì càng yêu thêm những giá trị nhân bản trong văn chương Nguyễn Tuân tỏa ra từ cái ánh sáng lấp lánh yêu thương và nhiều khi mờ tỏ của cái ngày xưa dường như mới xảy ra ngày hôm qua và cái ngày nay của lương tâm con người, làm nên vẻ đẹp kỳ lạ có một không hai trong văn chương Việt Nam hiện đại.

Người ta thống kê được 11 bản dịch đầy đủ Truyện Kiều sang tiếng Pháp, bản đầu tiên vào năm 1884, bản cuối cùng vào năm 1999. Mặt khác, Truyện Kiều đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ả Rập (từ bản dịch tiếng Pháp), tiếng Bulgari, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Hy Lạp, tiếng Hungari, tiếng Ba Lan, tiếng Rumani, tiếng Nga, tiếng Slovaquia và tiếng Thuỵ Điển.

Khi các trường phái như phê bình mới hay chủ nghĩa cấu trúc xuất hiện người ta cho rằng có thể giải quyết những vấn đề của văn học chỉ thuần túy dựa trên những yếu tố nội tại của văn bản mà không cần đến bất kỳ một sự tham chiếu nào khác từ những nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của xã hội học văn học mà một nhánh quan trọng của nó là nghiên cứu tiếp nhận cũng như sự ra đời của các trường phái: chú giải học/ thông diễn học (hermeneutics), nữ quyền luận/phái tính (feminism), chủ nghĩa lịch sử1 ... đã cho thấy sự cần thiết phải đặt văn học trong một context rộng lớn hơn của những vấn đề văn hóa và xã hội.

Khoảng 10 năm trở lại đây, quan điểm ứng xử đối với văn học miền nam trước 1975 đã có nhiều thay đổi tích cực. Cách nhìn đối với bộ phận văn học này khoa học, cởi mở, rộng rãi hơn trước. Hoàn toàn có thể nói đến một nhu cầu đọc lại, đánh giá lại, giới thiệu, phổ biến trở lại một số giá trị của văn học từng bị coi là “bên kia chiến tuyến”.

Thông tin truy cập

63705376
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
3470
22198
63705376

Thành viên trực tuyến

Đang có 278 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website