(Lê Tiến Dũng, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

Nhà văn Tô Hoài (Ảnh: vnexpress.net)

1. Nghe tin Tô Hoài mất, ai cũng buồn. Người ta thương tiếc một năng văn học đã ra đi. Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam nói: “Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng”. Nhận định về sự nghiệp của nhà văn Tô Hoài, Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định: "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông cũng nổi tiếng từ rất sớm với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. Văn chương của ông hướng về những con người, số phận, cuộc đời lấm láp, đời thường. Ông ra đi vì tuổi trời nhưng văn chương của ông vẫn còn nguyên giá trị. Tôi tin rằng 'chú Dế Mèn' cùng mảng viết tự truyện của ông sẽ được tìm đọc mãi". Quả đúng như vậy.. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ. Kể tên những tác phẩm này ra chúng thấy có tên hai tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kýVợ chồng A Phủ.

(Nguyễn Văn TrungIn trong cuốn "Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN) 

Chúng tôi ghi nhận được một số điểm liên quan đến truyện Thầy Lazaro Phiền, xuất bản ở miền Nam năm 1887, như sau:

1. Về kỹ thuật viết tiểu thuyết theo Tây phương

 (Nguyễn Công Lý, In trong  "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN) 

Tóm tắt

HOÀNG ĐẾ - THI NHÂN – ĐIỀU NGỰ GIÁC HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG

             Bài viết giới thiệu hành trạng sự nghiệp, đi sâu phân tích thơ văn hiện còn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chỉ ra những nét đặc sắc độc đáo riêng, cụ thể là thơ ứng tác, thơ bang giao, thơ xuân, kệ và thơ Thiền, phú và ca, ngữ lục và truyện ký của Phật Hoàng. Từ đó bài viết kết luận: Thơ văn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông có sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tư duy Thiền học và tư duy văn học; giữa mỹ học Thiền với văn chương; giữa cảm quan tư tưởng triết học và cảm quan thế sự hiện thực, với lòng yêu nước và lòng tự hào văn hoá dân tộc cùng tinh thần lạc quan, yêu đời, vị tha của một nhân cách văn hoá lớn cùng sự rung động tinh tế, yêu tự do của nhà nghệ sĩ phóng khoáng, với sự hoà quyện khéo léo của một ngòi bút vừa cung đình, bác học lại vừa dân dã, bình dị trong một con người lịch lãm, từng trải.

Roman fantastique Hà-Huơn̛g phong-nguyệt truyện. par L. H. Múu et Nguyên-Kim-Dính... 

Hà Hương phong nguyệt có thể được xem tiểu thuyết tâm lý xã hội đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại. Ngòi bút có phần táo bạo của tác giả Lê Hoằng Mưu khiến ông bị kết án là xúc phạm thuần phong mỹ tục. Sách bị tịch thu, tiêu hủy, nhưng cũng đã gây ra một cuộc bút chiến.

(Trần Ngọc Hồng, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

Hiển nhiên ai cũng biết rằng Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết thì đầy chất phóng sự và ngược lại viết phóng sự thì đầy chất tiểu thuyết. Ngay bản thân nhà văn, khi xác định thể loại cho đứa con tinh thần của mình đã hơn một lần ông gọi nó là phóng sự tiểu thuyết. Điều này rõ ràng phải được làm sáng tỏ, dù nó không mấy dễ dàng. Thiết nghĩ, để giải quyết vấn đề không thể không trở lại với cái buổi đầu của nền tiểu thuyết của dân tộc và cũng là của Vũ Trọng Phụng.

Đoàn Trọng Huy*

Đã có một số ý kiến trên sách, báo bàn về thơ triết lý Chế Lan Viên. Hoặc là qua một tác phẩm (Vàng sao – Di cảo thơ), hoặc là qua cả quá trình sáng tác: tính triết lý, phong cách trữ tình – triết học.

                                                                    (Võ Văn Nhơn, chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2015)

Roman fantastique Hà-Huơn̛g phong-nguyệt truyện. par L. H. Múu et Nguyên-Kim-Dính...

Trong quá trình nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có một ý kiến của nhà nghiên cứu Bằng Giang trong công trình Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930 khiến chúng tôi đặc biệt lưu ý: “Còn tiểu thuyết (không nói truyện ngắn) thì cũng chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu đăng báo năm 1912 và in thành sách năm 1915”[1]. Nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc trong cuộc phỏng vấn trên The Vietnam Forum số 13/1990 lúc sang Mỹ định cư cũng cho biết: "Cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên tôi đọc là một cuốn sách mà thoạt đầu cha tôi cấm không cho đọc vì cho là dâm thư, đó là cuốn Hà Hương phong nguyệt truyện của Lê Hoằng Mưu. Cuốn này được xuất bản vào khoảng năm 1917, và tôi tin đó cũng là cuốn tiểu thuyết được xuất bản đầu tiên của Việt Nam”. Thái Bạch trong “Truyền thống bất khuất của văn nghệ miền Nam” in trên Tin Văn số 12 ngày 9.6.1967 vẫn còn nhớ đến cuộc bút chiến quanh tác phẩm này. Ông Vũ Anh Tuấn, Chủ nhiệm CLB Sách Xưa & Nay trong Hồi ký 60 năm chơi sách cho biết có người đã từng yêu cầu ông “làm bất cứ cách nào” và mua hộ “bằng bất cứ giá nào” quyển sách này của Lê Hoằng Mưu[2].

Từ lâu, nhiều người đã chú ý tới vấn đề tác giả của Gia huấn ca. Bản in xưa nhất của tác phẩm này hiện còn được biết là chữ Quốc ngữ, in năm 1894(1). Bản in bằng chữ Nôm sớm nhất còn giữ được xuất hiện sau đó hơn 10 năm, vào 1907(2). Mặc dù trong lời giới thiệu cho lần xuất bản năm 1894, Nordemann, một học giả người Pháp, lúc đó là Giám đốc Nha học chính Nam Kỳ, đã quả quyết Gia huấn ca là “của quan tướng công triều nhà Lê là Nguyễn Trãi”(3), mặc dù ở bản in chữ Nôm, Nhà xuất bản Quan văn đường đã gắn tên Nguyễn Trãi với tên tác phẩm, thành một cái tên sách dài dòng “Lê triều Nguyễn tướng công Gia huấn ca”(4), nhưng hình như không phải ai cũng tin hẳn điều đó. 

(Nguyễn Lộc, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

Khong quen Nguyen Du truyen cuoi hoc duong 

Ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Truyện Kiều đã cố gắng vươn lên rất nhiều trên truyền thống chung của truyện thơ lúc bấy giờ. Nhưng sự vươn lên ấy không cắt đứt với truyền thống. Truyện Kiều vẫn có nhiều liên hệ khắng khít với văn học đương thời nói chung và truyện thơ Nôm nói riêng. Chỉ riêng về phương diện ngôn ngữ nhân vật, yếu tố truyền thống và những sáng tạo riêng của nhà thơ vẫn biểu hiện rõ rệt.

Trương Vĩnh Ký (1837-1898) 

Nền văn học Quốc ngữ La tinh khởi đi từ thế hệ trí thức thứ nhất nửa cuối thế kỷ XIX với: Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), Trương Minh Ký (1855-1900), Diệp Văn Cương (?-1929), Nguyễn Trọng Quản (1865-1911). Các cây bút tiên phong đã trở thành cầu nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại. Họ là những người từng du học ở nước ngoài về, đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn hoá và có điểm chung là tấm lòng tha thiết đối với sự tiến bộ của dân tộc. Trong đó, Trương Vĩnh Ký được xem là người thầy chung của thế hệ nhà văn Quốc ngữ thời kỳ đầu ở Nam Bộ. Trong các môn sinh của Trương Vĩnh Ký, những người có công hiến nổi bật có thể kể: Trương Minh Ký, Diệp Văn Cương, Nguyễn Trọng Quản. Lúc ông qua đời, các học trò đã làm bài văn khóc thầy hết sức cảm động:

Khi đặt bút ký kết Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, có lẽ những bên liên quan đến chiến tranh Đông dương lần thứ nhất chỉ tiên liệu và hình dung phần nào những hậu quả và hệ lụy mà hiệp định này gây ra cho số phận các dân tộc ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Đối với Việt Nam, trước hết đó là việc phân chia lãnh thổ toàn vẹn của nước ta thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, trong khi chờ cuộc Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước dự định diễn ra hai năm sau đó. Tác động trực tiếp của việc này là 14 vạn người miền Nam và miền Trung từng tham gia kháng chiến chống Pháp đi tập kết ra miền Bắc để bảo toàn lực lượng; đồng thời gần một triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam để “tị nạn cộng sản”. Cuộc sống người dân từ vĩ tuyến 17 trở vào chứng kiến những xáo trộn và biến động to lớn, từ cơ cấu dân cư, các thành phần kinh tế, chế độ chính trị, đến sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Ảnh hưởng trực tiếp và bao trùm là cuộc chiến tranh ngày càng lan rộng và khốc liệt, diễn ra ở nông thôn, rừng núi và kéo dần đến thành thị.

Nguyễn Công Lý *

TÓM TẮT

Huyền Quang (1254-1334) là một thiền sư đắc đạo, vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là một nhà thơ tài hoa với những vần thơ “bay bướm, phóng khoáng”, “tinh tế, cao siêu”. Bài viết đi sâu nghiên cứu thơ của vị thi tăng đời Trần nổi tiếng tài hoa này.

 

 (Nguyễn Thị Phương Thúy, Chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2015)

           TP. Hồ Chí Minh là thành phố năng động bậc nhất cả nước. Những đổi thay chóng mặt của cuộc sống đều đậm đặc ở nơi này, từ đó theo ngòi bút của các tác giả trẻ đi vào trang sách. Trong lịch sử văn học, TP. Hồ Chí Minh – trước kia là Sài Gòn – luôn giữ vai trò tiên phong trên con đường cách tân và hiện đại hoá, trong đó lực lượng quan trọng là những người trẻ. Chính vì thế, văn học trẻ ở TP. Hồ Chí Minh có tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần của người thành phố, cũng như đóng góp vào sự phát triển văn học cả nước. Bài viết này đưa ra những nhận xét khái quát nhất về đặc điểm văn xuôi hư cấu của các tác giả trẻ ở TP. Hồ Chí Minh những năm đầu thế kỷ 21.

Trong ngành nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam Nguyễn Đăng Na là tên tuổi không thể bỏ qua. Tôi biết Nguyễn Đăng Na ở Đại học sư phạm trong một lần gác trường đêm 30 Tết năm 1982, trời rất rét, chúng tôi đi quanh khu lớp học khuya ngồi nói chuyện gẫu với nhau rất khuya, tôi nhận ra anh là người hóm hỉnh, kể chuyện có duyên. Tôi thất sự biết tài anh khi đọc bài anh viết về bài thơ gọi là “lỡm quan thị” của Hồ Xuân Hương trên báo Nhân dân cuối tuần (1989). Anh đã cho thấy đó là bài chế người vô âm nữ. Một cách hiểu hợp lí, mới mẻ, chấm dứt một cách hiểu suy diễn vu vơ, dai dẳng rất lâu đời, từ khi tôi học cấp 2 rồi lên cấp 3 các thầy vẫn giảng như thế, có nghĩa là đại học vẫn giảng như thế. Điều đó nói lên rằng trong nội dung giảng dạy ở đại học chúng ta có không ít điều sai trái, cũ kĩ, ngộ nhận mà nếu không có người chỉ ra thì nó cứ tồn tại mãi, gieo rắc ngộ nhận cho không biết bao nhiêu người. Hiểu thế để thấy đóng góp của Nguyễn Đăng Na cho nghiên cứu giảng dạy văn học trung đại Việt Nam là rất đáng quý. Các bậc thầy như Bùi Văn Nguyên, Bùi Duy Tân đã làm như thế, đến lượt mình anh còn đóng góp nhiều hơn. Tài năng anh thật sự nở rộ từ sau khi anh đi làm thực tập sinh rồi cộng tác viên 4 năm ở Viện Phương Đông và Viện các nước Á Phi (Đại học Lomonosov). Anh hiểu giảng dạy phần văn học trung đại Việt Nam có nghĩa là xử lí bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm trong di sản văn hóa dân tộc, không biết các thứ chữ ấy thì không làm gì được. Vì thế ah đã ra sức học tập trau dồi hai thứ chữ ấy, trở thành một chuyên gia Hán Nôm. Anh cũng biết văn học trung đại phần lớn văn bản chép tay, khắc ván, tam sao thất bản, nhiều dị bản, bản toàn bản khuyết, vì thế khâu đầu tiên là phân biệt các văn bản, chọn lấy văn bản đáng tin cậy. Anh cũng biết để đọc được các văn bản cổ cần rất nhiều sách tra cứu, mà nhà trường xã hội chủ nghĩa của chúng ta không mấy ai lo, cho nên phải tự sắm, cho dù rất đắt tiền. Anh lại biết nghề của anh rất cần cộng tác với các chuyên gia của Viện Hán Nôm, sử dụng thư viện của họ. Anh đã có đủ các điều kiện để cày sâu cuốc bẫm trên cánh đồng Hán Nôm của mình.

            (Mai Cao ChươngIn trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa Văn học

và Ngôn ngữ)

             Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1898) là nhà cải cách có tên tuổi ở nước ta vào cuối thế kỉ XIX .Tác phẩm của ông chứa chan lòng ưu thời mẫn thế, niềm phẫn uất đối với sự ươn hèn bất lực của triều đình nhà Nguyễn và một tinh thần tự nhiệm rất cao của người trí thức đối vận mệnh của đất nước.

Trong những thể văn hoặc mới hình thành, hoặc được hiện đại hoá giai đoạn đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết là thể loại có sự tự ý thức sớm hơn cả. Bằng chứng là, vào thời điểm đó, khoa nghiên cứu văn học cũng bắt đầu hình thành mà dấu hiệu đầu tiên chính là những nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết. Và nếu như đến giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hoá văn học (1930 – 1945), cùng với sự xuất hiện của hàng loạt tiểu thuyết có giá trị của các tác giả thuộc cả hai khuynh hướng hiện thực và lãng mạn, là một hệ thống lý luận về thể loại tương đối hoàn chỉnh và sâu sắc, thì ở giai đoạn trước (1900 – 1930), quan niệm về tiểu thuyết nhìn chung còn được thể hiện một cách sơ sài, lẻ tẻ, thiếu tính hệ thống. Mặc dù vậy, trong bối cảnh nền văn xuôi quốc ngữ đang hình thành, những quan niệm ấy bước đầu có ý nghĩa trong việc xác định thể loại và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nó.

         (PGS. TS. Đoàn Lê Giang, Chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2015)

            Trong các bài giảng và công trình nghiên cứu của mình, Giáo sư Trần Đình Hượu thường sử dụng khái niệm “Nhà nho tài tử” để nghiên cứu về Nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam. Khái niệm ấy được nhiều người tiếp tục sử dụng, nhưng cũng có nhiều người phản đối, vì cho rằng nó tư biện, thậm chí là một khái niệm giả. Trong bài viết này chúng tôi muốn làm rõ khái niệm ấy về nguồn gốc, những nội dung chính và ý nghĩa của việc sử dụng khái niệm nhà nho tài tử trong việc nghiên cứu văn học Việt Nam nói riêng và văn học Đông Á nói chung.

Tóm tắt

Trong buổi bình minh của văn học quốc ngữ Latin (gọi tắt là “văn học quốc ngữ”), Sài Gòn-Gia Định có vai trò tiên phong, không chỉ ở phương diện sáng tác mà cả ở phương diện dịch thuật. Nếu không kể những bài giảng về cuộc đời chúa Jesus và truyện các Thánh được viết bằng chữ Nôm từ thế kỷ XVII, thì có thể nói Trương Minh Ký là dịch giả văn học phương Tây đầu tiên của nước ta. Mấy chục năm sau ông, ở Sài Gòn rộ lên một phong trào dịch và phóng tác văn học phương Tây ở hầu khắp mọi thể tài: Trần Chánh Chiếu về tiểu thuyết dã sử; Lê Hoằng Mưu, Hồ Biểu Chánh về tiểu thuyết xã hội, Nguyễn Chánh Sắt, Biến Ngũ Nhy về truyện trinh thám, Nguyễn Háo Vĩnh về văn học Anh, Trần Huy Liệu về văn học cách mạng…Văn học dịch ở Sài Gòn-Gia Định không chỉ phong phú về số lượng, đa dạng về thể tài mà còn có những đặc điểm riêng biệt, rất thú vị, làm giàu thêm cho kho tàng dịch văn học của nước nhà. 

Đoàn Lê Giang, PGS.TS

 

Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM

Đoàn Trọng Huy (*)

Là người mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc, Hồ Chí Minh đồng thời cũng khai sáng  kỷ nguyên văn hóa mới của Việt Nam và nhân loại. Con người ấy – đại diện tiêu biểu, xuất sắc cho nền văn hóa tương lai, cũng đồng thời là một nhà báo lỗi lạc, một nhà văn, nhà thơ lớn tầm quốc tế, có ảnh hưởng trên phạm vi thế giới.

TÓM TẮT:

         Bài viết đề cập đến chúng ta đang sống trong những ngày hòa bình. Nhưng “đất nước gian lao, chưa bao giờ bình yên”( Thơ Trần Đăng Khoa). Nhiều người đã viết về biển, trong đó có những bài được nhiều người ưa thích. Có thể kể ra nhiều bài thơ được nhớ đến như Chút thơ tình của người lính biển của Trần Đăng Khoa; Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến, Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh; Tổ quốc gọi tên của Nguyễn Phan Quế Mai, Mộ gió của Trịnh Công Lộc, Hào phóng thềm lục địa của Nguyễn Thanh Mừng, Tiếng chuông chùa giữa đại dương xanh của Phan Hoàng, Giao hưởng biển của Vũ Thanh Hoa; Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi của Nguyễn Trọng Tạo; Biển núi em và sóng của Đỗ Trung Quân; Núi và  biển Nha Trang của Hồ Tịnh Tâm;Đừng ví em là biển của Nguyễn Bao, Trường ca Người sau chân sóng Lê Thị Mây, Trường ca Hạ thủy những giấc mơ của Nguyễn Hữu Quý, v.v…Mỗi bài thơ đều có vẻ đẹp riêng, trong đó nổi bật là hình tượng người lính biển. Đó là con người mang vẻ đẹp từ thời dựng nước, giữ nước. Họ là những con người làm chủ biển Đông. Họ là những con người lấp lánh tình yêu biển và tinh yêu em…Còn rất nhiều bài thơ của rất nhiều tác giả viết về Trường Sa, Hoàng Sa, về biển Đông đang cuộn sóng. Trong những bài thơ ấy, có những bài rất hay mà chúng tôi không kể hết được. Nhưng xin nhớ rằng đó là những vần thơ mang vẻ đẹp cảm hứng của một tình yêu Tổ quốc thiết tha

 

Thông tin truy cập

66239024
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
3622
19896
66239024

Thành viên trực tuyến

Đang có 550 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website