Tiểu dẫn:
Bảng Thư mục nghiên cứu về Tự lực văn đoàn và Thơ mới nhằm mục đích hỗ trợ bạn đọc quan tâm đến lịch sử vấn đề tiếp nhận, nghiên cứu và phê bình các tác giả, tác phẩm thuộc tổ chức Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới.
Tiểu dẫn:
Bảng Thư mục nghiên cứu về Tự lực văn đoàn và Thơ mới nhằm mục đích hỗ trợ bạn đọc quan tâm đến lịch sử vấn đề tiếp nhận, nghiên cứu và phê bình các tác giả, tác phẩm thuộc tổ chức Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới.
SGTT.VN - Tiếp nối loạt bài về Tự lực văn đoàn, tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại, kỳ này Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc, phát hiện ở văn đoàn này một giá trị để lại cho đời sau: bài học làm giải thưởng. Khi mà bao giải thưởng to tát, bao cuộc vinh danh đang thoảng qua như nắng sớm mưa chiều, thì gần trăm năm trước đã có một giải thưởng văn học mang tính phát hiện cao, có ảnh hưởng khơi gợi tài năng.
(TT&VH) - Như đã biết, cách nay chẵn 80 năm, vào dịp Tết Nhâm Thân 1932, học giả Phan Khôi đã công bố - trên phụ san Tết của báo Đông tây ở Hà Nội rồi kế đó trên tuần báo Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn - bài báo Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ. Bài báo đã đi vào văn học sử Việt Nam như hành động mở đầu phong trào cải cách thơ ca tiếng Việt ở thời hiện đại, - phong trào thơ mới, một phong trào diễn tiến mạnh mẽ, sôi động và đạt thành tựu chắc chắn chỉ trong vòng mười năm, làm thay đổi căn bản diện mạo thơ tiếng Việt, tạo ra một mặt bằng mới cho đời sống thơ ca của người Việt ở thế kỷ XX.
Lê Tiến Dũng, "Lê Văn Thảo: nhà văn của xứ sở Nam Bộ", tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 207, 21-6-2012
Tôi không quen Lê Văn Thảo. Vài dịp gặp anh ở Hội Nhà văn thành phố, anh bắt tay, nói năm điều ba chuyện chứ không có gì gọi là sâu sắc. Thế nhưngkhông hiểu sao tôi cứ bị cái tạng của con người Nam Bộ ở nhà văn này cuốn hút tôi.
Hiển nhiên ai cũng biết rằng Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết thì đầy chất phóng sự và ngược lại viết phóng sự thì đầy chất tiểu thuyết. Ngay bản thân nhà văn, khi xác định thể loại cho đứa con tinh thần của mình đã hơn một lần ông gọi nó là phóng sự tiểu thuyết. Điều này rõ ràng phải được làm sáng tỏ, dù nó không mấy dễ dàng. Thiết nghĩ, để giải quyết vấn đề không thể không trở lại với cái buổi đầu của nền tiểu thuyết của dân tộc và cũng là của Vũ Trọng Phụng.
1/ Nói về các nhóm phái văn học ở Việt Nam thời kỳ trước 1945, các nhà nghiên cứu (và các nhà báo thích lặp lại họ) thường chỉ nêu tên mấy nhóm dễ thấy, chẳng hạn nhóm Đông Dương tạp chí, nhóm Nam phong, nhóm Phong hoá-Ngày nay (hay là Tự Lực văn đoàn), nhóm Tân dân, nhóm Tri tân, nhóm Thanh nghị, nhóm Hàn Thuyên… Song hầu như chưa ai thử tiếp cận theo một lối khác, nghiêm chỉnh hơn, ví dụ hãy bắt đầu bằng việc thống kê xem, chẳng hạn, chỉ trên đất Hà Nội thôi, suốt thời gian ấy (1900-1945) có bao nhiêu nhóm văn học, là những nhóm nào, gồm những tên tuổi nào, biến động của từng nhóm ấy ra sao, v.v…
Sự đóng góp của báo chí Quốc ngữ đầu thế kỷ 20 cho nền văn học Việt Nam hiện đại là hết sức to lớn. Cùng với chữ Quốc ngữ được dùng thay thế chữ Hán và chữ Nôm ở Nam Kỳ trước Trung Kỳ và Bắc Kỳ, báo chí chữ Quốc ngữ ra đời ở Nam Kỳ đã tạo điều kiện cho Nam Kỳ đi trước một bước trong sự hình thành và phát triển tiểu thuyết văn xuôi Quốc ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định điều này, từ Vũ Ngọc Phan những năm 40 của thế kỷ 20 với Nhà văn hiện đại cho đến các tác giả của Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, từ sách báo của miền Nam cho đến các giáo trình đại học ở miền Bắc, từ trong nước cho đến ngoài nước như Maurice M. Durand và Nguyễn Trần Huân trong Introduction à la littérature vietnamienne.
Nguyễn Thị Thanh Xuân, Khúc ca hoài cảm của kẻ tình nhân, Phụ nữ Tp.HCM, 3.4.1996
Kỷ niệm 99 năm ngày sinh Vũ Bằng (3.6.19 13- 3.6.2012)
Tháng Ba, rét nàng Bân là một trong những đoạn văn hay nhất trong tập tùy bút Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.
Xưa nay nhiều tác phẩm văn chương đã cố ghi lại những biến thái của đất trời. Tinh tế như Đoàn Phú Tứ có bài thơ nổi tiếng Màu thời gian, Nguyễn Xuân Sanh với câu thơ được truyền tụng: Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà và Prisvin với tác phẩm tuyệt vời Bốn mùa thiên nhiên. Nhưng dường như tất cả chỉ bắt được nhịp mùa đi, có ai cảm được bước đi của tháng? Thế mà Vũ Bằng không chỉ nắm được sắc thái của từng mùa trăng, lại còn bắt được sắc thái của ngày; không chỉ bắt được sắc thái của ngày, còn đọc được cái run rẩy trong từng khoảnh khắc. Đặc biệt là trong tiết trời tháng Ba kỳ ảo.
Xuân về Tết đến, có câu đối đỏ treo trong nhà thì thật là trang trọng, thiêng liêng, mới tỏ rõ không khí của ba ngày Tết. Trong tâm lý của người phương Đông, trong đó có người Việt chúng ta, màu đỏ là màu của sự may mắn, hạnh phúc, tốt đẹp. Cho nên, mỗi dịp Tết đến xuân về, chủ nhân của những gia đình có chữ nghĩa thường viết và treo câu đối Tết.
Trong lời Nhỏ to... cuối sách Thi nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân viết: “Tôi đã đọc một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ, ấy là điều tôi rất mong mỏi”… Đây mới chỉ nói về việc bao quát tư liệu, thẩm định và chọn lựa tác phẩm thơ ca. Còn một nội dung quan trọng khác nữa là hai ông đã theo dõi sát sao quá trình phát triển của phong trào Thơ mới trên cơ sở cứ liệu phê bình và tranh luận văn học - những cuộc đăng đàn diễn thuyết; những bài điểm sách, đọc sách, bình luận; những bài tựa, bạt; những cuộc luận chiến giữa nhiều người và nhiều phái; những bước tổng kết qua từng năm, từng chặng đường và cả chuyên khảo về từng tác giả hay khảo sát một số đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật Thơ mới đương thời. Nói khác đi, cùng với tiếng đàn đồng điệu qua lời bình về từng thi nhân thì lời dẫn Một thời đại trong thi ca trong Thi nhân Việt Nam chính là đã được chưng cất trên nền tảng những kiến giải sâu sắc về Thơ mới, thực hiện cuộc tổng duyệt thành công mỹ mãn và tương xứng với một mùa bội thu thơ ca.
Tóm tắt:
Viên Chiếu (999-1090) là một danh tăng đời Lý, thuộc thế hệ thứ 7 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về tác phẩm, thiền sư đã viết: Dược Sư thập nhị nguyện văn, Tán Viên giác kinh, Thập nhị Bồ tát hành tu chứng đạo trường, Tham đồ hiển quyết và một bài kệ thị tịch. Bài viết này sẽ góp phần giải mã tư tưởng uyên nguyên, uẩn súc của Thiền đạo được chuyển tải qua một hệ thống ngôn ngữ lung linh diễm lệ đậm chất văn chương trong Kệ và Ngữ lục của ông.
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 21/04/2012, tại phòng A25, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cơ sở Thủ Đức đã diễn ra buổi giao lưu với nhà thơ Giang Nam do khoa Văn học và Ngôn ngữ tổ chức. Tham dự buổi giao lưu có PGS. TS. Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, cùng các thầy cô và đông đảo sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai của khoa. Dưới sự dẫn dắt chương trình của PGS. TS. Nguyễn Công Lý, buổi giao lưu đã diễn ra thân tình, ấm cúng.
1. Tài liệu xưa nhất hiện còn có nêu thông tin về thiền sư Thiền Lão là sách Thiền uyển tập anh ngữ lục 禪 苑 集 英 語 綠, chép hành trạng các thế hệ truyền thừa các dòng Thiền ở Việt Nam từ nửa cuối thời Bắc thuộc cho đến các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý và đầu Trần (tức từ cuối thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ XIII) với 68 tiểu truyện các vị Thiền sư thuộc hai dòng Thiền: dòng Tỳ ni đa lưu chi, dòng Vô Ngôn Thông; còn về dòng Thảo Đường thì chỉ liệt kê tên các thế hệ truyền thừa. Tác phẩm có thể được viết từ cuối thế kỷ XII, XIII và hoàn thành vào đầu thế kỷ XIV. Đây là bộ lịch sử Phật giáo Việt Nam xưa nhất hiện còn với bản in lần đầu vào niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11 (năm 1715) đời Lê Dụ Tông[1]. Hiện chưa xác định rõ tác giả tập sách, mà theo nhiều nhà nghiên cứu thì sách có thể do Thông Biện, Thường Chiếu, Thần Nghi, Ẩn Không (và Kim Sơn?) liên tục thay nhau biên soạn [2].
(Ghi chép từ buổi giao lưu với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
do khoa VN-NN tổ chức ngày 23/03/2012)
Nhiều sinh viên khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐHKHXH&NV Tp.HCM, từng không chỉ gặp gỡ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua trang sách dù ông sống tận Hà Nội. Nhà văn đã nhiều lần dành thì giờ để giao lưu với nhiều lớp sinh viên hệ Cử nhân tài năng của khoa mỗi khi họ có dịp ra thực tập ở thủ đô. Thế nhưng buổi giao lưu sáng ngày 23/03/2012 tại trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM có lẽ là lần đầu tiên ông trò chuyện với đông đảo thầy trò của khoa, gồm cả sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, và cả những độc giả khác quan tâm đến các sáng tác của ông. Giữa khán phòng đông người, Nguyễn Huy Thiệp vẫn không có vẻ gì là một diễn giả. Ngược lại, ông vẫn nói như thể đang trò chuyện với những người bạn, chia sẻ chuyện đời, chuyện nghề bằng một giọng điệu từ tốn, hơi có phần lan man mà ông tự nhận là “nhà quê và tẻ nhạt”.
(Kỷ niệm 630 năm ngày sinh của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi 1380 – 1442)
Sau vụ án Lệ Chi Viên oan nghiệt, thơ văn của Nguyễn Trãi hầu như bị thất lạc gần hết. Bốn năm sau khi lên ngôi (1460), Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, tiếp theo năm 1467, nhà vua ban chiếu sai văn thần sưu tầm thơ văn còn sót lại của Ức Trai. Trần Khắc Kiệm được nhà vua tin tưởng giao cho trọng trách này. Ròng rã hơn mười năm, Trần Khắc Kiệm hoàn thành bộ Ức Trai thi văn tập, viết lời Tựa năm 1480. Riêng về thơ chữ Hán, ông sưu tầm được 105 bài, mà sau này, giữa thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn đã chép lại trong bộ hợp tuyển đồ sộ Toàn Việt thi lục.
1. Hiện chưa rõ năm sinh, năm mất của Hoàng Minh Tự. Căn cứ vào những bài báo và những tác phẩm hiện còn của ông, có thể đoán định Hoàng Minh Tự sinh vào khoảng đầu thế kỷ XX và mất năm nào thì chưa rõ. Về quê quán, lần theo tư liệu hiện còn, mới biết ông quê ở Bến Tre. Đây là thông tin xưa nhất và duy nhất còn lại bởi nhờ vào hai bài báo mà ông cho đăng trên tờ Lục Tỉnh Tân Văn vào tháng 7 năm 1926. Nhờ vậy mới biết Hoàng Minh Tự khởi nghiệp cầm bút từ năm 1926 với những bài báo, sau đó chuyển sang viết tiểu thuyết từ năm 1931.
Sau nhiều thế kỷ thơ thất ngôn ngự trị - dẫu có ngâm khúc, truyện nôm và hát nói cũng không làm vị trí thơ thất ngôn trong thơ truyền thống lung lay - đến những năm 30 của thế kỷ XX, Thơ mới ra đời như một sự nổi loạn, một cuộc cách mạng. Thơ mới lúc đó mới là nói thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận... với nội dung chủ yếu là biểu hiện những sắc thái tinh thần của con người cá nhân và các hình thức chủ yếu là thơ bảy chữ, tám chữ, năm chữ, lục bát. Các nhà thơ cũ công kích Thơ mới nhưng điều đáng chú ý là chỉ công kích về hình thức mà không nói về nội dung. Mặc dầu bị đả phá kịch liệt, Thơ mới vẫn nhanh chóng chiếm lĩnh văn đàn. Đến những năm 40 của thế kỷ XX, các nhà Thơ mới tuyên bố bỏ khái niệm Thơ mới, tuy thế có lẽ họ vẫn còn đôi chút mặc cảm nên tìm đến Tản Đà như một sự tìm về truyền thống, tìm một sự tiếp nối(1). Các yếu tố ở Tản Đà mà các nhà Thơ mới ca ngợi là cái phóng túng và tính cách đa tình(2). Những yếu tố ấy có ở trong nhiều bài thơ của nhiều thể thơ mà Tản Đà sử dụng nhưng các yếu tố đó lại là nét đặc trưng hát nói Tản Đà nói riêng và hát nói nói chung.
Vũ Anh Khanh là nhà văn—nhà thơ—chiến sĩ nhiệt thành với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, tác giả của nhiều tác phẩm giá trị được độc giả miền Nam đương thời say đắm. Theo Từ điển văn học (bộ mới), ông tên thật là Nguyễn Năm, sinh năm 1926, quê ở thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Trước 1945, sống ở Sài Gòn, làm báo, viết văn([1]).
Văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã sớm có những tiểu thuyết tâm lý xã hội và sớm đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, như Thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản với tấn bi kịch của cá nhân, Hà Hương phong nguyệt (1912) của Lê Hoằng Mưu với vấn đề tính dục, Lâm Kiều Loan (1932) của Phan Thị Bạch Vân với vấn đề nữ quyền,... Nhưng nói chung, thế mạnh của các nhà văn Nam Bộ không phải là tiểu thuyết tâm lý, sở trường của họ vẫn là tiểu thuyết hành động. Nhà văn Ngọc Sơn bên cạnh việc viết tiểu thuyết tâm lý xã hội còn dùng bút danh Phi Long để viết tiểu thuyết trinh thám. Chất phiêu lưu mạo hiểm, nghĩa hiệp với những tình tiết gay cấn, ly kì đã làm nên sức hút cho những tiểu thuyết thế sự của Nam Đình Nguyễn Thế Phương.
Nguyễn Công Thanh Dung*
Nhà thơ Quách Tấn sinh ngày 04/01/1910, quê ở Bình Khê, Bình Định và mất lúc 7 giờ sáng ngày 21/12/1992 tại Nha Trang, xuất thân trong một gia đình gốc Nho học có pha Tây học. Quách Tấn tập làm thơ từ khi còn học ở trường Quốc học Quy Nhơn khoảng năm 1925-1926, nhưng mãi đến năm 1932 nhờ Tản Đà dìu dắt và cụ Sào Nam Phan Bội Châu nâng đỡ, ông mới chính thức bước vào làng văn. Lúc này, thi phẩm của ông thường đăng ở các báo: An Nam tạp chí (Hà Nội), Phụ nữ tân văn (Sài Gòn), Tiếng dân (Huế). Những tập thơ tiêu biểu của ông đã xuất bản như: Một tấm lòng (1939), Mùa cổ điển (1941) có bổ sung lần tái bản 1960, Đọng bóng chiều (1966), Mộng Ngân sơn (1967), Giọt trăng (1973) và trên 10 tập thơ nữa đã hoặc chưa xuất bản, gồm những bài thơ viết từ trước 1975 đến 1994.
Khoa Văn học và Ngôn ngữ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia TPHCM
Ở Trung Hoa thời Trung đại, các trường phái triết học thường đề cập đến vũ trụ quan, nhân sinh quan, tuy có khác nhau ít nhiều, nhưng chung quy đều nói đến con người với những quan hệ xung quanh, đều đi đến công nhận thế giới này là nhất thể. Trong số các quan niệm triết học cổ đại Trung Hoa, nổi bật hơn cả có lẽ là Nho giáo và Đạo giáo. Ảnh hưởng của Nho và Đạo giáo khá sâu rộng, từ tư tưởng xã hội, văn hóa, phong tục tập quán cho đến văn học... Văn học thể hiện tư tưởng của thời đại, vì thế, quan niệm triết học Nho và Đạo thấm nhuần trong sáng tác. Trong văn học trung đại, người ta thường thể hiện cái chung của trời đất, trong đó tâm lý cá nhân được bao bọc bởi sự to lớn của tâm trạng chung trước cảnh, nỗi lòng hay tình yêu trước mối lo lớn của dân tộc. Quan niệm của Nho và Đạo ảnh hưởng sâu đến một số nguyên tắc sáng tác, cụ thể là những thủ pháp thể hiện. Nghiên cứu sâu hơn một chút ở lĩnh vực này, thật bất ngờ và thú vị, nghệ thuật sử dụng điển cố-một thủ pháp sáng tác thông dụng trong văn học thời Trung đại lại có mức độ ảnh hưởng khá đậm đặc hai quan niệm triết học này.
Đang có 380 khách và không thành viên đang online
Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929