1. Phiên dịch đóng vai trò rất quan trọng trong một nền văn hoá. Qua lịch sử phiên dịch, có thể nhận ra những đặc điểm cơ bản của một nền văn hoá trong quá trình phát triển lịch sử của nó. Tuy vậy, vai trò của phiên dịch không giống nhau trong từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của một nền văn hoá.

Lê Hoằng Mưu sinh năm 1879 tại Cái Cối, làng An Hội, tổng Bảo Hựu, hạt Bến Tre (nay thuộc thị xã Bến Tre), xuất thân từ một gia đình tân học (cha là Lê Văn Dinh, nguyên là thông ngôn đề hình). Ngoài tên thật của mình, ông còn được nhiều người trong làng báo làng văn biết đến với bút hiệu Mộng Huê Lầu (ghép mẫu tự của Lê Hoằng Mưu). Ông còn ký là Le Fantaisiste, Hoằng Mưu. Theo Nguyễn Liên Phong, tác giả Điếu cổ hạ kim thi tập, Lê Hoằng Mưu có “hình trạng nho nhã, trung người, tánh nết thông minh thiệp liệp, có khoa ngôn ngữ”.

Hai mươi năm (1954-1975) là một đoạn đường dài đối với lịch sử đương đại cũng như với văn chương Việt Nam. Trên một nửa đất nước tính từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, một giai đoạn văn học với nhiều đặc điểm khác biệt so với trước và sau đó đã tồn tại và phát triển. Xét về khía cạnh lịch sử là một phần không thể tách rời của văn học dân tộc. Việc tìm hiểu, đánh giá thành tựu và khuynh hướng vận động của văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 không chỉ là nhiệm vụ của văn học sử, mà còn là công việc quan trọng đầu tiên để tiến hành mọi cuộc khảo sát, nghiên cứu, nhận định về các vấn đề có liên quan trong phạm vi bao quát của nó.

      Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở  đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng , cũng là cuốn tiểu thuyết đăng nhiều kỳ  trên báo Phong Hóa của nhóm Tự Lực văn đoàn được độc giả nhiệt liệt hoan nghênh. Cuốn tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên tạo ra một uy tín lớn cho tờ báo Phong Hóa và nhóm Tự Lực văn đoàn , khích lệ các nhà văn của nhóm sáng tác , và tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đã giành được vị trí hàng đầu trong phong trào văn học trong một thời gian dài ; cho đến nay , âm vang của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn vẫn còn đọng trong ký ức độc giả , trong đó , được cảm tình sâu sắc nhất là tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên.

 Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết vốn có sự ổn định tương đối về đặc trưng thể loại, các tác phẩm ký tuy cùng nằm trong loại hình văn xuôi tự sự song lại là tên gọi chung cho một nhóm thể tài có tính giao thoa giữa báo chí (chính luận, điều tra, ghi chép tư liệu, tường thuật sự kiện...) với văn học, in đậm dấu ấn “sự hợp nhất truyện và khảo cứu” (M. Gorki) và thường có tính xã hội, tính thời sự sâu sắc, bao gồm nhiều tiểu loại thể văn như bút ký, ký sự, phóng sự, tiểu thuyết phóng sự, du ký, hồi ký, nhật ký, tuỳ bút, tản văn, tạp văn, tiểu luận (et-xe)(1)... Đặc điểm sự giao thoa này càng trở nên rõ ràng khi mà bản thân thể tài ký còn đang trong quá trình hình thành và phát triển, khi mà ngay đường biên thể loại giữa truyện ngắn và ghi chép, giữa tiểu thuyết và phóng sự đôi khi cũng chưa được phân định rõ nét. Đây cũng là đặc điểm chung của văn học Việt Nam ở giai đoạn bước đầu hiện đại hoá, đang từng bước hội nhập vào nền văn học có tính chất toàn nhân loại.

Khi nghĩ về Hoài Thanh, bao giờ trong tôi cũng hiện lên hình ảnh một ông già cao gầy, móm mém, đi lại, nói năng hết sức nhẹ nhàng. Trong con hẻm nhỏ của đường Nguyễn Hữu Cảnh, Tân Định, buổi chiều năm 1980, anh Huỳnh Như Phương và tôi được diện kiến Hoài Thanh, ngồi chuyện trò cùng ông chừng vài chục phút, trong không gian yên tĩnh mà ân cần đến cảm động của đôi vợ chồng già quấn quýt nhau.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Xuân Diệu đến với cuộc đời mới trong niềm vui chào đón, hồ hởi. Một chặng đường mới, những đóng góp mới tiêu biểu nhất trong những năm đầu Cách mạng tháng Tám là Ngọn quốc kỳ Hội nghị non sông. Xuân Diệu gọi đó là những trường ca “viết bằng hồn”, khi tâm hồn gắn với đất nước và nhân dân, và đất nước đã bước sang trang sử mới. Tứ thơ, lời thơ toả sáng mà ấm áp với bao cảm xúc yêu thương, trân trọng, ngợi ca những biểu tượng về cuộc sống, con người của đất nước mới hồi sinh.

 

Con người luôn luôn là vấn đề trung tâm của văn học ở bất cứ thời đại nào. Thơ mới 1932-1945 đã cho chúng ta hình ảnh về con người trong quan hệ tình yêu, trong trạng thái mộng mơ, buồn sầu, cô đơn, đặc biệt đã chú trọng khắc hoạ hình ảnh con người trong tiềm thức. Hàn Mặc Tử là nhà thơ đã có rất nhiều đóng góp về phương diện này. Con người trong thơ ông được cảm nhận qua những mặt sau:

 

Giờ đây thỉnh thoảng giở bộ Nhà văn hiện đại ra tra cứu, tôi cứ vừa kính phục vừa tiếc cho nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Không thể không phục, vì chỉ bằng sự lao động nghiêm túc của cá nhân mình, Vũ Ngọc Phan đã đóng góp cho văn giới một bộ sách đồ sộ mà cho đến nay, dù hơn sáu mươi năm đã qua đi, vẫn có giá trị tham khảo cao. Tiếc, vì dù sách đã dày tới 1460 trang in, đã bao quát được 78 nhà văn, từ “những người đi tiên phong” - những nhà văn hồi mới có chữ quốc ngữ như Trương Vĩnh Ký - đến những nhà văn trẻ, xuất hiện và thành danh cuối những năm ba mươi, đầu những năm bốn mươi của thế kỷ XX; nhưng chủ yếu vẫn chỉ là bức tranh văn học chữ quốc ngữ trong thời gian ấy của nửa nước phía Bắc.

Nhà thơ Đông Hồ tên khai sinh là Lâm Tấn Phác, sinh ngày 16 tháng 2 năm Bính Ngọ, nhằm ngày 10.03.1906 tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Mồ côi cha mẹ sớm, Đông Hồ được người bác là  Hữu Lân Lâm Tấn Đức, một nhà Nho nổi tiếng văn hay chữ tốt dạy dỗ. Do tổ tiên mấy đời đều ở ven Đông Hồ Ấn Nguyệt, một thắng cảnh trong Hà Tiên thập cảnh, nên khi bắt đầu sáng tác, ông đã lấy bút hiệu là Đông Hồ. Ông còn có các bút hiệu khác như Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am... và còn có tự là Trác Chi.  

Theo tin chính thức từ website của tập đoàn những NXB nổi tiếng như Macmillan Reference USA™, Charles Scribner's Sons® hoặc Primary Source Media™…, họ đã quyết định chọn 15 bài thơ của 11 nhà thơ Việt Nam có thơ trong tuyển tập "Black Dog, Black Night" để đưa vào tổng tập văn học thế giới.

Tìm hiểu đặc điểm văn học, thiết nghĩ không thể không nhắc đến một luận điểm tưởng đã cũ nhưng cực kỳ quan trọng: Văn học là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc sống, là sản phẩm văn hoá tinh thần của thời đại. Văn học Lý – Trần cũng vậy, không ngoài quy luật trên.

 

    Sau khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, năm 1865 chính quyền thực dân cho ra đời Gia định báo, tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, để làm công cụ chính trị củng cố sự thống trị của họ. Năm 1869, chính quyền thực dân ra nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ, mà nghị định này gọi là “chữ viết của tiếng An – nam bằng mẫu tự Âu – châu”, trong các văn thư chính thức. Mười năm sau, 1878, chính quyền thuộc địa lại ban hành nghị định cưỡng bách dùng chữ Quốc ngữ, mà họ gọi là “chữ An – nam bằng mẫu tự La – tinh”. Sang đầu thế kỷ XX, Nông cổ mín đàm ra đời (1901), rồi Lục tỉnh tân văn xuất hiện (1907).

 

Những  năm chiến tranh thế giới thứ hai , lợi dụng tình hình lộn xộn , bọn  đầu cơ kinh tế , đầu cơ chính trị thừa dịp làm giàu một cách bất chính . Có tiền chúng mặc sức ăn chơi sa đọa  ,trong khi ấy đại đa số đồng bào sống cực khổ trong bom đạn loạn ly , đói khát. Đến năm Ất Dậu ( 1945 ) , nạn đói khủng khiếp đã lấy đi sinh mệnh của trên hai triệu đồng bào ta.Nguyên nhân là do thực dân Pháp và phát xít Nhật vơ vét hết lúa gạo của nông dân để cung ứng cho quân lính của chúng ;  không những thế , bọn Nhật còn bắt chặt ngô đã có bắp , nhổ lúa đã lên đòng để lấy đất trồng  đay , vì chúng cần đay để làm thuốc súng.

Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Đại Việt, Thiền phái Trúc Lâm đã gắn chặt với tâm tư tình cảm nhân dân, thể hiện đạo lý tình người và tạo ra sức mạnh toàn dân chiến thắng quân thù. Quan trọng hơn, tư tưởng Thiền phái không chỉ dừng lại ở giá trị đó mà còn để lại cho hậu thế một giá trị văn hóa tư tưởng đi sâu vào triết lý, đạo đức nhân sinh của dân tộc. Một trong những đại biểu khai sáng và định hình tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm là Sơ Tổ Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ông đã để lại một dấu ấn giá trị tâm linh thiền đạo qua sự nghiệp sáng tác văn chương khá đồ sộ, có nhiều đóng góp cho văn học trung đại nói chung, văn học Phật giáo Thiền tông nói riêng.  Việc tim hiểu giá trị Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông sẽ cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn về tư tưởng Thiền học được phản ánh qua sinh hoạt Thiền phái và ý thức tự chủ của dân tộc Đại Việt qua văn hóa, văn học, ngôn ngữ chữ Nôm và những xúc cảm chân thành trước quê hương đất nước.

Thơ mới là sự giải phóng hoàn toàn con người cá nhân về tinh thần thẩm mĩ trong sự thống nhất với các hình thức tương ứng như thơ văn xuôi, thơ tự do, thơ khổ, câu thơ, vần điệu ngôn ngữ v.v… Nó đã vượt qua hành trình của chính nó và để laị dấu ấn đậm đà trong thơ đương đại. Bài viết này là sự khẳng định mối dây liên hệ về sự phát triển của thơ trong hai chặng đường đó.

Kiều Thanh Quế (1914-1947), quê ở làng Hắc Lăng (nay là xã Tam An), huyện Long Đất, thị xã Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông còn có bút danh khác như Mộc Khuê, Tô Kiều Phương, Quế Lang, Nguyễn Văn Hai. Trong công trình Mảnh vụn văn học sử, nhà nghiên cứu Bằng Giang cho rằng: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, chắc không thiếu những trường hợp một bút hiệu nào đó rất quen thuộc từ trước “những ngày binh lửa cháy quê hương” lại biến mất như KIỀU THANH QUẾ”(1). Ông là một trong số ít các cây bút nghiên cứu, phê bình của Nam Bộ có công đối với sự phát triển của phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX và đến nay vẫn cần được khám phá thêm.

Thông tin truy cập

61766845
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
7035
18932
61766845

Thành viên trực tuyến

Đang có 824 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website