Tham luận đọc tại Hội thảo Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn - 80 năm nhìn lại  

Với bài Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đăng trên Phụ nữ tân văn số 122 (10/3/1932), Phan Khôi đã tuyên chiến công khai với Thơ cũ. Mở đầu ông kể lại duyên do ông làm bài thơ theo lối mới này:

Vu Gia (thực hiện)

           Ngày 20/10/2012,  tại Trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP. HCM phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Tạp chí Thế Giới Mới, Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường ĐH KHXH-NV TP. HCM tổ chức Hội thảo "Phong trào Thơ mới và Văn xuôi Tự lực văn đoàn - 80 năm nhìn lại". Nhân dịp này, PGS. TS. Trần Hữu Tá - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP. HCM cùng PGS. TS. Nguyễn Thành Thi - Trưởng Khoa Ngữ Văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM có cuộc trao đổi về những vấn đề được chú ý trong hội thảo. 

            SGTT.VN -  Tiếp nối loạt bài về Tự lực văn đoàn, tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại, kỳ này Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc, phát hiện ở văn đoàn này một giá trị để lại cho đời sau: bài học làm giải thưởng. Khi mà bao giải thưởng to tát, bao cuộc vinh danh đang thoảng qua như nắng sớm mưa chiều, thì gần trăm năm trước đã có một giải thưởng văn học mang tính phát hiện cao, có ảnh hưởng khơi gợi tài năng.

NVTPHCM- Ngày 01.10.2012, nhà văn Lê Văn Thảo mừng sinh nhật lần thứ 73. Từ kinh nghiệm đời văn bền bỉ của mình, ông đúc kết: “Tôi thấy nhà văn cần có trước tiên sự chân thật. Sống chân thật để viết chân thật, viết từ lòng mình, sâu thẩm trong trái tim mình, một chút “mạ vàng” sẽ lộ ra ngay. Văn chương rất khắc nghiệt, không chấp nhận sự làm dáng, phô trương, nghĩ thế này nói thế khác. Có thể che giấu với người đời, không thể che dấu với chữ nghĩa”.

Lê Tiến Dũng, "Lê Văn Thảo: nhà văn của xứ sở Nam Bộ", tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 207, 21-6-2012 

Tôi không quen Lê Văn Thảo. Vài dịp gặp anh ở Hội Nhà văn  thành phố, anh bắt tay, nói năm điều ba chuyện chứ không có gì gọi là sâu sắc. Thế nhưngkhông hiểu sao tôi cứ bị cái tạng của con người Nam Bộ ở nhà văn này cuốn hút tôi.

Một ngày cuối thu tháng Mười năm 1965 tôi nghe qua Đài Tiếng nói VN một tin quan trọng: Hội Văn nghệ Giải phóng công bố Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. Có cả thảy 54 tác phẩm được tặng thưởng. Văn học chiếm 17 giải. Có hai giải đặc biệt là Từ tuyến đầu Tổ quốc, tập thư của nhân dân miền Nam gửi cho người thân tập kết ra Bắc; Sống như anh (Phan Thị Quyên kể, Trần Đình ghi) kể về cuộc đời anh Nguyễn Văn Trỗi. Trong 15 giải chính thức về thơ có 4 giải chính. Đó là tập Quê hương của Giang Nam, Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn, Những đồng chí kiên của Thanh Hải, và Tập thơ của nhiều tác giả. Thế là từ Thanh Hải bắt đầu được khẳng định.

1/ Nói về các nhóm phái văn học ở Việt Nam thời kỳ trước 1945, các nhà nghiên cứu (và các nhà báo thích lặp lại họ) thường chỉ nêu tên mấy nhóm dễ thấy, chẳng hạn nhóm Đông Dương tạp chí, nhóm Nam phong, nhóm Phong hoá-Ngày nay (hay là Tự Lực văn đoàn), nhóm Tân dân, nhóm Tri tân, nhóm Thanh nghị, nhóm Hàn Thuyên… Song hầu như chưa ai thử tiếp cận theo một lối khác, nghiêm chỉnh hơn, ví dụ hãy bắt đầu bằng việc thống kê xem, chẳng hạn, chỉ trên đất Hà Nội thôi, suốt thời gian ấy (1900-1945) có bao nhiêu nhóm văn học, là những nhóm nào, gồm những tên tuổi nào, biến động của từng nhóm ấy ra sao, v.v…

Tóm tắt:  Ba thập niên đầu tiên của thế kỉ XX là một giai đoạn đặc biệt của lịch sử văn học Việt Nam: giai đoạn diễn ra quá trình chuyển đổi loại hình từ một nền văn học Trung đại, song ngữ Hán – Nôm, cấu trúc theo mô hình văn học Trung Quốc sang nền văn học Hiện đại, đơn ngữ Quốc ngữ, cấu trúc theo mô hình văn học Tây phương. Nói cách khác, đây là giai đoạn tái cấu trúc và hình thành nên văn học hiện đại ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Thanh Xuân, Khúc ca hoài cảm của kẻ tình nhânPhụ nữ Tp.HCM, 3.4.1996

Kỷ niệm 99 năm ngày sinh Vũ Bằng (3.6.19 13- 3.6.2012)

                 Tháng Ba, rét nàng Bân là một trong những đoạn văn hay nhất trong tập tùy bút Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.

                 Xưa nay nhiều tác phẩm văn chương đã cố ghi lại những biến thái của đất trời. Tinh tế như Đoàn Phú Tứ có bài thơ nổi tiếng Màu thời gian, Nguyễn Xuân Sanh với câu thơ được truyền tụng: Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà và Prisvin với tác phẩm tuyệt vời Bốn mùa thiên nhiên. Nhưng dường như tất cả chỉ bắt được nhịp mùa đi, có ai cảm được bước đi của tháng? Thế mà Vũ Bằng không chỉ nắm được sắc thái của từng mùa trăng, lại còn bắt được sắc thái của ngày; không chỉ bắt được sắc thái của ngày, còn đọc được cái run rẩy trong từng khoảnh khắc. Đặc biệt là trong tiết trời tháng Ba kỳ ảo.

Hàn Mặc Tử - Tạ Tỵ vẽ

Hàn Mặc Tử - Tạ Tỵ vẽ

            1. Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”. Sau 15 năm làm thơ, đến năm 27 tuổi, ông mới định vị được cái loài lạ lùng đó khi viết thư cho một người bạn thân nói về quan niệm thơ của mình: “Đức Chúa Trời tạo ra trăng, hoa, nhạc, hương là để cho người đời hưởng thụ, nhưng người đời u mê phần nhiều không biết tận hưởng một cách say sưa, và nhân đấy chiêm nghiệm lẽ mầu nhiệm, phép tắc của Đấng Chí Tôn. Vì thế, trừ hai loài trọng vọng là “thiên thần” và “loài người”, Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa: “loài thi sĩ”!”. Tại sao Hàn Mặc Tử lại tách Thi sĩ ra khỏi loài người? Cứ tưởng đấy là một quan niệm điên khùng, siêu hình, nhưng không phải như thế; và ông đã giải thích rõ khi viết tiếp liền sau đó: Loài này là những bông hoa rất quí và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mạng rất thiêng liêng: Phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời đã tạo nên, ca ngợi quyền phép của Người, và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho tinh sạch” - (Thư gửi cho Hoàng Trọng Miên, bạn thân của HMT trong bài Quan niệm về Thơ). Thì ra loài người không biết và không thể làm được cái việc “trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho tinh sạch”. Tách thi sĩ ra khỏi loài người không phải để thoát ly người, mà là để đề cao Thi sĩ, đề cao nghệ thuật, đề cao thiên chức của người sáng tạo, chung quy cũng là để đề cao cái đẹp tuyệt đối mà thôi. Bởi đối với Hàn, Thi sĩ cũng là người, nhưng là siêu người. Trong Lời tựa tập “Đau thương” ông bộc lộ rõ điều đó:

Trong lời Nhỏ to... cuối sách Thi nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân viết:  “Tôi đã đọc một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ, ấy là điều tôi rất mong mỏi”… Đây mới chỉ nói về việc bao quát tư liệu, thẩm định và chọn lựa tác phẩm thơ ca. Còn một nội dung quan trọng khác nữa là hai ông đã theo dõi sát sao quá trình phát triển của phong trào Thơ mới trên cơ sở cứ liệu phê bình và tranh luận văn học - những cuộc đăng đàn diễn thuyết; những bài điểm sách, đọc sách, bình luận; những bài tựa, bạt; những cuộc luận chiến giữa nhiều người và nhiều phái; những bước tổng kết qua từng năm, từng chặng đường và cả chuyên khảo về từng tác giả hay khảo sát một số đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật Thơ mới đương thời. Nói khác đi, cùng với tiếng đàn đồng điệu qua lời bình về từng thi nhân thì lời dẫn Một thời đại trong thi ca trong Thi nhân Việt Nam chính là đã được chưng cất trên nền tảng những kiến giải sâu sắc về Thơ mới, thực hiện cuộc tổng duyệt thành công mỹ mãn và tương xứng với một mùa bội thu thơ ca.

100 năm ngày sinh Hàn Mặc Tử

 

(Bài đã đăng trên báo Người Lao động số ra ngày 22.9.2012, đây là bản đầy đủ của tác giả gửi cho trang mạng  Khoa Văn học và Ngôn ngữ)

22-9 năm nay tròn 100 năm ngày Hàn Mặc Tử chào đời. Trải qua bao năm tháng, thơ ông vẫn còn ủ nhiều trầm tích, cuộc đời ông vẫn mông lung qua một màn sương huyền thoại. Và mới đây, sau 76 năm luân lạc, vãi rơi, Gái quê, đứa con đầu lòng của Hàn Mặc Tử mới ra mắt công chúng Việt Nam với một chân dung toàn vẹn, nhờ tấm lòng của người đi tìm và người lưu giữ ở nơi đất khách quê người.

Vào lúc 8 giờ sáng ngày 21/04/2012, tại phòng A25, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cơ sở Thủ Đức đã diễn ra buổi giao lưu với nhà thơ Giang Nam do khoa Văn học và Ngôn ngữ tổ chức. Tham dự buổi giao lưu có PGS. TS. Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, cùng các thầy cô và đông đảo sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai của khoa. Dưới sự dẫn dắt chương trình của PGS. TS. Nguyễn Công Lý, buổi giao lưu đã diễn ra thân tình, ấm cúng.

 

Tản Đà là một trong những nhà thơ có sức hấp dẫn lớn, đồng thời thơ ca của ông cũng là một thách thức không nhỏ đối với giới phê bình. Từ thuở sinh thời của Tản Đà cho đến hiện tại, đã nhiều công trình viết về ông, nhưng dường như người ta dễ nắm bắt cái tôi đời thường độc đáo hơn là cái tôi văn chương lạ thường của nhà thơ. Xuân Diệu, một bậc tri âm tri kỉ của các nhà thơ lớn Việt Nam từng nói: “Sau khi đã viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn, nghiền ngẫm tất cả trong khoảng 25 năm (từ 1958), hôm nay tôi xin viết về tác giả quá cố khó nhất so với tám tác giả trước kia, là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Khó trước hết vì chất liệu, bản lĩnh Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu rất phức tạp...” ([1]). Tôi xin mạn phép thêm cùng Xuân Diệu : khó, còn vì tác phẩm Tản Đà là một đối tượng không dễ phân tích.

(Ghi chép từ buổi giao lưu với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

do khoa VN-NN tổ chức ngày 23/03/2012)

Nhiều sinh viên khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐHKHXH&NV Tp.HCM, từng không chỉ gặp gỡ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua trang sách dù ông sống tận Hà Nội. Nhà văn đã nhiều lần dành thì giờ để giao lưu với nhiều lớp sinh viên hệ Cử nhân tài năng của khoa mỗi khi họ có dịp ra thực tập ở thủ đô. Thế nhưng buổi giao lưu sáng ngày 23/03/2012 tại trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM có lẽ là lần đầu tiên ông trò chuyện với đông đảo thầy trò của khoa, gồm cả sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, và cả những độc giả khác quan tâm đến các sáng tác của ông. Giữa khán phòng đông người, Nguyễn Huy Thiệp vẫn không có vẻ gì là một diễn giả. Ngược lại, ông vẫn nói như thể đang trò chuyện với những người bạn, chia sẻ chuyện đời, chuyện nghề bằng một giọng điệu từ tốn, hơi có phần lan man mà ông tự nhận là “nhà quê và tẻ nhạt”.

TP - Ngày 22-9-2012 tới là ngày kỷ niệm 80 năm báo Phong Hóa (sau đổi thành Ngày Nay) ra đời. Cũng trong ngày này, dự kiến một số trang mạng trong và ngoài nước đồng loạt khởi đăng báo này dưới dạng số hóa lần lượt từ số đầu tiên cho đến số cuối cùng.

 

1. Hiện chưa rõ năm sinh, năm mất của Hoàng Minh Tự. Căn cứ vào những bài báo và những tác phẩm  hiện còn của ông, có thể đoán định Hoàng Minh Tự sinh vào khoảng đầu thế kỷ XX và mất năm nào thì chưa rõ. Về quê quán, lần theo tư liệu hiện còn, mới biết ông quê ở Bến Tre. Đây là thông tin xưa nhất và duy nhất còn lại bởi nhờ vào hai bài báo mà ông cho đăng trên tờ Lục Tỉnh Tân Văn vào tháng 7 năm 1926. Nhờ vậy mới biết Hoàng Minh Tự khởi nghiệp cầm bút từ năm 1926 với những bài báo, sau đó chuyển sang viết tiểu thuyết từ năm 1931.

 

Sáng 14/9/2012 Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã tổ chức buổi nói chuyện “Tự lực văn đoàn và báo Phong Hóa - Ngày Nay” tại Văn phòng khoa, diễn giả là nhà nghiên cứu Phạm Thảo Nguyên. Buổi nói chuyện thu hút được nhiều sinh viên, học viên cao học cùng các nhà nghiên cứu, sưu tầm sách có quan tâm. Buổi nói chuyện, theo ý kiến của người tham dự “đã làm sống lại không khí văn học và báo chí cách đây hơn nửa thế kỷ”.

Vũ Anh Khanh là nhà văn—nhà thơ—chiến sĩ nhiệt thành với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, tác giả của nhiều tác phẩm giá trị được độc giả miền Nam đương thời say đắm. Theo Từ điển  văn học (bộ mới), ông tên thật là Nguyễn Năm, sinh năm 1926, quê ở thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Trước 1945, sống ở Sài Gòn, làm báo, viết văn([1]).

 

Nguyễn Công Thanh Dung*

Nhà thơ Quách Tấn sinh ngày 04/01/1910, quê ở Bình Khê, Bình Định và mất  lúc 7 giờ sáng ngày 21/12/1992 tại Nha Trang, xuất thân trong một gia đình gốc Nho học có pha Tây học. Quách Tấn tập làm thơ từ khi còn học ở trường Quốc học Quy Nhơn khoảng năm 1925-1926, nhưng mãi đến năm 1932 nhờ Tản Đà dìu dắt và cụ Sào Nam Phan Bội Châu nâng đỡ, ông mới chính thức bước vào làng văn. Lúc này, thi phẩm của ông thường đăng ở các báo: An Nam tạp chí (Hà Nội), Phụ nữ tân văn (Sài Gòn), Tiếng dân (Huế). Những tập thơ tiêu biểu của ông đã xuất bản như: Một tấm lòng (1939), Mùa cổ điển (1941) có bổ sung lần tái bản 1960, Đọng bóng chiều (1966), Mộng Ngân sơn (1967), Giọt trăng (1973) và trên 10 tập thơ nữa đã hoặc chưa xuất bản, gồm những bài thơ viết từ trước 1975 đến 1994.

Thông tin truy cập

60749294
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
3918
9281
60749294

Thành viên trực tuyến

Đang có 217 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website