Các khóa tập huấn sáng tác và các nhà văn Hồng Kông

Lịch sử các khóa học sáng tác ở bậc đại học tại Hồng Kông tương đối ngắn. Tuy nhiên, khóa tập huấn sáng tác không chính thức đã tồn tại ở Hồng Kông ít nhất là từ năm 1969. Trong một cuộc phỏng vấn, một nhà thơ nổi tiếng của Hồng Kông , Quan Mộng Nam (关 梦 南), nói rằng ông đã tham dự một khóa tập huấn thơ ca được giảng dạy bởi các nhà văn Hồng Kông là Đái Thiên (戴 天) và Cổ Thương Ngô (古 苍梧) năm 1969, và ông ấy khẳng định rằng kinh nghiệm này giúp ông trở thành một nhà văn, mặc dù ông chưa bao giờ có cơ hội được đào tạo về văn chương ở cấp bậc đại học. Một phần nhờ vào nhà văn Trung Quốc Nhiếp Hóa Linh (聂华), người đồng sáng lập Chương trình Viết quốc tế tại Đại học Iowa, Mỹ, nhiều nhà văn sử dụng tiếng Trung đã được mời học chương trình sáng tác của Đại học Iowa. Ví dụ nhà thơ Đái Thiên, là một trong số họ. Ông ấy nhận bằng Thạc sĩ sáng tác tại Đại học Iowa cuối những năm 1960, và bắt đầu mở các khóa tập huấn viết văn tư ở Hồng Kông ngay sau đó.

Đây là lý do tại sao Quan Mộng Nam cho rằng lịch sử dạy “sáng tác” tại Hồng Kông có nguồn gốc từ chương trình mô hình sáng tác của đại học Iowa. So với nghiên cứu văn chương ở trường đại học, ông tin rằng mô hình khóa tập huấn cung cấp một môi trường tốt hơn cho các nhà văn phát triển. Quan Mộng Nam cho là khóa học văn học tại một trường đại học chủ yếu tập trung vào lý thuyết văn học, trong khi ở một khóa tập huấn về viết văn, sinh viên có thể tập trung vào chính tác phẩm văn chương. Hơn nữa, giáo viên và sinh viên tự coi mình hơn là ngang nhau, và họ có thể tạo ra một tình bạn bền vững suốt đời. Cuối cùng, Quan Mộng Nam mở các khóa tập huấn viết văn riêng của mình, bởi vì ông tin tưởng vào những lợi ích của việc giảng dạy các nhà văn trẻ, đặc biệt là những sinh viên đó có thể phải vật lộn trong hệ thống giáo dục chính thống.

Hầu hết các nhà văn ở Hồng Kông không có kinh nghiệm tham dự các khóa học đại học về sáng tác, tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã tham dự các khóa tập huấn sáng tác không chính thức mà Quan đã đề cập. Các khóa tập huấn trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là dưới hình thức của các lớp học đều đặn tại các thư viện công cộng (bắt đầu từ khoảng năm 1994), hoặc được tài trợ bởi các tổ chức phi lợi nhuận, chẳng hạn như YMCA và Fleur de lettres ( Tự Hoa - 字 花), một tạp chí văn học tiền phong. Theo ý nghĩa này, các nhà văn trẻ có thể tìm hiểu nghệ thuật viết và học theo các giáo viên đồng thời là nhà văn, và mặc dù các khóa học này là các khóa học ngắn hạn, gặp nhau một vài lần hơn hai hoặc ba tháng, nhưng chúng đã cung cấp một kinh nghiệm quan trọng cho khát khao của các nhà văn Hồng Kông. Bản thân các lớp học khá lỏng lẻo, bao gồm một chương trình giảng dạy linh hoạt, sinh viên ở các độ tuổi và nền tảng khác nhau, và không có giáo trình. Các giáo viên, những người đang hành nghề viết văn, phê bình tác phẩm của sinh viên dựa trên kinh nghiệm riêng của họ.

Vào những năm 1990, Đổng Khải Chương (董 启 章), một tác giả nổi tiếng và tiên phong trong việc mở rộng các khóa tập huấn của các nhà văn, đã sáng lập khóa tập huấn viết “Bánh mì và Mứt”. Các khóa tập huấn viết văn này sử dụng các chương trình học được tổ chức tốt, gặp nhau một lần một tuần trong 6 tuần và có hai cấp độ: bắt đầu và chuyên sâu. Đổng thúc đẩy "trường học" trực tuyến của mình, để các trường trung học có thể liên lạc với ông và mời ông dạy học sinh của họ. Các trường nhận được tài trợ nghệ thuật từ Quỹ Giáo dục Chất lượng của chính phủ Hồng Kông. Các lớp học này không chỉ khuyến khích học sinh học nghệ thuật viết, mà chúng còn cung cấp cơ hội cho các nhà văn Hồng Kông kiếm sống như các giáo viên bán thời gian. Phương pháp sư phạm về sáng tác của ông Đổng đã được trình bày chi tiết trong cuốn sách của ông về giảng dạy. Ví dụ, trong một cuốn sách, ông miêu tả phương pháp sư phạm của mình dưới hình thức một câu chuyện phiêu lưu của một cô gái trẻ vượt qua những thách thức về viết văn:

Một ngày nọ, một cô gái trẻ, vốn ghét viết văn nhận được một bức thư điện tử. Cô mở ra và nhận một lời nguyền, vậy, để thoát khỏi lời nguyền, cô ấy phải sáng tạo và vượt qua những nhiệm vụ viết văn khác nhau. Vì vậy, toàn bộ câu chuyện là làm thế nào cô ta mô tả những cái cây khác nhau trong những cách khác nhau. Thách thức đầu tiên của cô ấy: mô tả xúc giác của cây (ví dụ nó cảm thấy thế nào, v.v…); thách thức thứ hai của cô: kể một câu chuyện ma về một cây liễu v.v…

Hầu hết các trường đại học Hồng Kông ngày nay đều có một vài loại khóa học hay một chương trình sáng tác. Thật vậy, Đại học Thành phố của Hồng Kông và Đại học Hồng Kông hiện nay cấp bằng thạc sĩ sáng tác (bằng tiếng Anh).“Khoa Nhân văn và Sáng tác” mới của Đại học Baptist Hồng Kông là nơi đầu tiên cấp bằng Cử nhân song ngữ về sáng tác ở Đông Á, nhưng chúng tôi chưa có bằng Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ hoặc Thạc sĩ Nghệ thuật về sáng tác. Nhiều sinh viên chuyên ngành sáng tác không chắc chắn con đường sự nghiệp mà họ sẽ đi là gì. Điều này có thể là một thách thức cho sinh viên, đặc biệt là bởi vì họ sống trong một xã hội được quan tâm đến lợi ích thiết thực của việc học.

Tôi muốn kết luận bằng cách nhắc đến ba luận điểm quan trọng về giảng dạy sáng tác ngày nay:

1.                      Xã hội Hồng Kông không thực sự xem xét nhà văn như một nghề-những người viết tại Hồng Kông giảng dạy tại một trường đại học được thuê để làm công việc nghiên cứu học thuật, chứ không phải để sáng tác văn chương. Trong thực tế, hầu hết các khóa tập huấn sáng tác tại các trường đại học không được dạy bằng thực tiễn nghề nghiệp của các nhà văn.

2.                      "Hội Quán Văn học Hồng Kông" (香港 文学 馆), mà chủ yếu là một bảo tàng văn học, sẽ sớm mở cửa. Nó là một căn phòng đơn nhỏ nằm trong một tòa nhà cao tầng ở trung tâm Hồng Kông, đôi khi được gọi là "làng nghệ sĩ đỉnh cao" vì các không gian văn chương và văn hóa khác trong tòa nhà. "Hội quán" này sẽ có các khóa tập huấn sáng tác. Ví dụ về các lớp học bao gồm: "Viết văn từ phía sau mặt trăng", "Khóa tập huấn viết văn Bố mẹ và Con cái", "Khóa học viết văn Trung niên" và "Viết văn và Nhiếp ảnh chân dung tự họa”. Các khóa học này cung cấp một môi trường phi học thuật (tức là không phải trường đại học và trung học) cho khát khao làm nhà văn. Một trong những mục tiêu của Hội quán văn học Hồng Kông là cung cấp việc làm cho các nhà văn Hồng Kông, phải đối mặt với thực tế là hầu hết các nhà văn Hồng Kông đấu tranh để tự chu cấp tài chính trong khi theo đuổi cuộc sống viết văn của mình.

3.                      Một bất lợi ở Hồng Kông là không có nhiều giáo trình hoặc truyền thống dạy sáng tác lâu, do đó, mỗi giáo viên phải phát minh ra triết lý giảng dạy riêng của mình và phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, đây cũng là một sức mạnh, theo nghĩa mỗi giáo viên đồng thời là nhà văn tự do giảng dạy dựa trên ý tưởng riêng của mình về viết văn. Sự đa dạng trong triết lý giảng dạy và phương pháp này phần nào giải thích sự cởi mở và tinh thần thực nghiệm của văn học Hồng Kông. 

Người dịch: Đào Lê Na

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

63548599
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
7030
12828
63548599

Thành viên trực tuyến

Đang có 184 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website