Bút hiệu: Thê Húc, Thời Nhân, Thế Nhân, Tịch Khách, Thanh Trai, Thế Chu…
Năm sinh: ngày 1 tháng 3 năm 1913 tại Hà Nội.
Năm mất: ngày 7 tháng 6 năm 1987 tại Syracuse, New York, USA.
Bút hiệu: Thê Húc, Thời Nhân, Thế Nhân, Tịch Khách, Thanh Trai, Thế Chu…
Năm sinh: ngày 1 tháng 3 năm 1913 tại Hà Nội.
Năm mất: ngày 7 tháng 6 năm 1987 tại Syracuse, New York, USA.
Doãn Thị Thúy(*)
TÓM TẮT
Vita (1910 - 1956) là nhà văn, nhà giáo ở miền Nam nổi tiếng một thời. Ông viết khá thành công ở cả thể loại tiểu thuyết lẫn truyện ngắn. Tuy không tạo nên một gia tài văn chương bề thế nhưng văn nghiệp của ông đã có những đóng góp nhất định vào nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Việc nghiên cứu sự nghiệp văn học của Vita nhằm giới thiệu đầy đủ hơn về cuộc đời, tác phẩm của ông, thiết nghĩ là một việc cần thiết.
TT - Theo ghi nhận (chưa đầy đủ) của PGS.TS Đoàn Lê Giang thì Truyện Kiều được dịch ra “hơn 20 thứ tiếng với trên 60 bản dịch khác nhau”.
Bài viết này nghiên cứu Hồ Biểu Chánh như một hiện tượng văn học đặc biệt của Việt Nam. Chúng tôi xem xét các phương diện sau đây trong tác phẩm của ông: tính khởi đầu, tính chuyên nghiệp, tính bền vững, tính đại chúng và tính hiện đại.
70 năm về trước, đúng vào ngày 25 tháng 9 năm 1945, sau hai ngày giặc xâm lược nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, có một chàng trai Hà Nội 17 tuổi theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường Nam tiến. Với khẩu súng trường trên vai. Mùa hạ này chàng trai năm xưa đã 87 tuổi. Vẫn tươi trẻ nụ cười. Trời run rẩy thế nào mà Đại hội nhà văn lần thứ 9 ở khách sạn La Thành, Hà Nội, ngày 9-7-2015, tôi lại ngồi sát ghế với ông. Cuộc gặp lần trước vào hồi tháng 9 – 1970. Khi đó ông vào nói chuyện thơ với sinh viên Văn khoa Tổng hợp Hà Nội tại hội trường tỉnh ủy Hà Tây. Trước mặt có một khu vườn mà cổng của nó nhìn ra cầu thị xã Hà Đông. Ông dong dỏng cao. Hào hoa phong nhã. Đặc biệt có nụ cười sáng mà duyên. Thấm thoát đã 45 năm rồi. Tôi hỏi nhỏ. Hình như ngày xưa ông cao hơn bây giờ. Ông nói. Hình như vậy. Trách làm sao được với thời gian. Ông là nhà thơ Việt Phương.
Huy Cận – nhà thơ, nhà văn hoá lớn đã ra đi cách đây 10 năm – 2/2005. Ngày ấy, giới văn nghệ tiễn đưa ông với niềm tin về sức sống của một nguồn thơ sáng láng: “Lửa thiêng không bao giờ tắt” (Mai Quốc Liên).
Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy nhà sử học Dương Trung Quốc không gọi Nguyễn Văn Xuân là “nhà Quảng Nam học”như nhiều người,mà ông trân trọng bớt đi một chữ: nhà Quảng học.
Hồi tôi mới về nhận nhiệm sở dạy ở trường THPT Phan Bội Châu (1978), anh Lương Duy Cán (nhà thơ Hà Nhật) lúc ấy là phó hiệu trưởng, bảo tôi trong thời gian ở Phan Thiết, nhớ đến thăm cô Mộng Cầm, tâm sự để hiểu thêm về nàng thơ của Hàn Mặc Tử, nếu không tranh thủ thời gian, lỡ sau này cô không còn, muốn tìm hiểu thì sẽ nuối tiếc.
PGS.TS. Lê Tiến Dũng
Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM
1. Thế là vừa tròn một năm Anh Đức đã đi xa (21/8/2014 – 21/8/2015). Tôi nhớ khi đoàn Ban chấp hành Hội Nhà văn đến Huế, giới thiệu có nhà văn Anh Đức, cả Hội trường ĐHSP đứng dậy và vỗ tay hồi lâu. Không biết Anh Đức có nhớ không, còn tôi với tư cách là một bạn đọc thì tôi nhớ vô cùng kỷ niệm ấm lòng ấy. Không nhớ sao được khi mà cả một thời chúng tôi được sống với chị Tư Hậu, với chị Sứ qua trang sách giáo khoa và với điện ảnh. Không nhớ sao được ngòi bút tả mái tóc chị Sứ trở thành “suối tóc của hai mươi bảy tuổi đời con gái, vừa mượt vừa dày, gồm muôn sợi bền chặt rủ từ đỉnh đầu bất khuất đó, rủ chấm xuống sát đôi gót chân”. Lúc đó chúng tôi tưởng đó không riêng gì những nhân vật của Anh Đức, mà cả miền Nam bất khuất kiên cường. Cho nên chúng tôi yêu văn Anh Đức như yêu cả miền Nam anh hùng.
Người ta thống kê được 11 bản dịch đầy đủ Truyện Kiều sang tiếng Pháp, bản đầu tiên vào năm 1884, bản cuối cùng vào năm 1999. Mặt khác, Truyện Kiều đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ả Rập (từ bản dịch tiếng Pháp), tiếng Bulgari, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Hy Lạp, tiếng Hungari, tiếng Ba Lan, tiếng Rumani, tiếng Nga, tiếng Slovaquia và tiếng Thuỵ Điển.
Đặt bút định viết những dòng dưới đây, tôi có đầy đủ ý thức rằng, thật may mắn, cho đến thập kỷ này, vẫn còn sống cả triệu những chiến sỹ đã từng trực tiếp phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn, hoặc có dịp qua lại con đường máu lửa này trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Tôi đinh ninh tin rằng những đồng chí, đồng đội, đồng trang lứa của tôi sẽ là những ai thẩm thấu và rung cảm đầy đủ, sâu sắc nhất với từng câu thơ của thi sỹ Trường Sơn này.
TT - Năm 1992, trước khi rời Sài Gòn về sống hẳn ở Bến Tre, nhà văn Trang Thế Hy viết một bài báo có tên Đề cương cho một bài giã từ, hoài nhớ về những năm tháng gắn bó với Sài Gòn - TP.HCM.
Các thi sỹ Việt Nam hiện đại ít ai có cảm quan thơ về sự lặng im và yên tĩnh một cách trang trọng trong một tập thơ như ông ấy. Người đã từng triết lý rằng chỉ có biển khơi mới thấu hiểu vì sao con người lại không tìm được sự yên tĩnh trong đời. Và vì thế không biết từ bao giờ và ở đâu, người ta đã đánh mất sự yên tĩnh của bản thân mình như là mất đi một giá trị nhân văn. Chỉ mong được một ngày lặng lẽ trong cõi một mình. Bởi thế cho nên khi đặt bút viết về người ấy, tôi nghĩ ngay đến việc ông đã mai danh ẩn tích giữa chốn đô hội có nhẽ quá 15 năm rồi, liệu có đụng vào cái khoảng trống bình lặng của người ta hay không? Ngày 23-1 chuyển bài cho ông. Ngày 25-1 tôi được trả lời. Phải chờ … sau đại hội nhà văn mới được đăng báo. Chao ôi, Nhà văn là nhà văn. Tôi đã rời xa chốn quan trường được mấy niên rồi mà giờ lại gặp được hình thù gần giống như của nó. Của ông ấy. Của tôi. Và của nhiều người khác nữa. Của bầu trời phương đông nghìn năm phủ bóng mây chiều. Có phải một lúc nào đó tôi đã không hiểu lời Nguyễn Đình Thi: Người viết phải nhạy cảm với nỗi đau vô hình của cuộc sống? Vả lại ông có khiến đâu mà tôi viết? Âu là cái duyên kiếp của một kẻ lãng du trong cõi văn chương vô định không cần tính đếm này? Hoặc bởi tại tôi yêu cái lý thuyết lặng lẽ của ông lúc nào mà cũng chẳng hay?
TTO - Truyện Kiều của Nguyễn Du từ lâu đã thuộc vào hàng danh tác của nền văn học Việt Nam, nhưng nếu phải trả lời câu hỏi rằng tại sao với Truyện Kiều, Nguyễn Du được xem là thiên tài, thì chưa chắc ai cũng nói trôi chảy được.
Nguyễn Tuân – Sự thống nhất, biến hoá kỳ lạ trong một con người
Đoàn Trọng Huy (*)
Cách mạng Tháng Tám đã đổi đời cho dân tộc, trong đó có các văn nghệ sĩ. Họ trở thành con người với tư thế biến đổi kỳ lạ: nghệ sĩ mới tự do,khác hẳn người làm nghệ thuật thời nô lệ.
Nguyễn Tuân là một trong số đông những nghệ sĩ ấy đã tự Lột xác (1945) để mang một nhân thân mới.Trưởng thành trong cách mạng và kháng chiến,Nguyễn Tuân đã trở thành một nhân cách lớn – nhân cách có nhiều phẩm cách hay tư cách: nhà văn nghệ sĩ, nhà văn hóa, bậc thầy ngôn từ,
Trương Vĩnh Ký là người đầu tiên phiên âm truyện Kim Vân Kiều từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ, năm 1875.
Trương Vĩnh Ký giới thiệu tác phẩm với Lời nói đầu bằng tiếng Pháp và Tích Túy Kiều bằng tiếng ta.
1. Mở đầu
Trong quá trình hình thành và vận động của nền văn học hiện đại bằng chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn xuôi được xem là bộ phận “mới lạ nhất, hiện đại nhất”. Và trong văn xuôi, tiểu thuyết là thể loại rất đáng được lưu tâm. Dù chưa phải là chặng hoàn tất và đạt được nhiều thành tựu thể loại như giai đoạn sau (1930-1945), nhưng tiểu thuyết giai đoạn giao thời (1900-1930) đã xuất hiện nhiều tác phẩm gây được ấn tượng. Cho đến nay, người ta vẫn nhắc tới Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) với vai trò của “cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên”, Quả dưa đỏ (Nguyễn Trọng Thuật) với vị trí của “cuốn tiểu thuyết luận đề đầu tiên”, Cậu bé nhà quê (Nguyễn Lân) với ý nghĩa của “cuốn tiểu thuyết giáo dục đầu tiên”… Trong bài viết này, chúng tôi muốn nói đến một cuốn tiểu thuyết cũng rất đặc sắc: Tây phương mỹ nhơn của nữ văn sĩ Huỳnh Thị Bảo Hoà. Xét về mặt thể loại, tác phẩm này có thể được xem là một cuốn tiểu thuyết luân lý. Nhưng đặc sắc của Tây phương mỹ nhơn không phải ở chỗ nó là cuốn tiểu thuyết luân lý đầu tiên, mà chính là ở tính chất “ngược dòng”, sự khác biệt của nó so với những cuốn tiểu thuyết cùng thời khi có chung nguồn cảm hứng đạo lý.
Đặt vấn đề
Vài năm gần đây, cụm từ “văn học thị trường” xuất hiện khá thường xuyên trên các phương tiện truyền thông để chỉ những sáng tác văn học nặng tính giải trí, được số đông độc giả ưa chuộng nhưng ít có giá trị nghệ thuật. Đa phần các ý kiến đều thể hiện nỗi e dè, lo ngại trước sự xâm lấn của bộ phận văn học này trong không gian văn hoá đọc hiện nay. Thậm chí không ít người cho rằng đây là biểu hiện của sự xuống cấp văn hoá đọc. Thế nào là “văn học thị trường”? Cần có thái độ, đánh giá và tác động như thế nào đến bộ phận văn học này? Những kinh nghiệm của văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX, của văn học đô thị miền Nam những năm 1954-1975, vốn hình thành trong một xã hội tiêu thụ, có giúp ích gì cho chúng ta khi đi vào nghiên cứu vấn đề này? Bài viết này sẽ giải quyết những vấn đề trên trong phạm vi khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là một nghiên cứu trường hợp (case study).
(Võ Văn Nhơn, chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2015)
Trong quá trình nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có một ý kiến của nhà nghiên cứu Bằng Giang trong công trình Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930 khiến chúng tôi đặc biệt lưu ý: “Còn tiểu thuyết (không nói truyện ngắn) thì cũng chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu đăng báo năm 1912 và in thành sách năm 1915”[1]. Nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc trong cuộc phỏng vấn trên The Vietnam Forum số 13/1990 lúc sang Mỹ định cư cũng cho biết: "Cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên tôi đọc là một cuốn sách mà thoạt đầu cha tôi cấm không cho đọc vì cho là dâm thư, đó là cuốn Hà Hương phong nguyệt truyện của Lê Hoằng Mưu. Cuốn này được xuất bản vào khoảng năm 1917, và tôi tin đó cũng là cuốn tiểu thuyết được xuất bản đầu tiên của Việt Nam”. Thái Bạch trong “Truyền thống bất khuất của văn nghệ miền Nam” in trên Tin Văn số 12 ngày 9.6.1967 vẫn còn nhớ đến cuộc bút chiến quanh tác phẩm này. Ông Vũ Anh Tuấn, Chủ nhiệm CLB Sách Xưa & Nay trong Hồi ký 60 năm chơi sách cho biết có người đã từng yêu cầu ông “làm bất cứ cách nào” và mua hộ “bằng bất cứ giá nào” quyển sách này của Lê Hoằng Mưu[2].
Từ trước Cách mạng Tháng Tám cho tới nay, không ít học giả nổi tiếng trong công trình khoa học của mình vẫn khẳng định: bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt. Có thể kể ra đây một vài công trình tiêu biểu như: Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim(1), Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn(2), Việt Nam cổ văn học sử(3) của Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam văn học sử yếu(4) của Dương Quảng Hàm, Tổng tập văn học Việt Nam(5) của Văn Tân, Lịch sử văn học Việt Nam(6) của Đinh Gia Khánh... và một số bộ tổng tập lớn của thời đại như Hợp tuyển thơ văn Việt Nam(7), Thơ văn Lý - Trần(8), Tổng tập văn học Việt Nam(9) v.v..