Kỷ yếu về Nguyễn Đình Chiểu có hàm lượng khoa học cao

20240117 2

Cùng UNESCO kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu, có hai hội thảo, một là hội thảo ở Bến Tre, hai là hội thảo là do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM (Khoa Văn học, Khoa Lịch sử) và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Khoa Ngữ văn) tổ chức. Hai hội thảo được đánh dấu bằng hai kỷ yếu chất lượng. Kỷ yếu thứ hai mới hoàn thành, đó là quyển “Thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Đình Chiểu, hướng tiếp cận và thành tựu nghiên cứu mới” (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2023). Sau một năm tổ chức bản thảo, Kỷ yếu đã hoàn thành và được xuất bản với độ dày 900 trang. 

Quyển đầu có tính quốc tế rộng rãi, quyển sau có tính khoa học cao. Tính khoa học cao vì các tham luận đều do giới đại học viết. Nguyễn Đình Chiểu cùng với Nguyễn Trãi, Nguyễn Du là 3 tác gia lớn nhất của văn học cổ điển Việt Nam, là 3 tác gia bắt buộc phải có trong sách giáo khoa phổ thông.

Ấn tượng nổi bật về Kỷ yếu là cụm bài có tính tư liệu: quê hương, gia phả Nguyễn Đình Chiểu ở Bến Tre, Thừa Thiên - Huế; văn bia chùa Tôn Thạnh (Cần Giuộc, Long An); văn bản truyện Tây minh; văn bản Lục Vân Tiên ở Quảng Đông; so sánh bản Lục Vân Tiên Nam - Bắc (Vũ Thái Loan, Hán Minh, hang Xương Tùng…). Đặc biệt đây là lần đầu tiên lời tựa các bản tiếng Pháp sớm nhất đã được dịch nguyên văn: tựa của Janneau (1873), Abel des Michels (1883), Bajot (1885). Các bài tựa này cho biết thái độ của người Pháp với Lục Vân Tiên và tác giả của nó. Janneau biết người Việt căm ghét Pháp, nhưng điều ấy không ngăn cản ông dịch Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra tiếng Pháp, và ông là người đầu tiên giới thiệu và dịch bài văn tế bi hùng, tráng lệ ấy ra tiếng nước ngoài.

Ấn tượng thứ hai là tập Kỷ yếu đã nhìn Nguyễn Đình Chiểu dưới ánh sáng mới: từ thế kỷ XXI nhìn lại những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu đối với dân tộc và nhân loại. Đó là các bài viết về phương thức tự sự, nhân vật, Nho Phật trong Lục Vân Tiên, sức hấp dẫn của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu lá cờ đầu của dòng văn học chống Chủ nghĩa thực dân…

Tham gia viết bài Kỷ yếu, có nhiều nhà nghiên cứu có uy tín: Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh, Biện Minh Điền, Hà Văn Minh, Nguyễn Thị Thanh Chung, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thị Hoa Lê, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Tính, Hà Ngọc Hoà, Trần Thuận, Võ Văn Nhơn, Trần Thị Phương Phương, Đoàn Lê Giang, Hồ Khánh Vân, Nguyễn Thanh Phong, v.v.

Đoàn Lê Giang

Thông tin liên hệ mua sách cô Tâm (khoa Văn học): 0906805929

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

60898436
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
22292
18331
60898436

Thành viên trực tuyến

Đang có 599 khách và không thành viên đang online

Danh mục website