1. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Cư Trinh

Nguyễn Cư Trinh 阮居貞 (1716-1767) tự là Nghi, hiệu là Đạm Am, danh tướng và cũng là danh sĩ thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) và Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777). Tổ tiên vốn ở huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quảng, xứ Nghệ An, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sau dời đến làng An Hòa, huyện Hương Trà, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nam Bộ là vùng đất mới, tiếp thu và tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần trong quá trình khai hoang mở cõi và xây dựng cuộc sống. Đó có thể là những hiện tượng văn hóa mới phát sinh qua quá trình mở cõi, cũng có thể là những hiện tượng văn hóa ở nhiều vùng miền khác nhau, phù hợp với vùng đất mới nên được tiếp thu vào làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của người dân. Chúng được ghi chép lại qua mảng thư tịch Hán Nôm và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ngày nay, mặc dù số lượng người đọc được chữ Hán chữ Nôm không nhiều, nhưng thư tịch Hán Nôm của người xưa vẫn được con cháu gìn giữ cẩn thận trong các tủ sách gia đình, đôi khi được tôn thờ, xem như báu vật thiêng liêng của cả dòng họ. Đến thời gian gần đây, thư tịch Hán Nôm hoàn toàn không phải khó tìm trên vùng đất này. Ngoài những lúc cất công lặn lội sưu tầm mất nhiều công sức, người viết đã khá nhiều lần rất đỗi tình cờ “lọt” vào tủ sách của các gia đình, bê về khá nhiều sách quý bằng nhiều cách: photo, chụp ảnh, scan, thậm chí có khi nhờ tạo được cảm tình với gia chủ nên được cho luôn bản gốc.

Trên Tạp chí Hán Nôm số 1-1999, chúng tôi đã giới thiệu sách Hán Nôm Việt Nam tại 4 tàng thư lớn của Nhật Bản, gồm Đông Dương văn khố, Quốc lập Quốc hội đồ Thư quán, Thư viện Đại học Khánh Ứng, và Thư viện Nghiên cứu văn hóa Đông Dương thuộc Đại học Tokyo. Ở cuối bài viết lần đó, chúng tôi có chú thích: “Riêng thư viện Đại học Khánh Ứng hãy còn một số sách do E. Gaspardone hiến tặng, đang chờ kiểm kê, chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu và giới thiệu với bạn đọc trong dịp này”(1).

Khảo sát trên bản phiên âm của Nguyễn Văn Sâm theo bản Nôm do nhà Kim Ngọc Lâu 金玉楼 giữ bản gỗ, khắc in năm Ất Hợi (1875). Người Minh Hương sống ở tỉnh Gia Định là Duy Minh thị 惟明氏soạn thành truyện, nhà phát hành Hòa Nguyên Thạnh Điếm 和源盛店ở Chợ Lớn nhập và phân phối ở Việt Nam. Bản khắc gỗ thực hiện bên Tàu, tại tỉnh Việt Đông 粤東, xứ Phật Trấn 佛鎮 (Quảng Đông).  

Đoàn Lê Giang*

 Huyền Quang (1254-1334) là Thiền sư danh tiếng đời Trần. Ông được phong là Quốc sư, và được tôn xưng là một trong ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, cùng với vua Trần Nhân Tông và sư Pháp Loa. Sách vở còn ghi lại nhiều thơ văn của ông, trong đó Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên có chép bài Xuân nhật tức sự 春日即事 với tên tác giả là Huyền Quang. Bài thơ cũng được giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII bình giảng rất thú vị khi nói về thơ Lý Đạo Tái (Huyền Quang)(1). Tuy nhiên lai lịch bài thơ, tác giả đích thực là ai, còn là vấn đề khá phức tạp.

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” (NQSH) tuy vẻn vẹn có 4 câu, mỗi câu 7 chữ nhưng trước nay vẫn được nhiều người đánh giá cao và xem như là một tài liệu quan trọng để tìm hiểu chủ nghĩa yêu nước, khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam sau khi khôi phục nền độc lập tự chủ.

1. Khái quát về tác giả, tác phẩm Kim cổ kỳ quan

1.1. Về tiểu sử tác giả Kim cổ kỳ quan Nguyễn Văn Thới

Nguyễn Văn Thới (1866-1926), tự xưng là Ba Thới, thường được gọi là Ông Ba, người làng Mỹ Trà, Thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, mất tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông sinh trưởng trong một gia đình bình dân, có học chữ Nho. Ông trưởng thành trong thời kỳ Pháp đã mở cuộc đô hộ nước ta. Ông là một nhân sĩ có tinh thần yêu nước, chống Pháp. Ông quy y theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, dời cả gia đình về vùng Láng, gần chùa Bửu Hương Tự vào khoảng 1906[1]. Nhờ kết thân với ông Trần Văn Nhu (con trai của Quản cơ Trần Văn Thành[2]), một đệ tử của Phật Thầy Tây An (tức Đoàn Văn Huyên, 1807-1856, người sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là một nhà yêu nước), có tiếng đạo hạnh cao siêu, nên Nguyễn Văn Thới có điều kiện lĩnh hội giáo lý nhà Phật, hiểu lẽ hưng vong của đất nước. Năm 1913, Nguyễn Văn Thới và Trần Văn Nhu bị lính Pháp bao vây ở chùa Bửu Hương Tự nhưng may mắn trốn thoát. Sau vụ này, để tránh sự theo dõi của nhà cầm quyền, ông bèn dời nhà về làng Kiến An, huyện Chợ Mới, Long Xuyên (nay thuộc An Giang) vào năm 1914 và ở đó cho đến khi ông mất, năm 1926[3].

Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu 2015.

 

Thúy Kiều, dầu là nhân vật thiệt sự ngoài đời, được Thanh Tâm Tài Nhân cấu tạo thành nhân vật tiểu thuyết, đối với người Việt Nam nói chung hay đối với người đọc Đoạn Trường Tân Thanh nói riêng cũng chỉ là một nhân vật tiểu thuyết. Do đó những gì người ta viết thêm về Kiều - hay những nhân vật trong Đoạn Trường Tân Thanh - đều chỉ là hình thức bày tỏ lòng cảm phục Nguyễn Du qua sự lân mẫn hay oán ghét nhân vật của ông mà thôi… (Thúy Kiều Án chẳng hạn)

Nguyễn Ngọc Quận[*]

MỞ ĐẦU

Bộ sách Kim cổ kỳ quan của tác giả Nguyễn Văn Thới (1866-1926) được viết bằng chữ Nôm, áng chừng hoàn thành trong khoảng 1900-1926. Bộ sách gồm 9 quyển được đặt tên riêng, với tổng số khoảng 24.000 câu thơ, được xem như một bộ "Thánh kinh" đối với một số bộ phận tín ngưỡng tại Miền Tây Nam Bộ. Rất nhiều người biết đến bộ sách này thông qua một vài bản in quốc ngữ trước 1975. Đây là bộ sách vốn viết tay bằng chữ Nôm, rất ít người biết đến. Ngoài nội dung tư tưởng tiến bộ của bộ sách (khuyến thiện, trừng ác, yêu nước, chống Pháp...) cần được nghiên cứu tìm hiểu, toàn bộ chữ Nôm trong tác phẩm được xem là chứng tích chữ Nôm Nam Bộ, tài liệu quý về văn tự Nôm cần được bảo tồn.

Hoàn cảnh xã hội, môi trường văn hoá bản địa và phiên dịch quan hệ với nhau vô cùng mật thiết. Phiên dịch là loại hình giao lưu văn hoá vượt ngoài ranh giới quốc gia, vì thế nó là hành vi giao tiếp văn hoá mang tính liên quốc gia, là hoạt động truyền bá liên văn hoá và cũng là nhịp cầu giao lưu văn hoá giữa các quốc gia.

Nguyễn Văn Hoài([*])–

Nguyễn Phương Uyên ([†])

Thi văn ông Bùi Hữu Nghĩa để lại, người sau ra công sưu tầm cũng chưa thấy được là bao. Ngoài bổn tuồng hát bội “KIM THẠCH KỲ DUYÊN” ra, ta chỉ còn thấy được vài bài văn tế, độ mươi ngoài bài thơ luật Đường và năm ba câu đối thôi. Nhưng nếu lấy phẩm mà thay vào lượng, thì chỉ một bổn tuồng hát bội “KIM THẠCH KỲ DUYÊN” cũng đủ làm cho người Việt-Nam, – nhứt là trong miền Nam này –, không bao giờ quên tên ông Thủ khoa BÙI HỮUNGHĨA(1).

(Đoàn Ánh Loan, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

Trong tiến trình phát triển của dân tộc, mỗi một thời đại được lưu dấu bởi sự kiện lịch sử và nhân vật nổi bật gắn liền với sự kiện ấy. Chẳng hạn, khi nói đến lịch sử đấu tranh chống quân Tống xâm lược (đặc thù lịch sử của dân tộc Việt) vào đời Lý, người ta thường nhắc đến Lý Thường Kiệt và bài thơ bất hủ Nam quốc sơn hà. Hay khi nói về Đại vương Trần Hưng Đạo, người ta thường liên tưởng đến chiến thắng chống quân Nguyên cùng bài Hịch tướng sĩ một thời vang danh v.v… Mỗi một anh hùng dân tộc là hình ảnh, là tiếng nói đại diện cho cả dân tộc thời đại đó. Điều này dễ thấy, dễ biết. Nhưng ít ai để ý đến nền tảng để làm nổi bật những dấu mốc sự kiện và nhân vật lịch sử chính là tinh thần, tình cảm, nguyện vọng của người dân xuyên suốt quá trình lịch sử. Nếu mỗi nhân vật lịch sử là phát ngôn cho mỗi thời đại, các tác phẩm cụ thể của họ để lại là phát ngôn cho cá nhân anh hùng ấy, thì sự thể hiện tinh thần, tình cảm và nguyện vọng của người dân được phát biểu qua một thể loại đặc biệt: câu đối trong các chùa, đình, đền, miếu. Thật vậy, câu đối chính là tiếng lòng của người dân Việt.

Thành phố Sa Đéc hiện có trên dưới 48 cơ sở thờ tự (đình, chùa, miếu, nhà thờ họ,…) và trong đó không ít những ngôi chùa, đình có niên đại trên 100 tuổi (chùa Phước Hưng xây dựng vào 1838 tính đến nay 177 năm, chùa Quảng Phước xây dựng vào 1858, tuổi thọ cũng gần 160 năm, đình Tân Quy Tây thờ vị thần hoàng khai khẩn đất đai Võ Ngọc Minh được xây dựng vào năm 1812, hơn 200 tuổi…). Bài viết của chúng tôi tập trung giới thiệu 3 trong số quần thể di tích chùa, đình cổ ở đây với số lượng văn bản Hán Nôm  vượt trội, cũng như lịch sử lâu đời: Chùa cổ Phước Hưng, chùa Bà Thiên Hậu của công đồng người Hoa và đình Vĩnh Phước.

Thể thơ ca vốn thiên trọng về loại văn trữ tình. Sự phân định như thế: người sáng tác cổ đại chưa dễ chấp nhận. Vì vậy, nhân loại mới có những thiên trường ca, sử thi bất hủ. Thế nhưng các tác giả truyện thơ Nôm thế kỷ XVIII – XIX không thể sáng tạo những trường ca, sử thi. Họ sử dụng thể thơ để sáng tác loại truyện, khá gần gũi với truyện hiện đại. Họ là người của thời trung và cận đại. Họ buộc phải có cách thế xử lý đặc thù, trong một phương thức tiếp biến văn hóa đặc thù của dân tộc Việt, một dân tộc ngồn ngộn sức sống vươn lên tự chủ, mà cơ tầng văn hóa điểm tựa của họ vốn rất mong manh, so với văn hóa ngoại lai phương Bắc và với văn hóa bản địa cộng đồng già cỗi.


Nguyễn Văn Sâm(*)

TÓM TẮT

Cuốn Tỉnh mê một cõi không phải là một quyển kinh Phật, nó là một hóa thân của kinh điển để đến thật gần với chúng sanh: Giải thích Phật đạo bằng tín ngưỡng bình dân, diễn tả những huyền nhiệm của sự tu hành và vai trò của người tu bằng hình ảnh sống động. Nó cũng không phải là truyện thơ bình thường nói chuyện phong tình, mua vui, mua cười, chấp chảnh góp nhặt lời quê. Nó khác xa với văn chương của người đời, kể cả Truyện Kiều. Nó đứng trung gian giữ đạo và đời. Ở mặt nào cũng làm tròn vai trò mà những người góp phần tạo ra nó đã định trước.

(Nguyễn Khuê, tham luận Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm và nghiên cứu văn hoá Việt Nam,

hội thảo nhân dịp GS. Bửu Cầm 90 tuổi, tháng 3.2009)

Nghiên cứu Hán Nôm có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, điều đó ai cũng thừa nhận. Nhưng đối tượng của nghiên cứu Hán Nôm là gì? Vai trò của việc nghiên cứu Hán Nôm quan trọng như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Việt Nam? Nghiên cứu Hán Nôm đối với việc nghiên cứu văn hoá Việt Nam có gì khác biệt với nghiên cứu văn hoá dân gian, nghiên cứu báo chí và văn học quốc ngữ? Đó là những vấn đề tôi muốn đặt ra và, trong một chừng mực nhất định, cố gắng làm sáng tỏ vấn đề theo cách nhìn và sự hiểu biết của tôi. Những ý kiến của tôi là những gợi ý để mời gọi các nhà nghiên cứu tham dự cuộc hội thảo khoa học này phát biểu thêm nhằm đi tới cái nhìn chung, tiếng nói chung bao quát và đầy đủ hơn về vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu Hán Nôm đối với việc nghiên cứu văn hoá Việt Nam.

Tóm tắt. So với nhóm truyện thơ Nôm được vay mượn từ văn học thông tục Trung Quốc thì mảng truyện thơ Nôm có nguồn gốc bản địa Việt Nam có những nét khác biệt khá rõ. Một trong những nét khác biệt đáng lưu ý đó là những yếu tố văn hóa tâm linh hiện diện trong tác phẩm. Phật giáo và tín ngưỡng dân gian là những yếu tố tham gia mật thiết vào cốt truyện, cấu trúc tác phẩm của mảng truyện thơ Nôm này. Trên cơ sở khảo sát tác phẩm, tham luận thử tìm hiểu những yếu tố này có vai trò như thế nào đối với thi pháp thể loại của mảng truyện thơ Nôm nói trên.

(Huỳnh Minh Đức, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

 

(Nguồn: Google) 

Việt Nam là nước văn hiến. Trong nền giáo dục xưa, ông cha chúng ta đã bằng tấc lòng vàng để lại câu “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Câu nói này do ai nói, có từ lúc nào chúng ta không thể biết, chỉ biết rằng hiện nay, thời của thập niên cuối thế kỷ 20, trên báo chí cũng như trên các vách của lớp học Việt Nam đều treo đầy khẩu hiệu trên. Nhưng, tình hình học trò mất đạo đức, học trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, luân lý gia đình, xã hội xuống dốc và đang thách thức khẩu hiệu này với thời gian…

Thông tin truy cập

65772136
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
10756
17313
65772136

Thành viên trực tuyến

Đang có 416 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website