Tri âm với văn chương

Nhà thơ Lê Đại Thanh, thi sĩ lớp trước có bài nói với người cầm bút thật hay:

Hỡi thi sĩ,
Hãy giữ cho lòng mình trong trắng,
Như câu thơ hay làm đẹp trang sách...
(Hỡi thi sĩ)

Không chỉ đối với thi sĩ, mà đối với người làm phê bình văn học cũng phải giữ cho lòng trong trắng. Sáng nay nhận được tập sách phê bình văn chương của chị Thanh Xuân tôi cũng cảm nhận được tấm lòng trong trắng cùng những lời tri âm với văn chương từ tập sách này.

Phê bình văn học ngày nay hình như đang thoi thóp, thoi thóp vì chính thể trạng của ngành này. Nước mình có phê bình đe nẹt, phê bình dạy dỗ, phê bình nịnh nọt, phê bình nể nang, phê bình cánh hẩu, và hiện nay mạnh nhất là phê bình "pi-a" (P.R). Nhưng ngòi bút phê bình mà nhà văn cần nhất là "phê bình tri âm", tương tự như vậy, độc giả cần nhất cũng là "phê bình tri âm": người phê bình văn chương đem những lời tri âm của mình đến với người đọc, để người đọc sẽ làm những người tri âm đối với nhà văn. Văn như thế mới cao quý, mới đáng bỏ một đời hay một phần đời ra để làm.

Đọc "Gửi đây chút duyên tình đọc" của chị Nguyễn Thị Thanh Xuân người đọc thấy nhiều gương mặt quen và vài gương mặt lạ lạ: Phan Khôi, Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Bích Khê, Hồ Hữu Tường, Triều Sơn, Nguyên Đổng Chi, Tô Hoài, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Phùng Khánh, Lê Giang, Nhật Tuấn, Mang Viên Long, Lưu Quang Vũ, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Nhật Ánh. Điểm chung của tất cả những gương mặt này đều là những cây bút nghiêm túc, yêu nghề, sống một đời với nghề văn.

Văn phê bình của chị nhẹ mà sâu, đọc kỹ mới thấy thấm - "Văn như kỳ nhân". Văn ấy không viết ra để đe nẹt ai, chiều lòng ai hay P.R cho ai, văn ấy viết ra để đem lời tri âm của mình đối với văn để đến với mọi người.

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

63715842
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
13936
22198
63715842

Thành viên trực tuyến

Đang có 1332 khách và không thành viên đang online

Danh mục website