Những ngày này, ký ức về một người thầy như những thanh âm nhẹ nhàng vang trong lòng tôi: thầy Huỳnh Như Phương - người thầy mà tôi may mắn được học trong những tháng ngày tôi thực hiện chương trình cao học tại Đại học Đà Lạt.

.
 
 Đà Lạt những ngày đầu tiên của mùa khô đẹp lắm, bầu trời không còn quá đỗi u xám, muôn loài như đang căng tỏa trong những tia nắng tươi vàng dịu nhẹ. 

Năm đó, chúng tôi cũng nhập học dịp này. Buổi đầu tiên của những ngày tháng ấy, tại giảng đường A7, chúng tôi được giáo vụ khoa giới thiệu về chương trình. Lúc đầu ai cũng tò mò về bộ môn mà chúng tôi sẽ học, tò mò cả về những giảng viên mà chúng tôi sẽ được học, giáo sư Huỳnh Như Phương - giảng viên thỉnh giảng là người thầy thế nào...

Rồi ngày đầu tiên được học môn của thầy cũng đến, thầy bước vào lớp một cách nhẹ nhàng với nụ cười dìu dịu nổi bật. Sau khi giới thiệu những tài liệu tiếng Việt, tiếng nước ngoài mà thầy đã cẩn thận mang từ TP.HCM lên Đà Lạt, thầy bắt đầu bài giảng về "Tiếp nhận văn học". 

Chúng tôi say sưa với tiết dạy của thầy và quả thật sau những tiết học về "Tiếp nhận văn học" chúng tôi còn vỡ ra rằng bộ môn này không chỉ cho chúng tôi những kiến thức về tiếp nhận một tác phẩm, một giai đoạn văn học... mà rộng hơn bài giảng của thầy còn cho thấy: cuộc sống này hay mỗi một con người ta gặp trong cuộc đời chính là những bản thể mà ta phải dùng cảm xúc và tri thức đúng mực để tiếp nhận. 

Kết thúc tuần học thứ nhất, tôi xin phép đến phòng của thầy tại dãy nhà A2 - nơi nghỉ ngơi của những giảng viên thỉnh giảng. Trong lần gặp gỡ này, với lòng ngưỡng trọng của mình, tôi trình bày mong muốn được thầy hướng dẫn luận văn tốt nghiệp. 

Thầy trả lời: "Thầy không thể trực tiếp hướng dẫn em vì trường Đại học Đà Lạt có rất nhiều phó giáo sư, tiến sĩ giỏi, lại ở gần đây. Tuy nhiên, trong quá trình làm, em cần tư liệu hay góp ý thêm thì cứ email cho thầy, giúp được thầy sẽ giúp em". 

Câu trả lời của thầy làm tôi hơi hụt hẫng nhưng sau đó tôi đã phần nào hiểu ra: đằng sau câu trả lời ấy là cả một sự khiêm nhường, là tinh thần trách nhiệm, tôn trọng với học viên, với đồng nghiệp sở tại và với cả đơn vị chủ quản của thầy. 

Trong cuốn sách Ước vọng cho học đường của mình, thầy từng nhấn mạnh: "Vậy nên người dạy học luôn luôn có tình cảm biết ơn: biết ơn thầy cô, biết ơn đồng nghiệp, biết ơn học giới đã xây đắp kho tàng tri thức và văn hóa mà ngày nay mình thừa hưởng và truyền đạt lại cho thế hệ sau". Tôi đã đọc và suy ngẫm lời thầy để nó thấm vào hành vi sống về sau của mình.

Sau khoảng thời gian ngày hai buổi học với thầy, thấm thoắt buổi học cuối cũng đã tới. Thầy đưa cho tôi một cuốn notebook màu hồng khổ A5 rất dễ thương và nói: "Thầy tặng em cuốn sổ này, em hãy viết ra đây những ý tưởng mà em trăn trở hằng ngày". 

Tôi rất mừng vì đó là tình cảm mà thầy dành riêng cho tôi, nhưng điều mà tôi trân quý hơn cả là chính món quà như một lời nhắn nhủ, một sự tin tưởng của một người thầy lớn trao cho người học viên nhỏ bé.  Cám ơn thầy Huỳnh Như Phương, người thầy khiêm nhường, dạy tôi lòng biết ơn - Ảnh 2.Thầy Huỳnh Như Phương trong thời gian giảng dạy tại Đại học Đà Lạt

Cuốn sổ màu hồng luôn bên tôi từ đó cho đến nay, đó là một nơi tôi chăm chút những ý tưởng về nghề dạy học của mình rồi chấp bút cho ra đời những bài báo đầu tay đăng trên báo Lâm Đồng như "Từ cái tát trong học đường đến hiện tượng Khá Bảnh" - viết về cậu học trò tát cô giáo ở Hà Nội, "Chiếc lá cuối cùng" không bao giờ rụng xuống" - viết về những hy vọng của chúng ta trong những ngày tháng COVID-19 dữ dội, đớn đau hay bài "Trẻ buồn, cô đơn, lo âu, rất cần người khác giúp đỡ để nói ra" - viết về những cách thức nhỏ hỗ trợ học sinh bị trầm cảm đăng trên báo Tuổi Trẻ...

Và nhận ra rằng, đôi khi không phải là bài học, môn học hay giáo trình nào, mà chính là nhân cách, tâm hồn của một người thầy mới lay đọng, làm thay đổi những người đi học như tôi, như học trò mà tôi đang đứng lớp. 

Cám ơn thầy và kính chúc thầy Huỳnh Như Phương thật nhiều sức khỏe. 

NGUYỄN VĂN DŨNG (GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT LỘC AN, BẢO LÂM, LÂM ĐỒNG)

Nguồn: https://tuoitre.vn/cam-on-thay-huynh-nhu-phuong-nguoi-thay-khiem-nhuong-day-toi-long-biet-on-20221118140913953.htm

Kiến văn sâu rộng, tấm lòng ưu tư về giáo dục, văn học của một trí thức đồng hành với văn học - văn hóa gần nửa thế kỷ, GS Huỳnh Như Phương đã có những chia sẻ ý nghĩa trong buổi giao lưu với chủ đề "Ước vọng cho học đường và câu chuyện học văn" do khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng 05.11.2022.

20221106

Giáo sư Huỳnh Như Phương ký tặng sách cho sinh viên, độc giả sau buổi trò chuyện sáng 5.11 - Ảnh: TRẦN MẶC

Dạy văn ở phổ thông chủ yếu là một nghệ thuật

Có lẽ chưa bao giờ việc học văn và liên quan với đó là việc dạy văn, đứng trước một tình thế đầy mâu thuẫn như hiện nay: sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện học tập phong phú, đội ngũ thầy cô giáo nhiệt huyết, quan niệm văn học cởi mở và đổi mới; trong khi đó thì môn văn bị giảm sút uy tín trước mắt nhìn xã hội, bị phàn nàn nhiều trong dư luận, sự chuyên tâm và say mê của người đi học có chiều hướng suy giảm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó: sự thay đổi bảng giá trị trong xã hội, cơn xâm thực của chủ nghĩa duy lợi, chương trình nặng nề, nạn văn mẫu... Nhưng có lẽ một nguyên nhân quan trọng là quan niệm dạy văn và học văn không thể hiện được đặc trưng của môn học và đối tượng.

Theo chúng tôi, cần phân biệt học văn ở bậc phổ thông và học văn ở bậc đại học. Học văn ở bậc phổ thông là học làm người, học làm giàu tâm hồn và trí tuệ.

Học văn ở bậc đại học là học một nghề nghiệp, học kiến thức và kỹ năng để làm nghề. Dạy văn ở phổ thông chủ yếu là dạy người; dạy văn ở đại học chủ yếu là dạy nghề. Dạy văn ở phổ thông chủ yếu là một nghệ thuật; dạy văn ở đại học chủ yếu là một khoa học.

Nhưng hai lĩnh vực/giai đoạn trên không tách rời hay trái ngược nhau mà có quan hệ chặt chẽ, có ảnh hưởng qua lại với nhau. Vậy thì có gì chung đặt ra cho việc học văn?

Học sống giữa muôn người và học làm người tự do

Học văn là học tha nhân mà cũng đồng thời là học bản thân ta. Ta học bảng tuần hoàn Mendeleev là học tri thức do nhà bác học cung cấp.

Còn ta học tác phẩm của L. Tolstoi là vừa học những tâm hồn Nga yêu chuộng hòa bình, chán ghét chiến tranh, vừa học tiếng vang của nó vào tâm hồn ta, xem cách ta bắt lấy và đón nhận tín hiệu từ tác phẩm đó.

Nếu ta chỉ thâu nhận nội dung và các thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết như các nguyên tố hóa học của bảng tuần hoàn thì mãi mãi ta không hiểu gì văn học mà cũng không hiểu gì bản thân ta.

Học văn là học kinh nghiệm làm người ở đời để chính mình tự quyết lấy cuộc đời mình. Vì không ai có thể thay ta đưa ra lời giải bài toán cuộc đời ta. 

Người học văn vì tiếp xúc với nhiều cuộc đời trong sách vở nên có thể lúng túng, lưỡng lự, phân vân và băn khoăn khi va chạm với cuộc đời thực tế. Ta tham khảo từ những cuộc đời đó để rồi đưa ra giải pháp của riêng ta.

Học văn là học cách ứng xử với quá khứ, đối mặt với hiện tại và dự báo cho tương lai. Vì vậy mà chúng ta cần cả văn chương dấn thân lẫn văn chương viễn mơ, cần cả tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết hiện thực lẫn tiểu thuyết viễn tưởng.

Học văn là để mở rộng chiều kích cuộc đời ta, để ta không biến thành "con người một chiều kích" như Herbert Marcuse cảnh báo từ những năm 1960.

Học văn là học sống ở đời giữa muôn người cũng đồng thời là học làm người tự do lựa chọn. Theo tinh thần của Jean-Paul Sartre, con người bị buộc phải tự do, có tự do mới có lựa chọn. Lựa chọn chỉ có ý nghĩa khi lựa chọn trong tự do.

Nhưng tự do của ta không đối lập với tự do của người khác, tự do của ta chỉ có ý nghĩa khi hiện hữu cùng tự do của người khác.

Học văn là học cách sống hòa hợp và có trách nhiệm với xã hội, đất nước, đồng thời là sống như một cá tính độc đáo. Độc đáo không phải là lập dị, làm cho khác người.

Có những người khiếm khuyết một cái gì đó về tinh thần, họ tìm cách che đậy bằng cách lòe bịp thiên hạ bằng xảo ngôn, vậy mà cũng đánh lừa được một số người. Người thấm nhuần chất văn sẽ không dễ bị lừa bịp bởi những kẻ xảo ngôn, ác khẩu.

Học văn là học cách tu dưỡng, cách nói năng, học nghệ thuật ngôn từ, mà cũng là học nghệ thuật lắng nghe và im lặng.

Đôi khi chỉ cần một cái mỉm cười hay một cái nhếch mép, bĩu môi cũng đủ tỏ một thái độ. Tác phẩm nghệ thuật đích thực là những lời hay ý đẹp đến với ta như bông hoa kia làm nở trên môi ta một nụ cười.

Nụ cười trong im lặng, nhưng là im lặng của hiện hữu, vì đó là im lặng của hiệp nhất và hòa hợp. Văn học giúp ta tìm ra, dù chỉ một khía cạnh nào đó, ý nghĩa của đời sống, ý nghĩa của hiện hữu. Có thể nói văn học chân chính thắp sáng hiện hữu của chúng ta.

Không tung ném cái tôi của người viết để phủ chụp người đọc

Sáng tác và tiếp nhận văn học là chuyện cá nhân, gắn với cái tôi. Nhưng có tôi mà cũng có chúng ta, có ta mà cũng có người.

Trong ta có người và trong người có ta. Văn học biểu hiện và phơi bày cái tôi, nhưng trong chừng mực nào đó văn học không nên tung ném cái tôi của người viết để phủ chụp lên người đọc, tra tấn người đọc bằng những rối loạn và hoảng loạn của người viết. Văn bản dạy trong trường phổ thông cần chú ý đến điều này.

Cuộc đời có cả cái đẹp lẫn cái xấu, cái thiện lẫn cái ác, ánh sáng lẫn bóng tối. Tuổi thiếu niên chưa cần nhà trường cung cấp kinh nghiệm về cái ác, cái xấu và bóng tối. Khi ra đời, cuộc sống sẽ dạy họ điều đó.

Điều họ cần bây giờ là nhà trường trang bị cho họ điều thiện và cái đẹp để họ có sức mạnh ứng phó với cái ác và cái xấu.

Huỳnh Như Phương

Nguồn: Tuổi trẻ, ngày 06.11.2022.

Ngay thời điểm bùng phát đại dịch ở Việt Nam, trẻ em đã học online tại nhà. Những tưởng sự tách biệt khỏi “thế giới bên ngoài” đó sẽ giúp các em vượt khỏi “phạm vi ảnh hưởng” của COVID-19, nhưng đại dịch này vẫn phủ bóng đen lên việc học tập của các em. Điều đó thể hiện ở nỗi sợ và sự lo lắng của học sinh về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 - yếu tố dẫn đến sự suy kiệt trong học tập của họ.

20220129

Ảnh: https://www.wvi.org/

UNICEF cho rằng COVID-19 là khủng hoảng lớn nhất đối với trẻ em trên toàn cầu trong lịch sử 75 năm của tổ chức này. Trong đó, đại dịch đã làm trầm trọng thêm sức khỏe tâm thần của trẻ em. Một báo cáo về sức khỏe tâm thần của trẻ em thế giới của UNICEF cho thấy, năm nay, cứ bảy em ở lứa tuổi 10-19 thì có một em được chẩn đoán là bị rối loạn tâm lý. Tổ chức này nói rằng, họ chưa biết tác động thực sự của COVID-19 lên sức khỏe tâm thần của trẻ em trong nhiều năm tới sẽ như thế nào. 
Trẻ em Việt Nam cũng được phát hiện là chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch này. Một nghiên cứu của chúng tôi được công bố vào đầu năm nay cho thấy, nỗi sợ về COVID-19 (COVID-19 anxiety) có liên quan chặt chẽ đến sự suy kiệt học tập của các em. 

Càng lo, càng chán học

Khái niệm sự suy kiệt (burnout) ban đầu được nghiên cứu trong bối cảnh liên quan đến hoạt động lao động sản xuất. Đây là một hội chứng tâm lý có thể phát sinh như là một sự phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây căng thẳng mãn tính của cá nhân với công việc. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc học tập của học sinh cũng được coi như là một dạng lao động, nhưng hoạt động lao động này được thực hiện trong bối cảnh học đường. Học sinh với tư cách là “người lao động” cũng có thể bị suy kiệt trong quá trình “lao động” đó. 

Cụ thể là, sự suy kiệt học tập của học sinh được xem là có những đặc trưng riêng gắn với bối cảnh học đường. Một số dạng suy kiệt có thể kể đến như (1) sự kiệt sức hay sự mệt mỏi cực độ cả về thể chất và tâm lý trong học tập (Exhaustion), (2) sự suy giảm một cách đáng kể động lực học tập, ví dụ hoài nghi về hiệu quả của việc học tập và muốn tránh xa việc học tập (Cynism), (3) sự mất tự tin vào hiệu quả học tập (Reduced Efficacy). 

Các dấu hiệu cụ thể của mệt mỏi, kiệt sức trong học tập có thể kể đến như sự trải nghiệm về (1) các triệu chứng suy sụp thể chất nói chung như như ngủ kém, chán ăn, mất tập trung, đau đầu, gặp các vấn đề về tiêu hóa, các rối loạn tâm thần v.v…; (2) các triệu chứng suy sụp tinh thần, cảm xúc như thấy quá tải với việc học tập, thấy việc học tập như là một gánh nặng, thờ ơ với việc học tập, hay quên, sầu muộn, không có động lực về bất cứ thứ gì mà vốn trước đây học sinh đã từng hứng thú, luôn cảm thấy buồn chán, không có khả năng tập trung vào việc học tập ở trường cũng như ở nhà v.v…; (3) các rối loạn nhân cách hóa (depersonalization) như thờ ơ với bạn bè, mâu thuẫn trong nội tâm, giao tiếp kém với bạn bè và người xung quanh v.v…

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 652 học sinh với tỉ lệ số học sinh nam và nữ khá tương đương nhau, ở độ tuổi từ 10 – 16. Để đánh giá mối quan hệ giữa nỗi lo bị nhiễm COVID-19 và sự suy kiệt trong học tập của các em, chúng tôi sử dụng hai mô hình riêng biệt để đo lường sự tương quan giữa nỗi lo về COVID-19 cũng như một số yếu tố cá nhân khác, bao gồm sự trầm cảm, giới tính, lớp học với hai dạng suy kiệt học tập. Dạng suy kiệt thứ nhất là sự kiệt sức học tập (Exhausion) và dạng còn lại là sự suy giảm động lực học tập (Cynism). 

Ở mô hình một, chúng tôi không thấy sự tương quan giữa sự lo lắng về COVID-19 với sự kiệt sức trong học tập. Tuy nhiên, giới tính, mức độ trầm cảm và lớp học có sự liên hệ với sự kiệt sức trong học tập. Cụ thể là, mức độ trầm cảm càng lớn, là nam, và lớp học càng cao thì càng dễ có khả năng bị kiệt sức. Điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu về cùng chủ đề được thực hiện ở học sinh tại nhiều nước trên thế giới. 

Mô hình hai cho kết quả tương đối khác biệt với mô hình một. Trong đó, nỗi lo về COVID-19 có mối tương quan chặt chẽ tới sự mất động lực học tập. Sự tương quan này thậm chí mạnh hơn nhiều so với các yếu tố cá nhân khác, bao gồm cả sự trầm cảm ở học sinh. Điều đó có nghĩa là, học sinh càng lo lắng về việc bị nhiễm COVID-19 thì các em càng cảm thấy ít hứng thú với việc học hành và nghi ngờ ý nghĩa của hoạt động đó. Nói cách khác, nỗi lo COVID-19 là một yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiến bộ trong học tập của học sinh. 

Giọt nước tràn ly

Tuy nhiên, không phải đến khi đại dịch COVID-19 xảy ra, trẻ em mới phải chịu đựng những yếu tố dẫn đến suy kiệt học tập. Có những tổn thương tâm lý đã tồn tại trong một thời gian dài từ trước đến nay và phổ biến hơn chúng ta tưởng. Chẳng hạn như về yếu tố trầm cảm, trong một nghiên cứu trên hơn 1.000 học sinh ở Cần Thơ vào năm 2013, người ta đã thấy rằng có tới hơn 40% em có những triệu chứng của hiện tượng rối loạn tâm lý này. Hơn nữa, ngoài yếu tố cá nhân như đã đề cập trong nghiên cứu của chúng tôi, nhiều yếu tố về gia đình và nhà trường đã được chứng minh trên học sinh ở nhiều nơi trên thế giới là cũng góp phần làm suy kiệt học tập ở trẻ em. Chẳng hạn như sự hà khắc hay sự thờ ơ của bố mẹ với việc học tập của con cái, mối quan hệ không tốt giữa bố mẹ và con cái, lịch học ngoại khóa dày đặc, áp lực thi cử, áp lực học trường năng khiếu, sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ đối với kết quả học tập của con cái… 

Đại dịch COVID-19 còn là một “điều kiện” để khuếch đại và tô đậm những yếu tố đó. Trẻ em phần lớn bị “nhốt” trong nhà, biệt lập với các không gian vận động, không được chơi đùa – một niềm vui thời thơ ấu của các em. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy giãn cách xã hội làm gia tăng thêm tình trạng trầm cảm ở học sinh. Hay tình trạng bạo lực gia đình gia tăng khi các thành viên “giáp mặt nhau” hằng ngày, hàng giờ trong bốn bức tường và bố mẹ bị giảm thu nhập hoặc mất việc. 
Nỗi lo COVID-19 là yếu tố mới xuất hiện, “cộng dồn” với các yếu tố khác, như giọt nước làm tràn ly. Những em nào vốn đã phải vật lộn với những khó khăn về tâm lý trước đại dịch sẽ càng gặp khủng hoảng, càng dễ suy kiệt học tập trong thời kì này. Gần đây, một học sinh được báo cáo là đã nhảy lầu tự tử từ một toà nhà cao tầng ở Hà Nội vì “bài thi bị điểm kém”. Hành động đau lòng này có lẽ là một cách thức giải thoát của em đó trong khỏi sự lo lắng về kết quả học tập của mình. 

Lối thoát nào cho sự suy kiệt học tập trong thời kỳ đại dịch?

Đại dịch COVID-19 có thể vẫn còn kéo dài. Sự suy kiệt học tập ở học sinh sẽ làm tăng nguy cơ học hành sa sút và tệ hơn nữa là bỏ học, gây ra những hậu quả tiêu cực cho tương lai của các em. Ngoài sự nỗ lực tự chăm sóc bản thân từ phía cá nhân học sinh, gia đình trong thời kì này càng phải cẩn trọng quan tâm đến tâm lý các em, lắng nghe và giúp đỡ kịp thời các em trước những khó khăn trong học tập, đảm bảo cho các em một chế độ dinh dưỡng và thời gian biểu hợp lí. 

Sẽ hữu ích khi nhà trường chú trọng việc nâng cao hiểu biết về cơ chế lây nhiễm của COVID-19 cũng như rèn luyện kĩ năng kiểm soát, quản lý căng thẳng của học sinh để hạn chế nỗi lo về COVID-19 của các em. Tuy nhiên quan trọng hơn, đây chính là thời điểm mà nhà nước cần tăng cường hơn sự đầu tư vào hoạt động tư vấn tâm lý ở các trường phổ thông, thông qua sự bồi dưỡng liên tục để phát triển mạnh mẽ hơn kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh. Điều đó giúp cho các chuyên viên tâm lý, cố vấn học tập (người lắng nghe và đưa ra hỗ trợ mỗi khi học sinh gặp khúc mắc trong quá trình học tập) thực hiện hiệu quả hơn việc phát hiện sớm, ngăn ngừa và thiết kế can thiệp, phối hợp với phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm nhằm giảm nhẹ tác động của đại dịch lên tình trạng suy kiệt học tập ở học sinh ở cả hiện tại và trong tương lai.□

Vũ Bá Tuấn

* Khoa Tâm lý Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Việt Nam) và Phòng thí nghiệm Learn2trust, KU Leuven (Vương quốc Bỉ).

Nguồn: Tạp chí Tia sáng, ngày 11.01.2022.

"Cho tôi lại nhà trường

Bao nhiêu là người thương

Không ai thù ai oán

Ai cũng bảo tôi ngoan

 

Tôi yêu thầy tôi lắm

Nhớ tiếng nói vang vang

Tôi yêu tà áo trắng

Cô em bạn cùng đường"

(Kỷ niệm, Phạm Duy)

Giáo sư Huỳnh Như Phương trò chuyện cùng các học sinh, sinh viên - Ảnh: KHẢ LINH

Đây là những câu hát mà thầy mình đã chọn để mở đầu buổi nói chuyện và ra mắt sách "Ước vọng cho học đường và câu chuyện học văn" sáng nay. Thầy bảo: "May mắn cho tôi là trường học luôn đi vào giấc mơ như là những giấc mơ đẹp; và không biết tuổi học trò ngày nay - khi nằm mơ về mái trường, những giấc mơ có dịu êm như thế không?”.

Hơn mươi năm qua thầy mình đã ra không biết bao nhiêu cuốn sách, nhưng mãi đến hôm nay thầy mới đồng ý làm nhân vật chính cho một talk show. Với mình, thầy là một người bạn lớn; có lẽ ít ai được thấy một giáo sư Huỳnh Như Phương dịu dàng, hóm hỉnh, ân cần như mình luôn may mắn được thầy đối đãi như vậy - vì thật sự lúc mới học thầy thời sinh viên, mình thấy thầy nghiêm khắc lắm; và sau này, trong mọi công việc, thầy luôn cực kỳ chỉn chu, nghiêm túc và kỹ lưỡng.

Nhưng hôm nay thầy mình đã rất hóm hỉnh và nhẹ nhõm trên sân khấu, và thật sự những chia sẻ của thầy khiến mình nhiều xúc động. Thế hệ của thầy, không bị vây bọc và ám ảnh như thế hệ của mình về những lý thuyết giáo dục, nhưng với trực giác mẫn cảm và một tâm hồn rộng rãi của một người dạy văn, thú thật, mình thấy những quan niệm của thầy về giáo dục vẫn rất "hiện đại". Như cách thầy nói về việc chọn văn bản để đưa vào sách giáo khoa cần quan tâm đến đặc thù lứa tuổi và mục tiêu giáo dục, nên một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn, sẽ là không phù hợp - mặc dù ông là nhà văn quá lớn. Thầy chia sẻ về những văn bản thầy đã được học thuở nhỏ: “Một văn bản hay, sẽ âm vang trong lòng ta suốt cả cuộc đời”.

Dĩ nhiên, như một đứa học trò bướng bỉnh nhưng luôn được thầy yêu thương - mình vẫn có những điều có thể tranh luận với thầy, khi mình đang được “nhúng” vào không gian của GenZ, GenAlpha - một không gian rất khác so với thế hệ của các thầy. Chẳng hạn, với thời chiến hay sau đó với thế hệ 7x, 8x, sách vở rất thiếu thốn nên sách giáo khoa còn là một nguồn không gian tinh thần quan trọng bậc nhất, và những câu chuyện trong sách giáo khoa đóng những vai trò chính yếu trong hành trình “khai tâm” cho tuổi trẻ. Nhưng ngày nay, nếu giới trẻ được bao vây trong rất nhiều “câu chuyện”: film ảnh đủ mọi nguồn và vô cùng dễ tiếp cận, truyện tranh, Facebook, TikTok, thậm chí các video tóm tắt phim nhan nhản… - thì nên tiếp cận những câu chuyện trong sách giáo khoa như thế nào để những tác phẩm này thực hiện sứ mạng khai tâm, chữa lành của mình.

Thầy còn là một trong những chứng nhân ít ỏi còn lại của giáo dục miền Nam trước 1975, một nền giáo dục mà thầy nhận xét là “kỳ lạ và đặc biệt” - chẳng hạn như thống kê cho thấy có đến 4 bài thơ của Tố Hữu - một nhà thơ thuộc về một ý thức hệ rất khác với ý thức hệ chính thống của miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - đã được đưa vào sách giáo khoa, như bài thơ “Mồ côi” là một ví dụ.

Không chủ định trở thành nhà giáo từ đầu (thầy muốn trở thành một kỹ sư nông nghiệp, nhưng những biến động thời cuộc đã khiến thế hệ thầy trở thành một “lost generation”), nhưng thầy đã gắn bó gần 50 năm cuộc đời với nghề, và đến nay vẫn còn bao trăn trở như tại sao ngày nay sách vở ngày càng nhiều, quan niệm về văn học ngày càng cởi mở hơn, nhưng chưa bao giờ uy tín về môn Văn và giáo dục lại xuống thấp đến như vậy dưới con mắt của dư luận.

Nhưng thông điệp mà thầy muốn gửi đến cho các thầy cô giáo hôm nay thật xúc động: Hãy tin tưởng vào nhà trường, vào văn học. Kẻ khác không hẳn là “địa ngục” như Sartre nói, kẻ khác còn tham dự vào đời ta, làm phong phú đời ta; và văn chương góp phần mình vào sự hiệp thông giữa người với người đó. Đứng trước những thời đại mà con người bị “số hóa”, từ Đức Quốc xã đến Khmer Đỏ, và thậm chí đến thời Covid - khi con người bị giản lược thành những mã định danh - thì, văn học kiên quyết kháng chống lại sự biến con người thành con số đó - nó tôn vinh những cá thể, nó nói với chúng ta rằng mỗi tồn tại người là một tồn tại duy nhất và không lặp lại.

Và: “Học văn là học kinh nghiệm làm người ở đời, để mình tự quyết với cuộc đời của mình”.

Hình như hơn 10 năm lăn lóc với nghề dạy học, và gần đây đã cảm thấy cả quyết với văn học như một lựa chọn trọn đời - mình mới thấm thía biết bao điều mà thầy mình đã cố nói - không phải bằng vài lời hôm nay, mà bằng những điều mà thầy đã làm cho giáo dục, cho việc học văn suốt gần 50 năm qua.
Lê Thị Thanh Vy

20211226 2

Ngày 20.12.2021, kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021 - 2025 của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã được chính thức triển khai thực hiện. Trước đó, ngày 7.12, Giám đốc ĐH Quốc gia TP. HCM đã kí quyết định số 1554/QĐ-ĐHQG, phê duyệt kế hoạch chiến lược này.

Chiến lược hoạt động trong giai đoạn 2021 - 2025 của Trường ĐHKHXH&NV được xây dựng trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam đang dần chuyển đổi theo hướng đổi mới, sáng tạo, tiên tiến để phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, từ năm 2022, Nhà trường bước sang giai đoạn tự chủ đại học với nhiều thách thức đan xen cơ hội mới. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch hoạt động theo hướng đổi mới, mang đặc điểm của một đại học tự chủ là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Qua quá trình phân tích, đánh giá các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, Trường ĐHKHXH&NV đề ra kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021 - 2025 nhằm xây dựng nhà trường thành trường đại học tự chủ, có hệ thống quản trị hiện đại, chất lượng giáo dục và nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra, chiến lược này cũng sẽ góp phần tối ưu hóa nguồn lực hiện có của nhà trường để thực hiện kế hoạch tự chủ đại học từ năm 2022.

Chiến lược xác định tầm nhìn nhà Nhà trường là: "Xây dựng Trường ĐH KHXH&NV thành trường đại học nghiên cứu trong hệ thống ĐHQG-HCM, nằm trong tốp đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của châu Á". Sứ mạng được xác định là: "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có đóng góp thiết thực cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các địa phương, trọng tâm là khu vực phía Nam. 

"Sáng tạo - Dẫn dắt - Trách nhiệm" là Giá trị cốt lõi và "Giáo dục toàn diện - Khai phóng - Đa văn hóa" là Triết lý giáo dục. 

Kế hoạch chiến lược này xác định mục tiêu chiến lược của Nhà trường là "Xây dựng Trường ĐH KHXH&NV trở thành trường đại học tự chủ, có hệ thống quản trị hiện đại, chất lượng giáo dục và nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế.Tối ưu hóa nguồn lực hiện có của Nhà trường để thực hiện kế hoạch tự chủ đại học từ năm 2022".

Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021 - 2025 của Trường ĐHKHXH&NV gồm 6 chiến lược chính: Chiến lược quản trị đại học; Chiến lược về nguồn nhân lực; Chiến lược cơ sở vật chất, tài chính; Chiến lược về đào tạo và đảm bảo chất lượng; Chiến lược phát triển khoa học & công nghệ, phục vụ cộng đồng; Chiến lược về công tác người học và văn hóa đại học. Mỗi chiến lược hướng đến thực hiện các mục tiêu nhất định. Cụ thể:

Chiến lược quản trị đại học được thực hiện nhằm xây dựng Trường ĐH KHXH&NV thành cơ sở giáo dục đại học tự chủ có hệ thống quản trị hiện đại, hội nhập quốc tế. Hệ thống công nghệ thông tin được đầu tư nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển của nhà trường. Chiến lược gồm 4 mục tiêu và 16 giải pháp.

Chiến lược về nguồn nhân lực hướng đến phát triển đội ngũ viên chức & người lao động đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng phù hợp với cơ chế tự chủ của trường theo định hướng đại học nghiên cứu có tính liên ngành. Chiến lược gồm 3 mục tiêu và 10 giải pháp.

Chiến lược cơ sở vật chất, tài chính được thực hiện nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng theo mô hình các trường đại học tiên tiến trong khu vực. Chiến lược gồm 2 mục tiêu và 6 giải pháp.

Chiến lược về đào tạo và đảm bảo chất lượng hướng đến phát triển chương trình đào tạo liên ngành đáp ứng triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi của nhà trường theo hướng hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng chuyển đổi số để thích ứng với bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, củng cố và gia tăng các hoạt động kiểm định theo các chuẩn kiểm định trong và ngoài nước, xây dựng thành công văn hóa chất lượng trong nhà trường. Chiến lược gồm 6 mục tiêu và 21 giải pháp.

Chiến lược phát triển khoa học & công nghệ, phục vụ cộng đồng được thực hiện nhằm xây dựng đơn vị trở thành trung tâm nghiên cứu hàng đầu về KHXH&NV trong cả nước, tiến tới trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu uy tín và chất lượng của khu vực châu Á; Nâng cao chất lượng nghiên cứu KH&CN và năng lực công bố khoa học, đóng góp thiết thực cho chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước và các địa phương. Chiến lược gồm 5 mục tiêu và 30 giải pháp.

Chiến lược về công tác người học và văn hóa đại học hướng đến xây dựng văn hóa người nhân văn, chia sẻ các giá trị và lan tỏa lối sống nhân văn trong nhà trường và cộng đồng xã hội; Xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt đạt chuẩn quốc tế cho sinh viên; Định vị thương hiệu sinh viên nhân văn có đủ năng lực và kỹ năng đáp ứng nhu cầu xã hội, có trách nhiệm phục vụ cộng đồng. Chiến lược gồm 5 mục tiêu và 16 giải pháp.

Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021 - 2025 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng nhằm định hướng hoạt động của nhà trường theo hướng hiện đại, hội nhập. Đây là sự chuẩn bị cần thiết cho kế hoạch tự chủ của đơn vị vào năm 2022.

Nguyên An

Nguồn: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM  

Theo tin từ gia đình, Giáo sư Nguyễn Văn Trung, nguyên Khoa trưởng Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, do tuổi cao sức yếu, đã qua đời ở Brossard, Québec, Canada, lúc 21 giờ 30 ngày 19-10-2022, hưởng thọ 92 tuổi.

GS Nguyễn Văn Trung (còn có bút danh Phan Mai, Hoàng Thái Linh) sinh ngày 26-9-1930, quê ở làng Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

20221020

GS Nguyễn Văn Trung

Sau khi học trung học Chu Văn An ở Hà Nội, từ 1950-1955, ông du học tại Pháp và Bỉ, đậu cử nhân triết học. Từ 1955-1960, ông về miền Nam mở trường mẫu giáo, dạy trung học ở Sài Gòn, rồi Đại học Huế. Năm 1961, ông trở lại Bỉ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Louvain. Về nước, ông dạy đại học ở Sài Gòn và Đà Lạt, từng làm Khoa trưởng (tương đương hiệu trưởng ngày nay) Đại học Văn khoa Sài Gòn, sau đó làm Trưởng ban (tương đương Trưởng khoa ngày nay) Triết học Tây phương thuộc trường này.

Sau 1975, ông tiếp tục nghiên cứu văn học và triết học tại Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP HCM. Từ cuối năm 1993, sau khi về hưu, ông cùng gia đình định cư tại Montréal, Québec, Canada.

Nhà giáo uyên bác và dấn thân

Ở miền Nam giai đoạn 1955-1975, Nguyễn Văn Trung không chỉ là một nhà giáo, nhà nghiên cứu trong phạm vi học đường mà còn là một nhà báo, nhà bình luận chính trị, nhà hoạt động xã hội với quan niệm "tri hành hiệp nhất". Ông tham gia sáng lập các tạp chí Đại Học, Hành Trình, Đất Nước và cộng tác với nhiều tờ báo như Sáng Tạo, Bách Khoa, Thế Kỷ Hai Mươi, Văn, Văn Học, Nghiên Cứu Văn Học, Thái Độ, Đối Diện, Trình Bầy, Tin Sáng, Sống Đạo, Dân Chủ Mới… Ông cũng là thành viên ban chủ trương các nhà xuất bản Nam Sơn và Trình Bầy.

Nguyễn Văn Trung cùng với Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Trương Bá Cần, Nguyễn Huy Lịch, Thiện Cẩm, Thế Nguyên, Diễm Châu… được xem như những trí thức Công giáo tiêu biểu dấn thân vào những hoạt động chống Mỹ, kêu gọi hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ông khuyến khích sinh viên bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc, đồng thời tìm hiểu triết học Marx thời trẻ trong khía cạnh nhân bản của nó. Ông cùng một số đồng nghiệp tham gia tuyệt thực trước Hạ nghị viện, đòi chính quyền Việt Nam Cộng hòa trả tự do cho các sinh viên tranh đấu và từng được cử làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (1970).

Nguyễn Văn Trung có một sự nghiệp trước tác phong phú gồm nhiều thể loại. Về biên khảo triết học, ngoài những sách giáo khoa bậc trung học, ông đã biên soạn các công trình Triết học tổng quát (1957), Danh từ triết học (đồng tác giả, 1958), Ca tụng thân xác (1967), Ngôn ngữ và thân xác (1968), Hành trình trí thức của Karl Marx (1969), Đưa vào triết học (1970), Nhận diện Marx (1974), Triết lý văn nghệ (1974).

Về nghiên cứu văn học, ông cho xuất bản Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (1962), Lược khảo văn học (ba tập, 1963-1968), Nhà văn - người là ai, với ai? (1965), Vụ án Truyện Kiều (1972), Chữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc (1974), Trường hợp Phạm Quỳnh (1974), Chủ đích Nam Phong (1975), Câu đố Việt Nam (1986), Những áng văn quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1987).

Trên lĩnh vực văn hóa – lịch sử, ông công bố các tác phẩm Biện chứng giải thoát trong Phật giáo (1958), Người Công giáo trước thời đại (đồng tác giả, 1961), Lương tâm Công giáo và công bằng xã hội (đồng tác giả, 1963), Nhận định (6 tập viết và in trước 1975, 4 tập sau 1975), Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: thực chất và huyền thoại (1963), Góp phần phê phán giáo dục và đại học (1967), Trương Vĩnh Ký – nhà văn hóa (1993), Về sách báo của tác giả Công giáo thế kỷ XVIII-XIX (1993), Hồ sơ Lục châu học: Tìm hiểu con người ở vùng đất mới (2015).

Là người được đào tạo trong môi trường văn minh phương Tây, Nguyễn Văn Trung có điều kiện đi sâu tìm hiểu và quảng bá các trào lưu tư tưởng triết học và mỹ học hiện đại: phân tâm học, hiện tượng luận, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, tiểu thuyết mới, phê bình mới, lý thuyết tiếp nhận. 

Ông giúp độc giả làm quen với quan niệm của những tác gia nổi tiếng: F. de Saussure, R. Jakobson, G. Lanson, M. Heidegger, J.-P. Sartre, P. Valéry, A. Robbe-Grillet, N. Sarraute, Ch. Mauron, G. Bachelard, L. Goldmann, R. Barthes… Vào lúc ra mắt, bộ Lược khảo văn học gồm ba tập "Những vấn đề tổng quát", "Ngôn ngữ văn chương và kịch", "Nghiên cứu và phê bình văn học" có thể xem là bộ sách lý luận văn học cập nhật những tư tưởng hiện đại một cách hệ thống nhất ở nước ta. Sau khi được tái bản, bộ sách này đoạt Giải thưởng Sách quốc gia năm 2020. Trước đó hai cuốn Ca tụng thân xác, Hành trình trí thức của Karl Marx, và gần đây cuốn Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: thực chất và huyền thoại cũng được in lại.

Người trí thức gắn bó với văn hóa dân tộc

Nguyễn Văn Trung không phải là nhà nghiên cứu thuần túy lý thuyết. Có thiên hướng xã hội và tinh thần dân tộc, ông luôn gắn liền những suy tưởng của mình với hoàn cảnh đất nước có chiến tranh và bị lệ thuộc.

Trong ý hướng góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn Việt Nam, ông liên hệ lý thuyết với lịch sử văn học dân tộc và bước đầu đưa ra những gợi ý cho người sáng tác, phê bình. Ông góp tiếng nói phân tích và bình luận những hiện tượng văn học phức tạp của dân tộc từ cổ điển (Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương…) đến hiện đại (Trương Vĩnh Ký, Tự Lực Văn đoàn, văn chương Nam bộ…). Hiếm thấy nhà nghiên cứu triết học nào có tầm nhìn sâu rộng về văn học Việt Nam như ông. Có thể xem ông là nhà trí thức từ bỏ tháp ngà để nhập cuộc với đời sống, theo tinh thần của Jean-Paul Sartre, triết gia hiện sinh mà ông chịu nhiều ảnh hưởng.

Với Nguyễn Văn Trung, Sartre không chỉ là một hiện tượng văn hóa mà còn là một chỗ dựa tinh thần, một nguồn chia sẻ và lời giải đáp cho những vấn đề của con người tại thế, trong hoàn cảnh sống cụ thể. Trong bài Sartre trong đời tôi, ông viết: "Chúng ta không có thời đại nào khác, ngoài thời đại hiện nay của chúng ta. Có thể có thời đại khác thanh bình hơn, đẹp hơn, nhưng đó không phải thời đại của ta, thời đại có chiến tranh nóng lạnh giữa hai khối, thời đại có mối đe dọa thường xuyên của bom nguyên tử, thời đại đế quốc chủ nghĩa, thực dân xâm lăng… Chúng ta không có quyền lựa chọn hoàn cảnh, thời đại, nhưng chỉ có thể lựa chọn trong hoàn cảnh, thời đại của ta" (Nhận định V, Nxb Nam Sơn, Sài Gòn, 1969, tr. 249).

Ở miền Nam trước 1975, ngòi bút Nguyễn Văn Trung có ảnh hưởng nhất định đến công chúng, nhất là trí thức trẻ, sinh viên học sinh. Một phần vì ông thể hiện quan niệm xem triết học, văn học không chỉ như một đối tượng khảo sát mà quan trọng hơn, là một cách thế sống và một thái độ làm người ở đời. Phần khác vì văn phong của ông không tư biện, lý thuyết suông mà vừa khúc chiết, mạch lạc, vừa thấm đẫm hơi thở của cuộc sống và giàu yếu tố thời sự.

Hình ảnh người trí thức băn khoăn, thao thức nơi Nguyễn Văn Trung từng gợi cảm hứng cho Ngô Thế Vinh xây dựng nhân vật Hoàng Thái Trung trong tiểu thuyết Vòng đai xanh: "Dưới con mắt của đám sinh viên trẻ, ông Trung được coi như thần tượng, một trí thức dấn thân, chữ của ông Trung. Vậy mà ông cũng có những nỗi băn khoăn thất vọng. Ông Trung cô đơn trong sự yêu mến của nhiều người khác. Đôi mắt sáng và buồn của ông soi qua một làn kính trắng dày, trông ông Trung trơ trọi như một ảnh tượng đẫm nét bơ vơ trong một không gian bạc màu".

Người tìm đường, hay tra vấn và đặt lại vấn đề thường là người cô đơn. Trong nghiên cứu những hiện tượng nhân văn, không hiếm trường hợp sự phê phán nồng nhiệt có thể dẫn đến chỗ không thấu tình đạt lý, nhất là khi chưa bao quát toàn diện và thấu đáo những tình thế của người cầm bút. Nguyễn Văn Trung từng có dịp nhìn lại những đánh giá của mình trước đây, lúc ông viết những lời lẽ nặng nề và không thỏa đáng về một số hiện tượng văn học sử như Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí.

Trong tinh thần đó, những ý kiến của ông cần được xem xét một cách khách quan như một bài học kinh nghiệm về ý thức trách nhiệm của người cầm bút không xem mình là người phát ngôn sau cùng cho chân lý mà chỉ là tiếng nói đóng góp vào cuộc đối thoại dân chủ không ngưng nghỉ trên con đường đi tìm sự thật. Trên tất cả những điều đó, nhớ đến GS Nguyễn Văn Trung là nhớ đến hình ảnh một người trí thức không bao giờ thờ ơ với vận mệnh Tổ quốc, luôn trăn trở và ưu tư với văn hóa dân tộc, đồng thời không ngần ngại đón nhận cái mới vì sự phát triển của đất nước trong một thế giới đang chuyển biến.

Huỳnh Như Phương

Nguồn: Người lao động, ngày 20.10.2020.

Sáng 28-9, thông tin từ học trò cho biết thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - người thầy đầu tiên viết chữ bằng chân - vừa qua đời rạng sáng cùng ngày tại nhà riêng sau thời gian chiến đấu với bệnh suy thận.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký giao lưu với học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Q.3, TP.HCM năm 2012 - Ảnh: TỰ TRUNG

Tang lễ của thầy được tổ chức ở nhà riêng tại phường Phước Long B (thành phố Thủ Đức, TP.HCM) từ 8h sáng nay.

Nhà văn - nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28-6-1947, tại Hải Hậu, Nam Định.

Năm lên 4 tuổi, cậu học trò Ký bị bệnh và liệt cả hai tay. Không đầu hàng trước số phận, cậu đã nỗ lực rèn luyện không ngừng, rèn đôi chân thay cho bàn tay để viết chữ, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân".

Năm 1992, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời - Ảnh 2.

Suốt cả cuộc đời, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học trò - Ảnh chụp năm 2014 (V.V.TUÂN)

Suốt cả cuộc đời, thầy Ký đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò với nghị lực, quyết tâm phi thường và ra mắt nhiều tác phẩm để lại tiếng vang như Hồi ký "Tôi đi học", Hồi ký "Tôi học đại học", Hồi ký "Tôi đi dạy học", Tâm huyết trao đời…

Nguồn: https://tuoitre.vn/thay-giao-nguyen-ngoc-ky-qua-doi-20220928073646495.htm

Tôi không phủ nhận việc áp dụng công nghệ một cách chừng mực giúp việc dạy và học có những hiệu quả nhất định. Nhưng chúng chỉ là phương tiện chứ không thể nào thay thế được tri thức, khả năng tương tác, khả năng gầy dựng cảm hứng...

Tôi bắt đầu tham gia dạy học trực tuyến vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 ập đến trên toàn thế giới. Cũng như đa số đồng nghiệp, tôi đã đi từ con số 0 đến lúc thành thạo các thao tác cơ bản để có thể tạm an ổn trong các phòng học ảo - nơi mà giảng viên có thể gặp gỡ sinh viên, thích nghi với phương thức lao động thời dịch bệnh.

20211023 3

Học sinh, sinh viên trên khắp các tỉnh, thành đang học trực tuyến trong thời gian vừa qua - ĐẬU TIẾN ĐẠT

Chỉ có giá trị đối phó với dịch bệnh

Không thể phủ nhận một số tiện ích của hình thức làm việc/dạy và học trực tuyến: giúp kết nối hiệu quả dù người tham dự ở bất kì nơi nào, tránh gián đoạn công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, giảm thiểu kẹt xe và ô nhiễm môi trường, rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ cho người tham gia...

Câu hỏi đặt ra là: nếu việc dạy trực tuyến thực sự có ích như vậy thì sau khi dịch tan, các trường học có chuyển sang đào tạo trực tuyến luôn không hay vẫn tổ chức việc dạy và học theo phương thức truyền thống?

Hẳn là các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô, người học và phụ huynh đều đã có câu trả lời. Tôi không biết vài chục năm hay vài thế kỉ tới, việc dạy học có thể diễn ra hiện đại và siêu ảo như thế nào, nhưng hiện nay thì rõ là không gì lý tưởng bằng việc người dạy được đến đúng nơi để dạy, người học được đến đúng nơi để học.

Bởi, cái gì ra cái đó. Nếu sân khấu là thánh đường của diễn viên thì trường học là thánh đường của người học và người dạy. Học đường không chỉ là nơi trao truyền kiến thức sách vở hay các phương pháp thực hành – nghiên cứu mà còn là không gian học tập lý tưởng, chuyên nghiệp với hệ thống phòng ốc, thư viện, các khu vực sinh hoạt đa dạng... Ngoài ra, môi trường học đường còn tạo ra các giá trị mềm khác cho người học như: giúp tạo dựng các giá trị nhân bản (niềm tin, ước mơ, hoài bão, lòng nhân hậu, tính vị tha, sự sẻ chia, tính tự lập, tinh thần đoàn kết...), giúp phát hiện, thể hiện và phát triển năng khiếu – năng lực, tổ chức các hoạt động đội nhóm, thúc đẩy các hoạt động văn thể mỹ, tăng cường năng lực giao tiếp, ứng xử...

Rõ ràng, trong thời điểm hiện nay, các phương pháp trực tuyến không thể hoặc rất hạn chế để có thể phát huy được những giá trị này. Người học đang học theo cách thực dụng nhất và ở mức độ thấp nhất: nhận kiến thức từ giảng viên, trải qua kỳ sát hạch kiến thức bằng việc hiện diện online và thi cử theo quy định, hoàn thành môn học. Nói không ngoa, họ sẽ trở thành những "cỗ máy tích lũy tín chỉ chuyên nghiệp".

Học sinh học trực tuyến - N.D

Thầy và trò đều xuống sức

Tôi đã quá thấm thía với việc không thể nhìn thấy mặt người học (trừ khi GV yêu cầu sinh viên mở camera lên, mà đa số các em tỏ ra miễn cưỡng và cho rằng không cần thiết); mắt dán chặt vào màn hình, tay rê chuột liên tục, miệng vừa giảng bài vừa thăm hỏi động viên người học; cùng lúc đó, não phải liên tục nghĩ ra các cách thức dò dẫm xem SV có đang tham dự vào giờ học thật không. Và bất lực khi các em bảo micro hư, camera hư và không nghe rõ lời thầy, bạn.

Còn việc được khuyến mãi tiếng mưa rào đi ngang thành phố, tiếng người nhà sinh viên, tiếng động cơ xe, tiếng gà trưa xao xác, tiếng chó sủa vang trời... là chuyện thường ngày (cũng may là có chút tác dụng giảm căng thẳng, gây cười trong chốc lát). Tôi không biết nên vui hay buồn với những lời trần tình của sinh viên như “Cô thông cảm, hôm nay con gà nhà em trở chứng gáy từ trưa đến giờ”, “Cô ơi, chó nhà hàng xóm nên em không bắt nó im được”...

Có một hôm, tôi buộc phải dừng việc giảng bài khi nhận ra đa số SV không nhớ bài cũ và im lặng đáng sợ trong giờ học. Tôi bảo các em hãy gõ vào ô đối thoại cảm xúc thật nhất của mình trong thời gian gần đây. Những từ ngữ sau đây chạy ra: “ức chế”, “mệt mỏi”, “trống rỗng”, “không cảm xúc”, “sợ hãi”... Chỉ có một số ít em chia sẻ rằng mình đang có cảm giác may mắn, vui vẻ và bình yên.

Khai giảng cũng bằng hình thức trực tuyến - ĐẬU TIẾN ĐẠT

Tôi cam đoan rằng dù là một GV lạc quan nhất thì cũng sẽ có lúc cảm thấy xuống sức, ức chế tinh thần và mong mỏi ngày được trở lại giảng đường. Tôi chưa có dịp làm khảo sát diện rộng cảm nghĩ và mong đợi của SV, nhưng đâu khó khăn gì để tôi nhận ra là SV của chúng ta đang quá thiệt thòi khi phải học đại học tại gia như hiện nay.

Rõ ràng, trừ một số hình thức đào tạo từ xa như xưa nay vẫn tồn tại, việc dạy và học trực tuyến hiện nay chỉ là phương thức đối phó dịch bệnh, hoàn toàn không thể thay thế việc dạy và học tại nhà trường.

E-learning: bước tiến hay bước lùi?

Trong nhiều đợt tập huấn giảng dạy, các nhà quản lý giáo dục thường xuyên đề cao E-learning (mô hình học trực tuyến sử dụng kết nối mạng Internet để phục vụ học tập) như: giúp người học có cơ sở chọn lựa môn học, tiện theo dõi chương trình học, hình dung ra nội dung học, tiếp cận được phong thái của GV, chia sẻ và nắm bắt các thông tin kịp thời... Không chỉ có vậy, E-learning còn giúp tạo nên diện mạo hiện đại, bài bản, năng động, bắt kịp xu thế quốc tế của các trường đại học, trung học.

Trong thực tế, so với phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học E-learning khiến người dạy vất vả hơn nhiều lần. Để có một buổi dạy, GV phải post (đăng) trước power point (trình chiếu) bài giảng, tài liệu học tập, bài tập, video (đoạn băng) ghi hình GV giới thiệu các nội dung chính của bài học. Sau giờ dạy, GV tiếp tục các công đoạn như ghi sổ báo bài, điểm danh, đăng tải ghi âm... Các thao tác này ngốn không ít thời gian, đặc biệt trở thành gánh nặng với những GV không giỏi công nghệ.

Có một vấn đề nổi cộm là: một số trường học yêu cầu GV đăng toàn bộ nội dung ghi âm và ghi hình lên hệ thống E-learning sau mỗi buổi dạy. Nhà trường lý giải rằng đoạn ghi âm ghi hình đó chính là minh chứng giảng dạy online; đồng thời, sự ghi âm ghi hình này giúp người học có cơ hội được nghe lại bài giảng (nếu như chưa hiểu hoặc vắng buổi học hôm đó). Yêu cầu này cần được áp dụng thận trọng hơn, vì hiện nay chưa có thỏa thuận bằng văn bản rõ ràng giữa cơ sở đào tạo và người dạy về bảo mật thông tin, bản quyền…

Sinh viên học trực tuyến - N.D

Trước Công nguyên, nhà hát được xây dựng trong các bệnh viện nhằm góp phần hồi phục tinh thần cho người bệnh. Còn trường học thì tươi sáng và thong dong như bức tranh “Trường học Athens” mà danh họa Rafael thể hiện, thực sự là nơi để trao truyền tri thức và tụ hội anh tài. Thầy và trò đến lớp với sự tự tin và tươi tắn, không khí học tập văn minh và tràn đầy tinh thần học thuật.

Dĩ nhiên, chúng ta không thể lấy ngày xưa so với ngày nay, lấy "âm chấm không" so với "bốn chấm không". Tôi chưa bao giờ phủ nhận rằng việc áp dụng công nghệ một cách chừng mực giúp việc dạy và học có những hiệu quả nhất định. Nhưng chắc chắn, chúng chỉ là phương tiện chứ không thể nào thay thế được tri thức, khả năng tương tác, khả năng gầy dựng cảm hứng... Mà điều đó chỉ có thể đạt được khi tinh thần người dạy và người học thật sự lành lặn, tự do. Hình thức “cháo hành” người dạy có thể là con đường ngắn nhất để siết chặt quỹ thời gian, bóp chết khả năng sáng tạo và biến họ thành những “cỗ máy nói” không hơn không kém.

Xin khẩn thiết mong cầu các nhà quản lý giáo dục hãy trả lời thật lòng: Chúng ta sẽ được gì với việc cổ vũ và miệt mài chạy theo công nghệ trong dạy - học? Những thiết chế cồng kềnh và vô số quy định cứng nhắc trong dạy - học như hiện nay có thật sự giúp cho người dạy và người học trở nên ưu tú hơn hay không?

Diễm Trang

Bài viết về dạy và học trực tuyến thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một giảng viên đại học tại TP.HCM

Nguồn: Thanh niên, ngày 16.10.2021.

Các sinh viên chọn chuyên ngành Hán Nôm được xem là những người “không màng vật chất”, mang tình yêu mãnh liệt đối với di sản của dân tộc.

Cơ sở để tham chiếu về quá khứ

Chia sẻ lý do chọn ngành đi ngược số đông, các sinh viên cho hay họ đều đam mê tìm hiểu thư tịch và văn hóa cổ xưa. Phạm Hoàng Anh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: “Từ bé, tôi đã thích những thứ cổ xưa, văn hóa VN và châu Á. Tôi chọn chuyên ngành Hán Nôm vì nghĩ đây là cách tiếp cận sâu sắc nhất với văn hóa truyền thống”, Hoàng Anh chia sẻ.

Đồng quan điểm này, Lê Trọng Phúc, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng người học và nhà nghiên cứu Hán Nôm rất vinh dự khi được đóng vai trò cầu nối giữa truyền thống và đương đại vì có thể phân tích, diễn giải văn tự cổ hoặc thư tịch. “Chẳng hạn, nếu không nghiên cứu Hán Nôm thì chúng ta sẽ không có cơ sở để tham chiếu về quá khứ, dẫn tới sự đứt gãy của văn hóa. Làm sao chúng ta có thể tự hào về Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ), trong khi chỉ đọc bản dịch mà không đọc và hiểu nguyên văn”, Phúc chia sẻ.

 

Một lớp giảng dạy âm vận học, môn học quan trọng được thiết kế trong chương trình đào tạo chuyên ngành Hán Nôm

NVCC

Bên cạnh đó, điều thú vị nhất của chuyên ngành Hán Nôm là giúp người học nhìn lại những nét văn hóa dân tộc một cách sâu sắc hơn. Nữ sinh viên Hoàng Anh chia sẻ: “Mỗi lần vào những cơ sở thờ tự, tôi luôn cố gắng đọc và hiểu những câu đố, hoành phi. Những kiến thức Hán Nôm mang đến cho tôi trải nghiệm thú vị, làm giàu vốn sống”.

Học hán nôm để “bốc bia mộ”, viết câu đối ?

Các sinh viên chuyên ngành Hán Nôm thường phải đối mặt những định kiến và sự hiểu lầm của nhiều người như: Hán Nôm là học về Trung Quốc; học Hán Nôm chỉ để “bốc bia mộ”, viết câu đối cho đền, chùa…

Trước những hiểu lầm này, Nguyễn Thanh Lộc (23 tuổi, phụ trách bộ môn tiếng Trung tại Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn) cho hay anh thường cố gắng giải thích. Lộc nói: “Ngành Hán Nôm giúp tôi giải thích các hoành phi, câu đối ít ai hiểu được, đồng thời giúp tôi thỏa mãn đam mê tìm hiểu lịch sử VN và Trung Quốc qua việc chạm tay trực tiếp vào những văn bản cổ như sắc phong, gia phả, chế phong, cáo biểu…”. Bên cạnh đó, Lộc chia sẻ các văn bản cổ đang bị hư hại nhưng chưa có nhiều người đủ năng lực để sửa chữa, phục hồi và “nếu dân Hán Nôm không làm thì không ai làm”.

Tham gia giảng dạy chuyên ngành Hán Nôm tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, tiến sĩ Hồ Minh Quang, Trưởng khoa Đông phương học, kiêm Trưởng bộ môn Trung Quốc học, nhận thấy những sinh viên học ngành Hán Nôm đa phần không màng vật chất, dành một tình yêu rất mãnh liệt đối với di sản Hán Nôm của dân tộc và tri thức mà tiền nhân đã để lại. “Họ đã vượt qua những lời khuyên định hướng kinh tế, xu hướng chọn nghề hot và quyết đoán trong chọn lựa ngành Hán Nôm”, ông Quang chia sẻ.

Tiến sĩ Quang kể một số sinh viên của ông từng suýt bị từ chối vào Đền thờ Khu tưởng niệm các vua Hùng khi đem các tác phẩm thư pháp Hán Nôm với nội dung như “Thiên đô chiếu”, “Nam quốc sơn hà”… vì bị nhân viên quản lý lầm tưởng đó là “đồ Trung Quốc”. Thầy còn đau lòng khi thấy một số câu đối Hán Nôm của tiền nhân để lại treo ở nhiều miếu, đình, trường học, nhà bảo tàng… đã bị gỡ bỏ hoặc thay thế.

Cơ hội nghề nghiệp nào cho người học Hán Nôm ?

Không ít sinh viên kiên định theo ngành Hán Nôm vẫn phải lo ngại về nguy cơ khó tìm việc làm hoặc phải làm việc trái ngành sau khi tốt nghiệp. Dù vậy, Trương Lư Bác Kim Điền (23 tuổi, làm việc trong lĩnh vực marketing) chia sẻ anh làm trái ngành nhưng công việc ổn định và chuyên ngành Hán Nôm thật sự đã dạy bản thân cách làm người, giúp rèn luyện được thái độ tốt, dễ dàng hòa nhập với môi trường doanh nghiệp.

Trước mối lo ngại trên, thạc sĩ Nguyễn Văn Hoài (giảng viên chính bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trưởng phòng Nghiên cứu Hán Nôm Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết sinh viên sau khi ra trường có thể làm tốt những công việc như nghiên cứu, bảo tồn di sản Hán Nôm, học nâng cao để giảng dạy hoặc xin học bổng du học ở Đài Loan và Trung Quốc.

“Các bạn có thể xin đi làm ở các công ty sử dụng tiếng Trung vì ngành Hán Nôm đào tạo song song tiếng Hán cổ, chữ Nôm và tiếng Hán hiện đại. Tôi hy vọng sẽ có một thế hệ kế tục, tâm huyết với Hán Nôm, có trình độ ngoại ngữ vững vàng. Từ đó, các bạn có thể phát huy những giá trị quý báu của di sản Hán Nôm, đánh dấu bản sắc của dân tộc trên bản đồ văn hóa thế giới”, thầy Hoài chia sẻ.

Theo thạc sĩ Hoài, các khóa từ năm 2015 về trước, mỗi năm có khoảng 20 - 30 sinh viên đăng ký. Trong những năm gần đây số lượng giảm xuống, mỗi lớp còn khoảng 10 - 15 người.

Nguồn: https://thanhnien.vn/chon-nganh-di-nguoc-so-dong-hoc-han-nom-lam-cau-noi-truyen-thong-duong-dai-post1483812.html

Trong khi đã có nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường học tập gây nhiều áp lực căng thẳng cho học sinh nhưng lâu nay chúng ta ít nhắc tới việc thay đổi một vấn đề cốt lõi, đó là chất lượng đời sống học đường mà chúng ta có thể gọi tên là sự “an vui học đường”.

20220506 3Nguồn ảnh minh họa : dangcongsan.vn

Trước Covid-19, chất lượng cuộc sống học đường đã là một chủ đề nghiên cứu của giới học thuật và giới làm chính sách cũng như những quản lý giáo dục ở nhiều quốc gia. Trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030, sức khỏe và an vui đứng vị trí thứ ba. Năm 2015, PISA (Programme for International Student Assessment) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã dành hẳn một báo cáo đánh giá về sự an vui của học sinh ở bốn lĩnh vực: kết quả học tập, quan hệ với giáo viên và bạn học, đời sống gia đình, và các hoạt động ngoại khóa. Chúng ta đang bắt đầu bước vào giai đoạn hậu Covid-19 sau một thời gian dài học sinh và giáo viên gặp nhiều khó khăn, căng thẳng do giãn cách, do học trực tuyến thì an vui học đường chắc chắn phải được quan tâm đặc biệt hơn và thậm chí phải đổi mới để tiếp tục thích ứng với tương lai còn nhiều bất định.

“An vui” đến từ tâm lý học tích cực

Có một phân ngành tâm lý học mới mang tên tâm lý học tích cực bắt nguồn từ các ngành triết học hiện sinh, tâm lý học nhân bản và tâm lý học xã hội1. Phân ngành này giúp chúng ta hiểu được sự vận hành tối ưu của một cá nhân, kích hoạt những tiềm năng và nguồn lực bên trong và bên ngoài, từ đó để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Mô hình PERMA của Martin Séligman, cha đẻ của tâm lý học tích cực, có thể được ứng dụng dễ dàng vào môi trường giáo dục và học đường thông qua năm yếu tố sau:

– Cảm xúc tích cực (Positive emotions): là khả năng nhìn nhận quá khứ, hiện tại và tương lai trong một viễn cảnh tích cực, nghĩa là, giúp học trò phát triển mối liên hệ mang tính xây dựng với việc đánh giá học lực, với những điểm mạnh, điểm yếu, hay sai lầm của bản thân.

– Cam kết (Engagement): khơi gợi, động viên học trò chủ động tham gia các hoạt động trong và ngoài buổi học.

– Quan hệ tích cực  (Relationships): nghĩa là chất lượng của các mối quan hệ giữa học trò với nhau phải được gây dựng dựa trên sự đoàn kết, hợp tác, tương trợ, đồng cảm, giữa học trò với giáo viên.

– Ý nghĩa cuộc sống (Meaning): là ý thức và mong muốn thường trực cải thiện đời sống học đường và luôn thống nhất giữa hệ giá trị và hành động.

– Thành tựu (Achievement): ý thức vượt lên chính mình, phấn đấu trong học tập.

Mô hình của Konu và Rimpelä (2002).

Trên phương diện xã hội học, công trình của hai nhà nghiên cứu Konu và Rimpelä (2002) đã đưa ra mô hình về an vui học đường bao gồm các chỉ số chia thành bốn loại như sau: điều kiện học hành (Having), quan hệ xã hội (Loving), hoàn thiện bản thân (Being) và tình trạng sức khỏe (Health). Căn cứ vào mô hình này, các nhà quản lý có thể đánh giá được tình trạng hay mức độ của chất lượng cuộc sống nơi trường học nói chung hay an vui học đường nói riêng tại cơ sở giáo dục của mình hay của cả nền giáo dục quốc gia.

Đánh giá “An vui học đường”: định tính hay định lượng?

Để đánh giá được an vui học đường, các nhà quản lý và nhà trường phải nhìn nhận ở bốn phương diện như sau:

– Thể chất (tiến hành đều đặn các hoạt động thể chất).

– Xã hội (mối tương tác với giáo viên và bạn học, cảm giác được là thành viên của cộng đồng).

– Tâm lý (các chủ thể trong môi trường giáo dục có cảm giác an toàn trong các mối quan hệ trong môi trường học đường, hài lòng về đời sống học đường).

– Nhận thức (cảm nhận có năng lực, học tập hiệu quả).

Thông qua bốn phương diện đó, học sinh và giáo viên cảm thấy an vui khi được:

– Tôn trọng và hài lòng về những nhu cầu tâm lý căn bản như cảm thấy an toàn, được công nhận, được lắng nghe, được yêu mến, công bằng.

– Tôn trọng những quyền căn bản: quyền được bảo vệ chống mọi hình thức phân biệt đối xử, quyền tự do thông tin, quyền biểu đạt và tham dự.

– Khả năng biểu đạt cảm xúc và tình cảm khi những nhu cầu hay quyền trên không được tôn trọng.

Từ một thập kỷ trở lại đây, hai ngành khoa học thần kinh cảm xúc và khoa học thần kinh xã hội đã minh chứng cho chúng ta thấy tác động vô cùng quan trọng của thái độ khoan dung (benevolence, bienveillance) trong môi trường giáo dục. Thái độ này biểu hiện ở khả năng của học sinh biết điều tiết cảm xúc trong các mối quan hệ tại trường học (với giáo viên, nhân viên, bạn học), biết thể hiện sự cảm thông với người khác, biết giải quyết các tranh chấp hay mâu thuẫn một cách có trách nhiệm.

Đề xuất tập huấn cho giáo viên, nhân viên ở khối trường phổ thông và mầm non
– Cung cấp và cập nhật kiến thức nghiên cứu khoa học về cảm xúc, trí thông minh cảm xúc, thần kinh học.
– Tổ chức những buổi phân tích thực hành nghiệp vụ thông qua câu chuyện, trải nghiệm, buổi học có ghi hình của giáo viên.
– Tổ chức thường kỳ (theo học kì hay theo tháng) các phiên khai vấn (school coaching) là khoảng không gian- thời gian lắng nghe, quan sát và trao đổi, sẻ chia giữa giáo viên với nhau hoặc giữa giáo viên với nhân viên nhằm giải phóng cảm xúc, giúp cho việc dạy trong lớp và quản lý nhà trường được thuận lợi.

Thầy và trò: vòng tròn thiện tâm

Người lớn, là phụ huynh và giáo viên, đều hiểu rằng niên thiếu là quãng tuổi đầy khó khăn và khó hiểu của học sinh, do những thay đổi về tâm sinh lý khiến cho tính cách, tâm lý, hành xử cũng biến đổi theo từng tháng, từng năm. Người lớn phải biết tạo ra những điều kiện, môi trường, thái độ, thậm chí cả chiến thuật để giúp học sinh cảm thấy bình an trong hành trình trưởng thành của mình.

Chúng ta vừa nhắc đến sự khoan dung cần tạo ra cho học trò, thì người lớn chúng ta cũng phải biết cách thể hiện sự khoan dung, thiện tâm của mình trước học sinh. Điều này được thể hiện ở nhiều chiều kích: quan tâm và lắng nghe, không phán xét và phê bình, giữ lời hứa và đồng hành, trợ giúp việc học hành… Những điều này giúp tạo dựng cho học trò sự tự tin, tự trọng, ý thức cố gắng phấn đấu, từ đó rèn luyện những kỹ năng tâm lý xã hội, là điều thiết yếu giúp người học sinh hôm nay công dân tương lai hòa nhập vào một xã hội ngày càng phức hợp và đa diện.

Nếu quan sát trong khuôn khổ học đường (lớp học), chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, nó tác động hoặc tiêu cực hoặc tích cực đến khả năng tiếp thu kiến thức, thái độ của học sinh. Sự giao tiếp này biểu hiện ở ba cấp độ: ngôn (chú trọng đến việc dùng câu, từ), phi ngôn (cử chỉ, điệu bộ, tư thế) và cận ngôn (giọng điệu, ngữ điệu, lưu lượng, âm lượng lời nói). Ba phương diện giao tiếp này tác động trực tiếp đến thái độ và nhu cầu về sự an toàn và niềm tin ở học sinh.

Có ba thời khắc khá tế nhị trong quá trình giảng dạy đứng lớp của giáo viên, đó là khi:

– Một học sinh thể hiện thái độ phản kháng (từ chối hay phản đối) trước một yêu cầu nào đó đến từ giáo viên

– Giáo viên đánh giá trình độ, học lực, ý thức học tập của học sinh

– Giáo viên phải thể hiện cái uy của người lớn

Các nước OECD đã đưa ra nhiều giải pháp để cải thiện “an vui học đường” theo từng năm. 

Đó cũng chính là lúc các giáo viên phải hết sức tỉnh táo kiểm soát bản thân và điều tiết, kiểm soát tình huống giao tiếp với học sinh sao cho tiêu chí đạo đức (ethic), bao dung và thiện tâm được coi là kim chỉ nam.

Khuyến khích và thúc đẩy an vui học đường có thể được tiến hành ở hai cách thức: một mang tính cá nhân (chăm sóc thường xuyên xúc cảm và thái độ của từng học sinh và giáo viên) và một mang tính tương tác (chăm chút cho chất lượng quan hệ giữa học sinh và giáo viên). An vui là một phương tiện, điều kiện để đạt được chất lượng học tập ngày càng tốt hơn, phát huy sự nỗ lực, kiên trì, óc sáng tạo và vượt lên chính mình ở người đi học.

Có cần một chính sách cho toàn bộ nền giáo dục?

Câu trả lời là có! Nền giáo dục của các nước phát triển, đặc biệt thuộc khối OECD, đã thi hành các biện pháp và cải thiện theo từng năm học. Khái niệm “an vui” được hiểu và quan tâm một cách khác nhau ở sáu quốc gia Úc, Tây Ban Nha, Mỹ, Phần Lan, Pháp và Anh. Trong đó, Phần Lan thực sự coi an vui vừa là mục đích giáo dục rõ ràng vừa là điều kiện giáo dục ở cấp quốc gia. Ở năm quốc gia còn lại, an vui được lồng vào các khái niệm khác như sức khỏe học đường, không khí học đường, an toàn, chất lượng cuộc sống, hay phân biệt đối xử… Tuy nhiên, các phương pháp tiếp cận tổng thể (whole school) cũng như các chương trình (curriculum) hướng đến giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội (Social and Emotional Learning, Personal Social and Health Education) đều trở nên rất phổ biến.

Việt Nam chưa có hẳn một chính sách tầm quốc gia cho nền giáo dục phổ thông về an vui học đường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam không quan tâm đến chủ đề này. Một vài tổ chức như HEARY – Positive Education Center, Wellbeing, ARNEC, Faros… đã tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho giáo viên và phụ huynh. Một số cơ sở giáo dục mầm non hay một vài trường quốc tế tại Việt Nam cũng bắt đầu giảng dạy cho học sinh (British International School Hanoi, Brendon Văn Hiến School, Bilingual Canadian International School…).

Nếu như chưa có chính sách từ Bộ Giáo dục và Đào tạo thì các nhà trường vẫn có thể dựng nên một bản đồ chiến lược tổng thể ở cấp cơ sở. Một cách lý tưởng, nội dung chương trình nên xuyên suốt từ lớp 1 đến (ít nhất là) lớp 9. Một cách tổng quát, đầu tiên, an vui phải hướng đến từng đối tượng sau, và một cách độc lập, là học sinh và giáo viên (đối tượng thứ ba sẽ là nhân viên), tiếp theo, hướng đến mối tương tác giữa hai đối tượng quan trọng này, sau đó, hướng đến không khí học đường, trang bị và cơ sở vật chất của nhà trường.

– Hướng đến học sinh: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, kỹ năng giao tiếp ứng xử tôn trọng lẫn nhau, đặt trọng tâm vào tinh thần tự học, động lực học và niềm vui học tập

– Hướng đến giáo viên: cập nhật kiến thức, tập huấn nâng cao kỹ năng đối thoại với học sinh

– Trang bị từ nhà trường: cơ sở vật chất thể hiện ở vệ sinh, an toàn, ăn uống…, tạo nên không khí lắng nghe thân thiện, giảm tối đa bạo lực từ lời nói đến hành động

Điều quan trọng là nhà trường đừng gò bó mình vào một khuôn khổ, hình mẫu hay vài tiêu chí mà nên điều chỉnh, thích nghi các biện pháp, và tiến hành khảo sát ý kiến thường kỳ (theo học kỳ hay năm học) từ giáo viên, phụ huynh và học sinh. □

Sáu biện pháp cho giáo viên thực hành để cải thiện an vui cho học sinh, ngay trong lớp học hay ở những giờ ngoại khóa:

1. Thực hành phương pháp giao tiếp không bạo lực (Nonviolent Communication): là cách thức giao tiếp khoan dung dựa vào sự đồng cảm, thấu cảm và không phán xét để tạo nên một không khí bình an.

2. Thiết kế những khoảng thời gian tĩnh: ví dụ sau mỗi giờ ra chơi, để chuẩn bị cho học sinh tập trung quay vào bài học, giáo viên có thể sử dụng những bài tập thở yoga, thiền… trong khoảng 10 phút.

3. Sáng kiến những vật dụng giúp học sinh tự đối thoại với bản thân: đó có thể là sổ tay cá nhân (học sinh hằng ngày có thể viết vẽ bộc lộ cảm xúc suy nghĩ tâm trạng, sử dụng viết như một liệu pháp tinh thần giải tỏa và giải phóng); phong bì hạnh phúc và kỉ niệm (là những tranh, ảnh, thiếp hoặc vật dụng nhỏ mỏng mà các học sinh bỏ vào phong bì để lưu giữ kỉ niệm) ; hay hộp giải stress (trong đó cất những vật dụng cá nhân giúp các bé mẫu giáo được cầm giữ mỗi khi mệt, sợ hoặc buồn trên lớp).

4. Đề xuất những giải pháp giải quyết các mâu thuẫn thông qua các bài tập, kỹ năng đối thoại giữa hai học sinh đang gặp mẫu thuẫn với sự xuất hiện của giáo viên như “trọng tài” để phân tích và giải quyết tình huống một cách khách quan.

5. Khuyến khích các hoạt động hợp tác nhằm mục đích không cạnh tranh hay tranh giành thắng thua, đặc biệt dễ thực hiện trong những bài tập như vẽ, thủ công hay nghệ thuật thị giác trong đó mỗi học sinh đóng góp một phần việc để tạo nên một tác phẩm tập thể.

6. Rèn luyện học sinh điều tiết cảm xúc và giảm stress: ví dụ biết gọi tên những nỗi sợ, lo âu, tìm hiểu nguyên nhân của những cảm xúc tiêu cực, hay tập những bài tập thể chất (thở, đi bộ, tĩnh tâm…) để điều tiết.

Nguyễn Thụy Phương

Nguồn: Tạp chí Tia sáng, ngày 25.3.2022.

-------

1 Ra đời vào năm 1998 thông qua bài diễn văn của Martin Seligman, Chủ tịch Hội Tâm lý học Mỹ, nhân Hội nghị thường niên của Hội này.

Tài liệu tham khảo

Konu, A., Alanen, E., Lintonen, T. et Rimpelä, M. (2002). Factor structure of School Well-being Model. Health Education Research17(6)

Konu, A. et Rimpelä, M. (2002). Well-being in schools: a conceptual model. Health Promotion International17(1)

Báo cáo khoa học “Chất lượng đời sống ở trường học” (CNESCO, 2017) http://www.cnesco.fr/fr/qualite-vie-ecole/

Nguyễn Thụy Phương, Báo cáo “Chất lượng cuộc sống và an vui tại trường học Pháp trong các văn bản chính thống”, Hội đồng quốc gia đánh giá hệ thống học đường (CNESCO – Pháp), 2016 : http://www.cnesco.fr/wp-content/uploads/2016/11/institutions2.pdf

Vì dịch bệnh, hơn 300 cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã tham dự lễ truy điệu trực tuyến để tưởng nhớ giảng viên trẻ vừa mất vì COVID-19. 

Ngày 12-9, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) và gia đình đã tổ chức Lễ truy điệu đặc biệt, theo hình thức online cho giảng viên trẻ, Th.S Nguyễn Thanh Phong vừa mất vì nhiễm COVID-19.

Th.S Trần Nam, Trưởng phòng truyền thông và Tổ chức Sự kiện của trường, cho biết đây là lần đầu tiên trường phải tổ chức một lễ truy điệu đặc biệt như vậy. Do điều kiện dịch bệnh phức tạp, hơn 300 người là cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường từ nhiều nơi đã tham dự qua ứng dụng trực tuyến để tưởng nhớ về một đồng nghiệp, một người thầy.

Dù là buổi lễ online, chỉ thông qua ứng dụng trực tuyến, nhiều người không khỏi xúc động, bày tỏ những lời chia buồn sâu sắc, những tình cảm thân thương về một giảng viên trẻ.

20210913 2

Hình ảnh tại Lễ truy điệu trực tuyến

Được biết, ThS. Nguyễn Thanh Phong sinh năm 1974 tại xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Thầy đã có 25 năm gắn bó với Trường ĐH KHXH&NV. Trước khi mất, thầy là giảng viên Bộ môn Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt thuộc Khoa Việt Nam học của trường.

Tuy nhiên, sau hai tháng không may nhiễm COVID-19, thầy đã qua đời vào sáng ngày 11-9.

Khi nghe tin giảng viên Phong qua đời, nhiều đồng nghiệp, sinh viên không khỏi bất ngờ vì thầy chỉ mới 47 tuổi. Thầy Phong được biết đến là một giảng viên đầy nhiệt huyết, tận tụy, tình cảm và nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện.

ThS. Trần Nam cũng cho hay, trong thời gian thầy bệnh, vì điều kiện giãn cách xa gia đình, nhiều thầy cô trong trường cũng đã thay nhau hỗ trợ, chăm sóc thầy Phong. 

Phạm Anh

Nguồn: Pháp luật TPHCMngày 12.9.2021.

Đang kẹt dịch Covid-19 ở Bình Dương chưa về quê chồng bên Mỹ được, nhà văn Lý Lan viết bài chống dịch cùng đồng bào trên Facebook nhà mình. Vẫn cách viết ấy, rất văn, rất hài, rất Lý Lan…

Nhà văn Lý Lan

Trang Lý Lan trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 (tập 2) bộ Chân trời sáng tạo là bài tập đọc Chuyện của vàng anh chỉ gồm 182 âm tiết. Nhưng quá trình làm ra “văn liệu” cho bài ngắn này lại thật dài. Bắt đầu từ khi Lý Lan viết truyện Lời chào lá non với khoảng 600 âm tiết, trong tập truyện Ngôi nhà trong cỏ - tập truyện đoạt giải A cuộc thi sáng tác cho nhi đồng (1982-1984) do NXB Kim Đồng và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.

Mở ra thế giới kỳ diệu cho học sinh

Năm 2012 trong sách Ô cửa bầu trời cũng của NXB Kim Đồng, truyện Lời chào lá non được đổi tên thành Ban mai dài tới 1.072 âm tiết do tác giả thêm vào truyện cũ, chuyện của nhân vật mới con chim vàng anh. Sách Tiếng Việt 2 lấy đoạn trích Chuyện của vàng anh, từ truyện Ban mai:

“Vàng anh vừa thức giấc. Nó ngạc nhiên bởi có cái gì mới lắm, lạ lắm. Nó tò mò nhìn lá non: “Bạn ở đâu đến vậy?” “Em mới mọc lên đêm qua” “Còn bác lá vàng đâu?”“Bác ấy đã về cội ạ”. Ra thế! Chỉ qua một đêm, lá vàng đã rụng xuống cho lá non mọc lên. Phải chia sẻ điều này với cỏ non thôi! Nó vừa sà xuống bãi cỏ đã nghe tiếng cười. Cỏ non cũng lạ ghê chưa, đã lớn rồi! Một đóa hồng đỏ thắm đang cười rất tươi với nó. “Hôm qua bạn còn là nụ kia mà?”. “Qua một đêm ngậm sương sáng nay tôi đã nở”. “Vậy ra các bạn đều thức suốt đêm qua để lớn lên!”. Rồi nó nói tiếp: “Còn tôi, đêm qua, tôi nằm mơ thấy mình bay giữa đồng cỏ xanh. Nơi đó có hoa tỏa ngát hương, tất cả các loài đều biết hót. Rồi nó cất tiếng hót: “La la la la! La lá la la...”.

Để truyện đồng thoại Ban mai vừa với kích tấc sách giáo khoa lớp 2, nhóm biên soạn cắt bỏ đoạn truyện có nhân vật nanh ác - con sâu ăn lá, cùng anh hùng tắc kè, người đã tiêu diệt con sâu. Nhóm biên tập đã bỏ đi chất kịch gay cấn, chỉ giữ lại cho học sinh lớp 2 chất thơ bay bổng. Vì thế trong phần Cùng sáng tạo với trò chơi “giọng ai cũng hay” ở cuối bài học, các em được phân 4 vai để đọc diễn cảm, chứ không phải phân vai để diễn kịch.

Chất thơ Lý Lan, còn có ở bài văn xuôi đầu tiên sách Ngữ văn 7 (tập 1), bộ sách còn dùng trong năm học 2021 - 2022. Đó là tản văn Cổng trường mở ra dài 2 trang in, kể chuyện:

“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được… Ngày mai… Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.

Khác với Chuyện của vàng anh, bài tản văn Cổng trường mở ra vừa in ra trên báo thì được tuyển ngay vào sách giáo khoa. Nguyên Tổng biên tập Nguyễn Quang Thọ, người duyệt in bài báo này cho biết: “Cổng trường mở ra in trên báo Yêu trẻ ra ngày 1/9/2000, hôm nay đọc lại tôi vẫn thấy xúc động như đọc lần đầu. Lý Lan viết kỹ lưỡng. Bằng ấy năm cộng tác, tôi không phải sửa bài bao giờ… Báo Yêu trẻ nghèo, nhuận bút rất hẻo, nhưng thay vì gửi bài cho báo khác nhuận bút "xôm" hơn, chị vẫn gửi cho Yêu trẻ. Có lẽ với chị Yêu trẻ mới xứng đáng được in những bài như Cổng trường mở ra.

Lý Lan “yêu trẻ”, yêu đối tượng văn học của mình tới mức như chị từng nói: “Nếu cả đời tôi chỉ viết được 1 truyện trẻ em xứng đáng là văn học thiếu nhi, là đủ cho tôi mãn nguyện về nghề nghiệp” (Thể thao và Văn hóa, 12/4/2009 ). “Văn học thiếu nhi chiếm cái gác xép trong ngôi nhà sáng tạo của tôi… nơi tôi cất giữ buồn vui thương nhớ, là chỗ tôi lẳng lặng tìm về, quên tất cả những thứ ở “tầng dưới”, tâm hồn được thanh lọc, và mình đơn giản là mình” (Thanh niên, 1/6/2011).

Bài “Chuyện của vàng anh” của Lý Lan trong sách “Tiếng Việt 2” (tập 2)

Bút pháp luôn biến đổi

Thế giới nhân vật của Lý Lan hết sức phong phú đa dạng. Đó là kết quả của một bút pháp luôn biến đổi. Lý Lan viết tiểu thuyết tư liệu Chân dung người Hoa ở TP.HCM (NXB Văn hóa Thông tin, 1994) để có những nhân vật mang tên thật của mình, Phùng Há, Hồ Anh, Ngô Liên, Lê Thị Riêng…

Trong tiểu thuyết hư cấu Lệ Mai (NXB Văn nghệ TP.HCM, 1998 và đã chuyển thể thành phim truyền hình), bà mẹ trẻ Lệ Mai dẫn người đọc, người xem thâm nhập đất Chợ Lớn nơi bà con gốc Hoa đóng góp nhiều nét đẹp văn hóa cho đất Việt để chứng kiến cuộc sống đang đổi thay theo hướng tích cực.

Lý Lan tìm được không gian nghệ thuật thật độc đáo khi để nhân vật bé Viễn thả diều từ các mái tôn của một xóm nghèo phố thị. Ở vị trí ấy, cậu bé máu nghệ sĩ, buộc dây nối mình với trời xanh, trong khi tai phải nghe những chuyện “dưới đáy” từ sàn nhà chật chội dội lên, vậy mà tấm lòng trẻ thơ vẫn hướng thiện, biết hứa với mẹ, lớn lên không nhậu nhẹt đập phá như ai - “Lớn lên con thả diều má à” (Thả diều, NXB Trẻ, 1996). Bằng cách kết khi truyện đạt cao trào, Lý Lan đề nhân vật nam sinh PTTH tên Châu, bị gia đình và nhà trường bỏ rơi khiến “Châu cúi gầm đầu đi ra bãi giữ xe, nhảy lên xe, rồ máy nổ ình ình, nhả khói đầy sân trường rồi phóng vọt qua cổng vượt qua đèn đỏ, vượt qua xe buýt, vượt qua những con mắt khó chịu của khách đi đường, Châu phóng xe như điên mà không biết mình đi đâu (Những người lớn, NXB Kim Đồng, 1992). Truyện hết mà chưa hết chuyện, nhà giáo - nhà văn Lý Lan đưa nhân vật văn học của mình, tới một giao lộ đầy hiểm nguy để bàn giao cho cuộc sống. Bàn giao trước khi sáng tạo một nhân vật mới!

Danh sách nhân vật đáng nhớ của Lý Lan kéo dài khi bà lấy ngay những bạn văn vong niên, đồng niên với mình làm mẫu, để có hẳn một tập chân dung Khi nhà văn khóc (NXB Văn nghệ TP.HCM, 1999) kể chuyện “Đứa con lưu lạc năm mươi năm” trở về với người cha tinh thầy Lý Văn Sâm. Kể chuyện Trang Thế Hy “lần đầu tiên” “nói không đúng sự thật” để gương mặt bà mẹ chiến sĩ “tỏa lan một niềm hạnh phúc khó tả”; kể chuyện “Ở tuổi quá lục tuần, nhà văn Sơn Nam lần đầu tiên trong đời nhìn thấy sông Hồng từ trên không phận Bắc Bộ. Lúc ấy trời trong, gió nhẹ, ít mây, cơ trưởng vừa thông báo rằng thời tiết bên ngoài tốt và máy bay sắp hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Cánh máy bay dường như chao nghiêng, nhà văn nhìn đăm đăm qua ô cửa kính. Bất chợt từ đôi khóe mắt già nua từng chứng kiến bao cảnh đời dâu biển, 2 giọt lệ không dừng được ngập ngừng một thoáng rồi lăn xuống vội vàng”.

Sắc sảo và hài hước

Lý Lan trong vai trò nhà báo từng giữ chuyên mục thể thao cho báo Người lao động. Bà hài hước khi bình luận bóng đá: “Coi đá banh mà không có người cùng bình luận, cụng ly thì đúng là thấy nó dở ẹc… Nghỉ giải lao giữa 2 hiệp, tôi ra sân nhà mình làm vài động tác thể dục cho giãn gân cốt để chuẩn bị thưởng thức hiệp 2. Ông hàng xóm lại xuất hiện, tâm sự: Nãy giờ tôi cũng thử xóc-cờ (soccer - bóng đá), nhưng thú thiệt, chơi một banh không khoái bằng chơi cả banh lẫn chày”.

Nhưng khi cần phản biện xã hội. Nhà báo Lý Lan nghiêm túc, kỹ lưỡng, sắc sảo. Đứng trước con suối đang bị tắc nghẽn đang chết, bà ngậm ngùi:“Nhờ mấy trận mưa vừa qua, con suối lại róc rách chảy, nhưng nước đục lợn cợn, mùi hôi hóa chất cùng chất thải công nghiệp theo dòng suối vào từng con mương thấm vào những mảng vườn măng cụt, sầu riêng. Phất phơ hai bên bờ suối những bao ni-lông và các thứ rác của xã hội tiêu dùng… ống hút, dây thun, giấy gói quà, bình nhựa... tôi đứng lặng yên nghe đứa nhỏ trở về trong tôi bật khóc”.

Nhìn các trường học phá tường rào mở ki-ốt bán buôn gây ô nhiễm môi trường sư phạm bà phẫn nộ, mai mỉa: “Nếu cứ đập trường ra xây ki-ốt như vậy, liệu có phải chỉ gạch ngói tan tác không? Ai lường được cái giá sẽ phải trả cho sự đổ vỡ trong tâm hồn trẻ thơ… Hay ta quan niệm rằng tu giữa chợ mới chóng đắc đạo nên đem chợ búa bao vây trường học cho các em sớm thành... con buôn?”.

Đang kẹt dịch Covid-19 ở Bình Dương chưa về quê chồng bên Mỹ được, nhà văn Lý Lan viết bài chống dịch cùng đồng bào trên Facebook của mình. Vẫn cách viết ấy, rất văn, rất hài, rất Lý Lan: “Bữa nay (30/7/2021) hẻm vô nhà tui đã giăng dây, để chặn mấy người "né chốt" luồn đường hẻm. Tui không đi ra đường, không biết chốt chặn chỗ nào. Nhưng như vậy là người giao hàng không thể vô tới sân nhà tui nữa, tui phải ra tận chỗ giăng dây giao dịch. Thôi, khỏi giao luôn cho khỏi dịch. Bèn kê biên lại thực phẩm thiết yếu trong nhà. Gạo còn hơn 4 bịch, muối còn cỡ 3 ký. Ngay cửa có cây ớt hiểm. Cóc Thái sau nhà đang có trái. Yên tâm. Tuy bắt cá ăn hết rồi nhưng từ giờ đến cuối tháng sau vẫn bảo đảm ngày 3 bữa cơm và cóc chấm muối ớt…”.

Vài nét về nhà văn Lý Lan

Nữ nhà văn Lý Lan sinh 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP.HCM, khoa Anh văn, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ). Bà từng dạy học ở Long An và TP.HCM, là dịch giả bản tiếng Việt Harry Potter, là tác giả 30 tác phầm văn học gồm truyện, thơ, tiểu thuyết, tản văn, chân dung... Bà hiện sống ở Mỹ và Việt Nam.

Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/gap-lai-tac-gia-duoc-dua-vao-sgk-cong-truong-mo-ra-voi-ly-lan-n20210804143210025.htm

Mấy tuần nay biến chủng Omicron hoành hành ở Hà Nội và trên cả nước. Lớp học trò chúng tôi ở miền Nam chỉ có thể tưởng niệm Thầy trong tấm lòng biết ơn và thương tiếc…

GS Phùng Văn Tửu và GS Trần Đình Sử

Khoảng nửa cuối năm 1975, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn tập trung tất cả sinh viên từ năm thứ ba trở lên đang học dở dang các ngành Văn chương Việt Nam, Hán văn, Ngữ học, Triết học, Báo chí, gồm cả những người từ Đại học Vạn Hạnh, Đại học Đà Lạt, Đại học Minh Đức chuyển sang, vào chung một khối sinh viên gồm sáu lớp được gọi là Ngữ văn bổ túc. Thời cuộc thay đổi, nhiều sinh viên ra đi hoặc bỏ học, nhưng số còn lại cũng hơn 320 người, ngồi kín giảng đường 2 là nơi ngày trước các thầy Đông Hồ, Thanh Lãng, Nguyễn Duy Cần từng giảng dạy.

Trong khi các giáo sư của Đại học Văn khoa phải tập trung học chính trị, Ban lãnh đạo mới của trường (gồm các thầy Phan Hữu Dật, Bùi Khánh Thế, Lý Chánh Trung) đã mời các giáo sư uy tín của Hà Nội vào giảng dạy cho khóa sinh viên đặc biệt ấy. Trước 1975, ở trường phổ thông chúng tôi học quốc văn và triết học, nên kiến thức văn học nước ngoài chỉ hạn chế trong những tác phẩm yêu thích được dịch sang tiếng Việt. Nhờ chương trình mới mà chúng tôi có được kiến thức tương đối hệ thống về văn học thế giới, qua sự truyền đạt rất nghiêm cẩn của các thầy cô đến từ hai trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Hà Nội: Lê Hồng Sâm, Nguyễn Đức Nam, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Hải Hà.

Thầy Phùng Văn Tửu vào dạy chúng tôi giữa năm 1976. Lúc đó thầy chỉ hơn 40 nhưng trông rất gầy yếu. Thầy bảo trong những năm dạy học ở Vinh và Hà Nội, chưa bao giờ thầy dạy một lớp đông như thế này. Trời nóng, mấy cái quạt trần quay vù vù mà giảng đường vẫn oi bức, có hôm thầy mệt quá, phải ngừng dạy giữa chừng, mấy bạn nữ sinh viên mang dầu gió lên cho thầy xoa. Hết giờ nghỉ, thầy lại dạy tiếp, chúng tôi lắng nghe bài giảng sâu sắc của thầy về Hamlet của W. Shakespeare. Về Hà Nội thầy chấm bài của chúng tôi rất kỹ. Khác với một số thầy cô thường nương tay để động viên học sinh miền Nam, thầy Phùng Văn Tửu, tuy không đánh rớt ai, nhưng cho điểm rất công bình, có người cao kẻ thấp chứ không dàn đều, để nhắc nhở mọi người cùng cố gắng. Bài học về sự cẩn trọng, khách quan đó của thầy chúng tôi luôn nhớ khi vào nghề giáo.

Năm sau, một nhóm sinh viên chúng tôi được nhà trường gửi ra học tiếp ở Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau ba ngày ba đêm đi tàu hỏa, chúng tôi đến ga Hàng Cỏ một chiều mùa thu năm 1977. Thật vui mừng và ngạc nhiên, khi vừa bước xuống toa, chúng tôi thấy thầy Phùng Văn Tửu đứng đón trên lối ra cổng ga. Thì ra một bạn trong đoàn đã viết thư báo cho thầy biết chuyến đi. Hồi đó tàu hỏa luôn trễ giờ, thầy phải chờ rất lâu ở ga để gặp chúng tôi. Nhận hành lý xong, chúng tôi lên xe ca của nhà trường, còn thầy thì đạp xe cùng theo về khu nhà “lắp ghép” Trung Tự xem chúng tôi nhận phòng, ổn định chỗ ở.

Hai năm ở Hà Nội, chúng tôi chỉ được học với các thầy cô ở Đại học Tổng hợp nhưng vẫn giữ liên lạc thường xuyên với các thầy cô ở Đại học Sư phạm, gần gũi nhất là thầy Phùng Văn Tửu. Hai cái Tết 1978 và 1979, thầy đều gọi chúng tôi đến nhà thầy ở phố Hàng Gai, thuộc quận Hoàn Kiếm, ăn tết. Đó là một nhà phố dài dành cho mấy căn hộ, gia đình thầy cô ở tầng trệt. Vợ thầy, cô Bích Ngọc, cũng là nhà giáo, một phụ nữ phúc hậu, lịch thiệp, ân cần. Lần đầu tiên tôi biết ăn món bóng xào thập cẩm và ăn bánh chưng với chè kho do cô chiêu đãi. Nhà thầy ở gần Hồ Gươm và khu phố cổ, nên thầy dặn chúng tôi khi nào muốn đi dạo phố thì hãy để xe đạp ở nhà thầy.

Trước ngày trở về miền Nam, chúng tôi đến chào thầy cô, thầy có vẻ không vui vì trước đó không được mời dự lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp của chúng tôi. Tôi chỉ thay mặt các bạn xin lỗi thầy chứ không biết nói sao, vì các thủ tục là do nhà trường tiến hành. Năm đó, Trung Quốc vừa đánh ta tàn bạo ở biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam cũng rất căng thẳng, chúng tôi chỉ mong bảo vệ xong rồi sớm về miền Nam.

Ra trường, theo nghề dạy học, tuy không dạy văn học phương Tây nhưng tôi đọc kỹ tất cả những công trình khảo cứu và dịch thuật của thầy Phùng Văn Tửu. Có thể nói đó là bộ sách được biên soạn công phu, hiện đại dưới một cái nhìn học thuật dân chủ và cởi mở. Những trào lưu mới của văn học phương Tây đều được lý giải cặn kẽ dưới ngòi bút thuyết phục của thầy. Một hiện tượng văn học nào dù thầy không ưa thích và cổ vũ cũng được trình bày một cách điềm tĩnh, khoan hòa. Thật thú vị, cũng như các giáo sư Đặng Anh Đào, Đỗ Đức Hiểu, là người nghiên cứu văn học phương Tây lâu năm, nhưng mỗi khi trở về liên hệ soi chiếu với văn học Việt Nam, giáo sư Phùng Văn Tửu luôn có những khám phá và phát hiện độc đáo.Trong cái vẻ hàn lâm vốn có, những cuốn sách của thầy luôn gần với đời sống. Có lần, giữa những trang sách viết về văn học hiện đại phương Tây, thầy đã liên hệ phân tích tác phẩm của những nhà văn đương đại ở Nam Bộ như Trang Thế Hy, Dạ Ngân, lại còn in kèm chân dung của tác giả.

Tuổi cao, thầy Phùng Văn Tửu không nhận lời vào miền Nam giảng bài, nhưng chúng tôi vẫn thường được gặp thầy trong những dịp sinh hoạt khoa học. Thời gian vào TP. HCM làm đồng chủ biên Từ điển văn học (bộ mới), thầy Tửu gọi tôi đến dùng cơm, sau đó lại gửi tặng bộ sách quý ấy. Được tin gia đình thầy chuyển đến một khu nhà khang trang, lịch sự ở đường Trần Phú, quận Ba Đình, một lần đi công tác Hà Nội, tôi xin đến thăm thầy. Bước vào nhà, nghe mùi thơm của thuốc Bắc, thầy giải thích: Thầy sắc thuốc cho cô. Cô bị bệnh trọng ra đi trước thầy, nay thì đến lượt thầy ra đi.

Mấy tuần nay biến chủng Omicron hoành hành ở Hà Nội và trên cả nước. Lớp học trò chúng tôi ở miền Nam chỉ có thể tưởng niệm Thầy trong tấm lòng biết ơn và thương tiếc.

Nguồn: https://vanvn.vn/tuong-niem-thay-phung-van-tuu/

20210624

Đào tạo trực tuyến vốn là phương án dự phòng của nhiều trường đại học trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và trong đợt dịch lần này, phương thức đào tạo này được triển khai một cách chính thức. Với quá trình chuẩn bị chu đáo, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG-HCM) đã triển khai công tác dạy và học trực tuyến nhanh chóng, hiệu quả. 

TS. Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV - đánh giá rằng đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển đổi phương pháp dạy học của các trường đại học cũng như Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Tuy nhiên, với kinh nghiệm từ đợt dịch trước, cụ thể là tháng 3.2020, nhà trường đã lên kế hoạch và có những bước chuẩn bị cụ thể để tiếp cận với đào tạo trực tuyến.

Nhà trường đã giao cho tổ Công nghệ thông tin và Dữ liệu phụ trách phần mềm Learning Management System (LMS) nhằm đưa các tài liệu eLearning tới số lượng lớn sinh viên - học viên, đồng thời hỗ trợ nhà trường dễ dàng theo dõi, điều chỉnh và đánh giá quá trình đào tạo một cách hiệu quả. “Vì vậy, trong giai đoạn này, giảng viên đã có thể chia sẻ tất cả nguồn dữ liệu học tập, kiểm soát lớp học chặt chẽ và tăng độ tương tác với sinh viên” - TS. Phạm Tấn Hạ khẳng định.

Nguyễn Thành Tín (Sinh viên khoa Báo Chí và Truyền Thông) cho biết: “Học online chính là giải pháp vô cùng hữu ích để không làm gián đoạn việc học của mình trong tình hình dịch bệnh phức tạp như thế này. Tuy nhiên, việc học trực tuyến dễ khiến mình cảm thấy khá bị động và không được hào hứng hơn so với việc học trực tiếp”. 

Cùng ý kiến, Nguyễn Thị Trúc Mai (Sinh viên khoa Lưu Trữ - Quản trị văn phòng) nhận thấy việc học trực tuyến giúp sinh viên tiết kiệm thời gian di chuyển và đảm bảo yêu cầu 5K của Bộ Y tế trong thời điểm hiện tại. Theo Trúc Mai, để đẩy mạnh hiệu quả của việc dạy học trực tuyến, giảng viên và sinh viên nên cùng nhau xây dựng phương pháp học tập thú vị hơn như đầu tư các sản phẩm khi thuyết trình, tổ chức trò chơi,... sẽ thu hút những bạn trong lớp tập trung hơn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần quan tâm đến việc kiểm duyệt yêu cầu tham gia lớp học trực tuyến để tránh mất nhiều thời gian.

Còn theo học viên Khánh Linh (học viên cao học ngành Chính trị học, khoa Triết học), học trực tuyến giúp giảng viên và học viên chủ động về thời gian, áp dụng được nhiều phương pháp giảng dạy, vừa góp phần nâng cao khả năng sử dụng thông tin, vừa bồi dưỡng năng lực và thái độ học tập của người học. “Với tình hình hiện tại, nhà trường cần đẩy mạnh giảng dạy trực tuyến, để không làm chậm tiến độ học tập của người học. Giảng viên nên cung cấp tài liệu trước buổi học để sinh viên tham khảo, còn trong quá trình học, giảng viên sẽ hướng dẫn những nội dung nâng cao và chuyên sâu hơn.  Đặc biệt, giảng viên nên mở camera liên tục để kiểm tra quá trình học của sinh viên và  có thể cho bài tập khuyến khích phát biểu” - Khánh Linh đóng góp.

Giải đáp những thắc mắc về việc tổ chức kỳ thi cuối kỳ và các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ, TS. Phạm Tấn Hạ cho biết: “Nhà trường đã thông báo cho tất cả các khoa/ bộ môn rằng những môn nào có thể tổ chức được nhiều hình thức thi sẽ được triển khai trước, có thể làm bài tiểu luận hoặc thi vấn đáp qua ứng dụng trực tuyến. Còn với những môn bắt buộc thi trực tiếp thì chúng ta phải chờ tình hình dịch bệnh được kiểm soát và đợi những thông báo tiếp theo từ các cấp”. Phó Hiệu trưởng nhà trường nhắn nhủ sinh viên nên chuẩn bị cho mình một tâm thế chủ động, có kế hoạch kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân để hoàn thiện trí tuệ và tinh thần. Còn về phía Nhà trường, khi tình hình ổn định, tất cả hoạt động sẽ được tổ chức trở lại và đảm bảo tiến độ học tập, thực tập và tốt nghiệp cho sinh viên.

Bên cạnh đó, Phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp cũng chủ động tìm kiếm và giới thiệu đến sinh viên, học viên Trường các khóa học trực tuyến bổ trợ khác được tổ chức bởi các trường đại học, các tổ chức hỗ trợ phát triển giáo dục uy tín trên thế giới. Thư viện trường tổ chức dịch vụ mượn sách tham khảo trựi tuyến và chuyển cho bạn đọc thông qua đường chuyển phát...

Tường Vi

Nguồn: ĐHKHXH&NV - ĐHQG-HCM

Giáo sư, Nhà giáo ưu tú Phùng Văn Tửu, chuyên gia đầu ngành về văn học phương Tây, đã qua đời ngày 9-3, hưởng thọ 88 tuổi.

Thông tin từ Khoa Ngữ văn thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết Giáo sư-Nhà giáo ưu tú (GS-NGƯT) Phùng Văn Tửu, nguyên Phó trưởng Bộ môn Văn học nước ngoài của Khoa Ngữ văn - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chuyên gia đầu ngành về văn học phương Tây, đã qua đời hồi 0 giờ 30 phút sáng ngày 9-3, hưởng thọ 88 tuổi.

GS Phùng Văn Tửu, chuyên gia đầu ngành về văn học phương Tây, đã qua đời ngày 9-3

GS Phùng Văn Tửu sinh năm 1935 tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội trong một gia đình nhà giáo. Các anh chị em của GS phần nhiều đều trưởng thành, trở thành những nhà giáo, kỹ sư, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.

Tốt nghiệp đại học năm 1959, GS Phùng Văn Tửu từng là cán bộ giảng dạy tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội từ năm 1959 - 1961. Từ năm 1961 - 1968, ông giảng dạy tại Đại học sư phạm Vinh.

Từ năm 1969, ông là giảng viên tại Khoa Ngữ văn - ĐH Sư phạm Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu năm 2002.

Ông được phong Giáo sư từ năm 1991, được Nhà nước công nhận là Nhà giáo ưu tú, được trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì, Huy chương Hữu nghị Campuchia, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục.

GS Phùng Văn Tửu là chuyên gia đầu ngành về văn học Phương Tây. Ông là chuyên gia về Văn học Pháp (về Rouseau, Hugo, Aragon...), chuyên gia về vấn đề giảng dạy, tiếp nhận Văn học nước ngoài ở Việt Nam, về những vấn đề thi pháp Văn học Phương Tây.

GS Phùng Văn Tửu là tác giả của 11 cuốn sách chuyên khảo, 14 sách dịch và hơn 50 bài báo khoa học chuyên ngành Văn học Phương Tây.

Các giáo trình Văn học Phương Tây, cuốn Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2002; 2008) của GS Phùng Văn Tửu được đánh giá cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Cụm công trình Tiểu thuyết Pháp nửa sau thế kỷ 20 của GS Phùng Văn Tửu được Giải thưởng Nhà nước về KHCN năm 2005. Cuốn chuyên khảo sau cùng Cách tân nghệ thuật Văn học Phương Tây (NXB KHXH, HN, 2017) của ông được Giải thưởng Hội nhà văn năm 2017.

Ở vai trò một người thầy, GS Phùng Văn Tửu được nhiều thế hệ sinh viên rất yêu quý.

Lễ tang GS Phùng Văn Tửu được cử hành từ 7 giờ 00 - 7 giờ 50 ngày 16-3 tại Nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Lễ truy điệu và đưa tang vào hồi 8 giờ cùng ngày. An táng tại Thiên Đức Vĩnh hằng viên, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/gs-phung-van-tuu-chuyen-gia-dau-nganh-ve-van-hoc-phuong-tay-qua-doi-20220309193607915.htm

Kể từ những ngày đầu xảy ra trường hợp khẩn cấp về y tế, việc giảng dạy trong các trường đại học Ý đã phải tự đổi mới để đối phó với một tình huống bất ngờ và đột ngột. Vào đầu tháng 3 năm 2020, đã có nhiều nghị định của Chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và các biện pháp đầu tiên là ngừng giảng dạy, ngừng tổ chức các kỳ thi hay các buổi lễ tốt nghiệp đông người ở tất cả các trường đại học trên nước Ý. Ngoại trừ một số trường như Bách khoa (Politecnico di Milano), nhờ trang bị và chuẩn bị tốt về công nghệ, nên trong thời gian lockdown vào mùa xuân năm 2020, các giáo sư và sinh viên là những người đầu tiên thực hiện các khóa học theo phương thức đào tạo từ xa (DaD); còn lại nhìn chung, tình trạng khẩn cấp đã làm nổi rõ vấn đề phải đào tạo giảng viên, những người thường không rành về các nền tảng công nghệ hay chưa được cập nhật phương pháp giảng dạy DaD. Từ đầu những năm 2000, ở Ý, e-learning chỉ được sử dụng trong các trường đại học viễn thông hoặc bách khoa, trong khi cách học này đã phát triển ở các nước khác, đặc biệt là trong khối Anglo-Saxon.

20210615

Trường Politecnico ở Milano

Theo Kế hoạch Quốc gia về Kỹ thuật số, đổi mới giáo dục không thể thực hiện nếu không có một kế hoạch tổng thể về phát triển kỹ thuật số, đào tạo giảng viên và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ của trường đại học. Tiềm năng của DaD nên được phát triển và ứng dụng không chỉ trong trường hợp khẩn cấp để giúp giảng viên làm quen với phương pháp xen kẽ giữa tự học thông qua e-learning và giảng dạy trực diện tập trung hướng về nghiên cứu chuyên sâu. Để tiến đến mục đích này, Politecnico di Milano đã phát triển chương trình DOL (Diploma On Line- cấp bằng trực tuyến) dành riêng cho việc đào tạo các giảng viên có kinh nghiệm sử dụng công nghệ trong giảng dạy.

Hiện nay, các đại học Ý có rất nhiều việc cần làm:

- Bắt đầu tạo ra các nền tảng học tập điện tử, bao gồm cả các nền tảng công cộng.

- Phát triển mạng kỹ thuật số để chia sẻ các ứng dụng đã được các trường đại học thực nghiệm hoặc theo các hướng dẫn của Bộ Đại học và Nghiên cứu.

- Khuyến khích các trường đại học truyền thống áp dụng các nền tảng DaD thế hệ mới nhất.

- Hỗ trợ những người chưa có các thiết bị điện tử được mua giảm giá để có thể kết nối.

- Xác định trên toàn lãnh thổ quốc gia các khu vực dành cho sinh viên học tập ở xa (thư viện,...) để khắc phục tình trạng thiếu không gian phù hợp để theo dõi bài học mà vẫn đảm bảo tính an toàn xã hội.

Giải pháp mà Politecnico di Milano đưa ra chưa từng có tiền lệ: tăng cường cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, khám phá các giải pháp công nghệ và phương pháp giảng dạy mới, cho phép thực hiện các hoạt động giảng dạy và đánh giá đều đặn ngay trong những tháng đầu tiên của tình trạng khẩn cấp. Tất cả các trường đại học sau đó đã có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy đồng bộ và không đồng bộ trong thời gian khẩn cấp, tổ chức các phương thức hoạt động giảng dạy hỗn hợp, tính đến nhu cầu đào tạo của các khóa học và tuân thủ các quy tắc y tế. Trên trang web của trường đại học, mọi người đều thấy thông tin về cách thực hiện các hoạt động có sự hiện diện và những hoạt động từ xa. Sinh viên quốc tế được khuyến khích tận dụng chương trình đào tạo Từ xa.

Các bài học trực tuyến chủ yếu được tổ chức đồng bộ, theo phương pháp thiết kế để khuyến khích sự tham gia tối đa của sinh viên. Các hoạt động trực tiếp - bài giảng, bài tập chuyên sâu, bài tập - được chia thành nhiều đợt hoặc thực hiện ở chế độ web conference, bảo đảm quyền truy cập từ xa vào tài liệu giảng dạy. Để tham gia các hoạt động trực diện (nếu có thể) và học trong thư viện, sinh viên bắt buộc phải đặt chỗ trước. Vì virus chưa ngừng lan truyền, năm học mới bắt đầu vào mùa thu cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn lây lan. Tuy nhiên, không giống như mùa xuân năm ngoái, việc đóng cửa toàn bộ đã không cần thiết: có nhiều trường chọn phương pháp giảng dạy hỗn hợp nhưng cũng có trường chọn phương thức duy nhất là dạy từ ​​xa.

Sau khi được áp dụng rộng rãi trong nhiều tháng, theo kế hoạch tổ chức và giáo huấn cho giáo viên và học sinh, thật khó tưởng tượng là có thể trở lại giảng dạy trực diện vì chưa biết tình trạng khẩn cấp về y tế sẽ kéo dài bao lâu. Vì lý do này, các trường Đại học đã tự cấu trúc theo cách phù hợp để đảm bảo việc sử dụng các bài học theo phương thức kép, cả trực tuyến và trực tiếp, sử dụng các nền tảng hội nghị truyền hình và phần mềm eLearning để tạo các bài giảng. Ngoài các trường hợp khẩn cấp, phương pháp DaD sẽ rất hữu ích cho sinh viên - công nhân hoặc tiếp cận những sinh viên ở xa gặp khó khăn trong việc đến các trường. Do đó, cả giáo viên và học sinh có thể dùng những phương pháp dạy từ xa như một công cụ để biến tình huống khẩn cấp thành cơ hội cho tương lai.

Milano 3-2021

Elena Pucillo Truong

(Trương Văn Dân dịch từ bài viết Lo sviluppo della Didattica a Distanza (DaD) per il futuro)

Tác giả gửi cho Web Khoa Văn học

Lâu nay ta thường nghe một câu nói là nước mình “thừa thầy thiếu thợ”. Muốn biết câu nói này chính xác đến đâu cần phải có những con số cụ thể, những thống kê và so sánh với nhu cầu của thị trường lao động. Nhưng nhận định trên chắc được rút ra từ thực tế sản xuất và dễ nhận thấy những hàm ý bên trong. Đó là sự mất cân bằng của nhân lực lao động so với nhu cầu sản xuất. Đó là ở ta, thừa người biết nói nhưng thiếu người biết làm. Đó là ở ta rất trọng khoa bảng nhưng chưa trọng người thợ như cần phải có.

20220129 2

Các em học sinh tiểu học đang tham quan gian hàng trình diễn in 3D trong ngày hội STEM do Tia Sáng và Liên minh STEM tổ chức, năm 2017. Ảnh: BN.

Chuyển đổi số và giáo dục nghề nghiệp

Chuyển đổi số toàn cầu bắt nguồn từ sự xuất hiện hơn hai chục năm qua của không gian mạng (cyberspace)–  được hiểu là môi trường Internet nơi ở đó mỗi người, với một định danh, có thể giao tiếp dễ dàng với những người khác để trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin, cùng làm việc, thưởng thức nghệ thuật, chơi trò chơi, bàn luận thời cuộc… 

Không gian mạng đã và đang len lỏi vào các hợp phần trong môi trường sống của con người– môi trường tự nhiên (như núi non, sông ngòi, bầu trời, cây cối, chim muông), môi trường nhân tạo (như nhà cửa, đường xá, cầu cống, xe cộ), môi trường xã hội (con người và các quan hệ, như luật lệ, thể chế, tôn giáo, họ tộc, gia đình)– và tạo thành một môi trường sống mới, môi trường thực-số, còn thường được gọi là môi trường số

Môi trường thực-số chính là môi trường ta sống nay được nối với không gian mạng, ở đó các thực thể dần được số hóa và tạo ra các phiên bản số (là những con số– tức dữ liệu– mô tả các thực thể đó) và do vậy có thể kết nối được với nhau. Không gian mạng không chỉ là phần “cộng thêm” mà còn là phần “nhập vào” môi trường truyền thống của con người. Nói môi trường thực-số là hàm ý nhấn mạnh mỗi thực thể giờ đây sẽ có cả phần thực và phần số gắn bó và đan xen nhau. Nói cách khác, mọi thứ trên môi trường ta đang sống đều đã và đang gắn với những con số, nhờ đó nối được với nhau và có thể hoạt động tốt hơn nhờ được tính toán và điều khiển. Nói cách khác là con người có thể thông minh hóa mọi hoạt động trên môi trường thực-số.

Môi trường thực-số với hai đặc điểm dữ liệu và kết nối đem đến cơ hội phát triển và bứt phá cho nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia đi sau, và cho phép tạo ra những phá hủy sáng tạo trong kỷ nguyên số. Đó là cách giao tiếp, cách sản xuất, cách mua bán, cách vui chơi… Đó là Amazon, là Airbnb, là Estonia…1

Môi trường thực-số là một hiện thực khách quan. Dù muốn hay không môi trường ta sống vẫn đang thay đổi thành thực-số và khai thác các cơ hội số để phát triển và thích nghi là phương thức cơ bản để phát triển hiện nay và trong tương lai. 

Giáo dục nghề nghiệp là một trong bốn lĩnh vực trụ cột của hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia (Hình 1): Giáo dục mầm non và phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục và đào tạo thường xuyên3. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan nhà nước phụ trách hai lĩnh vực đầu, và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phụ trách hai lĩnh vực sau.

Mỗi trụ cột của hệ thống giáo dục quốc gia có tầm quan trọng và sứ mạng riêng của mình. Giáo dục nghề nghiệp nhằm cung cấp nhân lực được đào tạo với kỹ năng nghề cao cho thị trường lao động, và do đó không những thiết yếu trong phát triển kinh tế đất nước mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến an sinh xã hội. Hiện cả nước có gần 2000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 397 trường Cao đẳng; 512 trường Trung cấp và 1031 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong chuyển đổi số quốc gia, giáo dục nghề nghiệp phải chuyển đổi mạnh mẽ để người làm nghề có kiến thức và kỹ năng số cần thiết trong những thay đổi nghề nghiệp toàn cầu. 



Hình 1. Bốn lĩnh vực trụ cột trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam.

Chuyển đổi số được hiểu một cách ngắn gọn là “quá trình thay đổi cách sống và cách làm việc trên môi trường thực-số với các công nghệ số”2, và do vậy giáo dục nghề nghiệp có thể được hiểu là “quá trình thay đổi cách làm giáo dục nghề nghiệp trên môi trường thực-số với các công nghệ số”.  

Hệ sinh thái số của giáo dục và đào tạo

Mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp cơ bản được xây dựng trên mô hình hệ sinh thái số của giáo dục và đào tạo với sáu hợp phần cần thay đổi4:

1. Nội dung giáo dục và đào tạo 

2. Phương pháp dạy và học 

3. Người học và người dạy 

4. Hạ tầng, nền tảng, và học liệu số 

5. Quản trị và quản lý giáo dục

6. Thể chế và hành lang pháp lý

Cơ sở để xây dựng hệ sinh thái số này là những điểm khác nhau về dạy và học trên môi trường truyền thống và trên môi trường thực-số (Bảng 1).

Các hợp phần của hệ sinh thái số của giáo dục và đào tạo được tóm tắt dưới đây. 

Dạy và học trên môi trường truyền thống Dạy và học trên môi trường thực-số
Cách dạy và học

Luôn từ lý thuyết đến ứng dụng.

Dựa theo sách giáo khoa, giáo trình.

Thường từ vấn đề, dự án, trường hợp… đến lý thuyết.

Dùng thêm nhiều học liệu số với nội dung chia theo mô-đun

Người học Thụ động theo nội dung được dạy Chủ động, tự định hướng, tự học, hợp tác và hứng thú
Người dạy Người giảng bài Người huấn luyện
Nơi dạy và học Lớp học, giảng đường Mọi chỗ, mọi nơi
Tốc độ học tập Theo chương trình và giáo trình Theo năng lực người học và lĩnh vực quan tâm
Đơn vị dạy và học Khoá học và môn học Mô-đun và năng lực
Theo dõi tiến độ Kiểm tra vào ngày ấn định, nhằm đánh giá khả năng nhớ và hiểu kiến thức. Liên tục, lặp, và tập trung vào mức đạt năng lực, văn hóa hợp tác và tư duy phản biện.
Vai trò của CNTT-TT Đưa nội dung tới từng người học Tạo môi trường kết nối người học với nhau, với môi trường

Bảng 1. Dạy và học trên môi trường truyền thống và trên môi trường thực-số.

1. Chuyển đổi số nội dung giáo dục nghề nghiệp

Vấn đề quan trọng nhất của chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp là chuyển đổi nội dung cho phù hợp với tương lai của các nghề. Các chương trình đào tạo nghề cần bỏ đi những nội dung không cần hoặc ít cần và thêm vào những nội dung mới, kỹ năng mới sẽ cần hoặc rất cần, phù hợp với thay đổi của các nghề trong những ngày đang đến. Các nội dung dạy nghề cần được thiết kế theo mô-đun để có thể dễ dàng thay đổi và thích hợp với các phương pháp dạy và học mới. 



Hình 2. Hệ sinh thái số của giáo dục và đào tạo.

2. Chuyển đổi số phương pháp dạy và học

Cần thay đổi cách dạy và học trên môi trường thực-số, tiêu biểu là các phương pháp sau. 

Học tập kết hợp (blended learning): Hài hòa việc dạy và học trên lớp hay ở xưởng với dạy và học trực tuyến, chú trọng việc dùng các công nghệ và học liệu số.

Học theo dự án (project-based learning): Hướng người học đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc bắt tay vào một dự án cần thực hiện. 

Học đảo ngược (flipped learning): Việc hiểu, ghi nhớ và vận dụng một nội dung  được thực hiện trước, và trên lớp chủ yếu cho phân tích, tổng hợp và đánh giá. 

Học tập thích nghi (adaptive learning): Dạy và học phù hợp với năng lực và trình độ của từng người học, tức cá thể hóa việc học.

Thay đổi phương pháp dạy và học là một quá trình dài, nhưng không thể khác.

3. Người học và người dạy trên môi trường thực-số

Năng lực chủ yếu cần cho việc học tập suốt đời là tự chủ và tự học. Tự chủ là việc biết tự định hướng, tự xác định cần học gì. Tự học là chính mình biết học thế nào cho hiệu quả. Trên môi trường thực-số, người học sẽ dần là chủ thể, đóng vai trò trung tâm và người dạy sẽ chủ yếu dẫn dắt người học, là “huấn luyện viên” đồng hành cùng người học trên con đường tìm kiếm tri thức.

4. Hạ tầng, nền tảng, và học liệu số 

Hạ tầng số trên môi trường thực-số trước hết là hạ tầng kết nối (máy tính và mạng internet cùng các phần mềm cơ bản) và hạ tầng dữ liệu (các cơ sở dữ liệu về giáo viên và học viên, hoạt động đào tạo và quản lý… được kết nối và chia sẻ). Hạ tầng số cơ bản này là nền móng để tạo nên khuôn viên thông minh trong hệ sinh thái, để trên đó thực hiện các hợp phần của hệ sinh thái.

Nền tảng số là hệ thống công cụ số hoặc một môi trường nền giúp cho việc phát triển ứng dụng hoặc kết nối con người, xây dựng từ các công nghệ số trong hạ tầng ứng dụng– một hợp phần của hạ tầng số. 

Học liệu số là “các tài liệu, dữ liệu thông tin, tài nguyên được số hóa, lưu trữ phục vụ cho việc dạy và học.” Nếu như người học trước kia chủ yếu học với sách giáo khoa, thì ngày nay và trong tương lai, người học cần dùng phối hợp một cách hài hòa sách giáo khoa và học liệu số. 

5. Chuyển đổi số quản trị và quản lý giáo dục

Hạ tầng số và các nền tảng số cho phép công tác quản trị, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo việc dạy và học, cũng như điều hành, dự báo và ra quyết định dựa trên dữ liệu. Rất nhiều vấn đề quản trị của giáo dục nghề nghiệp, từ vĩ mô đến vi mô, đều có thể thay đổi sâu sắc khi sử dụng hiệu quả dữ liệu và những kết nối phong phú trên Internet. Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp cũng sẽ tăng được hiệu quá rất mhiều khi bộ phận hành chính sử dụng hiệu quả các công nghệ số qua các nền tảng số để quản lý các hoạt động thường xuyên ở cơ sở giáo dục. Quản trị số với cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục nghề nghiệp sẽ cho phép chúng ta thấu hiểu tình hình nhân lực làm nghề của cả nước.



Hình 3. Tóm tắt phương pháp luận 2-3-5 về chuyển đổi số.

6. Xây dựng thể chế và hành lang pháp lý 

Cũng như ở các lĩnh vực khác, chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp là sự thay đổi tổng thể và toàn diện mọi hoạt động dạy và học trên môi trường thực-số. Sự thay đổi lớn lao và sâu sắc này đòi hỏi những thay đổi về thể chế và hành lang pháp lý để cho phép thay đổi hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó có:

- Thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học trên môi trường số.

- Dạy và học, kiểm tra, đánh giá trực tuyến, kiểm định chất lượng, công nhận kết quả.

- Quy định công nhận và cấp chứng chỉ cho hình thức học online.

- Các quy định về mô-đun hóa chương trình đào tạo và công nhận lẫn nhau giữa các chứng chỉ, tín chỉ.

- Quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ, an toàn thông tin cá nhân, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu và kho học liệu số.

Cùng với hệ sinh thái số định ra những nội dung đặc thù của giáo dục và đào tạo, một phương pháp luận về chuyển đổi số, còn gọi phương pháp luận 2-3-5, tóm tắt trong Hình 3, cũng được giới thiệu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp4

Bước đầu của chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp

Ngay sau khi Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định 749/QĐ-TTg, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tích cực chủ trì và triển khai các hoạt động chuyển đổi số. Đây là một hành trình mới chưa có tiền lệ, chưa có những bài học kinh nghiệm, là một hành trình vừa đi, vừa học, vừa tìm đường. Tiên phong trong kế hoạch của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là 11 trường cao đẳng đối tác của chương trình hợp tác kỹ thuật Việt-Đức “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” (chương trình TVET), tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức (BMZ) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ). Chương trình TVET có mục đích hỗ trợ cho “giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam được điều chỉnh phù hợp hơn với thế giới việc làm đang thay đổi”.

Những kết quả và bài học thu được từ những hoạt động kể trên là những kinh nghiệm quý báu để các trường TVET tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, lan tỏa và chia sẻ với các đơn vị khác trong ngành để cùng thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. □

Mùa Xuân của giáo dục nghề nghiệp

Vào năm 1957 trong bài “Học sinh và lao động” Bác Hồ đã viết:

“Thi đỗ tiểu học rồi, thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi, thì muốn lên đại học. Riêng với mỗi cá nhân của người học sinh, thì ý muốn ấy không có gì lạ. Nhưng nhìn chung đối với nhà nước, thì ý muốn ấy thành vô lý; vì bất kỳ ở nước nào số trường trung học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học càng ít hơn trường trung học. Thế thì những học trò tiểu học và trung học không được chuyển cấp, sẽ làm gì?”.

Câu trả lời trong bài viết được Bác gạch chân là “họ sẽ lao động”. Nhưng họ sẽ lao động thế nào trong kỷ nguyên số, trong những năm tới đây? Cả xã hội đang chờ câu trả lời.

Và lúc này phải chăng câu trả lời chỉ có nếu chúng ta làm chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp thành công?

Mùa Xuân đến mang cho ta thật nhiều niềm tin vào công cuộc chuyển đổi số ngành giáo dục nghề nghiệp đang làm.

Hồ Tú Bảo - Nguyễn Nhật Quang

Nguồn: Tạp chí Tia sáng, ngày 21.01.2022.

-------

Một số tài liệu sử dụng

1. Hồ Tú Bảo (2019), Nguồn nhân lực số và kỹ năng lao động mới, Chương 7, Việt Nam thời chuyển đổi số, Thinktank Vinasa, NXB Thế giới.

2. Hồ Tú Bảo, Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Nhật Quang (2020). Hỏi đáp về Chuyển đổi số. NXB Thông tin và Truyển thông.

3. Hồ Tú Bảo (2021). Chuyển đổi số và Giáo dục, sách Việt Nam Hôm nay và Ngày mai, Trần Văn Thọ & Nguyễn Xuân Xanh (chủ biên). NXB Đà Nẵng.

4. Hồ Tú Bảo, Nguyễn Nhật Quang (2022). Chuyển đổi số thế nào. NXB Thông tin và Truyển thông.

Vừa qua, dư luận xã hội bàn nhiều về bức tâm thư của tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi các nhà giáo toàn quốc. Bức thư đã thể hiện những mong muốn và khát vọng, tâm huyết với nghề giáo, với nhà giáo, trong đó đáng lưu ý là ông nhận định, người thầy có vai trò quan trọng trong việc củng cố, giữ gìn vị thế của người thầy và sự tôn nghiêm của nghề giáo. Nhưng có lẽ mong mỏi chính đáng ấy cũng chỉ là mong mỏi, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay; người thầy, dù nỗ lực đến đâu, thì cũng chỉ là một thành tố chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, vì suy cho cùng, xã hội thế nào thì người thầy thế ấy.


Điều quan trọng và mang tính quyết định hơn là xây dựng được một xã hội, một môi trường giáo dục, ở đó những điều cao đẹp và các giá trị nhân bản được tôn trọng, đề cao và vinh danh, được sinh sôi và nảy nở; những điều xấu xa, bị lên án, bị triệt tiêu. Ảnh minh họa: Zing.

Lịch sử phát triển nhân loại thời hiện đại cho thấy, giáo dục luôn giữ vai trò quyết định đối với sự hưng thịnh của mỗi quốc gia; và các trường đại học được coi là biểu tượng tri thức của một đất nước, là niềm tự hào của một dân tộc; vì giáo dục góp phần tạo nên phẩm cách con người, ‘nếp nhà’ của một gia đình, và giáo dục cũng làm nên tầm vóc của một dân tộc. 

Nghề nào cũng cao quý và đáng trân trọng, nhưng nghề giáo là một trong số rất ít nghề được cho là cao quí và đáng trân trọng nhất; vì thế, nghề này đòi hỏi sự nghiêm cẩn, trong sáng và mô phạm hơn bất cứ nghề nào khác; điều đó làm nên sự tôn nghiêm của nghề. Các trường học thường được coi là biểu tượng tri thức và văn hóa của một đất nước và là niềm tự hào của một cộng đồng. 

Thế nhưng, vì sao nên nỗi “vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải được giữ gìn” như vị đứng đầu ngành đã phải nhắc nhở, đã phải cảnh tỉnh, đã phải kêu gọi?

Thiển nghĩ, một khi thầy không ra thầy trò không ra trò, một khi lâu đài về trí tuệ, lâu đài về đạo đức bị xâm hại, bị tổn thương, thì lỗi không phải chỉ là do thầy và trò, không chỉ là lỗi của ngành GD&ĐT, mà lỗi từ rất nhiều phía. Người thầy góp phần tạo nên những sa sút đạo đức nhưng cũng là nạn nhân của tất cả những mất mát và xói mòn ấy. 

Chế độ lương    

“Hơn ai hết, chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải được giữ gìn. Điều này cần nhiều phía và liên quan nhiều yếu tố, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta”. Hình như tôi đã được nghe các câu nói đại loại như thế này không chỉ một lần, ở đâu đó, năm nào đó. Nhưng liệu có đúng là những phiền lòng và lo âu về giáo dục, về sự tôn nghiêm của nghề giáo, về vị thế cao cả của nhà giáo trong thời đại ngày nay phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào chính các nhà giáo? Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển, và muốn xem xét nó thì phải đặt nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác, theo đó quan điểm coi việc giữ được vị thế của nhà giáo và sự tôn nghiêm của nghề giáo - “trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta” chưa hẳn đã là ‘hợp thời’.

Khó khăn lớn nhất trong việc được sống xứng đáng như một người Thầy của các nhà giáo hiện nay là chế độ lương. Tổ tiên người Việt cũng dạy “dĩ thực vi tiên”, ăn là số một, rồi sau đó mới là ở, mặc, đi lại, rồi mới đến đạo đức, văn hóa, trí tuệ và những điều cao xa khác. Người Việt lại nói, “đói ăn vụng túng làm liều”, nên khi lương người thầy không đủ để lo những nhu cầu sống và làm việc thiết yếu nhất, khiến họ vẫn phải chật vật xoay xở vì miếng cơm manh áo, thì người ta dễ sinh tật, dễ đánh mất mình. Có nhiều ý kiến cho rằng, hầu như tất cả các tệ nạn xã hội, sự xuống cấp đạo đức, sự xói mòn phẩm chất của không ít người có lẽ là đã được thúc đẩy và tiếp sức vì chế độ lương bổng ‘không giống ai’ của chúng ta với đội ngũ công chức, viên chức nói chung, với đội ngũ giáo viên nói riêng. Nhiều người trong số họ ban đầu buộc phải nhắm mắt đưa chân vào việc dạy thêm như cần câu cơm, như một sinh kế, rồi có người không giữ được phẩm hạnh. Thu nhập không đủ sống là kẽ hở cho những toan tính ít lương thiện len vào, khiến người thầy góp phần tạo nên sự sa sút về đạo đức xã hội và làm tha hóa đạo đức chính mình. Ông giáo có cố đến mấy cũng chỉ giữ được đến một mức nào đó. 

Tất nhiên không phải ông giáo nào cũng bị cám dỗ vật chất làm cho tha hóa, hầu hết không người thầy nào muốn lo ‘nồi cơm’ gia đình mình bằng tiền dạy thêm, bằng quà biếu, bằng ăn chặn, bằng tham nhũng. Nhưng rồi số người ‘đầu hàng hoàn cảnh’ cũng đủ lớn, đủ làm cho xã hội thấy mối quan hệ giữa người học và người thầy là mối quan hệ sòng phẳng: người thầy là nhà cung cấp dịch vụ, người học là người trả tiền dịch vụ; chẳng ơn huệ, chẳng nợ nần gì nhau. 

Tâm lý xem mối quan hệ thầy - trò là quan hệ mua bán sòng phẳng theo qui luật cung cầu, qui luật giá trị là rất đáng lo ngại ở xã hội ta, bởi chính ở các nước nơi là cái ‘nôi’ của nền kinh tế thị trường cũng không có cách nhìn nhận như thế đối với giáo dục; ở đó, không tồn tại thị trường trong giáo dục mà người ta áp dụng mô hình quản trị đại học linh hoạt như (chứ không phải là) một doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả đầu tư, đồng thời vẫn mang đậm hương vị ‘cận thị trường’ (quasi market) nhằm thích ứng với kinh tế thị trường nhưng tránh bị thương mại hóa tuyệt đối, với sự hỗ trợ, giám sát và điều tiết của xã hội và của nhà nước, nên người thầy rất được tôn trọng. Ngay cả ở Mỹ, nơi có hệ số lương trả cho nhà giáo khá thấp so với các ngành nghề khác, vị thế xã hội của nhà giáo cũng rất đàng hoàng. Điều đó chứng tỏ, thang bậc giá trị của xã hội ở các nước đó không căn cứ vào thu nhập của cá nhân.

20210522
Đại học được coi là biểu tượng tri thức của một đất nước, là niềm tự hào của một dân tộc. Trong ảnh: Bức tranh tái hiện thầy Chu Văn An dạy học trò, hiện treo tại đình Nội, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Nguồn: QNND.

Người thầy chỉ là một thành tố trong nền giáo dục 

Muốn lấy lại vị thế của người thầy, ở đó sự liêm chính của thầy và trò được thượng tôn, chỉ cần làm đúng những lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dạy: thầy ra thầy thì tự khắc trò sẽ ra trò, trường đã ra trường, tự nhiên lớp sẽ ra lớp, tự khắc ở đó sẽ có sự tôn nghiêm của nghề giáo, sẽ có vị thế cao cả, được kính trọng và ngưỡng mộ của nhà giáo. 

Nhưng để thầy đúng là thầy thì trước hết cần thay đổi cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá người thầy, người trò nói riêng, đánh giá và sử dụng, trọng dụng con người, nhất là người tài nói chung. Điều đó cũng lại phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố có mối quan hệ dây chuyền, tương quan với nhau. Trước hết là mục tiêu giáo dục: nền giáo dục ấy nhằm đào tạo ra các công dân hay các thần dân trong tương lai? Từ mục tiêu, chương trình đào tạo được thiết kế vì người học, vì con trẻ hay là vì ‘người lớn’; nếu vì con trẻ, chương trình đào tạo sẽ không còn bị áp đặt từ bên trên, từ bên ngoài nhà trường; nhờ thế, sẽ không còn các chương trình đào tạo được thiết kế quá tải về kiến thức, trong đó có nhiều thứ không thiết thực, người học không cần, không muốn học, nhưng họ buộc phải học đối phó, học để thi, để có mảnh bằng, để được yên thân; nên học thiếu thực chất, thiếu thực lực, thiếu thực học, nên cũng thiếu thực tài. Chương trình đào tạo được thiết kế vì người học sẽ không còn chỗ cho lối giáo dục nặng về điểm số, nặng về thi cử, nặng về thành tích, không quan tâm đến sự hứng thú của người học và tính thực tiễn của các kiến thức. 

Muốn làm sạch cầu thang thì phải quét dọn từ trên xuống. Nên trước hết là các lãnh đạo, nhà quản lý của ngành GD&ĐT phải thực tâm và thành tâm coi trọng người thầy, coi trọng người trò; coi người học chứ không phải những thứ khác là trung tâm đã, rồi mới nói và làm đến các việc khác. Chợt nhớ bài văn sách thi Đình đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ năm 1442 của Nguyễn Trực (1417-1474), đầu bài của vua Lê Thái Tông (1423-1442) nói về việc tìm người tài ra giúp dân và phép trị nước; Nguyễn Trực viết “Vua có nhân, không ai không có nhân; Vua có nghĩa, không ai không có nghĩa; Vua chân chính, không ai không chân chính. Trước hết, vua chân chính rồi thì cả nước sẽ bình yên”!

Nền giáo dục ấy phải thiết kế làm sao để cho quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo là chính, quá trình rèn luyện mang tính áp đặt từ bên ngoài thành quá trình tự tu dưỡng, đảm bảo sự tu dưỡng từ bên trong của mỗi một con người là chủ yếu. Nền giáo dục ấy coi trọng và đề cao trên thực tế và trong thực tiễn các giá trị nhân văn, các quyền tự do cá nhân cơ bản của con người; mỗi con người là một bản thể độc lập nhưng gắn bó máu thịt và biện chứng với cộng đồng, vui với niềm vui của đồng bào mình, buồn lo, yêu thương, căm phẫn cùng với đồng bào mình.


Việc thiết kế một nền giáo dục tiến bộ như vậy vốn không xa lạ với chúng ta, có thể đơn giản được bắt đầu từ việc coi trọng việc truyền thụ và rèn luyện tính trung thực, liêm chính, tự trọng của mỗi con người theo 5 điều Bác Hồ dạy, nhất là về các đức tính Khiêm tốn, Thật thà, Dũng cảm, các đức tính cốt lõi để làm nên phẩm hạnh và tầm vóc một con người. Làm thế nào để chúng ta có những thế hệ học trò sống không gian dối, sống ngay thẳng và cương trực (Thật thà), đủ dũng khí đấu tranh và loại trừ cái xấu, cái ác, bảo vệ cái tốt đẹp, cái thiện lương, điều tử tế, loại bỏ thói háo danh và hãnh tiến, xây dựng một xã hội thích đi vào bản chất sự việc và sự vật hơn là thích đi vào các hình thức sáo rỗng khoe mẽ bề ngoài, những ‘cờ đèn kèn trống’ xủng xoẻng vô hồn (Dũng cảm); những con người Thật thà, Dũng cảm này không công thần, không đặt mình đứng trên thiên hạ, không coi mình là ‘rốn của vũ trụ’, chỉ có từ đúng trở lên, cho mình cái quyền đi dạy bảo, giáo huấn người khác. Những công dân này là nguồn cảm hứng cho đồng nghiệp, cho đồng chí mình để cùng khởi tạo nên các giá trị mới, các nền tảng mới cho xã hội, khiêm nhường và liêm chính trong công vụ (Khiêm tốn). Khi đó, chúng ta sẽ có những công dân luôn luôn trẻ trung, năng động, có tư duy độc lập và sáng tạo, đủ dũng khí và sức mạnh để phá vỡ mọi trở ngại trên con đường dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, họ biết khôn khéo và mềm mỏng khác xa với hèn mọn và sợ hãi, dám tự tin và kiên cường vượt qua các rào cản một cách kiêu hãnh để đi đến thành công của bản thân, của cộng đồng; họ có trái tim bao dung, ấm áp, nhân ái, nhìn nhận thế giới bằng con mắt thiện lương, hòa đồng, và một trí tuệ mang tầm thời đại. Những công dân thông tuệ và có phẩm hạnh như thế, chắc chắn sẽ cùng nhau xây dựng một đất nước hùng cường và hạnh phúc, tươi đẹp và thịnh vượng. 

Áp lực từ môi trường xã hội lên người thầy

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cho nên nhân cách, phẩm giá, vị thế người thầy phụ thuộc rất lớn vào tồn tại xã hội. Theo lẽ biện chứng tự nhiên, thời đại nào có nền giáo dục của thời đại ấy, nền giáo dục nào có con người của nền giáo dục ấy. Nghĩa là, xã hội thế nào thì con người và giáo dục thế ấy; bởi lẽ, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người là chân dung của xã hội, chân dung của thời đại. 

Nếu như xã hội đề cao đồng tiền và quyền lực, thì đồng tiền và quyền lực tất yếu sẽ có vai trò thống trị, giữ vai trò định hướng sự phát triển của xã hội; ở đó mọi người sẽ ganh đua nhau để làm chính trị, làm quan; vì một khi đã được làm quan là gần như có đủ thứ ‘vinh thân phì gia’. Nếp nhà không tử tế, xã hội không tử tế, thì sẽ sinh ra những con người thiếu bản lĩnh, dễ bị lụy quyền thế, lụy vật chất. Những xã hội như thế không thể đề cao trên thực tế và về thực chất đối với lẽ phải và các giá trị nhân bản của nhân loại, của thời đại, của dân tộc, trong đó có vị thế người thầy. 

Bởi vậy, nếu như mọi nguồn cơn của nền giáo dục đều “trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo”, thì nền giáo dục của chúng ta đã không ở những thang bậc như hiện nay trong lòng dân, trong nhận thức xã hội. Do đó, đòi hỏi “trước hết” người thầy phải cố gắng mới lấy lại được vị thế người thầy trong một xã hội còn đang thiếu tôn trọng người thầy là đúng nhưng chưa đủ. Vậy giấc mơ “chỉ có thể bằng sự cố gắng, gương mẫu, bằng trí tuệ và tấm lòng yêu nghề, yêu trò, yêu tri thức và lẽ phải, bằng sự tự trọng và tự tôn, chúng ta mới dần làm cho nghề giáo của chúng ta tôn nghiêm thêm”, có thể trở thành hiện thực trên cuộc đời này được không? 
Chúng ta đều nhớ phong trào “hai không” rầm rộ và hồ hởi ngày nào, được khởi xướng vào một ngày hè oi nồng của năm 2006; người ‘lính tiên phong’ Đỗ Việt Khoa nay ở đâu? Có mấy ai còn nhớ đến thầy, mấy ai còn quan tâm và biết đến thân phận của thầy? Đã có mấy ai đứng ra bảo vệ “người hùng” và đồng hành cùng thầy và các nhà giáo chân chính khác trên con đường gian khó để cùng bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự trong sáng và nghiêm cẩn của nghề giáo, vị thế cao cả của nhà giáo? Thì ra, vẫn còn có những thứ mạnh hơn nhiều thân phận, đức độ, phẩm cách một người Thầy, với chữ Thầy được viết hoa. 


***
Để giành lại vị thế người thầy, trước hết Nhà giáo phải có ý thức tự tôn, phải biết tự trang bị cho mình bản lĩnh, độ dày tầng văn hóa để có thể ngẩng cao đầu trong xã hội còn có những điều nhiễu nhương, ngang trái; tất nhiên là như thế! Nhưng quan trọng và mang tính quyết định hơn là xây dựng được một xã hội, một môi trường giáo dục, ở đó những điều cao đẹp và các giá trị nhân bản được tôn trọng, đề cao và vinh danh, được sinh sôi và nảy nở; những điều xấu xa, bị lên án, bị triệt tiêu. 

Sự sa sút về phẩm hạnh người Thầy sẽ kéo theo một hệ quả lớn, là nó có thể làm sụp đổ toàn bộ quá trình giảng dạy đạo đức hay nhân cách cho học sinh, khi chính những người thầy ở vị trí có tính biểu tượng truyền thống về đạo đức và đang giảng dạy về đạo đức lại làm những việc trái với những điều họ răn dạy về đạo đức, về luôn thường đạo lý cho học trò. Một đất nước, một thời đại mà vị thế của nhà giáo bị ‘mất giá’, lề bậc “quân sư phụ” từng là chân lý một thời, bị sụp đổ, thì khó có thể sản sinh ra được những nhà trí thức, nhà cải cách, nhà văn hóa lớn như Newton, Lomonoxov, Betthoven, van Gogh, Watson & Crick, Adam Smith, Meiji-tennō hay Fukuzawa Yukichi.

 

Những ngày gần đây, trên các diễn đàn, các mạng xã hội, dư luận xã hội đang bàn nhiều về bức tâm thư của tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi các nhà giáo toàn quốc. Bức thư đã thể hiện những mong muốn và khát vọng của ông, những lời tâm huyết rất đáng trân quý với nghề giáo, với nhà giáo, với ngành của ông. Chắc chắn là toàn xã hội, các bậc phụ huynh và hàng triệu học sinh, sinh viên vẫn đang trông chờ vào các quyết sách mới, trong đó có các quyết sách mang tính đột phá, mang tính mở đường dẫn lối, để giáo dục Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển mới. Ai cũng tin và mong ông luôn chân cứng đá mềm để biến khó khăn thành cơ hội, biến thách thức thành thời cơ trên cương vị cao cả của mình, vì tương lai của nền giáo dục Việt Nam.□

Trần Đức Viên

Nguồn: Tia sáng, ngày 12.5.2021.


------
*Bài viết của tác giả nhân đọc bức thư của tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi nhà giáo trên toàn quốc.

Thông tin truy cập

61761764
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
1954
18932
61761764

Thành viên trực tuyến

Đang có 546 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website