Năm 1744, cư sĩ Lý Thoại Long phát tâm quyên góp khởi dựng ngôi chùa Giác Lâm trên gò Cẩm Sơn cao ráo. Đến năm 2014, ngôi cổ tự này tròn 270 năm tuổi và nó đã gắn liền với bao thăng trầm, biến cố của vùng đất Sài Gòn- Gia Định. Ngày nay, chùa Giác Lâm còn giữ được một số cấu kiện kiến trúc tiêu biểu của ngôi chùa Việt Nam bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong chùa hiện lưu giữ nhiều pho tượng quí, nhiều bao lam, hoành phi và câu đối giá trị, là ngôi tổ đình của thiền phái Lâm Tế dòng Đạo Bổn Nguyên và từng trở thành một trung tâm Phật giáo của cả vùng đất Nam bộ. Vì vậy, bài viết mong được tập trung tìm hiểu cũng như việc khai thác các giá trị lịch sử và văn hóa của chùa với sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Nguyễn Hữu Sơn(*)

TÓM TẮT

Tập trung giới thiệu diện mạo Phật giáo ba nước Đông Dương (Campuchia, Lào, Việt Nam) thuộc hạ lưu tiểu vùng sông Mê Kông thông qua thể tài văn học du ký của người Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Xác định tác phẩm văn học du ký của các tác giả người Việt Nam đều in đậm dấu ấn chủ quan của người viết trong các chuyến đến thăm các ngôi chùa, tham dự lễ hội và nhận xét về tâm thức, lối sống, cảnh quan các ngôi chùa ở Campuchia, Lào và Việt Nam mà tác giả đã đi qua. Việc nhận diện Phật giáo ba nước qua thể tài du ký nửa đầu thế kỷ XX sẽ được mô tả, xem xét ở từng nước trên ba phương diện chủ yếu: Dấu ấn đời sống tâm linh Phật giáo truyền thống – Cảnh quan các ngôi chùa – Lời bình luận của tác giả.

bun2-8475-1433737917.jpg

            Sóc Trăng là xứ sở hiền hòa, con người giản dị và chất phác, nơi hội tụ và giao thoa văn hóa của 3 dân tộc Việt, Hoa và Khmer. Đến với Sóc Trăng, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn tuy dân dã mà độc đáo, nổi tiếng gần xa của địa phương như món bún nước lèo, bánh cống Đại Tâm, lẩu mắm, cháo Quảng, bún gỏi dà, bò nướng ngói Mỹ Xuyên,…Nhưng có lẽ không thể không nhắc đến món bún vịt nấu tiêu đậm đà, nếu ai đã từng ăn thì chắc khó quên.

Sáng ngày 10-4-2016, tại Phòng A.214, Văn phòng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Bộ môn Hán Nôm đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Tư liệu Hán Nôm và nghiên cứu lịch sử văn hóa thời Mạc” do diễn giả PGS.TS. Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) trình bày với sự tham gia của các thầy cô thuộc Bộ môn Hán Nôm, học viên Cao học cùng sinh viên ngành Hán Nôm.

 

Tóm tắt:

            Bài viết này tập trung giới thiệu diện mạo văn hóa cộng đồng người Hoa ở Cà Mau. Nhìn chung, thông qua các hình thức văn hóa tiêu biểu: Tổ chức cộng đồng và gia đình, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa nghệ thuật đã cho thấy cộng đồng người Hoa ở Cà Mau vừa bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống vừa tiếp nhận nhiều yếu tố mới để góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa của mình.

 

Đoàn Trọng Huy (*)

Từ lâu,  Hồ Chí Minh đã xứng đáng được  tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới. Điều ấy có nghĩa là Người có phẩm cách cao đẹp vượt trội của một nhà văn hóa lớn và có ảnh hưởng văn hóa lớn lao phạm vi toàn cầu, có đóng góp xuất sắc cho văn hóa, văn minh nhân loại.

Không phải ngẫu nhiên mà mùa xuân được xem là mùa của duyên tình. Con người tin rằng linh khí giao hoà của đất trời là thời khắc lý tưởng để cầu xin và hy vọng một mối lương duyên tốt đẹp. Niềm tin sâu xa ấy không phải tự nhiên mà có. Nó tựa vào các thần thoại, huyền tích và những phong tục tập quán cổ xưa trên thế giới.

( (Phan Thị Yến Tuyết, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

(Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn)

             Về lịch sử tộc người, theo các nhà khảo cổ học, miền Đông xưa kia là địa bàn của  cư dân thuộc Văn hóa Đồng Nai. Đó là một nền văn hóa cổ, đã có mặt ở Đông Nam Bộ từ 4.000 năm – 2.5000 trước và được được xác định như là bước mở đầu cho truyền thống văn hóa bản địa ở Nam bộ.

Hà Minh Châu*

 Là nhà báo,người dẫn chương trình của đài phát thanh trước khi trở thành  nhà văn, Hân Nhiên (sinh năm 1958) bắt đầu sáng tác khá muộn và sáng tác không nhiều nhưng được đánh giá là một trong số những nhà văn nữ thành công nhất của văn học Trung Quốc đương đại. Đề tài nổi bật trong sáng tác của bà là phụ nữ, trẻ em và đất nước Trung Hoa. Thiên táng(2004), cuốn sách thứ hai của bà, được ấp ủ suốt mười năm đằng đẵng từ câu chuyện đầy ám ảnh về người phụ nữ Trung Quốc gian truân đi tìm chồng ở Tây Tạng. Dưới góc nhìn văn hoá, Thiên táng không chỉ là câu chuyện về tình yêu, về niềm tin và nghị lực của con người, mà còn chứa đựng những điều lạ lùng, kì bí về đất nước, con người, tôn giáo, phong tục,… trên xứ sở thảo nguyên Tây Tạng–vùng đất thánh của những người giàu đức tin và hướng thượng.

Vào Sài Gòn lần đầu tiên năm 1969, những địa điểm thu hút khách phương xa lúc đó như Thảo cầm viên, bến Bạch Đằng… tôi chỉ một lần đến chơi, còn cả mùa hè dành để la cà các hiệu sách. Thành phố thời chiến tranh không thiếu hàng hóa, nhưng lạ nhất là sách báo cũng tràn đầy các cửa hiệu, ngoài vỉa hè. Khai Trí, Vĩnh Bảo, Xuân Thu, Liên Châu, Đoàn Văn… – tên những hiệu sách hồi đó không nhiều như bây giờ, nhưng là những cái tên để lại ấn tượng và kỷ niệm. Nhiều cuốn sách tôi chỉ nghe nói khi ở quê có thể tìm thấy dễ dàng ở đây. Khác với các hiệu sách ở tỉnh lỵ, sách thường bọc giấy kiếng chưng trên quầy hay trên kệ, khách vừa bước vào đã nghe người bán hỏi mua gì; những hiệu sách ở Sài Gòn để cho khách thoải mái chọn sách, đọc sách hàng giờ, dù không mua cuốn nào mà vẫn không cảm thấy áy náy.

Theo bản đồ in ở trang 184trang 229, trong cuốn Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, do Nguyễn Đình Đầu sưu tập và vẽ lại, ta thấy thành Bát quái Gia Định, còn gọi là thành Qui, nằm trong khung vuông giới hạn bởi các đường Lê Thánh Tôn, mặt tiền, Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng), mặt hậu; Nam Kỳ Khởi Nghiã (Công Lý) và Đinh Tiên Hoàng.

Để có một bức chân dung đáng tin cậy về vị vua vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau, những điểm đồng quy của các nguồn tư liệu này, sẽ cho ta bức chân dung đích thực của vua Gia Long.

Nhật Lệ (thực hiện) 

Câu hỏi “Vì đâu người Việt ngày càng trở nên hung hăng” in đậm vào óc của nhiều người trong những ngày đầu xuân năm nay. Ứng xử giữa người và người trở nên căng thẳng như ngòi nổ, sẵn sàng bộc phát thành những cơn tức giận dẫn đến gây chết người, mà không vì một lý do cụ thể nào cả. Lý giải sâu xa về điều này, nhà nghiên cứu văn hóa, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm nhìn nhận:

Nói về những quyển sách và nghề làm sách, mới đây, hai nhà văn Jean-Claude Carrière và Umberto Eco có nhắc mọi người rằng “đừng mơ từ bỏ sách giấy”. Sách in đang bị thu hẹp thị phần, bị Internet và các phương tiện truyền thông đại chúng cạnh tranh khốc liệt, nhưng nó sẽ không chết và không đánh mất ưu thế của mình. Nếu chúng ta chứng kiến sách in đang tìm cách chuyển hóa thành sách điện tử và phát hành trên mạng để tiếp cận được đông đảo độc giả, thì đồng thời cũng diễn ra một quá trình ngược lại: nhiều tác phẩm đã công bố trên mạng, nay được tập hợp, chọn lọc, biên tập để “tái xuất giang hồ” trong hình thức của sách in, dưới một khuôn mặt mới và mang một giá trị mới. Trong dáng vẻ cố định của nội dung và hình thức, sách in đòi hỏi người làm sách phải xác tín về những gì hiện ra trên dòng chữ, trang giấy, hình vẽ sẽ được lưu truyền qua nhiều thế hệ, điều mà các văn bản điện tử có thể điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung phần nào dễ dàng hơn.

GS Anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu là một tên tuổi lớn, nhưng hình như danh quá thực tài. Ngày xưa cụ từng không chịu bản dịch Bình Ngô đại cáo của Bủi Kỷ -Trần Trọng Kim, nên đã dịch lại và công bố trong Nguyễn Trãi toàn tập, xb năm 1980 (nhân dịp UNESCO kỷ niệm 600 năm Nguyễn Trãi). Bản dịch của cụ non và nhạt quá, kết cục là cho đến nay không một ai dùng, người ta vẫn dùng bản dịch của Bùi Kỷ-Trần Trọng Kim. Gần đây cụ còn soạn văn bia khắp nơi. Ở miền Nam văn bia cụ soạn đến mấy cái mà na ná nhau về nội dung (chung chung) và ngôn từ (sáo rỗng).

Ở Việt Nam, trong tâm "bão" ngôn tình, khỏi phải nói công chúng (đặc biệt là giới trẻ) mong ngóng những bộ phim chuyển thể như thế nào. Giới phê bình lo ngại trào lưu phim chuyển thể sẽ tiếp tay cho ngôn tình bùng phát dữ dội, làm hỏng văn hóa đọc của một bộ phận công chúng. Lo ngại ấy có thích đáng? 

1. Không phải ngẫu nhiên trong hệ thống từ vựng tiếng Việt lại xuất hiện cụm từ “ăn Tết” mà không gọi là chơi Tết, vui Tết. Thế nên, những người sống tha hương bao giờ cũng mong đến cuối năm được về quê ăn Tết chứ không phài về quê vui Tết, chơi Tết. Tâm thức văn hóa này phản ánh một thực tế trong đời sống của cư dân nông nghiệp Việt Nam vốn quanh năm sống trong đói nghèo. Sự thiếu ăn, thiếu mặc luôn ám ảnh họ như một tâm thức hiện sinh. Vì vậy, để có một bửa ăn đàng hoàng với đầy đủ dưỡng chất là điều mơ ước của người nông dân ngày xưa. Và điều ấy chỉ có thể được thỏa mãn trong những ngày lễ Tết.

Thông tin truy cập

61763171
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
3361
18932
61763171

Thành viên trực tuyến

Đang có 362 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website