Tôi có một người cô họ làm giáo viên tiểu học ở thị xã Quảng Ngãi trước năm 1975. Chồng cô là cán bộ chính trị thời chống Pháp, đi tập kết ra miền Bắc khi con gái đầu lòng của họ chưa giáp thôi nôi. Hai mươi năm xa cách, cô tôi một dạ thủy chung chờ chồng, nuôi con bằng đồng lương nhà giáo.

Với nhận thức khi một giá trị văn hóa nào đó lấn át các giá trị khác thì sẽ không có xã hội hài hòa hạnh phúc, tác giả Nguyễn Văn Trọng, qua bài viết này, muốn thử xem xét một giá trị văn hóa lâu đời của người Việt vốn xuất hiện từ xa xưa do hoàn cảnh lịch sử và vị trí địa-chính trị đặc thù của nước ta: sự tìm kiếm danh phận.

Tôi có cô bạn người Pháp, Monique Alia, rất yêu quý đất nước và văn hóa Việt Nam. Festival Huế tôi mời cô sang Huế chơi. Ngay khi đến Huế, Monique nói là muốn có một bộ áo dài Huế để mặc trong những ngày rong ruổi dự Festival Huế.

Tôi đưa Monique đến Chi, hiệu may áo dài nổi tiếng ở đường Mai Thúc Loan bên trong Thành Nội. Trong khi chọn vải, bất chợt Monique hỏi tôi: “Áo dài Việt Nam có tự bao giờ? Anh có thể kể cho tôi nghe về lịch sử chiếc áo dài được không?”.

Ảnh vẽ Huế của báo London 29/12/1883.

Từ trái sang, từ trên xuống: Cừa vào kinh thành Huế; cảnh gần Huế; tư gia quan thượng thư; phố Huế; lính triều đình Đại Nam.

Đây là giai đoạn tương đối thuận lợi cho cả đôi bên mà chuyện thương mại là chính yếu.

Trước khi đề cập đến triều đình nhà Nguyễn, xin được trình bày sơ lược đến mối bang giao giữa Việt-Bồ (Portugal) trong thế kỷ XVIII.

Đây là những bước mở đầu cho việc giao thiệp giữa các Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nhưng nội bộ chính trị Việt Nam trong giai đoạn này phải nói là sự bất ổn. Nước đã phân đôi, luôn luôn dòm ngó nhau tạo ra sự chia cắt giữa Đàng Trong-Đàng Ngoài.

 

Winston Phan Đào Nguyên

© 2017 by Winston Phan.  All Rights Reserved

Có lẽ một trong những người gây nhiều tranh luận nhất trong lịch sử Việt Nam là ông Petrus Trương Vĩnh Ký (“Petrus Ký”).  Hơn một trăm năm sau ngày ông mất (1898), đến giờ này người Việt trong và ngoài nước vẫn còn bàn cãi về ông.  Nhưng có một điều về ông Petrus Ký mà hình như tất cả hai phía khen và chê đều đồng ý là câu “sic vos non vobis”.  Đây là một câu bằng chữ Latin được cho là phương châm hay tôn chỉ trong cuộc sống của ông và thường được dịch ra là “ở với họ mà không theo họ”.

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.

(Huyền Giang dịch)

Tên đầy đủ là Sigismund Schlomo Freud, là một nhà thần kinh học, tâm thần học người Áo, và cũng được coi là người đồng sáng lập nên trường phái Phân tâm học. Người ta biết đến ông qua các lý thuyết về vô thức, liên quan đến cơ chế ức chế; sự xác định lại về khao khát tính dục như là phương tiện dẫn đến sự phức tạp của khách thể.. Ông cho rằng, nguồn gốc của bệnh nhiễu tâm là do sự dồn nén của ham muốn tình dục trong vô thức. Sự di chuyển của ham muốn này vào ý thức được ngụy trang qua những giấc mơ, hành vi vô thức và sáng tạo nghệ thuật.

Kính thưa Bà Chủ Tịch và Hội Đồng Giải thưởng Văn Hóa Phan Châu Trinh,

Kính thưa Quý Vị,

Thưa bạn bè, anh chị thân mến,

Tôì rất vinh dự được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng "Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục" năm 2017. Đây là một bất ngờ đối với tôi, vì vinh dự này quá lớn đối với việc làm quá nhỏ của tôi. Tôi lại là người ở xa, luôn luôn có mặc cảm vui buồn không được trực tiếp cùng chia, ấm lạnh không được trực tiếp cùng cảm với bạn bè anh em trong nước: thiếu sự sống trực tiếp ấy, hai chữ "sự nghiệp" không khỏi làm tôi áy náy. Tôi đành nghĩ: khi trao giải thưởng này cho người ở xa, các anh chị trong Hội Đồng muốn nói rằng văn hóa là văn hóa, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, không có văn hóa Việt kiều, cũng như không có quốc tịch Việt kiều.

Những điểm chính

* Trung Quốc gần đây đã cố sử dụng lực lượng quân sự hậu thuẫn các yêu sách được cho là có tính lịch sử đối với biển Đông và biển Hoa Đông; Tuy nhiên, khi xem xét kĩ càng thì những yêu sách này không đứng vững.

Sáng ngày 23-3, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard, Giáo sư sử học danh hiệu Lincoln đã thuyết trình trước giảng viên, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG-HCM) với chủ đề "Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử". Cổng thông tin điện tử xin giới thiệu toàn văn nội dung bài thuyết trình:

Pháp Việt giao binh ký – Một tài liệu quý cho sự tu sử nước nhà

Pháp Việt giao binh ký là cuốn sách chép cuộc chiến tranh của nước Việt Nam với nước Pháp từ những năm đầu triều Nguyễn đến những năm 1880. Nội dung cuốn sách chủ yếu xoay quanh mấy vấn đề như địa lý, phong tục, sản vật, diên cách lịch sử Việt Nam, mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam cùng cách thức mà Trung Quốc và Việt Nam đối phó với Pháp.

1. Ngôi điện thờ và mộ cổ

Trong một lần đi điền dã tại ấp Hòa Quý, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, chúng tôi tìm đến được ngôi điện thờ và mộ cổ của một người họ Lê tổ tiên của Tả quân Lê Văn Duyệt.

(ThS. Huỳnh Thị Bích Ngọc, Bình luận văn học - niên san 2015, tr.89-97)

Tóm tắt

Trong các sáng tác về đề tài ẩm thực đã có rất nhiều tác phẩm viết về ẩm thực Hà Nội của các tác giả tài hoa như: Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Hà, Mai Khôi, Băng Sơn,… Từ hướng tiếp cận văn học – văn hóa, bài viết khảo sát các sáng tác về ẩm thực Hà Nội tiêu biểu để nhận diện về dấu ấn thời đại, những cảm hứng sáng tác của các tác giả, và hơn nữa là văn hóa ứng xử của người Hà Nội.

Từ khóa: đề tài ẩm thực, góc nhìn văn hóa, văn hóa ứng xử…

                                                            Nguyễn Thị Thanh Xuân[1]

1. Tên của Ni sư Thích Trí Hải: Phùng Khánh, đã đi vào ký ức tôi qua bản dịch Câu chuyện của dòng sông của Hermann Hesse vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước. Nửa thế kỷ đã trôi qua với bao bể dâu ghê gớm, Người đã vân du mười ba năm (7-12-2003), tôi ngồi đọc lại những trang viết của Người, lòng cứ tiếc sao duyên lành đến muộn.

Trong hàng ngũ lãnh đạo quốc tế, hình như chỉ có một người đã nhận thấy tai họa của trái đất và nhân loại. Người đó là Josè "Pepe" Mujica tổng thống một nước rất nhỏ là Uruguay, nhưng ông đã can đảm phát biểu ý kiến của mình trước hội nghị G20 ở Brasile.  Câu hỏi của ông “Mà con người quản lý thị trường hay thị trường quản lý con người?” chắc chắn sẽ đi vào lịch sử thế giới. Vì nó đơn giản, nhưng nói lên sự thật mà không ai có thể bắt bẻ. Và vì nó chạm đến trái tim của những ai quan tâm đến giá trị sống của loài người.

I. PHẬT-GIÁO, NHO-GIÁO VÀ LÃO-GIÁO Ở TRUNG HOA VÀO ĐẦU CÔNG NGUYÊN

1. Những đặc điểm chung của Phật-giáo, Nho-giáo và Lão-giáo ở Trung Hoa đầu công nguyên.

Nho-giáo là một hệ thống chính trị tôn giáo đứng đầu là nhà vua, con Trời (thiên tử), nhận mệnh của Trời (thiên mệnh) để cai trị nhân dân vì hạnh phúc của nhân dân. Chừng nào mà vua làm tròn thiên mệnh, nhân dân dưới quyền cai trị của vua được hưởng hòa bình và hạnh phúc thì đó là vua hiền, con người vua là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trái lại, nếu đó là một ông vua ác, mà sự cai trị làm cho nhân dân điêu đứng khổ sở, thì tức là ông vua ác đó đã đánh mất mệnh trời và nhân dân có quyền chính đáng nổi dậy, lật đổ ông vua ác đó và cử người khác lên thay. Thay bậc đổi ngôi cũng là do mệnh trời. Nếu cuộc khởi nghĩa thành công, một ông vua khác lên thay, thì đó cũng là do mệnh trời. Nếu không phải là mệnh trời, thì cuộc khởi nghĩa ắt thất bại. Ở đây, không có chuyện bầu bán gì hết. Tính tôn giáo của hệ thống Nho-giáo chính là ở chỗ này.

Tác giả: TS. Charles Wheeler

Tham luận đọc tại Hội thảo Conference on Nguyen Vietnam: 1558 – 1885, do Đại học Harvard phối hợp với Đại học Hong Kong tổ chức trong 2 ngày 11 và 12 tháng 5 năm 2012 tại Đại học Hong Kong.

(Trần Đức Anh Sơn dịch)

Phần 1

1. Lời mở đầu

Vào thế kỷ XVII, các Thiền sư Trung Hoa đã đi ra biển. Làn sóng đầu tiên bắt đầu đi đến Nhật Bản vào những năm 1650, khi nhà sư Ẩn Nguyên (Ingen) thuộc môn phái Hoàng Bá Lâm Tế vượt biển đến Nagasaki. Làn sóng thứ hai đi đến Việt Nam vào những năm 1680 khi Nguyên Thiều, một nhà sư khác của môn phái Hoàng Bá đã vượt biển đến Đàng Trong.

Thông tin truy cập

63703278
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
1372
22198
63703278

Thành viên trực tuyến

Đang có 352 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website