Biến cố do Covid-19 khiến giáo dục truyền thống phải chuyển sang trực tuyến, học sinh phải tự học là một thử thách nhưng cũng là một cơ hội để chúng ta tư duy lại một cách nghiêm túc về nhiều khía cạnh, nhiều câu hỏi trong giáo dục. Bài viết này chỉ đưa ra một số chấm phá liên quan đến câu hỏi về vai trò của người học, tức là đi trả lời câu hỏi căn bản: học sinh là ai?

20200711 3

Giáo dục khởi đi từ học sinh, thậm chí là từ từng học sinh là điều mà Phần Lan đang làm rất tốt. Ảnh:The Nordic Council and the Nordic Council of Ministers.

Học sinh là chủ thể duy biệt

Học sinh là ai? Dĩ nhiên các em là những con người, những trẻ em, những chủ thể duy nhất và khác biệt (duy biệt). Trẻ em không phải là tờ giấy trắng trống trơn để rồi người lớn có thể vẽ lên đó những gì người lớn muốn. Người học không phải là cái bình trống để người lớn lấp đầy những gì mình muốn, mà là ngọn lửa mà những người làm giáo dục phải tìm cách thắp sáng lên, nói theo cách của triết gia người Pháp Michel de Montaigne.
Nghĩa là mỗi người học là một chủ thể duy nhất, không có một bản sao y hệt khác trong hàng tỷ tỷ con người từ xưa đến nay. Vì là bản thể duy nhất nên người học cũng khác biệt nhau. Đây là điều tự nhiên, gắn với thân phận của con người, là một đặc ân, một sự cao trọng mà Thượng Đế ban tặng cho riêng từng con người mà ở loài vật không có. Maria Montessori đã mô tả sự duy biệt và cả sự cao quý của con người qua hình ảnh ví von “Con người là sản phẩm làm bằng tay của Thượng Đế”, khác với sản phẩm được sản xuất hàng loạt kiểu công nghiệp. Chúng ta hãy hình dung, mỗi một con người là một sản phẩm độc đáo do Thượng Đế kỳ công sáng tạo trong tình yêu của Ngài, và vì làm bằng tay, nên con người là những bản thể khác biệt nhau, mà ở đây chúng ta đang bàn về sự duy biệt của người học.
Tính duy biệt nơi người học thể hiện trên nhiều phương diện: về cách vận hành của não bộ, cách học, cách đón nhận thông tin, các loại hình thông minh, các đặc điểm tâm thể lý, hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình của người học, “vốn văn hóa” mà người học thụ hưởng trong gia đình và môi trường sống xung quanh v.v. 

Tất cả những điều trên mang tính cá nhân, ảnh hưởng lên quá trình hình thành nhân cách, trên căn tính của từng học sinh, và tất cả lại ảnh hưởng đến việc học của từng em. 

Não bộ và việc học

Não bộ là lối đi bắt buộc của sự học, vì chẳng ai có thể học được gì nghiêm túc nếu không thông qua não bộ, không động não ít nhiều. Thế nhưng chúng ta đã hiểu được về bộ phận quan trọng này bao nhiêu? 
Não bộ, bộ phận mà chúng ta thường ví như gáo dừa trên cổ mỗi người chứa khoảng 100 tỷ nơ ron thần kinh. Để trao chuyển thông tin, các nơ ron này kết nối với nhau bằng các tua dài. Mỗi một nơ ron có thể thực hiện vài chục ngàn kết nối với các nơ ron khác, tạo thành các mạng lưới vô cùng phức tạp, có thể tập hợp đến hai triệu tỷ kết nối (Giordan, 2016, tr, 75). Nghĩa là não người ẩn chứa những khả năng vô cùng to lớn mà đến nay con người vẫn chưa hiểu về “vũ trụ” nhỏ bé nhưng vĩ đại của chính mình bao nhiêu. Các dữ liệu khoa học hãy còn chắp vá và còn nhiều khoảng trống, nhiều câu hỏi cần các nhà nghiên cứu trả lời. Tuy vậy, sự phát triển của khoa học công nghệ như điện não đồ ngày nay cũng đã cho phép chúng ta hiểu biết hơn nhiều hơn so với trước đây, và điều này rất hữu ích cho những người làm giáo dục.
Chẳng hạn người ta biết não được chia thành nhiều vùng, nhiều trung tâm và vô số cấu trúc khác nhau. Năm 1909, nhà phẫu thuật người Đức Korbinian Brodmann đã mô tả có tới 52 bộ phận chỉ riêng tại vỏ não. Mỗi một vùng hay trung tâm đó lại liên hệ đến một, hay một số khả năng, ví như khả năng về ngôn ngữ, logic, toán học liên quan đến não trái (Howard Gardner), những gì mà trường học trên khắp thế giới rất đề cao, trong khi các khả năng về nghệ thuật như hội họa, âm nhạc lại liên quan đến não phải, những gì trường học có giảng dạy, nhưng chỉ như là những môn phụ không quan trọng. Thế nhưng thật trớ trêu, một số nghiên cứu cho rằng những môn nghệ thuật mang nhiều cảm xúc này lại liên quan rất nhiều đến trí nhớ, đến khả năng sáng tạo và lập luận, những thứ cần thiết giúp học tập, nghiên cứu một cách hiệu quả. Tạp chí Nature đã công bố một nghiên cứu trong đó “các nhà nghiên cứu đã đánh giá rằng âm nhạc cổ điển có thể cải thiện khả năng lập luận trừu tượng (đặc biệt là khả năng được vận dụng vào toán học, hoặc môn cờ vua) bằng cách củng cố sự kết nối giữa các phần khác nhau của não. Họ cho rằng chìa khóa của kết quả này chính là tính phức hợp của bản nhạc (theo nghĩa: được soạn rất công phu). (Bruno, 2014, tr. 64).



Chúng ta hay bàn tới các lý thuyết, mô hình giáo dục mà quên hoặc ít tiếp cận từ người học. Điều quan trọng là giáo viên phải được đào tạo, phân quyền để trở thành những chuyên gia giáo dục có khả năng thấu hiểu từng học sinh. Ảnh: Trường THCS Thực nghiệm. 


Tuy vậy, cho đến nay người ta không tìm thấy một vùng, một trung tâm hay một cấu trúc của não bộ liên quan đến sự học, kiểu như trung tâm điều phối ngôn ngữ (được xác định bởi bác sĩ người Pháp Paul Broca), mà biết rằng sự học dựa trên các vùng khác nhau. Các vùng này giải mã thông tin, tập hợp, xử lý các dữ liệu khác nhau. Hàng tỷ thông điệp được trao đổi qua lại giữa chúng một cách chóng vánh, tạo ra một hiện tượng kinh ngạc nơi con người mà loài vật không có: con người tư duy (Giordan André, 2016, tr. 69). Con người có khả năng tư duy, tức là có khả năng học tập. 
Việc học tập, tức là việc thâu nhận kiến thức và các kỹ năng không xảy ra một cách tuyến tính, theo đường thẳng từ bên ngoài vào người học kiểu như cách hoạt động của một máy ghi âm hay ghi hình. Mà điều này tùy thuộc vào người học, người học là chủ thể, là tác giả của những gì được học (xem Giordan, 2016). Nghĩa là người học đóng vai trò quyết định trong việc lựa lọc, đánh giá, đối chiếu, suy xét và cuối cùng là quyết định thâu nạp hay không, và thâu nạp ở mức độ nào. Việc học được một điều mới là một quá trình kết nối, tương tác trao đổi, phối hợp giữa các nơ ron thần kinh, các bộ phận khác nhau của não bộ, giữa não bộ và các giác quan khác nơi người học, giữa người học và môi trường xung quanh, giữa kinh nghiệm, quan điểm có sẵn của người học và kiến thức mới. Tất cả những gì thuộc về người học mang tính duy biệt nên kiến thức được đón nhận cũng mang tính riêng, cá nhân và do đó là mang tính chủ quan, nhưng vì người học sống trong một môi trường xã hội với một bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế nhất định, nên kiến thức cũng mang những nét chung, chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những “ý thức chung” (sens commun).   

Điều này giải thích tại sao trước cùng một bài giảng, nhưng cách hiểu và mức độ thâu nhận của từng học sinh là khác nhau. Vậy nên một kế hoạch giáo dục, một giáo án, một cách thức giảng dạy chất lượng là những điều phải khởi đi từ học sinh, thậm chí là từ từng học sinh, những điều Phần Lan đã làm rất tốt mà tôi đã trình bày trong cuốn sách của mình (Nguyễn Khánh Trung, 2015). Công việc đầu tiên và quan trọng nhất của một giáo viên khi nhận một lớp học là nghiên cứu, quan sát từng học sinh để nắm rõ tất cả những đặc điểm riêng của từng em như đã trình bày, từ đó lên từng kế hoạch, thiết kế từng giáo án phù hợp với từng con trẻ để giúp trẻ tự phát triển tốt nhất theo cách của mình. Điều mà chúng ta gọi là phương cách “khác biệt hóa” trong giáo dục.
Tóm lại, não bộ không hoạt động như một máy vi tính, trí nhớ không phải là thư viện khô khan mà phụ thuộc vào tâm trạng và cảm xúc của người học, thông tin từ bên ngoài vào não không đi theo một đường thẳng mà phụ thuộc rất nhiều vào những gì người học có, nhất là phụ thuộc vào quan điểm, bộ lọc sẵn có của người học. 
Não bộ, một bộ máy hết sức tinh vi với những khả năng tiềm tàng, khả năng học tập đã được thiên nhiên ban tặng cho con người một cách công bằng và hào phóng từ khi con người đang nằm trong bụng mẹ. Montessori đã cho rằng trẻ nhỏ có khả năng tham gia tương tác với môi trường vật lý và xã hội xung quanh để góp phần kiến tạo nên môi trường, cũng như có khả năng tự phát triển, tự giáo dục bản thân. Vị bác sĩ người Ý này khuyên người lớn nên đóng vai “voi mẹ” thong thả bước sau con của mình để tạo một môi trường an toàn cho con tự lớn lên về mặt thể chất và tinh thần, chứ không vội vàng can thiệp, làm thay. Những hành động như vậy bị nhà giáo dục nổi tiếng này xem là “hủy diệt linh hồn của trẻ”. Các nghiên cứu và các phát hiện sau này về khả năng của não bộ con người đã chứng minh cho những nhận xét của nhà giáo dục này.

Khả năng thấu hiểu từng học sinh

Người học là duy biệt xét về nhiều mặt và là tác giả của những gì mình có liên quan đến sự học mà bài viết ngắn này chỉ vừa mới đưa ra một vài chấm phá để chúng ta cùng nhau suy nghĩ. Lịch sử giáo dục của các quốc gia, cũng như những gì đang xảy ra trên thế giới cho chúng ta thấy, quốc gia, xã hội nào tôn trọng và biết bám trên những điểm căn bản này để thiết kế nên những trường học, những cách thức giáo dục phù hợp, thì quốc gia đó có một nền giáo dục chất lượng, tử tế, đào tạo được những công dân chất lượng, thúc đẩy quốc gia đó phát triển mà người ta hay nhắc đến Phần Lan như một ví dụ điển hình.
Việc đặt học sinh làm trung tâm, khởi đi từ người học để giúp người học tự phát triển tối đa theo cách của mình không thể xảy ra trong một hệ thống quản lý giáo dục tập quyền kiểu như “sách giáo khoa là pháp lệnh”, kiểu mà người ta thường ví von như đầu bếp của Bộ giáo dục lên một thực đơn, tự nấu các món ăn theo gu của mình và bắt mấy chục triệu học sinh trên cả nước phải ăn bất chấp nhu cầu, sự khác biệt trong khẩu vị của từng cá nhân, từng vùng miền thế nào. Hình thức áp đặt đồng loạt như thế có thể phù hợp với một nhóm học sinh nào đó nhưng không bao giờ đem lại “hạnh phúc” cho tất cả, không tạo được động lực cho tất cả vì nó phản lại với tính duy biệt mà chúng ta đã nhấn mạnh, và do đó cũng đi ngược lại với bản chất tự nhiên của con người. 

Từ xưa đến nay, chúng ta hay bàn đến các lý thuyết, các tư tưởng, các mô hình giáo dục mà quên hoặc ít tiếp cận từ người học. Chúng ta đang “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”, những người chủ trương cũng đã cố gắng để gần hơn với các phương thức giáo dục tiến bộ, nhưng dường như vẫn chưa bắt đầu từ người học. Khi chúng ta khởi đi từ người học, thì sẽ không có chuyện theo mô hình A và gạt bỏ mô hình B mà là câu chuyện mô hình nào sẽ phù hợp với học sinh nào, cũng như câu chuyện mô hình sẽ trở thành thứ yếu. Điều quan trọng là giáo viên phải được đào tạo, được phân quyền, để trở thành những chuyên gia giáo dục có khả năng thấu hiểu từng học sinh, có khả năng phối hợp với các bên để lập kế hoạch cho từng em, biết tạo ra một môi trường thúc đẩy tinh thần hiếu tri, khơi gợi động lực, trang bị cho học sinh các khả năng và thói quen truy vấn, phản biện để các em không bị xô ngã trong một thế giới đầy rẫy các thông tin thật giả lẫn lộn như ngày nay. Triết gia Rousseau (1762), tác giả của Emile hay là Giáo dục đã viết: “Tạo cho trẻ sự ham thích này [ham thích học] […], thì phương pháp nào cũng sẽ tốt.”□
----
Chú thích
* Ý chính của bài viết này đã được trình bày trong Hội thảo Quốc tế (online) được tổ chức bởi AVSE và Đại học Giáo dục hà Nội, ngày 09/06/2020.
Tài liệu tham khảo
Giordan, A. (2016). Apprendre. Paris: Belin.
Hourst, B. (2014). J’aide mon enfant à mieux apprendre. Paris : Editions Eyrolles.
Lillard, P. (1996). Phương pháp Montessori ngày nay. (Dịch bởi Nguyễn thúy Uyên Phương, 2014). Hà Nội : Nxb. KHXH.
Nguyễn Khánh Trung. (2015). Giáo dục Việt Nam và Phần Lan – Một nghiên cứu so sánh điển hình về vai trò các chủ thể tại hai trường tiểu học công lập của hai nước. Hà Nội: Nxb. KHXH.
Thomas, A. (1999). 7 loại hình thông minh – Nhận biết và phát triển trí năng tiềm ẩn (Dịch bởi Mạnh Hải và thu Hiền, 2018). Hà Nội : Nxb : Lao Động – Xã hội.

Nguyễn Khánh Trung

Nguồn: Tạp chí Tia sáng, ngày 09.7.2020.

Đại dịch Covid-19 diễn ra vào thời điểm chúng ta cũng đồng thời chứng kiến toàn cầu hóa trên mọi mặt, cả kinh tế, văn hóa và bệnh tật; và quá trình chuyển đổi sang thời đại kỹ thuật số - đã được các sử gia về lược sử loài người nhận định là sẽ làm thay đổi căn bản xã hội loài người. Nhưng dù bước vào thời đại nào, chúng ta cũng phải trao truyền tri thức khoa học, tư duy phản biện, lòng trắc ẩn, thấu hiểu các quan điểm đa dạng khác nhau giúp các thế hệ sau đối diện với những thay đổi mới. Nhân loại có đầy đủ các tri thức khoa học và công nghệ để ứng phó với Covid-19 nhưng nhìn dài hạn hơn, chúng ta phải chuẩn bị cho các khủng hoảng khác tương tự bằng cách thức giáo dục mới, bằng các nền tảng kiến thức khoa học xã hội. Do vậy trong cụm bài này chúng tôi đề cập tới vấn đề đại dịch sẽ trao cho ta những câu hỏi gì về vai trò của trường học (GS Roger-François Gauthier), KHXH và giáo dục sẽ phải trang bị cho học sinh những gì (GS Keith C. Barton, PGS Li-Chig Ho). Cùng với đó là những điều cần lưu ý khi chuyển đổi từ dạy học truyền thống sang dạy học trực tuyến (TS. Nguyễn Tấn Đại).


GS Roger-François Gauthier,  Đại học Paris-Descartes.


Chỉ trong một thời gian ngắn, đại dịch Covid-19 đã làm biến đổi sâu sắc bức tranh giáo dục trên toàn thế giới. Các nhà giáo dục giờ đây đang phải đối diện với những câu hỏi đầy thách thức: Nhà trường đang dạy những gì? Học sinh sẽ học được điều gì? Và rộng hơn nữa, bản chất của Giáo dục là gì?

Những câu hỏi ấy vẫn luôn ở đấy, nhưng chỉ khi lớp học biến mất, chỉ còn lại người giáo viên với học sinh – cách nhau bởi màn hình máy tính, chúng mới có dịp hiện lên rõ ràng. 

1. Nhà trường có phải là nơi nắm giữ chân lý? 

Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử và văn hóa, giáo dục ở các nước trên thế giới cũng có những hình thái khác nhau, nhưng nhìn chung, ở hầu hết các nước, việc tiếp thu kiến thức ở trường được xem là một con đường độc đạo, thậm chí gần như là một điều hiển nhiên: người ta chưa từng tham gia tiết học ở một ngôi trường nào khác ngoài ngôi trường họ từng học. Họ cũng chưa từng nảy ra ý tưởng nào về những chủ đề nhà trường nên dạy – ngoài những chủ đề họ vốn được học. Tất cả chúng ta đều như vậy. Tất cả chúng ta, hậu-trẻ-em, đều có nguy cơ bị bó hẹp về kinh nghiệm sống, bị giới hạn trong trải nghiệm cá nhân và những kiến thức được học dưới mái trường địa phương.   

Thoạt nghe, có vẻ như các hệ thống giáo dục đã quên rằng, trong suốt lịch sử loài người, không phải lúc nào nhà trường cũng truyền đạt điều hay lẽ phải. Nhưng dù là thời nào, tất cả đều giống nhau, đều có hai điểm cần lưu ý: thứ nhất, vẫn còn tồn tại một quy tắc ngầm, đó là học sinh không được phép nghi ngờ những gì mình được dạy, nói cách khác, thầy cô là người ‘nắm giữ’ chân lý. Và thứ hai, đừng quên trong một số giai đoạn, trường học vẫn có thể dạy những điều sai trái theo một hệ tư tưởng lệch lạc, chẳng hạn như trường hợp Đức Quốc xã dưới chế độ độc tài của Hitler, hay chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi, và những trường hợp như vậy ngày nay vẫn tồn tại ở những nơi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thù hằn dân tộc hoặc phân biệt chủng tộc. Những vấn đề nhà trường dạy chúng ta chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ là lẽ dĩ nhiên.  

Hầu hết các hệ thống giáo dục thường quên điều này, vì họ mải tập trung vào việc đánh giá và xếp hạng học sinh. Hãy nhớ rằng chúng ta không chỉ đánh giá và xếp hạng học sinh về cách học và tiếp thu kiến thức có giá trị, mà còn theo dõi những lỗ hổng kiến thức hoặc sai lầm trong nhận thức, hành vi! Nhiều hệ thống giáo dục trên thế giới đang sử dụng sai phương pháp để kiểm tra và đánh giá học sinh, mà Pháp là một ví dụ điển hình. 

Mục đích của việc đến trường không chỉ là chiến thắng các cuộc thi và đạt điểm số cao nhất. Mục đích của việc đến trường là để học hỏi. Hãy truyền đạt cho học sinh những điều mà thầy cô nghĩ là cần thiết để có thể tồn tại trong một thế giới không ngừng biến đổi – chứ không phải chỉ vì nó đã được dạy suốt hàng chục năm nay. Đây thực sự là một vấn đề cấp thiết và thú vị, nhưng hiếm khi được xem xét kỹ càng.

2. Đại dịch trao cho chúng ta điều gì?

Điều thú vị là, đại dịch đã khiến một số vấn đề của ngành giáo dục – mà trước đây chúng ta không mấy bận tâm – hiện rõ hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn này, học sinh phải làm bài tại nhà, học tập từ xa với sự kèm cặp của cha mẹ. Và do đó, những kiến thức đã từng là kim chỉ nam cho học sinh, giờ đây bắt đầu bước ra ngoài đời sống một cách ‘trần trụi’, không còn bị ‘thần thánh hóa’. Học tập không còn là một bước đệm cho việc đánh giá và xếp hạng, mà nó đã thực sự mang lại ý nghĩa từ bên trong. Hơn nữa, kiến ​​thức ở trường có cơ hội gặp gỡ với kiến ​​thức trong gia đình, kiến ​​thức bản địa và đôi khi là kiến ​​thức từ góc nhìn nghề nghiệp của phụ huynh. Tri thức xuất hiện nhờ quá trình học trực tuyến, nó được giải phóng khỏi quyền năng vô hình của giáo viên và nhà trường.

20200610
Trong lịch sử loài người, không phải lúc nào nhà trường chính thống cũng dạy những điều hay lẽ phải. Trong một số giai đoạn, nhà trường đã từng là nơi truyền bá những tư tưởng sai lệch như phân biệt chủng tộc. Ảnh: Năm 1955, học sinh da màu ở Mỹ xếp hàng chờ đợi đăng ký đi học sau sự kiện một phụ huynh da màu kiện các hội đồng giáo dục vì đã phân biệt đối xử (Brown v. Board of Education) và đòi hỏi học sinh cần phải được tiếp cận giáo dục công bằng bất kể chủng tộc nào. Kể từ đây học sinh da đen mới được đi học cùng trường với học sinh da trắng. Nguồn: Gordon Tenney / Smithsonian National Museum of African American History and Culture. 

Hơn nữa, sự vắng mặt của các bạn cùng lớp khiến các em cảm nhận được tầm quan trọng của bạn bè trên con đường học tập và tích lũy kiến ​​thức. Xa hơn, đại dịch xuất hiện và mang đến cho học sinh cơ hội suy ngẫm về vai trò của khoa học, về ý nghĩa của sự thật, và sự hoa mỹ của những lời nói dối. Vì vậy, một cách ngắn gọn, có thể nói, đại dịch đã trao cho chúng ta một cơ hội hiếm có để suy ngẫm về câu hỏi: nhà trường nên dạy gì cho học sinh? Và đó cũng là một trong những câu hỏi quan trọng mà xã hội nào cũng cần tìm kiếm câu trả lời.

3. Tầm quan trọng của tri thức

Thế giới của chúng ta, hơn bao giờ hết, ngập tràn các tin tức giả mạo và thuyết âm mưu. Lúc này nhà trường nên giúp học sinh hiểu được tại sao chúng lại có sức hấp dẫn đến vậy, đó sẽ là liều vaccine hiệu quả, giúp các em có kỹ năng ứng phó với các thể loại tin giả và thuyết âm mưu hiện nay.

Nhìn chung, chủ nghĩa tương đối (relativism) cũng là một loại tin giả nguy hiểm, nó có khả năng khiến học sinh thờ ơ với sự thật: ở một số quốc gia, học sinh được quyết định cái gì là sự thật và cái gì thì không, kể cả những tri thức về lịch sử hình thành vũ trụ, cuộc sống, hay loài người. 

Các trường học cần có biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh hứng thú hơn với việc khám phá tri thức. Đại dịch, cùng ‘cơn sóng thần’ tin giả, đã chứng minh đây là yếu tố quan trọng hàng đầu.

4. Khi kiến ​​thức trong nhà trường là nền tảng để tiếp thu các dạng kiến thức khác

Như đã nói, đại dịch là cơ hội hiếm có để những kiến thức hàn lâm trong trường học có cơ hội gắn kết với đặc điểm của các thành viên trong gia đình, với những kiến thức phong phú ở thế giới ngoài kia. 

Điều này chỉ cho thấy rằng lằn ranh ngăn cách những kiến thức trong trường học – như thể ngăn cách một nơi tôn nghiêm – đã biến mất. Kiến thức nhà trường cần phải là chìa khóa mở ra những dạng kiến ​​thức mới, cần thiết, trong thời đại toàn cầu hóa. Từ đó, cho thấy rằng người giáo viên không nên bỏ qua hoặc coi thường những kiến thức không nằm trong sách giáo khoa. Các loại kiến ​​thức khác, bất kể là trên Internet, trong đời sống học sinh, trong các tôn giáo, quan điểm và ý thức hệ khác nhau đều cần được tôn trọng. Tất nhiên trường học không cần phải dạy mọi thứ, ngược lại, nhà trường nên dạy một cách chọn lọc từ những kiến thức đã có sẵn. 

Bên cạnh đó, trong bối cảnh phức tạp này, nhà trường cần phải đặt ra cho học sinh những giới hạn, hướng dẫn học sinh xử lý các loại thông tin mà các em sẽ phải tiếp nhận trong suốt phần đời còn lại. Do đó, một nhiệm vụ mới được đặt ra cho các trường học hiện nay: giúp học sinh sắp xếp lượng kiến thức, bao gồm cả việc lựa chọn các chủ đề mà nhà trường sẽ dạy hoặc chia sẻ cho các em.  

5. Sự bất bình đẳng trong giáo dục

Trong suốt đại dịch, tình trạng bất bình đẳng lại càng hằn sâu hơn bao giờ hết. Từ xã hội này sang xã hội khác, dù là xã hội nào, cơ hội được đến trường và học hỏi kiến ​​thức có giá trị giữa các em học sinh cũng không hề giống nhau.  

Rõ ràng, bất bình đẳng trong chia sẻ tri thức cho các em học sinh là một việc làm không thể chấp nhận được – bất kể hậu thảm họa, cuộc sống trên Trái đất này có khác đi như thế nào đi chăng nữa.

Chia sẻ kiến thức một cách công bằng không chỉ là yêu cầu suông: đó là một câu hỏi về giá trị của sự sẻ chia giữa các nền văn hóa khác nhau. Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta cũng chỉ là một giống loài trong vô số những giống loài khác, chúng ta phải khiêm nhường trước thiên nhiên – chứ không phải xem chúng như một loại tài sản để sở hữu. Nhưng trên hết, sự khiêm nhường này cần phải được hòa quyện và chấp nhận trong toàn bộ những nền văn hóa, giữa những cá nhân và các nhóm người khác nhau: chứ không phải là một mô hình áp đặt lên tất cả các dân tộc, mà chúng ta vẫn thường thấy trong nhiều trường hợp xuyên suốt quá khứ và thậm chí là đến tận ngày nay.

6. Cạnh tranh hay hợp tác?

Chúng ta vẫn thường nói, trên khắp thế giới, trường học đang trở thành một nơi nguy hiểm. Đó dường như là một võ đài khốc liệt trong suốt một khoảng thời gian dài: giữa học sinh với học sinh, giữa các trường với nhau, giữa các loại hình trường học (tư thục và công lập), và cuối cùng là giữa các quốc gia, hay thậm chí là giữa các châu lục. Các em học sinh đã phải chịu đựng những áp lực này trong một môi trường học đường tồi tệ, các em rồi sẽ chán nản, mất tự tin, và thậm chí luôn nghĩ rằng mình là một kẻ thất bại trong suốt phần đời về sau. 

Đại dịch đã khiến mọi người suy nghĩ về một mô hình cạnh tranh tổng thể, mà ở đó những yếu tố như sự đồng cảm, hợp tác, bảo vệ những người yếu thế, đóng góp cho xã hội và một nền y tế công cộng dành cho tất cả mọi người sẽ là những giá trị trung tâm. 

Các trường họ cần phải tự mình thay đổi: họ nên phát huy các giá trị hợp tác và sự đồng cảm trong quá trình dịch bệnh lây lan, và họ nên cân nhắc để giảm thiểu những yếu tố có thể gây căng thẳng cho các em học sinh. 


Đại dịch là thời điểm bộc lộ rõ nhất những bất bình đẳng trong giáo dục. Trong thời gian nghỉ học do dịch Covid-19, trong khi học sinh thành phố có thể học tập trực tuyến thì học sinh ở các khu vực miền núi không có phương tiện để học. Trong ảnh là thầy cô giáo ở Hồng Ca, Trấn Yên, Yên Bái treo bài tập vào các ống nhựa để học sinh lấy mà không phải tiếp xúc. 


Các trường học cần phải dạy về tính đúng đắn của khái niệm “chọn lọc tự nhiên” của Darwin, rằng quy luật này là chính xác, ngoại trừ việc nó bị các chế độ độc tài lợi dụng – đây là những thứ cần phải bị xã hội loài người loại bỏ ngay từ đầu, mà trường học là nơi thích hợp để thực hiện điều đó. 

7. Tri thức là tài sản của nhân loại

Khi đại dịch xảy đến, mọi người dần hiểu được tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các nhà khoa học, không chỉ trong nước mà cả quốc tế, và nhiều người đã bị sốc khi biết rằng loại vaccine sắp tới có thể chỉ được dành riêng cho một số quốc gia cụ thể. Thứ hai, sự hợp tác giữa các ngành khác nhau, từ các lĩnh vực khoa học khác nhau, định lượng cũng như định tính, thực nghiệm cũng như lý thuyết, đều rất cần thiết. Thứ ba, tại nhiều quốc gia, dịch vụ y tế công cộng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng ứng phó trước đại dịch. 

Vì vậy, có thể nói rằng, trong bối cảnh tư nhân hóa đang thống trị các quốc gia trên thế giới, lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, trường học không nên là nơi dạy cho học sinh ích kỷ với những hiểu biết của mình. Ngược lại, trường học phải là nơi đầu tiên dạy cho các em biết rằng, kiến thức là sở hữu chung của loài người, chứ không phải là một thứ tài sản sở hữu, chỉ mang lại lợi nhuận cho số ít. 

8. Nếu không có lương tri, sẽ không thể học hỏi bất cứ điều gì giá trị

Nếu hỏi rằng đâu là bài học mà chúng ta có thể rút ra từ đại dịch, thì có thể nói chưa bao giờ khoa học lại được xem là yếu tố quyết định đến sự sống còn của nhân loại như hiện tại: hằng ngày, người dân ở khắp mọi nơi đều mong chờ kết quả của những thí nghiệm khoa học, bước tiến trong quá trình nghiên cứu vaccine, hoặc tò mò về những công trình mới của các nhà dịch tễ học. Chưa bao giờ khoa học được đề cao đến thế. Chưa bao giờ mọi người cảm nhận được sự liên kết của khoa học với quyết định của các chính trị gia rõ ràng đến thế, cũng như tầm quan trọng của nó trong việc giải đáp các nhu cầu của xã hội, hoặc thúc đẩy lợi nhuận. 

Dường như có một khoảng trống giữa những tiến bộ công nghệ với mong muốn của mọi người về sự tự do: chẳng hạn, liệu có thể chấp nhận được việc truy dấu những người nghi ngờ mắc Covid-19 bằng điện thoại thông minh của họ? Chúng ta có nên đặt ra cho học sinh những câu hỏi này trong những tiết dạy về thuật toán và trí tuệ nhân tạo không? Bất kỳ một tiến bộ khoa học hay nền tảng công nghệ nào cũng đặt ra cho chúng ta câu hỏi về ý nghĩa đạo đức của nó đối với xã hội loài người.  


Nhà trường mang trong mình sứ mệnh giúp trẻ em thực hành tư duy phê phán khi tiếp xúc với khoa học và công nghệ. Ảnh: Học sinh tìm hiểu về corona ở Đắk Nông. Nguồn: Dân trí. 

Còn những chính sách được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến các nhà khoa học thì sao? Chẳng lẽ nó không phải là một tấm gương phản chiếu những gì khoa học đang có, và đồng thời đang đại diện cho tiếng nói của người dân hay sao? Trong xã hội hiện đại của chúng ta, nơi khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng, nhà trường cần đặt ra những vấn đề để học sinh có thể suy ngẫm về vai trò của đạo đức trong khoa học, cũng như giúp các em thực hành tư duy phê phán khi tiếp xúc với khoa học công nghê. 

Ngày nay, nhà trường mang trong mình một sứ mệnh quan trọng: đặt ra cho học sinh câu hỏi về giá trị đạo đức và ý nghĩa thực sự của tri thức. Nhà trường phải có trách nhiệm trước mỗi học sinh với tư cách là một cá nhân, chịu trách nhiệm trước các cộng đồng khác nhau (bao gồm cả cộng đồng quốc gia), chịu trách nhiệm trước Nhân loại, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chịu trách nhiệm trước Hành tinh này. □

Roger-François Gauthier

*Giáo sư Đại học Paris-Descartes (Pháp)

Anh Thư dịch
------

Nội dung này sẽ được GS Roger-François Gauthier trình bày tại hội thảo Vietnam Education Symposium (VES), tổ chức vào ngày 9/6/2020 tại trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội).

 

 

Nguồn: Tia sáng, ngày 08.6.2020.

Lời nói đầu. Sáng ngày Chủ nhật, 15/9/2019, tại khách sạn REX, TP Hồ Chí Minh, lễ công bố Giải Sách Hay (GSH) 2019 lần thứ 9 đã diễn ra rất trọng thể với sự tham dự của đông đảo quan khách, từ sinh viên, người yêu sách đến học giả, nhà giáo dục, tác giả, dịch giả, nhà xuất bản, công ty kinh doanh sách, và đại diện của nhiều báo đài. GSH có 7 hạng mục: Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế, Quản trị, Văn học, Thiếu nhi và Phản biện mới. Ngoài ra, năm nay có thêm một hạng mục mới là “Sách cho người trẻ do Cộng đồng sách trẻ bình chọn”. Số sách được bình chọn của mỗi hạng mục vào đến vòng chung khảo là ấn tượng, về số lượng cũng như nội dung, chủ đề, cho thấy thị trường sách ngày đang lên. Mục sách thiếu nhi rất ấn tượng, cũng như mục mới của người trẻ cho người trẻ. Thị trường sách đang có thêm những xung lực. Buổi lễ rất hào hứng và sôi động, trong một không khí vui tươi và hy vọng bao trùm.Thị trường sách đã trở thành một thị trường ý tưởng, và con người tiếp cận được sách nhiều hơn, hiểu giá trị của sách là một công cụ để diễn tả, để nắm bắt những tri thức mới, để giáo dục, khai sáng, và để “tạo hình” cho chính mình (Bildung).

Giải Sách Hay có một Hội đồng Xét giải rất chuyên nghiệp gồm những chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu uy tín trên các hạng mục của họ mà khó có một tập hợp nào khác như thế có thể hình thành được. Khối lượng công việc là đồ sộ. GSH hiện đạt được một uy tín và thẩm quyền không thể tranh cãi, cũng như có một tính đại chúng rất cao. Gõ “giải sách hay 2019” vào Google sẽ nhận được vô số bản tin về sự kiện với nhiều hình ảnh phong phú, phải xem nhiều trang liên tiếp mới hết, kể cả các mạng entertainment như Zalo hay Zing cũng có các bài trường trình nghiêm túc. GSH là một ngọn đuốc thắp lên giúp cho những quyển sách có giá trị lan tỏa trong cộng đồng và mang tri thức đi xa hơn. GSH làm một cuộc nối mạng, networking, kết nối những người quan tâm đến tri thức với nhau.

Trong dịp này, quyển sách ĐẠI HỌC – Định chế giáo dục cao thay đổi thế giới – Từ Trung cổ đến Hiện đại đã được chọn cho Giải Sách Hay, hạng mục Giáo dục. Cám ơn sự chia sẻ rất nhiệt tình và cảm động của các nhà giáo dục Bùi Trân Phượng, Võ Tòng Xuân, và Giản Tư Trung, cùng nhiều bạn bè và quan khách có mặt, vượt khỏi sự chờ đợi của tôi. Tôi cũng cám ơn các mạng truyền thông đã quan tâm. Đó là niềm khích lệ to lớn.

Nếu có ai hỏi ý tưởng về giáo dục đại học hình thành từ lúc nào trong tôi, thì xin thưa, nó đã hình thành từ quyển sách Nước Đức Thế kỷ XIX, xuất bản lần đầu tiên năm 2004 tại nxb Tổng hợp Thành phố, trong đó tôi đề cập đến cuộc cách mạng giáo dục của Humboldt là một trong ba cuộc cách mạng nền tảng của cuộc vươn lên của Đức. Ý tưởng này được dịp phát triển toàn diện năm 2010 nhân dịp thế giới kỷ niệm 200 năm thành lập Đại học theo mô hình Humboldt, mà tác phẩm quan trọng của lễ kỷ niệm này là Kỷ yếu ĐẠI HỌC HUMBOLDT 200 NĂM tại nxb Tri Thức đầu năm 2011 với khoảng 50 nhà khoa học, nghiên cứu tham gia. Có thể nói lần đầu tiên ánh sáng của đại học thế giới xuất hiện tại Việt Nam.

Những năm tiếp theo, tôi đã dành thì giờ nghiên cứu về đại học Hoa Kỳ, lịch sử và những bước phát triển của nó từ lúc Đại học Harvard dưới dạng một College được hình thành năm 1836, cho đến những bước phát triển có tính bước ngoặc vào những thập niên sau cuộc Nội chiến, sự chuyển hướng từ đại học nhân văn sang đại học nghiên cứu theo mô hình Đức, và một trăm năm sau, sau Thế chiến II, những bước vinh quang tột đỉnh cũng như vấn đề của nó trước thềm thế kỷ 21. Và từ 2017, tôi tiếp tục viết thêm những bài nghiên cứu có tính nguồn gốc của Đại học nghiên cứu tập trung của nhiều nhà triết học Đức là những người cha tinh thần của Đại học Humboldt, và bản chất của lý tính con người, cũng như sự tiến hóa của nó từ những thế kỷ Trung cổ cho đến thời hiện đại – lý tính như đặc tính tư duy cốt lõi của con người mà khoa học là sự thể hiện của nó từ thời Cổ đại Hy Lạp mà nếu không có nó, sẽ không có đại học lẫn khoa học – nhằm hoàn thiện một quyển sách như đã ra mắt hiện tại. Tổng cộng lại, có thể nói, ý tưởng giáo dục đại học đã hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian 15 năm, với một công sức bỏ ra nhiều hơn công sức dành cho tác phẩm Einstein.

Với ĐẠI HỌC, tuy nhiên, đề tài giáo dục đại học chưa phải đã khép lại, mà đúng hơn, chỉ mới mở ra cho những nghiên cứu tiếp để hiểu biết nhiều vấn đề của đại học thế giới, đương đại cũng như quá khứ. Hỵ vọng các học giả, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục Việt nam sẽ tiếp tục phần này. Hiểu biết càng sâu, tác động sẽ càng lớn. Đại học thế giới có thể nói là cả một “Web of Life” liên kết, tương tác với nhau, nói như Alexander von Humboldt (đang có kỷ niệm 250 năm sinh nhật ông trong 2019) nói về sự gắn kết chặt chẽ của thế giới sự sống. ĐẠI HỌC cũng đã trình bày được tính chất liên kết đó. Đại học Việt Nam rất tiếc chưa thể hiện tính liên kết đó với đại học thế giới, và có một sức ỳ dai dẳng, trong khi đại học các quốc gia phát triển trong khu vực đã làm điều đó từ lâu và phát triển mạnh mẽ trong cùng quỹ đạo đại học thế giới. Chúng ta chỉ có thể sống còn khi biết thích nghi, chứ không phải đứng ngoài vòng phát triển, như Charles Darwin diễn tả, đúc kết cuộc tiến hóa của các loài.

Cũng vào lúc này, nxb Tổng hợp Thành phố đang tiến hành tái bản ĐẠI HỌC, 8 tháng sau khi ra mắt lần đầu tiên. Tác giả rất cám ơn sự tiếp nhận nồng nhiệt của giới độc giả, học giả, nhà giáo, các bạn trẻ, cũng như các phương tiện truyền thông từ lúc nó ra mắt đến nay.

Mong thay sách Đại Học giúp ích được gì cho cuộc chấn hưng giáo dục đại học nước nhà. Nhu cầu cải cách là cấp thiết.

Dưới đây là diễn từ của tác giả.

 20190918 DH

 

DIỄN TỪ CÁM ƠN

Kính thưa Hội đồng Xét giải của Giải Sách Hay,

Thưa quý anh chị và các bạn,

Tôi hết sức vui mừng và chân thành cám ơn Giải Sách Hay về sự lựa chọn này. Cảm ơn Hội đồng Xét giải đã cho tôi vinh dự, cũng như đã góp sức làm lan tỏa và truyền cảm hứng đến độc giả vì một nền giáo dục đại học tiên tiến của nước nhà.

Muốn chấn hưng quốc gia, phải ưu tiên chấn hưng đại học. Đại học đã ra đời trên nhiều phần đất lạc hậu của thế giới để chấn hưng và cứu rỗi quốc gia. Không thể xây dựng quốc gia mà không có tri thức khoa học, thời Trung cổ cũng thế, Hiện đại cũng thế. Không thể có một quốc gia mạnh với các đại học yếu. Không thể có quốc gia giàu với các đại học nghèo. Quốc gia không thể tiến lên hàng đầu thế giới mà các đại học lại tụt hậu ở phía sau. Nếu đại học không phải là nơi nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, thì quốc gia cũng không thể đổi mới sáng tạo được.

Một đại học không thể là nơi dạy tốt, nếu nó không phải là nơi nghiên cứu tốt. Không thể có những công dân tư duy độc lập nếu đại học không độc lập.

Đại học khao khát phụng sự quốc gia bằng sự rèn luyện con người có đức tính trung thực trí thức và sự độc lập tinh thần. Các quyền lực trong nhà nước và xã hội cần chăm lo cho đại học, vì họ cần tri thức khoa học và giáo dục tinh thần, điều đại học sẽ cung cấp cho họ. Đại học là nơi phản ảnh sáng sủa nhất về tinh thần thời đại. Ở đó thầy và trò đến với nhau như những con người chỉ có tiếng gọi chung là đi tìm và nắm bắt chân lý. Khám phá chân lý là nhu cầu tự nhiên của con người.

Sự phồn vinh của các quốc gia giờ đây tùy thuộc vào sự thực hiện giáo dục đại học chưa lúc nào như trước đây, qua sự đóng góp của nó vào việc xây dựng nguồn nhân lực và tri thức tích lũy; và cũng như thế đối với sự cạnh tranh quân sự giữa các cường quốc – là vấn đề sống còn theo nghĩa đen nhất. Sức mạnh chính trị của các quốc gia bây giờ cũng lệ thuộc vào giáo dục đại học, hơn bao giờ hết, để giúp tạo ra các cơ hội lớn cho nhân dân, và để giúp dỡ bỏ các ranh giới giai cấp còn di lại từ quá khứ.

Ngày nay đại học nghiên cứu là đầu tàu của các hệ thống đại học các quốc gia trên thế giới. Nó tạo ra khoa học, công nghệ, và đào tạo tầng lớp chuyên gia lãnh đạo cao cấp trong mọi lãnh vực xã hội. Muốn có kinh tế cạnh tranh, phải có khoa học công nghệ mới, có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn và tri thức đẳng cấp thế giới được đào tạo thông qua các đại học tinh hoa. Không thể hình dung được Thung lũng Silicon mà không có Đại học Stanford gần đó, hay UC Berkeley hoặc MIT xa hơn.

Nếu có một người ngoài hành tinh đến thăm trái đất và muốn biết đâu là “đầu não trí tuệ” của một quốc gia, người đó trước nhất nên đi thăm các đại học nghiên cứu tinh hoa, nếu có. Nếu người ngoài hành tinh muốn biết thêm cái gì đã góp phần định hình nền văn minh thế giới, xin mời họ ngược dòng thời gian đi xem các đại học hình thành từ thời Trung cổ tại châu Âu Kitô giáo thế kỷ 12, 13. Đó là một sản phẩm tri thức độc đáo mà không có nền văn minh nào khác có được. Không thể hiểu được sự phát triển và sức mạnh của phương Tây mà không giải mã định chế đại học của họ. Đại học trải qua 2 thời kỳ chính yếu: Trung cổ và Thế kỷ 19, định dạng cho thế kỷ 20, 21 với Hệ thống Đại học Hoa Kỳ như ngọn hải đăng tỏa sáng.

Chúng ta phải có những tác phẩm hay, nhiều tác phẩm hay, tiêu chuẩn thế giới, hòa nhập vào dòng tri thức thế giới đang chảy, để có tiếng nói của giới trí thức Việt Nam, và nâng cao tầm tri thức của VN lên với thế giới. Chúng ta cần đi trước cuộc chấn hưng, và phải là những con chim báo sáng.

Một lần nữa xin cám ơn Giải Sách Hay.

NXX

(bài do tác giả cung cấp)

TTO - “Ai cũng gù, mình thẳng lưng là khuyết tật”, câu nói bất ngờ giữa phiên tòa xử các thầy cô giáo phạm tội gian lận điểm thi đã khiến nhiều người bàn luận. Có thật như vậy không?

Tham gia cuộc trò chuyện sau đây với Tuổi Trẻ, các nhà văn, giảng viên, luật sư đều nhấn mạnh: "Thẳng lưng là khuyết tật" là lối sống tiêu cực, thỏa hiệp với cái xấu. Cần cổ vũ và tôn vinh lối sống chính trực, ngay thẳng, lạc quan.

Không thể chọn tư thế gù

* Nhiều người nói câu nói "Ai cũng gù, mình thẳng lưng là khuyết tật" là một thực tế có thật với nhiều người, nhiều nơi. Ông nghĩ như thế nào?

Nhà văn, giảng viên Phan Nhật Chiêu: Là một người đã theo đuổi ngành giáo dục, nghiên cứu văn học, văn hóa suốt cả đời, tôi hết sức ngỡ ngàng khi nghe câu đó từ một nhà giáo, lại càng ngỡ ngàng hơn khi nhiều người công nhận đây là một thực tế phổ biến.

Tôi cho rằng đây chỉ là một lời ngụy biện văn hoa, cũng như những người đang kêu gọi làm giàu bằng mọi giá, bất chấp tất cả. Thực tế ngành giáo dục mà tôi đã trải nghiệm một đời đi dạy không phải như vậy. 

Đây đó có những hiện tượng tiêu cực, xung quanh có những người thỏa hiệp với cái xấu để thành một "người gù", nhưng không bao giờ có chuyện "ai cũng gù", và càng không thể có quan niệm "người thẳng lưng là khuyết tật". Tôi vẫn biết nhiều người rất mạnh mẽ bảo vệ lẽ phải.

* Có thể ông quá lạc quan, hay mơ mộng chăng?

- Tôi không mơ hồ, mà ngược lại, trong các sáng tác của tôi đã nhiều lần đề cập đến hiện tượng này. Ta có thể đọc lại. Đây là truyện tuyệt ngắn có tên Tiến hóa: "Cả anh cũng không biết rằng mình đã hóa tinh tinh thật bao giờ sau nhiều năm đóng vai tinh tinh trong gánh xiếc". 

Tôi cũng có một truyện ngắn mang tên Mưa mặt nạ, viết về những chiếc mặt nạ da người mà khi đeo lên, mặt nạ sẽ thay luôn mặt người: "Người phát minh một gương mặt cho chính mình/ Phía sau nó/ Người sống, chết, và hồi sinh/ Bao nhiêu lần/ Gương mặt người ngày hôm nay/ Có nhiều vết nhăn của chính gương mặt ấy/ Còn những vết nhăn của người thì nào có mặt mày".

Tôi cho rằng đó là sự "tiến hóa" ngược. Con người sao có thể "tiến hóa" thành tinh tinh? Người thẳng lưng sao lại muốn làm người gù? Gương mặt của mình sao thay bằng mặt nạ? Về mặt tự nhiên, để thẳng lưng theo nghĩa đen, loài người đã trải qua hàng triệu năm tiến hóa.

Thẳng lưng theo nghĩa bóng, để có được sự ngay thẳng, chính trực, biết phân biệt phải trái đúng sai, làm điều phải và đứng về phía lẽ phải, con người cũng phải trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, văn hóa qua hàng trăm thế hệ.

"Thẳng lưng" là kết quả của sự tiến bộ và là động lực thúc đẩy tiến bộ, đâu tự nhiên mà có. "Gù" - trong nghĩa bóng là thỏa hiệp với cái xấu, sẵn sàng làm điều xấu cũng không do tự nhiên, do bẩm sinh mà là lựa chọn chủ quan. Vậy thì đừng vì chút quyền lợi mà tự lựa chọn làm người "gù".

20200524

Nhà văn, giảng viên Phan Nhật Chiêu

* Cũng có khi là do sợ hãi nữa...

- Tất nhiên làm người "thẳng lưng" không dễ, nhất là khi xung quanh lại có nhiều người lựa chọn kiểu sống "gù". Để giữ được sự chính trực, nhiều khi phải chấp nhận thiệt thòi. Để bảo vệ được sự chính trực, đôi lúc phải trả giá, có khi là cả sinh mạng. Nhưng nếu bạn không đủ dũng cảm, cứng cỏi để đấu tranh chống lại cái tiêu cực, cái xấu, cái ác thì vẫn có thể có lựa chọn khác như không thỏa hiệp, im lặng, rút lui...

Khi xưa, không đủ dũng khí để dâng vua thất trảm sớ như Chu Văn An thì vẫn có rất nhiều ông quan cáo bệnh, từ quan để về quê dạy học, bốc thuốc. Làm nghề giáo là để dạy học trò thẳng lưng. Nhà giáo không thể chọn cho mình tư thế gù.

Lịch sử của chúng ta có những giai đoạn mà sự ấu trĩ, lạc hậu thắng thế tiến bộ, văn minh, những người "thẳng lưng" chịu nhiều phủ nhận thiệt thòi. Nhưng lịch sử luôn đi về phía sự tiến bộ, những sai lầm sẽ được sửa chữa và "cây ngay thì không sợ chết đứng", những gì là giá trị sẽ luôn được công nhận. Vì vậy, tôi muốn nhắc lại là đừng bao giờ lựa chọn làm người "gù".

Người "thẳng lưng" luôn xứng đáng được tôn vinh

* Tuy nhiên, cũng nhiều người nói rằng kinh nghiệm từ xưa đã để lại: "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài".

- Vẫn cứ là ngụy biện. Ông bà ta dạy "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" là lối sống thích nghi với hoàn cảnh, là thay đổi hình thức bên ngoài để hòa hợp, một văn hóa tốt. Dù ở bầu hay ống, bản chất của nước vẫn nguyên vẹn là nước. Còn nếu đang "thẳng lưng" mà lại chọn "gù", tức đã thay đổi hẳn về bản chất, vứt bỏ hoàn toàn năng lực, phẩm cách, lương tri.

Lối sống ấy không chỉ là an phận để được yên ổn, mà sẽ dẫn đến thỏa hiệp với cái xấu, lún sâu vào tiêu cực, thực hiện những hành vi gây hại cho tổ chức, xã hội, và sau rốt là hại chính bản thân mình. Không quyền lợi nào có thể cân bằng lại được. Thực tế xã hội đã chứng minh như vậy.

* Thực tế lại cũng cho họ thấy những trả giá của người "thẳng lưng"...

- Thật ra không cần phải trải nghiệm quá nhiều để biết rằng những người "thẳng lưng" luôn xứng đáng được tôn vinh. Nhiều thế hệ trẻ đã được đọc, xem truyện Vịt con xấu xí từ thời mẫu giáo.

Hãy nhớ lại xem: Chú vịt con ấy từ khi chui ra khỏi vỏ trứng đã bị cả đàn kỳ thị vì sự khác biệt của màu lông, của vóc dáng. Chú bị gọi là xấu xí, bị chê cười, bị xua đuổi, nhưng chú vẫn ngẩng cao đầu để là chính mình, chấp nhận rời đàn sống cuộc sống cô đơn, rồi dũng cảm đi theo khao khát được đến với đàn thiên nga trên hồ nước. 

Và rồi ngày ấy đến, đàn thiên nga quây quanh chú, và khi cúi mình soi xuống mặt nước, chú vịt xấu xí nhận ra mình đã lớn lên, đã biến đổi và trở thành con thiên nga đẹp nhất... Câu chuyện thơ mộng tuổi nhỏ ấy không phải là lời động viên sẽ đi theo suốt đời người sao?

Ở đây tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa: "thẳng lưng" không thể là khuyết tật. Những người chấp nhận điều đó sẽ là những người gây hại cho xã hội. Xã hội chấp nhận điều đó là một xã hội đi giật lùi vào tăm tối. Những người "thẳng lưng" không chỉ cần được tôn vinh mà cần được động viên, bảo vệ, tiếp sức.

* Ông muốn nói gì với những người đang chọn "gù"?

- Cơ hội "thẳng lưng" lên, ngẩng đầu lên vẫn còn đó cho những người đã trót "gù", vì đó là quy luật tự nhiên của tiến hóa. Con người được sinh ra để đứng thẳng và làm điều phải. Nếu phải sống giữa những người "gù", bạn hãy cứ "thẳng lưng". Bạn cao hơn thì bạn sẽ tỏa sáng và giúp được họ.

Cần có luật bảo vệ người làm việc tốt

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận của Quốc hội hôm qua 22-5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đã đề xuất Quốc hội cần nghiên cứu ban hành đạo luật mới, đó là Luật bảo vệ người làm việc tốt.

Theo ông Cảnh, nếu pháp luật chỉ quy định làm việc tốt là nghĩa vụ thì sẽ bị hạn chế vì thường con người mong muốn làm việc tốt một cách tự nguyện. Vì vậy, để phát triển hành vi đạo đức trong xã hội, ông đề nghị Quốc hội nghiên cứu ban hành Luật bảo vệ những người làm việc tốt khỏi những trách nhiệm về hành vi phạm tội, tránh các phiền hà về thủ tục pháp lý, tránh bị tổn thương về thể xác và tinh thần.

N.AN

PHẠM VŨ thực hiện

Nguồn: Tuổi trẻ, ngày 23.5.2020.

20170721.Sgk NV

1. Mở đầu

Hiện nay, có lẽ không còn ai chối cãi tình trạng suy giảm hứng thú của học sinh đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Điều đó được phản ánh trong thái độ với việc đọc sách, chất lượng học và làm bài văn, khuynh hướng chọn ngành khi vào đại học. Giáo sư Hoàng Như Mai đã báo động tình trạng này trong một bài trả lời phỏng vấn rất thẳng thắn đăng trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật cách đây hơn mười năm, với nhan đề: “Môn Văn đang hỏng!”.

      Muốn tìm ra lời giải đáp chính xác cho tình trạng nói trên, cần phải có một cuộc điều tra xã hội học rộng rãi để nắm bắt ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh, các nhà khoa học và nhất là các thế hệ học sinh hưởng thụ chương trình Ngữ văn.

      Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc môn Ngữ văn mất sức hấp dẫn có thể do nhiều nguyên nhân cùng một lúc: quan niệm dạy văn và học văn chưa tâm phục học sinh, chương trình nặng nề và không hợp lý, sách giáo khoa (SGK) công thức, tỉ lệ giáo viên giỏi nghề không nhiều, thi cử rập khuôn và máy móc, văn mẫu và bệnh thành tích…

2. Đặc điểm văn liệu trong sách giáo khoa 

      Trong bài này, chúng tôi muốn nêu một nguyên nhân quan trọng cắt nghĩa sự ngán ngại học Ngữ văn trong học sinh, đó là chất lượng một số bài văn tuyển dạy trong chương trình và SGK không thật cao, có một số bài không đạt yêu cầu, thậm chí không xứng đáng đưa vào sách.

      Một cuốn SGK thường bao gồm phần bài giảng lý thuyết (một giai đoạn văn học, một vấn đề khái quát, một tác gia…), phần văn liệu để phân tích và phần câu hỏi bài tập. Văn liệu là tư liệu văn học, bao gồm văn bản nghệ thuật (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút…), văn bản chính luận (tiểu luận phê bình)… Đó có thể trở thành ngữ liệu cho một bài giảng về vấn đề ngôn ngữ học, nhưng ngược lại, không phải ngữ liệu nào cũng có thể trở thành văn liệu cho SGK văn học. Lời ăn tiếng nói thông thường, những bài báo, những văn bản nhật dụng có dể dùng làm dẫn chứng cho bài giảng ngôn ngữ học; còn văn bản văn học đích thực phải có giá trị nghệ thuật thì mới đạt yêu cầu của một văn liệu cho SGK.

      Vì lý do tế nhị, xin cho phép tôi không nêu cụ thể bài văn nào bị xem là không đạt yêu cầu, nhưng tôi xin giải thích tại sao có thể nói một bài văn/ thơ không xứng đáng đưa vào giảng dạy:

  1. Đó là những bài văn/ thơ hay trích đoạn tác phẩm không có ý tưởng hay suy tư gì sâu sắc hoặc ý tưởng chỉ là minh họa cho những mệnh đề luân lý, chính trị có sẵn.
  2. Đó là những bài văn/ thơ hay trích đoạn tác phẩm có suy tưởng riêng nhưng lại thiếu sự sinh động, xoàng xĩnh về nghệ thuật, thiên về giáo huấn.
  3. Đó là những bài văn/ thơ hay trích đoạn tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật nhưng lại không được chọn dạy đúng cấp học, lớp học, nên không phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
  4. Đó là những bài văn/ thơ hay trích đoạn tác phẩm đáp ứng ba yêu cầu nói trên nhưng lại không giúp ích cho việc giảng dạy và làm sáng tỏ một chủ đề nhất định theo cấu trúc chương trình có sẵn.

     Theo ghi nhận của chúng tôi, cách chọn văn bản lâu nay thường đặt yêu cầu 4 làm tiên quyết, ví dụ dạy chủ đề tình bạn, tình yêu quê hương đất nước thì tìm những văn liệu gì có liên quan để minh họa mà không chú ý thích đáng đến 3 yêu cầu trên đây.

     Nói về văn liệu ở từng cấp học, thiết nghĩ chọn văn liệu cho SGK cấp tiểu học và trung học cơ sở khó hơn cho cấp trung học phổ thông; chọn văn liệu từ văn học hiện đại khó hơn từ văn học cổ điển. Tôi xin nói rõ hơn điều nhận xét này.

     Những bài văn chọn dạy cho cấp tiểu học thường là những bài ngắn trong khi nguyên văn các tác phẩm, trừ thể loại thơ, viết cho thiếu nhi thường vượt quá khuôn khổ một tiết dạy, vì vậy mà thời gian qua, có một số trường hợp soạn giả SGK phải biên tập, sửa chữa, thậm chí cắt bớt văn liệu gốc khiến tác giả phiền lòng. Thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, Phạm Hổ, Võ Quảng có thể chọn nguyên bài cho SGK, nhưng văn cho thiếu nhi của Tô Hoài, Đoàn Giỏi, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư… khó để nguyên văn khi đưa vào SGK. Nói khó, vì cảm thụ một bài văn trong không gian lớp học khác với ở nhà, nên có khi soạn giả phải nhờ chính tác giả viết lại để vừa với khuôn khổ và mức độ của SGK. Khi đã chọn một bài văn/ thơ hay cho HS cấp tiểu học tiếp nhận, thì tác dụng tích cực rất lâu dài. Ở miền Nam thời tiểu học, chúng tôi chưa được biết Tố Hữu là ai, nhưng nhờ học SGK mà thuộc bài thơ Mồ côi cho đến bây giờ. Theo chúng tôi, ở tiểu học, nên dạy những tác phẩm hay, súc tích chứa đựng những câu chuyện đạo đức; những bài ca dao, truyện cổ tích, truyện đồng thoại…

     Theo cảm nhận chủ quan của tôi, có lẽ viết SGK Ngữ văn cho học sinh trung học cơ sở là thú vị nhất. Lứa tuổi từ 12 đến 15 này là lứa tuổi đang đổi thay và khám phá; tình yêu, tình bạn, tình gia đình, tình quê hương đất nước, lẽ sống đều chớm nở và đi đến độ chín, một bài văn hay sẽ thanh lọc và bồi dưỡng biết bao tình cảm đẹp cho học sinh. Từ lớp 6 đến lớp 9 nên chủ yếu dạy văn học hiện đại, với những áng văn chương đẹp, nói lên hình ảnh tích cực về thiên nhiên, xã hội, đất nước và con người; tránh đưa vào SGK những văn bản nặng nề với những góc tối của đời sống. Tại sao? Vì những bóng tối, cái xấu rồi cuộc đời sẽ bắt các em chịu đựng, nhà trường và văn học hãy truyền cho các em ánh sáng, cái đẹp để có đủ sức chống chọi và đứng vững trước những thử thách của cuộc đời. Văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20 đến nay, ở miền Bắc cũng như miền Nam, không thiếu tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi này, miễn là các soạn giả có hiểu biết về văn học, chịu khó đọc và sưu tầm, chọn lọc. Cái khó nhất ở đây là chọn văn bản tiêu biểu và phù hợp, tiêu biểu về tác giả, về khuynh hướng sáng tác, về giai đoạn văn học và phù hợp với chủ điểm bài giảng, với lứa tuổi.

      Đối với bậc trung học phổ thông, theo chúng tôi, hai lớp 10 và 11 là độ tuổi học sinh thích hợp về tâm thế để dạy văn học cổ điển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19. Lúc này học sinh có chút ít vốn liếng về lịch sử và văn hóa, về vốn từ Hán Việt nên tiếp nhận thuận lợi hơn. Ở đây có một nghịch lý này: dạy và biên soạn SGK về văn học cổ điển khó hơn văn học hiện đại, nhưng chọn văn bản và tác giả thì thuận lợi hơn vì giá trị tương đối định hình, ít gây tranh cãi. Dù vậy, đối với những tác phẩm lớn (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc…), việc trích văn cũng cần cân nhắc và chọn lựa những đoạn có giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật nhất. Chẳng hạn, trong Truyện Kiều, nên chọn những đoạn Kiều đi chơi thanh minh hay Kiều ở lầu Ngưng Bích hơn là cảnh báo ân báo oán.

      Vấn đề khó nghĩ nhất là lớp 12. Ở miền Nam trước 1975 và ở một số nước phương Tây hiện nay, học sinh lớp cuối cùng bậc trung học không còn học Ngữ văn nữa mà học Triết học. Bắt đầu tuổi trưởng thành, sắp học nghề để bước vào đời hay sắp lên Đại học, họ cần được trang bị sâu sắc về lý tính để từng bước hình thành nhân sinh quan và thế giới quan. Trong khi học sinh độ tuổi 18 ở nước người tập suy nghĩ về những vấn đề tâm lý học, đạo đức học, logic học, thì học sinh độ tuổi đó ở xứ ta vẫn còn nức nở với tiếng khóc của cô Mỵ và say sưa “ôi con sóng nhớ bờ”… Không trách tầm cảm và tầm nghĩ của học sinh ta hạn hẹp đến thế.

      Chương trình Ngữ văn trước đây cố gắng bảo đảm cho học sinh, từ lớp 10 đến lớp 12 nắm được diễn trình văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, một quan niệm xuyên suốt từ thời Dương Quảng Hàm đến nay. Chương trình mới ban hành vẫn tiếp tục quan niệm đó nhưng linh hoạt hơn trong việc gợi ý và cho phép soạn giả SGK tìm và đề xuất văn liệu mới phù hợp. Đây là một thử thách đặt ra cho người làm sách và tạo một chút không gian học thuật để các bộ SGK cạnh tranh nhau về chất lượng và sức hấp dẫn.

      Chúng tôi đề nghị, ở lớp 12, SGK nên chọn những văn bản văn học Việt Nam và văn học nước ngoài có chiều sâu triết lý, có tầm tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao. Nên tránh những văn bản mà 10 năm, 20 năm sau trở thành lạc hậu trước sự phát triển của nhận thức xã hội và tư duy con người đương đại.

3. Văn liệu trong sách giáo khoa và quan niệm dạy Ngữ văn

      Hiện nay việc chọn văn liệu cho SGK Ngữ văn đang đụng chạm đến quan niệm dạy và học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông và điều này có liên quan đến quan niệm giáo dục vốn có những cách nhìn không thống nhất. Nhân đây chúng tôi xin nêu ý kiến của mình về quan niệm dạy Ngữ văn.

      Một, dạy Ngữ văn ở trường phổ thông là dạy nghề hay dạy người? Chúng tôi tán thành quan niệm dạy Ngữ văn ở phổ thông chủ yếu là để dạy người, dạy Ngữ văn ở đại học mới là dạy nghề. Tuyệt đại đa số học sinh không đi theo nghề văn, dù là dạy văn hay nghiên cứu văn học, mà họ cần văn học như một nguồn dinh dưỡng tinh thần để sống ở đời. Hiện nay trên sách báo, internet, bên cạnh những tác phẩm tinh hoa, xuất hiện đầy rẫy văn học thứ cấp. Nhiều học sinh mê đắm tiểu thuyết ngôn tình, sa lầy vào đó, dần dần mất cân bằng trong cảm thụ và có thể tự mình hủy hoại cảm xúc và thị hiếu lành mạnh  của mình. Cần đưa vào SGK trung học cơ sở những bài văn đẹp về tình yêu không thiếu trong văn học Việt Nam hiện đại, để góp phần giành lại tâm hồn của những học sinh chỉ biết có tiểu thuyết ngôn tình. Cần khơi gợi cho học sinh trung học phổ thông nghĩ đến những vấn đề về sự tồn vong của đất nước, về lý tưởng dân chủ, về thảm họa môi trường sinh thái, về bi kịch của số phận con người để họ đứng cao hơn văn chương thứ cấp.

      Hai, dạy Ngữ văn ở trường phổ thông là dạy tư tưởng hay tình cảm? Theo chúng tôi, đây chủ yếu là dạy tình cảm, nhất là tình cảm thẩm mỹ. Tất nhiên, trong văn học có tư tưởng, nhưng đó là tư tưởng hình tượng, tư tưởng truyền bằng con đường tình cảm, chứ không phải tư tưởng chính trị và đạo đức sống sượng. Chúng ta đã vượt qua giai đoạn văn nghệ minh họa, nhưng dạy văn, học văn và thi văn hiện nay vẫn chưa thoát khỏi cung cách minh họa nhằm diễn dịch cho những tư tưởng được ưu tiên truyền bá, và điều đó không tránh khỏi gây ra phản tác dụng khi gặp phản ứng trái chiều nơi những người trẻ vốn không muốn dạy văn một cách áp đặt. Chính vì vậy mà văn liệu SGK phải là những tác phẩm hay, có sức truyền cảm, lay động lòng người.

      Ba, dạy Ngữ văn ở trường phổ thông là dạy ngữ hay dạy văn? Quan điểm tích hợp ngữ văn là một quan điểm mới mẻ, hiện đại, bởi, nói theo  Humboldt, “thi ca là nghệ thuật thông qua ngôn ngữ”. Nhưng suy cho cùng, văn học như là nghệ thuật ngôn từ vẫn là môn chủ đạo của giáo dục nhân văn. Trong các nhà giáo biên soạn SGK Ngữ văn trước đây và hiện nay, có những nhà ngôn ngữ học uyên bác nhưng cũng rất cần những nhà khoa học nhạy cảm với cái đẹp, có cảm thụ văn học tinh tế, đọc được nhiều tác phẩm văn học để có thể chọn lựa và giải mã những văn bản nghệ thuật có giá trị tự thân thay vì chỉ là công cụ để minh họa cho những kiến thức và luận đề ngôn ngữ học. Những phương pháp mới gắn liền với những lý thuyết hiện đại như phong cách học, thi pháp học, ký hiệu học, ngữ dụng học là để trang bị cho người giáo viên phân tích và bình giảng hay hơn, sâu hơn văn bản, chứ không phải là để nạp thêm kiến thức cho học sinh. Thật là kỳ lạ, kiến thức ngôn ngữ học dạy ở trường phổ thông chưa bao giờ phong phú như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ học sinh viết tiếng Việt sai chính tả và sai ngữ pháp nhiều như bây giờ.

      Trong giáo dục, người giáo viên cần được trang bị về phương pháp sư phạm, cụ thể ở đây là phương pháp giảng dạy Ngữ văn. Nhưng có phương pháp hay đến mấy mà dạy những bài văn mòn sáo, nhàm chán, tẻ nhạt và không phù hợp với đối tượng tiếp nhận thì người giáo viên cũng không thể truyền được tình yêu văn học cho học sinh.

      Tất nhiên chọn một bài văn để đưa vào SGK không phải là việc đơn giản. Phải có một bề dày cảm thụ và kinh nghiệm văn học, phải am hiểu tâm sinh lý học sinh, phải có vốn liếng văn học sâu rộng và có bản lĩnh khoa học thì mới tìm được một văn bản hay nhất, tốt nhất để dạy cho một độ tuổi nhất định. Đây phải là công việc của một tập thể chuyên môn, với sự đề xuất và góp ý của đông đảo giáo viên, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu và phê bình văn học. Nếu chọn đúng thì 30 năm nữa cũng chưa cần thay đổi SGK và sẽ giảm bớt lời than phiền về hố sâu ngăn cách trong kỷ niệm văn học giữa các thế hệ.

      Giã từ trường lớp, người học sinh có thể không còn nhớ những phân tích về chủ đề, hình tượng, tư tưởng, thủ pháp… Chỉ vang lên trong họ những câu thơ tráng khí hay thấm đẫm tình yêu mà thầy cô giáo đọc diễn cảm làm rung động tâm hồn họ trong giờ học văn thời thơ ấu, hiện lên trong họ những nhân vật trăn trở và khao khát lý tưởng như người bạn đồng hành trên đường đời vạn dặm. Người ta có thể quên đi những lý thuyết cao siêu về tự sự học hay diễn ngôn, nhưng sẽ nhớ ông đại tướng Carnot về trường cũ thăm thầy giáo, nhớ cậu bé đeo cặp sách đi ngang qua vườn Luxembourg một sáng mùa thu, nhớ người lãng du khắp năm châu bốn biển nhưng vẫn thấy quê hương mình đẹp nhất. Văn học trong nhà trường là sợi dây kết nối những tâm hồn như đã được thể hiện chân thành trong truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư của Sơn Nam. Văn đó mới là thứ văn đích thực, đáng dạy và đáng học, chứ không phải thứ văn để ngồi đếm hình dung từ và làm bài tập phong cách học.

4. Kết luận

      Chúng tôi thật sự hoan nghênh chương trình Ngữ văn mới đã thể hiện một bước tiến rõ rệt về tư duy giáo dục lẫn quan niệm văn học, so với thời mà kiến thức dạy văn còn sơ lược và công thức, dựa trên những văn bản thiên về tính minh họa. Có thể thấy trong chương trình mới sự cập nhật cả về lý thuyết lẫn văn liệu với những tác giả và tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, vẫn còn có thể đầu tư sâu hơn để nâng cấp cho chương trình, nhất là về văn liệu. Còn nhiều tác phẩm có giá trị cao của những tác giả tầm cỡ, nhất là ở miền Nam, chưa được để ý tới (Nhất Hạnh, Võ Hồng, Bình Nguyên Lộc, Nhật Tiến, Cao Huy Thuần…).

      Một chương trình Ngữ văn tốt cần hội đủ cả hai mặt: lý thuyết mới và văn liệu hay. Nhưng nếu lý thuyết mới mà văn liệu tầm thường hoặc lý thuyết cũ mà văn liệu đặc sắc thì biết làm sao? Trong hoàn cảnh khó xử đó, tôi xin chọn phương án hai. Thà dạy theo lối cũ mà được tiếp cận thơ văn hay thì vẫn hứng thú hơn là đem lý thuyết cao siêu làm sang cho những tác phẩm trung bình khá.

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

 

Tài liệu tham khảo:

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội.

Hoàng Như Mai (2005). Tuyển tập. Hà Nội. NXB Giáo Dục.

Ngô Minh Oanh chủ biên (2018): Giáo dục phổ thông miền Nam (1954-1975). TP Hồ Chí Minh. NXB Tổng hợp.

Huỳnh Như Phương (2014). “Môn Ngữ văn trong trường phổ thông – thêm một lần đổi mới”. Kỷ yếu Hội thảo Chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông. Trường Đại học Phú Yên.  

Đỗ Ngọc Thống (2011). Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Hà Nội. NXB Giáo dục Việt Nam.

 

Tóm tắt 

Xuất phát từ thực trạng sa sút chất lượng trong việc dạy và học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, bài viết đi tìm nguyên nhân nơi chất lượng văn liệu trong sách giáo khoa các cấp. Theo tác giả, văn liệu để giảng dạy không phải là phương tiện minh họa cho các lý thuyết mà là những văn bản có giá trị tự thân, có chất lượng thẩm mỹ và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh. Có chọn lựa những văn liệu đặc sắc mới đáp ứng được quan niệm dạy Ngữ văn là dạy người, là bồi dưỡng tâm hồn và mới nâng cao sức thu hút của môn Ngữ văn đối với học sinh.

Từ khóa: văn liệu, sách giáo khoa, quan niệm dạy Ngữ văn.

 

Bài tham luận - "Hội thảo Khoa học quốc gia "Văn học và giảng dạy văn học trong nhà trường - kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS.NGND Hoàng Như Mai”, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn- ĐH QG TPHCM, Hội nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP.HCM, ngày 01.6.2019.

20200507 2

Thầy Nguyễn Lộc và phu nhân - Nhà thơ Ý Nhi                                          

Tối hôm qua, thầy Nguyễn Ngọc Sơn (sinh viên khóa 1, thầy dạy Văn học Việt Nam nhưng đã chuyển về Bộ Giáo dục và Đào tạo từ trước khi chúng tôi vào trường), gọi điện cho tôi thông tin “mình vừa có chuyến đi thăm mấy ông bạn ở Sài Gòn. Vui vì gặp bạn bè, nhưng buồn vì không gặp được anh Chu Xuân Diên, còn anh Nguyễn Lộc thì yếu quá. Hỏi có nhận ra ai đây không, mãi mới nói Sơn, Sơn”. Thông tin của thầy làm tôi thấy buồn. Thầy Lê Chí Dũng cũng đang ốm lắm. Thế là tổ Văn học Cổ Cận Dân ngày ấy chỉ còn các thầy Mai Cao Chương, Trần Vĩnh, Nguyễn Lộc, Lê Chí Dũng và Lê Chí Quế nhưng ở khoa Văn đến ngày nghỉ hưu và xuân thu nhị kỳ còn gặp chỉ còn có một mình thầy Lê Chí Quế.

Lứa chúng tôi đầu những năm 70 lúc học văn học dân gian thấy thích nhưng chuyển sang văn học Lý Trần thì cảm giác ấy không còn. Văn học dân gian dù sao cũng còn thấy gần gũi hơn vì trước đó ít nhiều cũng có học và có đọc. Văn học thấm đẫm tinh thần Phật giáo thời Lý đám sinh viên trẻ chúng tôi không tiếp nhận được. Rồi đi sơ tán, học ít, chạy nhiều, lao động lắm làm chúng tôi sao nhãng việc học hành. Một hôm, sau khi đã sơ tán về thì phải, tôi lên văn phòng khoa lấy thời khóa biểu cho lớp thì gặp một thầy trán cao, dáng đẹp, tóc hơi xoăn, mắt cười lấp lánh sau cặp kính đầy vẻ thân thiện. Thầy có việc gì đi gấp, tôi chỉ kịp nghe thầy nói với thầy Phan Trác Cảnh làm ở Văn phòng khoa giọng miền trong, nghe nhẹ và dễ chịu “thế tuần sau mới bắt đầu nhỉ. Thế mà tôi cứ tưởng. Tôi đi nhé” rồi đi ra. Thấy tôi đứng đó “chào thầy”, thầy mỉm cười hơi gật đầu “chào bạn” rồi đi ra. Tôi cứ đứng vậy nhìn theo thầy, nghĩ thầm “sao có thầy nào lại thân thiện với sinh viên như thế nhỉ?”. Tôi đã được thầy Nguyễn Phan Cảnh sau khi tan dạy chào lúc đi qua mấy đứa chúng tôi đứng tán chuyện ở hành lang cũng dịu dàng nhưng tôi thấy lạ vì thầy cũng cười nhưng lại nhấc mũ ra khỏi đầu, hơi cúi xuống lúc đi qua đám chúng tôi đang đứng dọc hành lang. Còn thầy này chào và cười với tôi bằng một nụ cười thân thiện và ấm áp. Miệng thầy tươi và mắt thầy thì lấp lánh những tia nồng hậu. Thầy Phan Trác Cảnh vẫy tôi vào “cậu lấy thời khóa biểu đi. Tuần sau các cậu học thầy vừa đi ra đấy. Thầy Nguyễn Lộc. Thầy giảng giai đoạn XVII-XVIII”.

Dù chưa được nghe thầy giảng bao giờ, nhưng cử chỉ ban đầu của thầy đã gợi cho tôi rất nhiều thiện cảm. Rồi không phải chỉ mình tôi mới có cảm giác vui sướng khi nghe thầy dạy mà cả lớp tôi đều thích học giờ của thầy. Giọng thầy dịu dàng, dễ nghe, thầy giảng cuốn hút nhưng không có cái ồn ào, sôi nổi như thầy Khỏa, thầy Niệm. Ở thầy có gì đó hơi giống cách dạy của thầy Đỗ Hồng Chung, cô Lê Hồng Sâm: nhẹ nhàng, hấp dẫn, sâu sắc. Đặc biệt nghe thầy đọc và bình thơ thì rất thích. Ngọt và thấm bởi cả chất giọng, cách bình và con người thầy. Lúc đó, tôi đã ước nếu sau này được làm nghề dạy học, sẽ cố tập được cách truyền thụ kiến thức của thầy. Có lẽ, tôi yêu văn chương giai đoạn này vì nó vừa sâu lắng, thiết tha vừa mang nỗi đau đến quằn quại trước những đau khổ của con người trong những câu thơ mượt mà nhưng cũng ứa máu mà còn cả vì được nghe những bài giảng của thầy. Phùng Huy Thịnh lớp tôi hay bắt chước chất giọng đặc biệt khi thầy đọc thơ Hồ Xuân Hương còn tôi thì vừa nghe thầy giảng, thầy đọc, vừa chăm chú quan sát cách diễn tả tâm trạng nhân vật qua những câu thơ thầy chọn. Chúng tôi gọi vụng thầy là chàng Kim (Kim Trọng) vì thấy ở thầy vẻ hào hoa, phong nhã của Kim Trọng cứ như phảng phất trong cách nói, nụ cười, trong mỗi cử chỉ thầy thể hiện.

Sau này, khi ở lại khoa làm việc, tôi lại được làm đồng nghiệp của thầy. Một lần, thấy thầy gọi thầy Bùi Duy Tân là bạn, tôi thấy lạ bởi tôi nghĩ thầy Tân phải thuộc thế hệ khác nhưng té ra thầy Tân cũng cùng lứa với thầy nhưng nhỉnh hơn chút ít. Chúng tôi gọi thầy Lộc là chàng Kim vì trông thầy trẻ trung và hào hoa còn thầy Tân thì quen sống khắc khổ, bình dân nên chúng tôi gọi là cụ Lý (trưởng). Thầy Tân, mấy năm trước khi mất, lúc đã yên tâm sắp đặt cuộc sống cho mình và cho các con, đã gần như tách ra khỏi những lo âu, thậm chí phiền muộn ở đời, đã có lần tâm sự với tôi về những người thầy và bạn của mình. Thầy bảo “cụ Khánh (Đinh Gia Khánh) thì uyên bác rồi. Tôi không có được cái tài hoa như ông Lộc (Nguyễn Lộc), sâu sắc như ông Hượu (Trần Đình Hượu), tôi chỉ lấy cái chăm chỉ để bù vào những cái thiếu hụt của mình thôi. Làm nghề này cần cù cũng đạt tới một cái gì đó nhưng sâu sắc rồi lại tài hoa nữa thì sướng lắm. Sướng vì nghĩ rồi nói ra, viết ra được những cái tâm đắc của mình. Sướng vì nghĩ được ra những cái người khác chưa nghĩ được, nói ra được những cái người khác không nói ra được, hay lắm. Ông Hượu là thế. Ông Lộc là thế”. Nghe một thầy nói về những thầy khác với một thái độ trân trọng và ngưỡng mộ như thế, tôi ngộ thêm ra một điều: ở đời, vượt lên trên được những thói thường ai cũng có, nhiều khi nó còn đem lại cho mình một cái gì đó, để công bằng với người và với mình như thế chỉ có thể có được ở những đấng bậc. Không ít người tài năng xuất chúng nhưng đôi khi không vượt lên trên được những thói thường cũng dễ rơi xuống cái tầm thường. Tôi hiểu không phải trong mọi quan hệ các thầy tôi đều tuyệt với cả và không khỏi có lúc cũng làm mếch lòng người khác vì những chuyện này kia nhưng trong quan hệ với đồng nghiệp, bè bạn, học trò, tôi luôn thấy các thầy tôi ứng xử như những người quân tử. Tôi không biết thầy Nguyễn Lộc có dòng dõi thi thư hay không, nhưng tôi thấy ở thầy và các thầy Nguyễn Kim Đính, Chu Xuân Diên có nhiều nét rất giống nhau. Cả ba thầy không ai là đảng viên nhưng các thầy giữ mình, làm nghề lúc nào cũng nghiêm cẩn, thái độ với đồng nghiệp, học trò lúc nào cũng có sự trân trọng làm chúng tôi, lứa học trò rồi sau này được ở lại làm đồng nghiệp của các thầy luôn yêu mến và học theo. 

Học cùng lớp tôi có anh Trần Nho Thìn sau này trở thành người được thầy đỡ đầu về chuyên môn. Hai thầy trò có những nét khá giống nhau. Anh Thìn giống thầy ở chỗ rất say chuyên môn và không muốn mất thời gian vào những hoạt động xã hội vốn lấy mất nhiều thời gian và chịu những va đập như nhiều người khác, trong đó có tôi. Thời ấy, để vượt qua được thiên kiến chuyên môn thuần túy là điều không đơn giản. Sau này, tôi mới hiểu được rằng, để yên tâm mà làm việc, để tập trung theo đuổi những đam mê của mình mà những người như thầy và bạn của tôi phải chấp nhận những thiệt thòi không đáng có mà tổ chức, xã hội, người đời gán cho họ. Tôi cứ lẩn thẩn nghĩ số phận những người như thế dường như bị câu thơ Kiều thầy đọc rất hay tài tình chi lắm cho trời đất ghen gắn vào. Nhưng, rồi tôi cũng ngạc nhiên khi thấy thầy vào Đảng, thầy hoạt động rất sôi nổi và có đầu óc tổ chức như một người đã rất quen với những việc này. Sinh hoạt trong cùng chi bộ với thầy một thời gian, tôi thấy thầy còn có nhiều năng lực khác mà trước đó ít khi thấy bộc lộ. Anh Trần Nho Thìn, một phần do những nỗ lực cá nhân, một phần nhờ có thời gian “cắp cặp theo thầy học đạo” mà bây giờ trở thành một trong những chuyên gia hiếm hoi về văn học giai đoạn này ở tầm hiểu biết và những phát hiện. Anh tiếp được những tư tưởng của các thầy trong bộ môn và còn tạo ra được một hướng đi rất hữu ích cho những người nghiên cứu văn học giai đoạn này. Ở anh cũng có nét như người thầy của mình: chỉ nói bằng những công trình khoa học và làm việc hết mình cho niềm đam mê một đời, đành hi sinh những thú vui khác để dồn tình yêu cho công việc.

Năm 1987, thầy chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tôi chỉ còn được biết tin về thầy qua những công việc ở khoa Ngữ văn và Báo chí mà thầy làm Chủ nhiệm khoa ở trường đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh rồi sau này, khi trường Đại học Văn Hiến thành lập, thầy lại là một trong những yếu nhân xây dựng nên ngôi trường này. Tôi cũng biết cả những vất vả thầy phải chịu vì dù sao, trước sau thầy cũng vẫn chỉ là một nhà giáo, một nhà khoa học, thầy hành xử trong cả đạo và đời đều theo đạo lý, theo lẽ phải trong khi những công việc quản lý nhiều khi lại tuân theo một logic và đạo lý khác, logic lợi ích, logic quan hệ - những thứ xa lạ với những người như thầy. Đôi lần ra Hà Nội, thầy có gặp mặt đồng nghiệp, học trò. Tôi vẫn thấy ở thầy một khao khát: đưa khoa học xã hội và nhân văn phát triển như chính nó phải thế và mong có những cán bộ theo đuổi nghề với những đam mê vì nghề như theo đuổi nghiệp trong đời chứ không chỉ như một công việc thông thường để mưu sinh. Vẫn chất giọng nhẹ nhàng và nụ cười thân thiện trời phú nhưng không hiểu sao tôi cứ nghĩ giá những người như thầy đừng dính phải những việc quản lý thì có phải sẽ nhẹ nhàng và êm ấm hơn không? Nghĩ thế nhưng rồi lại chợt nhớ đến câu thơ của cụ Thám hoa Trần Bích San văn phi sơn thủy vô kỳ khí Nhân bất phong sương vị lão tài cứ như cái nghiệp ở đời, tránh làm sao được? Những người như thầy, không thắp lửa thì ai sẽ là người làm công việc này? Lại như được an ủi. Và thấy vẫn còn may là thầy vẫn giữ được nụ cười và ánh nhìn, trước đây thì tôi cho là trời phú, nhưng bây giờ tôi nghĩ khác: không có cái ấm áp từ bên trong, nụ cười và ánh nhìn ấy không thể cứ nguyên vẹn như vậy qua năm tháng.

Phạm Quang Long

Nguồn: Văn hóa Nghệ An, ngày 07.4.2020.

20200428 2

PNO - Tham gia lớp học môn văn học Nhật Bản hiện đại tôi mới hiểu vì sao sinh viên của nhiều ngành học đều đăng ký học môn này một cách thích thú.

Lớp học môn văn học Nhật Bản hiện đại học kỳ thu của trường có hơn 40 sinh viên đăng ký. Đủ màu da, chuyên ngành, cả đại học và sau đại học. Đó là một trong những lớp học đông nhất. Không chỉ do người đứng lớp là giáo sư nổi tiếng mà còn do đó là môn quan trọng cho bất kỳ sinh viên chuyên ngành nào.

Tôi nhận thấy, ngoài ngành văn, còn có sinh viên rất nhiều ngành: chính sách công, kinh tế, triết học, Peace Studies, Gender and Sexuality Studies… Trong khi trường theo mô hình giáo dục khai phóng (Liberal Arts), số lượng sinh viên mỗi lớp thường chỉ khoảng 15 đến 20 người.

Khi tham gia học môn văn, sinh viên thường đọc trước tác phẩm, tìm tài liệu để đọc và chuẩn bị bài thuyết trình về một truyện ngắn. Trong buổi học, cả lớp ngồi thành vòng tròn, bàn luận về tất cả vấn đề xoay quanh truyện ngắn và nhà văn đó. Người thuyết trình trình bày xong phần chuẩn bị của mình khoảng 20 phút, cả lớp bắt đầu phản biện, chất vấn hay góp ý. 

Giáo sư cũng ngồi trong vòng tròn và cũng như một người phản biện. Cô lắng nghe các ý kiến, sau cùng cô đưa ra ý kiến của mình nhưng ít khi phê phán ai sai, trừ một số ý kiến quá sai về mặt chứng cứ, số liệu và thực tế. Cô chia sẻ ý kiến với sinh viên, khi thì “ý của bạn hay”, “tôi đồng ý với ý đó” hay “tôi không đồng ý”… và thậm chí là “tôi không biết”.

Đó là điều hoàn toàn bình thường. Tôi thích nhất mỗi khi cô nói “tôi không biết”. Nó chân thành và bình đẳng, thể hiện sự thận trọng của người thầy đối với lượng kiến thức của mình. Vấn đề là tạo ra môi trường tranh luận để tất cả cùng suy nghĩ, chia sẻ quan điểm dựa trên sự đọc, sự hiểu, trực giác và kinh nghiệm của mỗi người. 

Tổng cộng cả học kỳ phải đọc và thuyết trình khoảng hơn 40 truyện ngắn của hơn 40 gương mặt đại diện văn học Nhật hiện đại. Có những truyện đơn thuần chỉ là những lát cắt rất thơ, rất giản dị về tình cảm con người trong cuộc sống. Nhưng cũng có truyện đào sâu về bản chất của các cuộc chiến tranh và chính trị trong lịch sử của Nhật Bản. Cũng có những truyện soi rọi bản chất của thế giới hiện đại… Vì thế, tuy không thuộc chuyên ngành văn nhưng ý kiến của nhiều sinh viên đưa ra từ các góc độ kinh tế, chính trị, lịch sử, triết học… khiến cho buổi thảo luận sôi nổi và thú vị.

Giáo sư cũng chia sẻ rất chân thành: chủ yếu mổ xẻ các khía cạnh mặt trái, mặt tối của văn hóa, chính trị, lịch sử Nhật Bản… những điều chỉ tồn tại ở chiều sâu văn bản hay ngoài văn bản và thường bị che khuất đằng sau những hình ảnh tốt đẹp, câu chuyện đẹp về văn hóa truyền thống Nhật Bản mà nhiều người vẫn biết. 
Từ đó, sinh viên có thể ghép các mảng kiến thức lại với nhau để có cái nhìn tổng thể về lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, đạo đức, triết học, mỹ học, sân khấu nghệ thuật… của Nhật Bản hiện đại từ thời Minh Trị cho tới đương đại. 

Như vậy, có thể hiểu lý do vì sao nhiều sinh viên đăng ký học môn này, kể cả những chuyên ngành tưởng như không liên quan như kinh tế, chính trị, lịch sử… Ở Việt Nam, để làm được điều này thực sự rất khó. Cũng ít có sinh viên đang theo đuổi các chuyên ngành khác lại đăng ký học văn. Dù hiện tại, đào tạo tín chỉ ở đại học đã và đang cho phép sinh viên có cơ hội làm điều này. 

Nguyễn Bích Nhã Trúc 

Nghiên cứu sinh tại International Christian University, Tokyo, Nhật Bản

Nguồn: Phụ nữ Online, ngày 21.4.2020.

 

TTO - Một buổi chiều đi ngang qua rạp Nam Quang (cũ) ở đường Cách Mạng Tháng Tám (TP.HCM), bỗng thấy như đi về một nơi chốn kỷ niệm của thời học trò.

Sách giáo khoa nằm lề đường - Ảnh 1.
Sách giáo khoa tại Sài Gòn thập niên 1970 - Ảnh tư liệu

Nhìn quanh quất đâu rồi Trường Trường Sơn - nơi mà một số bạn tôi trong đó có GS Huỳnh Như Phương, ông cựu Hội đồng nhân dân TP Nguyễn Thanh Chín đã một thời cắp sách. An ủi là thấy được chiếc xe bánh tiêu, dầu cháo quẩy vẫn kiên gan đứng cùng năm tháng, tỏa mùi thơm. Có ai ngang đây còn nhớ khu chợ sách cũ ở khoảng đường từ Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) đến Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) ngày xưa, gần Trường Trường Sơn?

Sách giáo khoa cũ ở chợ trời

Tôi không phải học sinh Trường Trường Sơn nhưng cùng rất nhiều bạn bè thường xuyên có mặt ở khu này để mua sách giáo khoa cũ, giá rẻ. Thay vì phải ra khu sách cũ Lê Lợi, chúng tôi thường đến đây - thuộc loại "tốp ten" trong thời kỳ đó, với một loạt năm, sáu quầy sách "chạy". Đặc biệt, nơi này bán nhiều nhất là sách giáo khoa cũ, "phục vụ" cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, không đủ tiền mua sách giáo khoa mới.

Sách được bày bán trên những tấm nilông, nằm phơi mưa nắng trên lề đường. Chủ quầy phục vụ cả chuyện mua lại sách cũ. Học sinh học xong bèn đem sách bán lại, lấy tiền mua sách khác.

Tấp nập học trò tìm đến khu sách này vào đầu năm học. Có thể tìm thấy ở đây sách giáo khoa đủ các môn học như quốc văn, hình học, đại số, Việt sử, thế giới sử, triết học, công dân... từ đệ thất đến đệ nhất (lớp 6-12) của các giáo sư nổi tiếng lúc đó như Trần Hữu Quảng, Đào Văn Dương, Nguyễn Đức Kim, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Tá, Bùi Hữu Đột, Lê Xuân Mai, Vũ Đình Lưu, Nguyên Sa - Trần Bích Lan, Nguyễn Xuân Hoàng... Sách nào cũng được các tác giả hoặc nhóm tác giả là giáo sư đang dạy tại các trường trung học lớn tại Sài Gòn soạn thảo theo chương trình của Bộ Quốc gia giáo dục ban hành. Bộ Quốc gia giáo dục không có nhà xuất bản và không bao giờ in sách để bán mà chỉ có một Trung tâm Học liệu in những quyển sách thuộc loại tham khảo quý hiếm và không bán.

Sở dĩ học sinh nghèo chúng tôi dám mua lại sách cũ để học vì chương trình học của năm học trước với năm học sau không hề có thay đổi hay cải cách kiểu con rùa lật ngửa.

20190416 sgk

3 học trò, 3 quyển sách khác nhau

Nhớ lại ngày xưa, học sinh mua sách toán thường mua của tác giả Đặng Sĩ Hỹ vì sách của ông giải thích và hướng dẫn làm bài tập dễ hiểu. Thời đó mua sách giáo khoa của nhà xuất bản Trường Thi và Sống Mới là yên tâm... thi đậu nếu chịu học. Bởi vậy, trong giờ một môn học mà ba người bạn ngồi cạnh có ba quyển giáo khoa khác nhau. Nếu cần thì tham khảo qua lại để bù cho thiếu sót của từng tác giả. Nhiều khi học một cuốn trở thành ba thì lời quá rồi còn gì?

Tất nhiên khi ra quầy sách vỉa hè Nam Quang, nếu gặp sách của thầy đang dạy môn mình học là "chớp" liền, dù có hơi đắt một chút cũng chịu vì năm sau có thể bán lại. Nhiều vị giáo sư nổi tiếng lúc đó như Bùi Hữu Đột, Nguyễn Thanh Khiết, Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Đức Kim, Huỳnh Bá Huệ Dương (về toán, lý, hóa) và Trần Bích Lan, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Xuân Hoàng (văn, triết)... cũng được các nhà xuất bản đổ xô mời viết sách giáo khoa. Nhưng các giáo sư không bao giờ bắt học sinh mua sách của mình, mà có thể mua sách bất cứ tác giả nào, miễn phù hợp túi tiền của gia cảnh. Bởi vậy khi học giờ triết của thầy Trần Bích Lan mà học sinh lại dùng sách giáo khoa của thầy Nguyễn Xuân Hoàng hay Bùi Giáng tiên sinh..., ấy là sự thường. Nếu có học sinh nào "cá biệt" tham khảo càng nhiều sách thì càng được giáo sư "quéo còm" (welcome) hơn nữa vì biết mở rộng kiến thức bằng nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, ắt sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên lớp trên.

Theo tháng năm đi về phía chân trời và không phải đi học nữa, ngoái lại nhìn tôi biết có một số bậc thức giả, đóng góp nhiều cho đời trong nhiều lĩnh vực cũng đã từng học từ sách giáo khoa cũ mua ở chợ trời. "Thằng bạn" ngồi cạnh tôi, bây giờ là giáo sư tiến sĩ thứ thiệt bên nước con chuột túi đã từng trả giá từng đồng với chú bán sách vì cái bìa rách. Còn GS Huỳnh Như Phương chắc cũng đã từng mua sách ở đây nhiều vì trường ông học thì gần xịch khu chợ sách cũ này? Cái sự học ấy sao mà vui, ngày xưa ta ơi!

Chúng tôi chỉ chọn tác giả nào viết sách mà chúng tôi cho là dễ hiểu, phù hợp với trình độ của mình. Chúng tôi mua sách của tác giả nào mình thấy khoái, giá rẻ, chứ chẳng sợ sách dạy ngoài luồng vì cuốn sách nào cũng ghi soạn theo chương trình của Bộ Giáo dục, có chú thích ở trang đầu: “Sách này soạn thảo theo chương trình giáo dục hiện hành”.

Lê Văn Nghĩa

Nguồn: Tuổi trẻ, ngày 14.04.2019.

20200419 4

Công nghệ quản lý và hỗ trợ học tập đã vượt ra khỏi khuôn khổ trường học và tạo ra những thói quen học tập mới. Ảnh: volumetree.com

TTCT - Những đứa trẻ thuộc thế hệ Alpha (sinh từ năm 2011-2025) khi vừa chào đời đã được bủa vây bởi công nghệ. Chính vì thế, nhu cầu về ứng dụng công nghệ trong học tập không chỉ dừng lại ở công cụ lưu trữ, giao tiếp thông thường, mà trở nên bao trùm và ranh giới giữa học tập, giải trí và việc thể hiện lối sống bị xóa nhòa.

Giải pháp mới thay thế mô hình lỗi thời

Không chỉ các gã khổng lồ công nghệ như Facebook hay Google mới nhìn vào mỏ vàng dữ liệu người dùng để tối ưu hóa doanh số. Nhu cầu phân tích dữ liệu thời gian thực đã trở nên căn bản đối với các tổ chức giáo dục, ít nhất để phục vụ các mục đích cơ bản của quá trình học tập (học, luyện tập, 
kiểm tra).

Trong quá trình tương tác với các học liệu qua các giao thức công nghệ, người học để lại những “dấu chân kỹ thuật số” (digital footprint) về năng lực, hành vi và xu hướng học tập của mình. Quá trình phân tích các dấu vết đó giúp cả người học, người dạy hiểu hơn về trải nghiệm học tập của từng cá nhân, từ đó có những điều chỉnh chủ động về hành vi, phương thức và mục tiêu học tập, bên cạnh những điều chỉnh do máy tính gợi ý và âm thầm thực hiện.

Sự chuyển hóa về hành vi và nhu cầu sử dụng công nghệ không chỉ dừng lại ở cấp độ cá nhân, mà còn diễn ra ở cả quy mô tổ chức. Đôi ba năm trước, chỉ một số trường đại học cấp tiến tự xây dựng các hệ thống quản trị nhà trường của riêng mình, một số bắt tay với các đơn vị cung cấp nền tảng để mở rộng thị phần đào tạo từ xa, còn đại đa số trường phổ thông chỉ tiếp cận thụ động hoặc có phần gượng ép các giải pháp do cơ quan chủ quản gợi ý.

Các nhà quản lý giáo dục ngần ngại chuyển đổi bởi chi phí đầu tư khổng lồ, chưa hiểu rõ về giải pháp, cũng như chưa sẵn sàng cho các thay đổi có hệ thống. Giờ đây, thay vì phải đầu tư đồ sộ vào các hệ thống máy chủ, các cơ sở trường học có thể thuê các máy chủ ảo và cài đặt các hệ thống phần mềm mã nguồn mở.

Việc nhất quán các giao thức về cơ sở dữ liệu cũng giúp các trường tự chủ hơn trong việc lựa chọn giải pháp mà vẫn đảm bảo thống nhất được tiêu chuẩn quản lý dữ liệu mà cơ quan chủ quản đề ra (nếu có).

Nối bước các dự án “tin học hóa nông thôn” vốn chỉ tập trung vào việc trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị phần cứng đã đi vào dĩ vãng, các dự án đào tạo giáo viên sử dụng một bộ công cụ XYZ nhất định cũng sẽ mau chóng lỗi thời.

Giờ đây, để hoàn thiện một poster thuyết trình cho đề tài khoa học, học sinh không cần phải thành thạo một phần mềm thiết kế chuyên nghiệp như Photoshop, mà có thể lựa chọn giữa hàng loạt giải pháp thiết kế tự động hoặc kéo thả đơn giản, trực tuyến và miễn phí.

“Trực tuyến” và “miễn phí” - hai từ khóa tưởng chừng đơn giản nhưng đã thay đổi mãnh liệt cuộc chơi công nghệ. Khi có nhiều lựa chọn giá rẻ hoặc miễn phí, chi phí thay đổi giữa các giải pháp không còn là điều đáng để bận tâm nên người dùng cá nhân hoàn toàn có nhiều quyền chọn lựa hơn.

Cũng bởi vậy, mỗi cá nhân cần phát triển năng lực học hỏi và làm chủ cái mới, trong khi bài toán dành cho các nhà phát triển là tìm kiếm, nắm bắt và thậm chí kiến tạo nên nhu cầu mới.

Các công cụ hỗ trợ giáo dục ngày nay sẽ khác trước rất nhiều. -Ảnh: financialexpress.com

Cá thể hóa trải nghiệm học tập

So với thế hệ millennial (thế hệ Y, sinh từ năm 1981-1996), thế hệ centennial (thế hệ Z, sinh từ năm 1996-2011) có nhu cầu thể hiện bản thân mạnh mẽ hơn.

Các tiếp cận mang tính cải tổ trong thập kỷ trước như giảng dạy phân hóa (differentiation) và cá nhân hóa giáo dục (individualization) đều lấy giáo viên làm trung tâm để đưa ra những hướng dẫn khác biệt cho từng nhóm học sinh hoặc từng cá nhân có vẻ đang đối mặt với các đặc tính khác biệt so với thế hệ cha anh của thế hệ Z.

Trong bối cảnh ấy, chủ trương cá thể hóa giáo dục (personalization) khuyến khích người học tự điều hướng quá trình học tập của mình có vẻ trở nên khả thi hơn với sự chắp cánh của công nghệ.

Năng lực tự học đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong một thế giới đầy biến động. Giáo sư Peter Senge (Trường Quản lý MIT Sloan, tác giả cuốn Kỷ luật thứ năm) cho rằng: “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”.

Hãng máy tính IBM dự đoán rằng tới năm 2020, như những con sóng thần, kiến thức của nhân loại sẽ nhân đôi chỉ sau 11-12 giờ (Biech, 2018). Đối diện với cơn sóng thần ấy, từ lâu chúng ta đã nhận ra rằng bộ não tưởng chừng như quyền năng của chúng ta không thể và không nên tập trung vào việc ghi nhớ.

Các công cụ chỉ đơn thuần hỗ trợ việc ghi chép hay lưu trữ thông tin giờ đã trở thành những công cụ sơ khai và dần phai nhạt trước sự xuất hiện ồ ạt của các công cụ mới.

Sự trỗi dậy của các công nghệ nhập vai như thực tế ảo (VR), thực tại tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR, hòa trộn giữa VR và AR) đã dần thu hút và tạo nên được sự chú ý của người học vì tính sinh động, trực quan và hấp dẫn của nó.

Thế nhưng chỉ vui thôi vẫn chưa đủ. Việc phát triển các công nghệ này về chiều sâu để có những trải nghiệm học tập thực sự gắn kết và hiệu quả vẫn đang là một khu vườn cần được cày xới, chăm bẵm với sự 
chú tâm.

Ví dụ, ta có thể tham khảo góc nhìn về sự kết hợp hài hòa giữa sư phạm và công nghệ của Punya Mishra và Matthew J. Koehler: mô hình thiết kế sư phạm TPACK. Bằng cách phân biệt kiến thức về công nghệ, kiến thức về sư phạm và kiến thức về nội dung, TPACK lưu ý các giáo viên rằng bản thân quá trình phác thảo nội dung (những gì được dạy) và phương pháp sư phạm (cách giáo viên truyền đạt nội dung đó) mới là nền tảng để công nghệ giáo dục được triển khai hiệu quả thay vì để nội dung và phương pháp bị lệ thuộc vào công nghệ, chỉ vì đó là một công nghệ có vẻ mới mẻ và hào nhoáng.

Về cơ bản, ranh giới của các mô hình học tập truyền thống gần như không còn ý nghĩa chi phối khi công nghệ quản lý và hỗ trợ học tập đã vượt ra khỏi khuôn khổ trường học và tạo ra những thói quen học tập mới. Tất nhiên, trong lĩnh vực giáo dục phi chính quy, các công nghệ giáo dục cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng của các cuộc đua về chi phí và trải nghiệm người dùng.

Bản chất của hoạt động giáo dục là quá trình tự trưởng thành qua việc học. Trong các làn sóng cải tổ công nghệ, bất kể bối cảnh nằm ở các nhà trường, doanh nghiệp hay xã hội thì vai trò của công nghệ vẫn luôn là thứ yếu.

Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, từng nói “Công nghệ chỉ là công cụ. Để giúp cho trẻ em hợp tác tốt và có động lực, vai trò của giáo viên là quan trọng nhất”. Vậy nên hãy để việc học của bạn quyết định công nghệ gì bạn sẽ sử dụng, cũng như cách mà bạn sẽ sử dụng chúng!■

HolonIQ, công ty hàng đầu thế giới về nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực công nghệ giáo dục (EdTech), đã liệt kê tới 55 nhóm sản phẩm EdTech khác nhau, chia thành 11 mảng, bao gồm: Tri thức và nội dung; Quản trị giáo dục; Các mô hình giảng dạy truyền thống; Các mô hình giảng dạy mới; Học tập trải nghiệm; Giáo dục quốc tế; Hỗ trợ học tập; Đánh giá và kiểm chứng; Nguồn nhân lực và tài năng; Kỹ năng và nghề nghiệp; Các ứng dụng hỗ trợ hệ sinh thái EdTech.

 

Các trải nghiệm học tập có thể diễn ra đồng bộ hoặc không đồng bộ. Các hoạt động học tập đồng bộ (Synchronous learning) tập trung đến việc trao đổi ý tưởng và thông tin giữa nhiều người trong cùng một khoảng thời gian (ví dụ: thảo luận trực tuyến, lớp học ảo), yêu cầu sự lắng nghe và học hỏi từ những người khác.

Mặt khác, với các hoạt động học tập không đồng bộ (Asynchronous learning), người học tiến hành theo tốc độ riêng của bản thân mình để nghe lại một bài giảng, hay để suy nghĩ nhiều hơn về một câu hỏi mà không làm ảnh hưởng đến những người khác.

Hiện nay, các nền tảng giáo dục trực tuyến đang có xu hướng trộn lẫn hai dạng thức trải nghiệm học tập này, thay vì chỉ lựa chọn đơn lẻ một trong hai hình thức. Điển hình, có thể kể đến các chương trình micro-degree của các trường đại học hàng đầu thế giới như MIT, UC Berkeley…, nơi mà người học có thể lựa chọn một môn học mà mình thấy thích thú nhất, hoàn thành nó qua quá trình học tập đan xen đồng bộ và không đồng bộ.

Các chứng chỉ micro-degree không chỉ công nhận việc hoàn thành một số khóa học trực tuyến, mà còn được coi như tấm giấy thông hành tới các chương trình cấp bằng chính thức của các trường đại học kể trên. Theo trang tin EdSurge, tính đến cuối năm 2018 đã có tới hơn 630 chương trình micro-degree cấp chứng chỉ được kiểm định.

Thay vì lựa chọn một chuyên ngành mà mình chưa hiểu rõ và có nguy cơ bỏ giữa chừng, người học quyết định học những gì mình thích, dần làm rõ đường hướng và củng cố kiến thức về chuyên ngành đó. Sự đảo ngược hành vi chọn lựa này sẽ đem lại áp lực không nhỏ cho các trường đại học nhỏ, hoặc các nền tảng học tập đại học trực tuyến thông dụng.

Hoàng Anh Đức

Nguồn: Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 10.01.2020.

Nguyễn Công Trứ là một tác gia lớn trong lịch sử văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Ông vừa là một nhà nho hành động, đồng thời là tác gia tiêu biểu cho loại hình nhà nho tài tử thời trung đại. Với Ca trù - Hát nói thì có thể nói ông là người đầu tiên đưa một thể loại thuộc nghệ thuật diễn xướng nơi ca lâu tửu quán vào văn học thành văn rồi nâng cấp thành một thể loại văn học, và đặc biệt đây lại là thể loại văn học tự thân, mà các nền văn học đồng văn trong khu vực không có. Nếu nghệ thuật diễn xướng Ca trù thường đề cập về giai nhân tài tử, thì với Hát nói, Nguyễn Công Trứ đã đề cập vấn đề chí làm trai, chí nam nhi, chí anh hùng, và các chí ấy đã trở thành khuôn mẫu, thành phương châm để con người sống và hành động.

Do Nguyễn Công Trứ có một vai trò và vị trí quan trọng trong văn chương đầu triều Nguyễn nên hầu hết các bộ văn học sử Việt Nam đều có chương viết riêng về thơ văn của ông. Tác gia Nguyễn Công Trứ được đưa vào giảng dạy trong chương trình từ Trung học Cơ sở đến Trung học Phổ thông, rồi đến khoa Ngữ văn bậc Đại học.

Ở chương trình phổ thông, Nguyễn Công Trứ được học như một trong những tác gia tiêu biểu nhất của văn học trung đại. Tác phẩm của ông trước kia có 2 bài được đưa vào sách Ngữ văn lớp 9 và lớp 11 là Chí khí anh hùng Bài ca ngất ngưởng, sau khi “giảm tải”, hiện nay chỉ còn Bài ca ngất ngưởng, trong sách Ngữ văn 11 tập một, ở cả hai bộ sách cơ bản và nâng cao. Sách biên soạn đã lâu nhưng văn bản, chú giải, soạn giảng cho Bài ca ngất ngưỡng vẫn còn có một số vấn đề cần phải bổ sung, làm rõ. Bài viết này trình bày về các vấn đề đó, và đề xuất một số ý kiến với mong muốn biên soạn về thơ văn Nguyễn Công Trứ tốt hơn trong chương trình Ngữ văn sắp tới.  

  1. 1. Về văn bản Bài ca ngất ngưởng

Văn bản Bài ca ngất ngưởng khá phức tạp, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Cho đến nay văn bản này có bốn dị bản chính:

  1. Bản Nôm trong Gia phả tập biên, ký hiệu VHc 02867 (Thư viện Hán Nôm) mà Đoàn Lê Giang đã giới thiệu trong bài Vấn đề văn bản “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ (tạp chí Nghiên cứu Văn học số 2 năm 2006), gọi tắt là bản Gia phả tập biên;
  2. Bản Lê Thước công bố trong Sự nghiệp văn thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ. Lê Văn Tân xuất bản, 1928, gọi tắt là bản Lê Thước;
  3. Bản của Thái Kim Đỉnh trong Năm thế kỉ văn Nôm người NghệNxb Nghệ An, Vinh,1994, gọi tắt là bản Thái Kim Đỉnh;
  4. Bản Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề công bố trong Việt Nam ca trù biên khảo xuất bản ở Sài Gòn, 1962 (NXB.TP.HCM tái bản, 1994), gọi tắt là bản Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề.

Văn bản Bài ca ngất ngưởng trong SGK Ngữ văn hiện hành (Ngữ văn 11, tập 1, cơ bản và nâng cao) sử dụng bản Lê Thước, như sau:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

  1. 1.1. Về phần giới thiệu tác giả Nguyễn Công Trứ trong SGK

Trong SGK giới thiệu Nguyễn Công Trứ còn khá sơ lược, chưa khái quát hết những nét tiêu biểu về sự nghiệp và tính cách, tư tưởng của ông, như: coi trọng công danh (công danh ở đây là công trạng và danh tiếng, danh dự, chứ không phải danh lợi). Những mâu thuẫn trong tính cách, suy nghĩ do điều kiện xã hội chi phối: ông rất coi trọng việc lập thân lập nghiệp nhưng có lúc ông lại đề cao sự hưởng nhàn, hưởng lạc; ông thiết tha yêu nước, thương dân, ông đề xuất nhiều chính sách vì lợi ích của dân nhưng chính ông cũng là người cầm quân đi dẹp “loạn” nông dân… Theo chúng tôi, SGK nên có đôi dòng giới thiệu thêm như vậy để người học bước đầu hình dung ra được con người, sự nghiệp, tính cách, tư tưởng của Nguyễn Công Trứ được rõ ràng hơn, giúp người học dễ dàng hiểu đúng, hiểu rõ tác phẩm hơn.

  1. 1.2. Về phần chú thích và dịch nghĩa

- Câu “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông” SGK chú thích từ “Tổng đốc Đông” như sau: “năm 1835, ông giữ chức Tổng đốc Hải An (Hải Dương và Quảng Yên). Đây là hai tỉnh phía đông Hà Nội” [1]. Chú thích cho cụm từ này chúng tôi thấy Nguyễn Thanh Tùng viết rõ ràng hơn. Nguyễn Thanh Tùng cũng có đề xuất “Ở đây cần chú thích thêm về Tổng đốc Đông: chỉ việc Nguyễn Công Trứ giữ chức Tổng đốc Hải Yên: Tổng đốc kiêm coi hai tỉnh Hải Dương và Quảng Yên (tức Quảng Ninh ngày nay). Chế độ coi kiêm này khá thịnh hành thời Nguyễn, chẳng hạn như: Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên, Tổng đốc Hà - Ninh - Thái… Đông chính là chỉ Hải Dương, vì tên thường gọi của tỉnh Hải Dương thời Nguyễn là tỉnh Đông. Hơn nữa, trước đó, trấn Hải Dương còn bao gồm cả Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh ngày nay. Từ thời Trần, lộ Hải Dương còn gọi là lộ Hải Đông, tên này vẫn thường được dùng sau đó… Như vậy Tổng đốc Đông là một chức vụ khá quan trọng, quản lĩnh một vùng rộng lớn, trọng yếu của đất nước” [5]

- Câu “Đô môn giải tổ chi niên/ Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”, SGK ghi “Giải tổ: cởi dây đeo ấn. Nghĩa cả câu: năm ở kinh đô cởi trả ấn (của quan lại) để về hưu” [1]. Ở đây, theo chúng tôi, tác giả SGK nên giải thích thêm cho học sinh rõ “Giải tổ là một thành ngữ, chỉ người bỏ quan về nghỉ. Vi Ứng Vật có câu thơ: Giải tổ ngạo lâm viên (Bỏ quan về sống ngạo ở chốn vườn, rừng)”.

Chú thích cho câu “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” SGK viết như sau: “Tương truyền ông về hưu, thường cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa; lại treo cái mo cau ở phần trên đuôi bò, nói là để che miệng thế gian”. Đoàn Lê Giang phân tích: thứ nhất đây là việc có thực chứ không phải chỉ là tương truyền, điều này được thể hiện rõ trong mấy bài thơ bạn bè tặng ông khi ông về hưu: “Đó là bài thơ của Ngô Bỉnh Đức, Án sát sứ Hải Dương. Bài thơ nói rõ việc Nguyễn Công Trứ cưỡi bò ra khỏi Kinh đô là chuyện có thật, và sự kiện đó đã gây một cú “sốc” đối với dân Kinh kì: họ đổ xô ra xem quan Phủ doãn cưỡi bò về quê” [2]. Thứ hai, việc cưỡi bò cũng diễn ra ngay tại kinh đô Huế trong ngày ông treo ấn từ quan, ông cưỡi bò để đi về quê, chứ không phải khi về quê rồi mới cưỡi bò.

Nguyễn Thanh Tùng cũng đồng quan điểm trên “Việc này cũng diễn ra ngay tại kinh đô Huế trong ngày ông treo ấn từ quan, theo lệ trí sĩ, để về quê. Hai dòng: “Đô môn giải tổ chi niên/ Đạc ngựa, bò vàng đeo ngất ngưởng” chính là để diễn tả ý đó. Dòng trên chính là trạng ngữ chỉ thời gian cho dòng dưới với tư cách là nòng cốt” [5]

Trong bài Bài ca ngất ngưỡng - Lời thơ tuyên ngôn tác giả Trần Thị Băng Thanh có viết “Ngày 3 tháng 8 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) khi xin về hưu ông đã làm đơn nộp trả lại hết các bằng sắc cho triều đình và ngày “đô môn giải tổ” chỉ còn đọng lại duy nhất trong ông một sự kiện ngất ngưởng: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng…” [dẫn theo (6)]. Về cơ bản ba tác giả đều thống nhất với nhau ở điểm này. Vậy nên chăng tác giả SGK cần có sự chú thích lại cho rõ ràng và chính xác hơn, tránh gây hiểu lầm cho người học, người đọc.

- Câu “Được mất dương dương người thái thượng” SGK chú thích: “Người thái thượng: ý nói những người thời thượng cổ, không quan tâm chuyện được mất” [1]. Về vấn đề này, Đoàn Lê Giang có ý kiến “Chúng tôi cho rằng người tái thượng - người trên ải, lấy từ tích Tái ông thất mã phù hợp hơn là thái thượng…” [2] Nguyễn Thanh Tùng cũng có ý kiến tương tự và tác giả giải thích cụm từ “người tái thượng” là dịch từ cụm “tái thượng chi nhân” trong sách Hoài Nam Tử.

- Bản trong SGK viết “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú”. Câu này trong Gia phả tập biên và bản của Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề viết “Chẳng Hàn, Nhạc cũng vào phường Mai Phúc”. Theo Đoàn Lê Giang thì văn bản Gia phả tập biên và Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề hợp lí hơn, vì “ý của nó là: Chẳng làm được danh thần, danh tướng như Hàn Kì, Nhạc Phi thì cũng làm được danh nho và ẩn sĩ như Mai Phúc, như vậy khá thông suốt” [2]

Nguyễn Thanh Tùng thì phân tích “Mai Phúc đúng hơn vì thế mới hiệp vần tục/phúc… Hơn nữa, ở đây ông muốn nói là không phải bậc danh thần nhập thế (Hàn, Nhạc) thì cũng là danh nho xuất thế (Mai Phúc), như thế mới có ý nhấn mạnh, tăng tiến, và cũng hợp với hoàn cảnh về trí sĩ lúc bấy giờ của Nguyễn Công Trứ” [5]. Tuy nhiên, về mặt hình thức thì câu “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Mai Phúc” không cân đối bằng câu “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú” bởi Trái, Nhạc là hai người, Hàn, Phú cũng hai người, nhưng Mai Phúc thì chỉ có một.

- Đến câu kết bài “Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” thì hình như tác giả đã phiên âm thừa một chữ so với số chữ quy định ở câu kết. Hát nói vốn là bài hát phổ theo nhịp phách cho các cô đầu hát, là một thể thơ tương đối tự do nên số chữ trong câu không bị quy định gò bó. Tuy nhiên, câu cuối thì luôn luôn phải là lục ngôn “Thông thường, một câu có bảy, tám chữ, có trường hợp một câu chỉ có ba, bốn chữ, có trường hợp một câu kéo dài đến mười ba mười bốn chữ. Riêng câu cuối thì bao giờ cũng phải sáu chữ cho hợp với nhịp phách” [3]. Đoàn Lê Giang và Nguyễn Thanh Tùng đều có chung quan điểm, cả hai nhà nghiên cứu đều cho rằng câu trong bản của Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề “Đời ai ngất ngưởng như ông” là đúng hơn và hay hơn. Nguyễn Thanh Tùng nhận xét “Một là, đáp ứng đúng cấu trúc thường thấy của bài hát nói: câu cuối cùng (tức câu keo) bắt buộc đúng 6 chữ. Hai là, “đời ai” rộng hơn “trong triều”. Vả lại lúc này Nguyễn Công Trứ đã “giải tổ”, cưỡi bò vàng mà về quê hương, nơi “phau phau mây trắng” ông còn lưu luyến gì triều đình mà còn phải nói “trong triều”. Câu cuối “Đời ai…” mới ứng hợp với câu đầu tiên “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”. Nguyễn Công Trứ nói đến cả cuộc đời ngất ngưởng của ông chứ đâu chỉ nói chuyện “trong triều” và ở đây, ông đâu chỉ ngông, chỉ ngạo với “trong triều” mà rộng hơn là với đời. Đó mới là bản lĩnh Nguyễn Công Trứ…” [5]

  1. 1.3. Về câu hỏi hướng dẫn học bài

Câu hỏi hướng dẫn học bài cho văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong SGK hiện hành có tất cả là bốn câu hỏi, cụ thể như sau:

Câu 1: Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh (chị) hãy xác định nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó.

Câu 2: Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Câu 3: Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

Câu 4: Đọc diễn cảm bài hát nói này. Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

- Ở câu 1, theo chúng tôi, để tránh áp đặt tác giả SGK có thể nêu câu hỏi gợi mở định hướng cho việc phân tích, chẳng hạn như: Theo anh (chị) từ ngất ngưởng diễn tả một tư thế nào của con người? Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Mỗi từ “ngất ngưởng” gắn với giai đoạn nào trong cuộc đời nhà thơ, thể hiện ở đoạn thơ nào trong bài?

- Trong các câu hỏi hướng dẫn học bài không có câu hỏi hỏi về nghệ thuật của tác phẩm. Chúng tôi đề xuất thêm câu hỏi về nghệ thuật tác phẩm, chẳng hạn như:

Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ?

Hay: Theo anh (chị) giọng điệu của bài thơ có gì đặc sắc? Hãy cho biết cảm nhận của anh (chị) về giọng điệu của bài thơ.

- Về “cái tôi”, cái “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chúng ta có thể có câu hỏi liên hệ thực tế như sau:

Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về triết lí sống, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ? Liên hệ quan niệm sống của giới trẻ hiện nay.

Hay: Nếu “ngất ngưởng” là một phong cách sống thì đó có phải là cách sống lập dị, thích thể hiện bản thân hoặc bất chấp như một số bạn trẻ hiện nay không?   

Với câu hỏi sẵn có trong SGK kết hợp với những câu hỏi chúng tôi đề xuất hi vọng sẽ tạo ra một hệ thống câu hỏi hợp lí, tìm hiểu văn bản được toàn diện, đầy đủ hơn. Và quan trọng nhất là hệ thống câu hỏi đã hướng đến việc phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, phù hợp với tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.

  1. 2. Cần đưa thêm tác phẩm Nguyễn Công Trứ vào chương trình mới

Trong chương trình Quốc văn ở bậc Trung học phổ thông từ trước 1975, tác phẩm của Nguyễn Công Trứ được tuyển rất nhiều.

Cụ thể, theo thống kê của Nguyễn Công Lý [4], sách giáo khoa Giảng văn lớp 9 có 28 bài (vừa giảng bình vừa đọc thêm): Đi thi tự vịnh, Vịnh cảnh nghèo, Quân tử cố cùng, Hội gió mây, Thú điền viên, Thú ẩn dật, Tự thuật, Vịnh cây cau, Vịnh cây thông, Vịnh cây vông, Vịnh trống đại cổ, Luận kẻ sĩ, Chí nam nhi, Nợ tang bồng, Nợ công danh, Thế tình đen bạc, Khuyên người đời, Trò chơi, Vinh nhục, Cảm tưởng ngày tháng thanh nhàn, Thoát vòng danh lợi, Hành tàng, Thú thanh nhàn, Vịnh cảnh già, Vô cầu, Vịnh mùa đông, Chí làm trai, Cầm kì thi tửu (khảo sát bộ sách của Thẩm Thệ Hà, Xuân Tước, Bằng Giang. Sống Mới xuất bản, SG, 1974).

Trong sách giáo khoa Giảng văn lớp 11 có 30 bài: Thế tình đối với cảnh nghèo, Vịnh cảnh nghèo, Quân tử cố cùng, Hội gió mây, Thú điền viên, Thú ẩn dật, Muộn thành đạt, Hàn nho phong vị thú, Chí làm trai, Nợ nam nhi, Luận kẻ sĩ, Nợ tang bồng, Nợ công danh… Trong đó có nhiều bài trùng nhau, đã có trong chương trình lớp 9 rồi lại đưa vào chương trình 11 (khảo sát bộ sách của Thẩm Thệ Hà, Xuân Tước, Bằng Giang. Sống Mới xuất bản, SG, 1974).

Việc chương trình Quốc văn ở miền Nam trước 1975 chọn nhiều bài của Nguyễn Công Trứ, để sau năm 1975 đã từng có ý kiến rất thiếu khách quan như thế này: “Ở con người Nguyễn Công Trứ có nhiều yếu tố tiêu cực để cho chủ nghĩa thực dân mới lợi dụng, khai thác triệt để”, chọn nhiều bài thơ của Nguyễn Công Trứ là “nhằm phục vụ những ý đồ đen tối của văn hóa thực dân mới” (Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Danh Phiệt, Vài ý kiến về nhân vật Nguyễn Công Trứ) [dẫn theo (6)]. 

Chương trình Ngữ văn hiện hành, trước kia ở bậc Trung học cơ sở có 1 bài của Nguyễn Công Trứ (Chí khí anh hùng), ở bậc Trung học phổ thông có 1 bài nữa (Bài ca ngất ngưởng), đến nay “giảm tải” đi chỉ còn có 1 bài ở lớp 11. Như vậy phải chăng là quá ít so với giá trị, vị trí của Nguyễn Công Trứ trong lịch sử văn học?

Chúng tôi đề nghị đưa 3 bài thơ và 1 bài phú vào phần đọc thêm của sách Ngữ văn:

- Đi thi tự vịnh

- Chí nam nhi

- Chí khí anh hùng

- Hàn nho phong vị phú

Đây là những tác phẩm từng được đưa vào nhiều tuyển tập, hợp tuyển, sách giáo khoa nhiều thời kỳ khác nhau. Những tác phẩm ấy cần đưa lại vào chương trình tới đây vì chính những giá trị, ý nghĩa đối với hiện tại, phù hợp với định hướng của bộ môn Ngữ văn.

Bài Đi thi tự vịnh thể hiện quyết tâm, hăm hở phải học hành và thi đỗ, đem kiến thức học được mà làm những việc có ý nghĩa giúp nước giúp dân, để lưu danh tốt cho muôn đời. Đó là thái độ sống đúng đắn, tích cực, có hoài bão, có lí tưởng. Ngày nay, đọc những câu thơ ấy của Nguyễn Công Trứ chúng ta vẫn cảm thấy như được truyền ngọn lửa nhiệt huyết, thấy phấn chấn trong lòng, cũng muốn noi gương ông mà học tập và cống hiến thật nhiều cho đất nước. Xứng đáng với sự mong đợi của thế hệ cha ông vào lớp con cháu sau này, xứng đáng với niềm tin, niềm hi vọng “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

Ở bài Chí làm trai, Chí khí anh hùng cũng là sự thể hiện quyết tâm lập công danh, đem tài trí giúp nước, giúp đời. Nguyễn Công Trứ nêu cao tư tưởng “trung hiếu”. Đối với ông, trung hiếu không chỉ là nghĩa vụ mà còn là triết lí sống. Đó là một quan niệm sống mãnh liệt, hăng say đến cuồng nhiệt. Cái chí ấy có cội rễ từ truyền thống hào hùng của dân tộc, nó đã trở thành lí tưởng, là điều tâm niệm, nó là động lực là mục đích sống của biết bao thế hệ. Quan niệm ấy, cái chí anh hùng ấy cũng phù hợp với quan niệm anh hùng của nhân dân lao động “Làm trai cho đáng nên trai/ Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên”. Ngày nay, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, tâm lí con người thích “tận hưởng” cho bản thân hơn là “tận hiến”, nhiều người đã quên đi, đã đánh mất những tình cảm, những tư tưởng tốt đẹp ấy. Văn học nhất là văn học trong nhà trường có trách nhiệm định hướng con người tìm lại những chân giá trị, những mỹ đức ấy. Tác phẩm của Nguyễn Công Trứ có tác dụng nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn người đọc, giúp chúng ta vượt qua được những toan tính vụn vặt, nhỏ nhặt, ích kỉ, tư lợi… giúp chúng ta biết hòa cái riêng vào cái chung, cá nhân vào tập thể, gắn mình với những trách nhiệm lớn lao cao cả đối với Tổ quốc. Bài thơ còn có tác dụng giáo dục mạnh mẽ, nhắc nhở chúng ta về bổn phận, về trách nhiệm với đất nước. Nói như nhà nghiên cứu Lê Thước “Ta đọc đến lời văn cụ, tự nhiên lòng sinh hăng hái, muốn đi, muốn chạy, muốn đem thân gánh vác việc đời, để giúp đời cho khỏi những nỗi bi ai khốn khổ (…) đương cái thời đại cạnh tranh này, kẻ thời bôn xu quá, đến nỗi quên mất liêm sỉ, kẻ thời nhu nhược quá đến nỗi sinh ra chán đời, quốc dân ta nếu muốn chấn khởi cái tinh thần, bồi thực cái khí tiết, cho ngày một mạnh mẽ thêm lên, thời cái lối văn chương hùng tráng này há lại không nên sùng bái lắm ru” [dẫn theo (6)].   

- Bài Hàn nho phong vị phú là bài phú Nôm tiêu biểu nhất của Nguyễn Công Trứ. Thể phú đã bắt đầu xuất hiện từ đầu đời Trần. Phú có hai lối chủ yếu. Thứ nhất là lối nghiêm trang, lối này mang đậm tính giáo huấn, dùng nhiều chữ nghĩa trong sách thánh hiền để chỉ dạy. Thứ hai là lối chơi, lối này có tính hài hước, trào phúng, dùng nhiều thành ngữ tục ngữ nôm na. Bài Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ thuộc lối thứ hai. Bài phú miêu tả cái nghèo, cái khổ bằng ngòi bút vừa hiện thực vừa trào lộng. Phải chăng ông quá chán ghét cái nghèo, bởi muôn sự khổ không gì khổ bằng nghèo! Giọng điệu bài phú bi phẫn, chua xót lẫn hài hước. Đồng thời ông còn tỏ rõ thái độ coi khinh, thậm chí thù địch với bọn hào phú đương thời. Ở cuối bài phú ông đã ngợi ca sự thành đạt của Mãi Thần, Mông Chính và cười nhạo sự tiêu vong của phú hào Thạch Sùng, Vương Khải. Phải chăng chính thái độ này đã góp phần đưa ông đến với quan niệm “hành lạc” và “tang bồng hồ thỉ”!

Phú là thể loại khó đối với học sinh. Trong chương trình Ngữ văn hiện hành có đưa một số bài phú (Bạch Đằng giang phú, Tịch cư ninh thể phú…), nếu so với các bài phú ấy, thì Hàn Nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ thú vị hơn, tiêu biểu hơn cho phú Nôm.

Nguyễn Công Trứ là một tác giả nổi bật trong văn học trung đại. Càng trải qua thời gian, tác phẩm của ông càng trở nên hấp dẫn với người đọc, đối với học sinh sinh viên hiện nay thơ văn của ông có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Nguyễn Công Trứ là một con người khao khát cống hiến, khao khát hoàn thiện tài năng và phẩm chất của mình, một nhà thơ yêu tiếng Việt, rất tự tin khi chỉ sáng tác bằng tiếng Việt, ông đã góp phần đưa tiếng Việt trở thành tiếng Việt văn học - một thứ ngôn ngữ tinh tế, phong phú, đa sắc. Một tác giả như thế rất cần có vị trí xứng đáng hơn trong chương trình Ngữ văn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Ngữ văn 11 (tập 1), NXB Giáo dục Việt Nam
  2. Đoàn Lê Giang, Vấn đề văn bản “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 năm 2006
  3. Nguyễn Lộc (2012), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - đến hết thế kỉ XIX), NXB Giáo dục Việt Nam
  4. Nguyễn Công Lý, “Chương trình và sách giáo khoa môn Văn bậc trung học ở miền Nam trước 1975” in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Dạy học Ngữ văn ở trường Phổ thông Việt Nam”. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2013
  5. Nguyễn Thanh Tùng, “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ: từ văn bản đến hướng tiếp cận, Văn hóa Nghệ An (online), ngày 23 tháng 6 năm 2012
  6. Trần Nho Thìn (giới thiệu và tuyển chọn) (2003), Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục

Nguồn: Nguyễn Công Trứ và sự nghiệp lập thân kiến quốc, Nxb Khoa học Xã hội, TP. HCM, 2018, tr. 470-483

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, giáo dục Việt Nam đã được xác định phát triển theo hướng là hệ thống mở. Tuy nhiên Việt Nam cần xác định hệ thống giáo dục mở đó gồm những thành phần nào, thành phần nền tảng của nó là gì để có thể tập trung các nguồn lực rất khiêm tốn của mình vào đâu để phát triển có hiệu quả nhất hệ thống đó.


Ngày hội STEM 2019. Ảnh: Ngô Hà.

Các tài liệu quan trọng mang tính định hướng gần đây ở Việt Nam như Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hay Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 đều khẳng định hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam là hệ thống giáo dục mở và “phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời”Về cơ bản, nó tương tự với mục tiêu phát triển bền vững 4 - SDG 4 (Sustainable Development Goal 4) của Liên Hiệp Quốc tới năm 2030 về giáo dục, nhằm “đảm bảo giáo dục chất lượng bao hàm toàn diện và công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”.

Xác định thành phần nền tảng để có tác động hiệu quả

Định nghĩa tài nguyên giáo dục mở gần đây nhất trong tài liệu Khuyến cáo tài nguyên giáo dục mở của UNESCO cuối năm 2019 gồm 2 mục sau:


- Tài nguyên giáo dục mở là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng và phương tiện nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc có bản quyền đã được phát hành theo một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại.


- Giấy phép mở tham chiếu tới giấy phép tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền và đưa ra sự cho phép trao cho công chúng các quyền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại các tư liệu giáo dục.


Các cuộc hội thảo gần đây về giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở được tổ chức ở Việt Nam đã cho thấy khái niệm hệ thống giáo dục mở được hiểu theo nghĩa rộng với nhiều khía cạnh của “mở” như: mở cho mọi đối tượng học; mở về thời gian học; mở về không gian học; mở về phương pháp giảng dạy - đào tạo; mở về quan hệ đào tạo xuyên quốc gia; mở về các loại hình học tập; mở rộng các công nghệ học tập và công nghệ thông tin; bên cạnh tài nguyên giáo dục mở. Tương tự, khái niệm “giáo dục mở” có thể được gắn với văn hóa phát triển trong bối cảnh tự chủ giáo dục, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

Thông tin từ các hội thảo đó cho thấy, khái niệm giáo dục mở được thế giới thừa nhận rộng rãi nhất cho tới nay là trong Tuyên ngôn Giáo dục Mở Cape Town năm 2007 với tài nguyên giáo dục mở là thành phần nền tảng của giáo dục mở, tương tự như với định nghĩa giáo dục mở của Liên minh Xuất bản học thuật và Tài nguyên hàn lâm (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition - SPARC).

Mục tiêu trong Khuyến cáo tài nguyên giáo dục mở của UNESCO

Dù được thừa nhận rộng rãi rằng giáo dục mở không chỉ giới hạn trong tài nguyên giáo dục mở nhưng giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở luôn đi liền với nhau và nhận thức tài nguyên giáo dục mở là nền tảng của giáo dục mở được chứng minh qua các cột mốc lịch sử phát triển của hai khái niệm đó trong chương trình nghị sự quốc tế, từ Tuyên ngôn Giáo dục Mở Cape Town năm 2007 cho tới các hội nghị tài nguyên giáo dục mở thế giới năm 2012, năm 2017, gần đây nhất là ngày 25/11/2019, tại hội nghị Toàn thể UNESCO lần thứ 40 ở Paris, nước Pháp, nơi 193 quốc gia đã phê chuẩn Khuyến cáo tài nguyên giáo dục mở, nó khuyến cáo các quốc gia thành viên UNESCO áp dụng các điều khoản của Khuyến cáo nhằm phát triển tài nguyên giáo dục mở và hướng tới việc hoàn thành các SDG của Liên hiệp quốc tới năm 2030, đặc biệt là SDG 4 về giáo dục như được nêu ở trên ở từng quốc gia theo năm khía cạnh mục tiêu, gồm:


Xây dựng năng lực: phát triển năng lực của tất cả các bên tham gia đóng góp chính cho giáo dục để tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi, và phân phối lại TNGDM, cũng như để sử dụng và áp dụng các giấy phép mở theo cách thức ổn định với pháp luật bản quyền quốc gia và các bổn phận quốc tế;


Phát triển chính sách hỗ trợ: khuyến khích các chính phủ, các nhà chức trách và các cơ sở giáo dục áp dụng thường xuyên khung công việc hỗ trợ cho việc cấp phép mở cho các tư liệu giáo dục và nghiên cứu được nhà nước cấp vốn, phát triển các chiến lược để xúc tác cho sử dụng và tùy biến thích nghi tài nguyên giáo dục mở để hỗ trợ cho giáo dục chất lượng cao, bao hàm toàn diện và học tập suốt đời cho tất cả mọi người, được nghiêu cứu thích hợp trong lĩnh vực này hỗ trợ;


Truy cập hiệu quả, bao hàm toàn diện và công bằng tới tài n guyên giáo dục mở chất lượng: hỗ trợ áp dụng các chiến lược và chương trình, bao gồm qua các giải pháp công nghệ thích hợp để đảm bảo tài nguyên giáo dục mở trong bất kỳ phương tiện nào được chia sẻ ở các định dạng và các tiêu chuẩn mở để tối đa hóa truy cập công bằng, đồng sáng tạo, giám tuyển, và khả năng tìm thấy được, bao gồm cho những người từ các nhóm bị tổn thương và những người khuyết tật;


Nuôi dưỡng sự sáng tạo các mô hình bền vững cho tài nguyên giáo dục mở: hỗ trợ và khuyến khích sáng tạo các mô hình bền vững cho tài nguyên giáo dục mở ở các mức quốc gia, khu vực và cơ sở, và lên kế hoạch và kiểm thử thí điểm các dạng thức bền vững mới của giáo dục và học tập;

20200324 2

Hình 1. Các thành phần của ICT CFT v3 của UNESCO năm 2018[9]

Khai thác và tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế: hỗ trợ hợp tác quốc tế giữa các bên tham gia đóng góp để tối thiểu hóa đúp bản không cần thiết trong các đầu tư phát triển tài nguyên giáo dục mở và để phát triển kho toàn cầu các tư liệu giáo dục đa dạng, phù hợp với địa phương, nhạy cảm với giới tính, truy cập được trong nhiều ngôn ngữ và định dạng.


Hướng dẫn các hoạt động liên quan tới Khuyến cáo tài nguyên giáo dục mở của UNESCO

Mục tiêu Xây dựng năng lực của UNESCO liên quan tới phát triển năng lực của tất cả các bên tham gia đóng góp cho giáo dục để tạo lập, truy cập, tái sử dụng, tái thiết lập mục đích, tùy biến và phân phối lại tài nguyên giáo dục mở, cũng như để sử dụng và áp dụng các giấy phép mở theo pháp luật bản quyền quốc gia, quốc tế và với sự trợ giúp không thể thiếu của các công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT). Với tầm quan trọng này, UNESCO đặc biệt quan tâm tới năng lực CNTT-TT của các giảng viên, những người trước hết cần có các năng lực và kỹ năng tài nguyên giáo dục mở để có thể chiếm lĩnh được tri thức dễ dàng nhất mà không phải đối mặt với các rào cản cả về tài chính, pháp lý và kỹ thuật, để rồi từ đó đào sâu tri thức và sáng tạo tri thức. Không là ngẫu nhiên UNESCO đã xuất bản tài liệu ‘Khung năng lực CNTT-TT cho các giảng viên’ phiên bản 3 năm 2018 với mục tiêu biến các giảng viên thành những người sáng tạo với cấu trúc Khung gồm 3 mức độ sử dụng sư phạm CNTT-TT, 6 khía cạnh thực hành nghề giảng viên, kỹ năng về năng lực CNTT-TT của các giảng viên, như được minh họa trên Hình 1.

Tới nay, khoảng 20 quốc gia, tổ chức/cơ sở giáo dục trên thế giới đã và đang phát triển khung năng lực này. Điều quan trọng là tất cả các tài nguyên được sử dụng để xây dựng các khung năng lực đó đều được cấp phép mở và đều là tài nguyên giáo dục mở, cho phép bất kỳ ai tùy biến thích nghi/sửa đổi chúng cho phù hợp với ngữ cảnh của bất kỳ quốc gia và/hoặc cơ sở nào khác muốn phát triển khung năng lực tương tự cho mình 10. Điều này có nghĩa là nếu chính phủ hay bất kỳ tổ chức/cơ sở giáo dục nào của Việt Nam muốn xây dựng cho mình khung năng lực CNTT-TT đều không phải làm từ đầu, từ không có gì cả, mà sẽ xây dựng trên cơ sở ‘đứng trên vai những người khổng lồ’.


UNESCO và Khối thịnh vượng chung về học tập (Commonwealth of Learning - COL) đã trình bày khía cạnh ‘phát triển chính sách hỗ trợ’ trong tài liệu Các hướng dẫn phát triển chính sách tài nguyên giáo dục mở xuất bản năm 2019. Phát triển chính sách tài nguyên giáo dục mở là một quy trình với tầm nhìn dài hạn gồm 7 pha được triển khai tuần tự như trên hình 2, gồm: Hiểu tiềm năng của tài nguyên giáo dục mở; Xác định tầm nhìn chính sách tài nguyên giáo dục mở; Lên khung chính sách tài nguyên giáo dục mở; Tiến hành phân tích khoảng cách; Thiết kế kế hoạch tổng thể; Lập kế hoạch điều hành và triển khai; và Khởi xướng chính sách tài nguyên giáo dục mở. Từng trong số 7 pha đó đều được chi tiết hóa để bất kỳ ai cũng có thể dựa vào và tùy biến thích nghi chúng theo ngữ cảnh cụ thể của quốc gia/cơ sở giáo dục khi phát triển chính sách tài nguyên giáo dục mở cho mình.


Ví dụ, pha thứ 5 trong tổng số 7 pha là thiết kế kế hoạch tổng thể với 8 bước: Áp dụng khung cấp phép mở; Tích hợp tài nguyên giáo dục mở vào chương trình giảng dạy; Đảm bảo phát triển, lưu trữ và khả năng truy cập tài nguyên giáo dục mở; Điều chỉnh phù hợp các thủ tục đảm bảo chất lượng; Hỗ trợ xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức về tài nguyên giáo dục mở; Khuyến khích các mô hình kinh doanh bền vững và khởi xướng các chiến lược cấp vốn; Thúc đẩy nghiên cứu dựa vào bằng chứng về tác động của tài nguyên giáo dục mở; và Có cơ chế điều hành cho chính sách tài nguyên giáo dục mở. Mỗi bước thành phần đều được chi tiết hóa theo các nội dung cụ thể bằng các câu hỏi như: Mục tiêu là gì? Các hoạt động là gì? Ai làm? Đo đếm thành quả các hoạt động như thế nào? Bạn hoàn toàn có thể bổ sung các tiêu chí để so sánh hiện trạng của quốc gia/cơ sở của bạn với các ví dụ/trường hợp điển hình trên thế giới như các ví dụ điển hình trên thế giới; và hiện trạng ở Việt Nam.


Các hướng dẫn và khuyến cáo ở trên cho thấy tính khả thi để Việt Nam lên kế hoạch triển khai các hoạt động xây dựng năng lực và phát triển chính sách hỗ trợ cho tài nguyên giáo dục mở.

Một vài gợi ý cho Việt Nam

Phát triển tài nguyên giáo dục mở là một vấn đề lớn, quan trọng, liên quan tới nhiều đối tượng trong xã hội và cần có tầm nhìn dài hạn, ngày càng có sự quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam, dù với các mức độ khác nhau đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội và chỉ mới bắt đầu trong thời gian rất gần đây.


Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT như Công văn số 4301/BGDĐT-GDTX ngày 20/9/2019 về việc xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở của Bộ Giáo dục và Đào tạo rõ ràng là cột mốc tích cực để phát triển tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam, dù chúng chưa nằm trong quy trình bài bản với 7 pha như được khuyến cáo, ví dụ như, để có thể hạn chế các xung đột với các luật và văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khi phát triển chính sách tài nguyên giáo dục mở.


Ngay trong năm 2019, đã có thể kể tới vài sự kiện/hoạt động điển hình có liên quan tới phát triển tài nguyên giáo dục mở, như các hội thảo ‘Vai trò của trường đại học với việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người lớn’ (tháng 8/2019) do Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học Việt Nam và Trường Đại học Tôn Đức Thắng phối hợp tổ chức; công văn số 4301/BGDĐT-GDTX của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở, “đề nghị Thủ trưởng các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm (gọi chung là nhà trường) triển khai các nội dung” liên quan tới tài nguyên giáo dục mở; ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội (tháng 10/2019) do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (AVU&C) cùng với Hội Thư viện Việt Nam (VLA), Hội Tin học Việt Nam (VAIP) và Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn Mở Việt Nam (VFOSSA), Câu lạc bộ các Khoa - Viện - Trường CNTT-TT Việt Nam (FISU), và Khoa Thông tin - Thư viện của ĐHKHXH-ĐHQGHN đồng tổ chức hội thảo; đề tài ‘Xây dựng nền giáo dục theo hướng mở ở Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo’ do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì là một trong số ít các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan tới GDM và tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại…



Hình 2: Quy trình xây dựng chính sách OER với 7 pha[11]

Tuy hữu ích và thiết thực nhưng so với những gì có trong Khuyến cáo tài nguyên giáo dục mở của UNESCO và các hạng mục chi tiết của 5 khía cạnh mục tiêu của nó thì các hoạt động đó còn rất khiêm tốn, cả về cường độ, mức độ, quy mô và thành phần các bên tham gia đóng góp cho tài nguyên giáo dục mở.


So sánh với các tài liệu gần đây của UNESCO có liên quan tới tài nguyên giáo dục mở như được nêu ở phần trên đã chỉ ra cho chúng ta thấy các hoạt động về tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn khởi đầu và rất nhiều công việc cần phải làm với sự tham gia của rất nhiều đối tượng trong xã hội để có thể thay đổi từ văn hóa đóng/khép kín sang văn hóa chia sẻ mở tri thức còn rất yếu hiện nay, kể cả trong các giảng viên/các nhà giáo dục và giới hàn lâm học thuật nói chung.


Và cuối cùng, không chỉ là giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở, mà còn là khoa học mở như những gì UNESCO đang chuẩn bị cho ‘Khuyến cáo Khoa học Mở’dự kiến sẽ được các quốc gia thành viên UNESCO đề xuất phê chuẩn vào năm 2021 và sẽ nằm trong khuyến cáo mới của UNESCO về tài nguyên giáo dục mở. Việt Nam có bắt kịp xu thế khoa học mở của thế giới hay không trong tương lai, có lẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc ứng dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở của Việt Nam ngay từ bây giờ và càng sớm càng tốt.


Để hòa chung vào dòng chảy của thế giới và hướng tới hoàn thành SDG 4, phát triển tài nguyên giáo dục mở phải nằm trong chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030. □

Bên cạnh các hoạt động nâng cao nhận thức, OEDAB đã phối hợp cùng với các đơn vị trong AVU&C triển khai suốt trong năm 2019 tổng cộng 26 khóa tập huấn thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở ở dạng huấn luyện các huấn luyện viên cho hơn 500 cán bộ thư viện, cán bộ/nhân viên CNTT và giảng viên các bộ môn/khoa/phòng/trung tâm của hơn 70 trường đại học, cao đẳng và dạy nghề khắp cả nước 16.

 

Lê Trung Nghĩa

Nguồn: Tạp chí Tia sáng, ngày 09.03.2020.

20190201 tieu hoc

Cảnh Hiệu trưởng trường Hokulani mở cửa xe khi phụ huynh đưa con em đến trường. Ảnh: TRẦN ĐÌNH LÂM

(TBKTSG) - Có dịp được đến nghiên cứu một năm tại Hawaii, tôi mới cảm nhận được mô hình giáo dục ưu việt tại đây. Đây là môi trường lý tưởng và bình đẳng không chỉ cho con em người Mỹ mà còn đối với du học sinh đến nghiên cứu và làm việc.

Hiệu trưởng mở cửa xe đón học sinh

Tôi đã quá đỗi ngạc nhiên vào mỗi buổi sáng đưa con đi học đều nhìn thấy chừng 7, 8 học sinh lớp 5 cùng cô Laurie Luczak, Hiệu trưởng trường Hokulani, mở cửa xe khi phụ huynh đưa con em đến trường. Các em rất vui vẻ, tự hào khi được chọn tình nguyện đến sớm cùng với bạn bè. Càng ấn tượng hơn khi mùa mưa đến, hàng ngày cô Laurie Luczak và nhân viên của Hokulani cùng các em học sinh chuẩn bị cả dù đến tận cửa xe đón từng học sinh cho đến khi tất cả vào lớp.

Trường không có lễ chào cờ, tuy vậy các buổi sáng đều có ba học sinh mang cờ gắn vào dây và kéo lên. Khi kết thúc buổi học, các bạn lại kéo xuống rồi gửi lại văn phòng. Trong buổi tổng kết học kỳ, các em đều hát quốc ca và đồng loạt đưa tay lên ngực trái của mình. Các học sinh lớp 5 rất hân hoan khi được phân công phụ bếp từ 10-12 giờ. Các em hăng say giúp đỡ các nhân viên chuẩn bị ăn trưa cho cả trường.

Trường học chính thức bắt đầu lúc 8 giờ nhưng nếu phụ huynh đi làm sớm vẫn có thể gửi con lúc 6 giờ 30. Các em sẽ xếp hàng ăn sáng lúc 7 giờ 30. Khi kết thúc lớp học lúc 2 giờ chiều, đa số phụ huynh đến đón con về. Tuy vậy, nhà trường kết hợp với trung tâm chia sẻ cộng đồng vẫn tổ chức giữ học sinh đến 5 giờ 30. Phụ huynh sẽ phải đóng tiền cho 3 giờ buổi chiều là 85 đô la/tháng, còn 1 giờ thêm buổi sáng là 65 đô la/tháng. Tổ chức Moiliili Community Center tham gia dịch vụ chia sẻ với phụ huynh, phụ giúp nhà trường những công việc ngoài giờ hành chính.

Dạy luật cho học sinh

Nhằm giúp cho học sinh ý thức về pháp luật từ khi còn rất nhỏ, nhà trường mời cảnh sát giao thông đến giải thích về pháp luật và những mối nguy hiểm của ma túy, các tệ nạn xã hội. Mỗi ngày trước khi đến lớp học, các em đều nhìn thấy hình ảnh trẻ em thắt dây an toàn ngồi trên xe treo bên hông trường, ngay tầm mắt của mình.

Bên cạnh đó là lời cảnh báo “Thắt dây an toàn hay là bị phạt”. Học sinh được dạy khi đi bộ băng qua đường chỉ đi trên vạch trắng, nếu không sẽ bị phạt. Các em cũng được nghe các bác sĩ đến nói chuyện về công việc như một định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

Gần như hàng tháng nhà trường đều tổ chức cho học sinh đi dã ngoại hoặc tham quan trường đại học, viện bảo tàng, khu bảo tồn sinh thái... để giáo dục nhận thức thông qua thực tế. Vệ sinh môi trường thì các em được cô giáo dạy phân loại rác ngay từ trên lớp.

Giáo dục tiểu học trong trường công lập hoàn toàn miễn phí. Sơ đồ trường học cho từng khu vực được khoanh vùng đưa lên trang web của phòng giáo dục. Khi có địa chỉ tạm trú đương nhiên sẽ có trường cho con theo học. Muốn cho con đi học, phu huynh chỉ cần nhập địa chỉ nơi đang cư trú lên Internet sẽ biết các trường trong tuyến con em mình sẽ học ở đâu. Vì giáo dục bắt buộc, nên chính sách tạo mọi điều kiện cho trẻ em đi học được nhà trường thực thi nghiêm túc. Tùy thuộc số học sinh theo học, nhà trường sẽ nhận ngân sách từ chính phủ. Những gia đình khó khăn không có phương tiện đi lại đều có thể làm đơn xin xe đưa đón học sinh và chính phủ sẽ trả tiền này. Nếu cha mẹ thu nhập thấp cũng có thể làm thủ tục xin miễn giảm tiền ăn sáng và trưa. Bất kỳ trẻ em nào trong độ tuổi đi học đều được nhà nước hỗ trợ, không phải bỏ học.

Cạnh tranh làm... “tổng thống”

Cuối năm học, cả trường nhộn nhịp với những áp phích quảng cáo của các học sinh lớp 4 cạnh tranh cho kỳ bầu cử “tổng thống” và “phó tổng thống” cấp trường nhiệm kỳ 1 năm tại trường Hokulani (chức vụ Chủ tịch Hội đồng học sinh cũng dùng từ President như tổng thống Mỹ). Các tờ rơi được phát với thông điệp “hãy bầu cho tôi” cùng với những hứa hẹn của các ứng viên: “Một tinh thần minh mẫn sẽ có ý tưởng sáng suốt”, “Tôi sẽ lắng nghe bạn”, “Tôi sẽ làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm”, “Tôi sẽ nghĩ đến bạn trước khi nghĩ đến bản thân”, “Tôi luôn nói sự thật”, “Tôi muốn tạo nên sự khác biệt trong nhà trường”...

Dịp tổng kết cuối năm, các ứng viên phát những tờ rơi kèm theo hình vận động bầu cho mình. Các “tổng thống” là những học sinh giỏi được tín nhiệm. Họ sẽ điều hành các buổi lễ tổng kết học kỳ và bế giảng, là những MC đầy vinh dự đọc tên các bạn tốt nghiệp lớp 5. Các “tổng thống” này cũng tổ chức các buổi quyên góp từ thiện vào dịp cuối năm. Tuy vậy, thực tế nếu sức học sa sút, “tổng thống” sẽ bị truất quyền và được bầu lại từ các cử tri lớp 3, 4, 5.

Gia đình luôn đồng hành với nhà trường

Việc chăm lo giáo dục của nhà trường luôn có sự phối hợp với phụ huynh. Những học sinh nước ngoài mới đến chưa kịp hòa nhập được nhà trường xếp lịch mời phụ huynh cùng họp với cô giáo chủ nhiệm, trợ giảng, người bảo hộ học sinh cùng chuyên gia về tâm lý tại trường. Buổi họp sẽ nhận xét về thành tích học tập cũng như các vấn đề cần lưu ý để cùng phối hợp giáo dục cho trẻ. Mỗi đứa trẻ là một thực thể cá nhân cần tôn trọng, kết quả học của học sinh chỉ một mình cô giáo và học sinh biết. Khi học sinh không chia sẻ với bạn thì không ai biết điểm của mình. Những học sinh đạt hạnh kiểm tốt, quan tâm giúp đỡ bạn bè, học sinh giỏi... thì phụ huynh nhận được thư riêng gửi qua đường bưu điện mời đến tham dự lễ khen thưởng và lưu ý không báo trước cho học sinh để tạo ấn tượng cho người được tôn vinh cũng như không làm cho học sinh khác bị mặc cảm.

Từng học kỳ, nhà trường kêu gọi gia đình các học sinh cùng tham gia buổi “làm đẹp khuôn viên trường”, lời kêu gọi cùng nhau lao động, vệ sinh dọn dẹp, làm sạch cỏ dại gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, được hầu hết mọi người hưởng ứng và tham dự với con em mình. Nhà trường còn chuẩn bị ăn trưa cho tất cả mọi người tạo nên sự gắn kết trong việc giữ gìn vệ sinh của ngôi trường. Đây là dịp để học sinh hiểu thêm về tinh thần lao động tập thể và ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

Trường Hokulani trân trọng những tài năng nhỏ ngay tại trường mình. Trên bức tường chính của sảnh lớn được vẽ một bức tranh có hình các em học sinh nhiều sắc tộc khác nhau đang nắm tay vui đùa. Tranh do chính những học sinh của trường góp phần vẽ vào năm 2002.

Năm cuối, vào dịp tốt nghiệp tiểu học, một số em lớp 5 có thành tích xuất sắc sẽ nhận được bằng khen có dấu quốc huy nổi do tổng thống ký tặng. Vinh dự đó không chỉ là một phần thưởng cho sự tiến bộ trong học tập mà còn là động lực mạnh mẽ để các em nuôi dưỡng niềm tin vào một xã hội mà nỗ lực của mỗi cá nhân đều được trân trọng. Niềm tin đó sẽ không ngừng được đắp bồi và lan tỏa, tạo nên những tài năng và trí tuệ thực sự để phụng sự đất nước. 

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 06.6.2016.

20200304

Năm 2019 trôi qua với nhiều sự kiện trong giáo dục đại học (GDĐH) cho thấy sự đổi mới đang diễn ra cùng với những lúng túng và lưỡng lự.

       So với giáo dục phổ thông, có lẽ GDĐH năm qua ít có điểm nóng và sự kiện gây tranh cãi hơn, tuy những hiện tượng vi phạm quy chế đào tạo và thi cử cũng làm dư luận lo âu. Việc thay đổi chủ đầu tư dẫn tới thay đổi nhân sự ở một số trường ĐH dân lập bước đầu giải quyết những xung đột về lợi ích và tái lập sự ổn định trong khu vực GD này.

Trong tình hình đó, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2019 là một nỗ lực đưa nền GDĐH nước ta đi dần vào thế ổn định và phát triển, góp phần tạo ra lực đẩy cho sự đổi mới. Đồng thời cũng có thể xem đó như là một cái “chân thắng” cần thiết kiềm hãm những “đổi mới” giả hiệu, lợi dụng khe hở của luật pháp để “phá rào” tùy tiện.

       Đổi mới GDĐH hiện nay là một quá trình diễn ra từ trên xuống, kết hợp với sự vận động từ dưới lên. Không có đổi mới GDĐH đích thực nếu lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo không thay đổi cung cách quản lý, vừa đảm bảo kỷ cương, vừa mở rộng không gian sáng tạo cho các đơn vị trực thuộc. Cần có những quy định cụ thể và hiệu quả hơn để giao quyền tự chủ cho các ĐH về học thuật, nhân sự và tài chính. Trong điều kiện đó, thanh tra GD thường xuyên, nghiêm túc là một biện pháp để ngăn ngừa những lạm dụng và vi phạm.

       Việc đổi mới từ trên xuống chỉ có ý nghĩa khi cộng hưởng với sự đổi mới từ dưới lên. Trên các diễn đàn GD lâu nay người ta thường chú ý đến những chủ trương ở cấp vĩ mô mà ít ghi nhận những kinh nghiệm đổi mới từ các cơ sở. Kết quả kiểm định GDĐH thường được công bố đạt chuẩn này chuẩn kia mà ít khi phổ biến những sáng tạo về quản lý từ cấp trường, cấp khoa, trong khi đây mới là nơi triển khai các chính sách về GD và kiểm nghiệm kết quả trên thực tế. Để thực hiện “dân chủ ở cơ sở”, chúng tôi mạo muội đề nghị ngành GDĐH áp dụng lại cách bầu cử trưởng khoa một cách dân chủ, trực tiếp, bỏ phiếu kín và công khai kết quả như đã thực hiện vào những năm 1990, coi trọng tiêu chuẩn nhưng không quá câu nệ vào “quy hoạch” vốn dễ là rào cản cho sự phát hiện những nhân tố mới. Thục tế cho thấy một trưởng khoa được tập thể tin cậy chọn lựa sẽ có đủ uy tín và vị thế để chủ động thực hiện chủ trương đổi mới ngay trong đơn vị mình. Đây cũng là cách giải quyết bài toán tập trung và dân chủ trong GDĐH: tập trung đến mức nào và mở rộng dân chủ đến mức nào để GD không phải là một hệ thống xơ cứng mà luôn vận động, thích ứng với thời đại.

      Gắn liền với quá trình đổi mới là tác động ngoại tại và nội tại của hệ thống GDĐH. Những nhân tố tác động từ bên ngoài như thị trường lao động, áp lực của dư luận xã hội, sự đánh giá của các cơ quan kiểm định, sự cọ xát với GDĐH khu vực và thế giới, sự cạnh tranh của các trường ĐH có đầu tư của nước ngoài… bắt buộc nhà trường phải thay đổi. Những tác động này chỉ phát huy một cách tích cực trong sự khơi dậy nội lực của chính hệ thống, để những những sáng kiến được đề xuất từ giới tinh hoa ở ĐH có thể được áp dụng. 

      Từ đó, một vấn đề đặt ra trong những năm 2020 sắp tới là chiến lược tái cấu trúc hệ thống GDĐH. Trong hai thập niên qua nhiều trường ĐH công lập và dân lập được cho ra đời khá ồ ạt, tỉnh nào cũng có trường ĐH, hệ thống GDĐH phình ra khó kiểm soát nổi. Có một điều mâu thuẫn là trường ĐH ngoài công lập nhiều (60 trường, chiếm tỉ lệ khoảng 25%), nhưng ngành nghề đào tạo trùng lặp, đa số giảng viên xuất phát từ nguồn ĐH công lập và tỉ lệ tuyển sinh không tương xứng (khoảng 16% tổng số sinh viên trên cả nước, còn cách khá xa so với mục tiêu đạt 30 - 40% đến năm 2020). 

      Đồng thời, tổ chức hệ thống GDĐH công lập cũng chưa phải đã hợp lý. Mối quan hệ giữa hai ĐH quốc gia, các ĐH vùng và các trường ĐH chưa tạo ra sự liên thông để phát huy sức mạnh của toàn hệ thống. Giữa các trường ĐH và các Viện nghiên cứu vẫn còn ranh giới không dễ vượt qua để hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo.

      Tình hình đó đòi hỏi sự sắp xếp lại cấu trúc bản đồ ĐH với một tư tưởng chỉ đạo nhất quán và một kế hoạch chi tiết. Việc sắp xếp này cần có lộ trình chuẩn bị và phải tìm ra mô hình thích hợp cho từng loại hình ĐH. Không nên chần chừ trong đổi mới mà cũng không được tạo ra sự đứt gãy với những gì đã làm được thời gian qua.

      Mô hình Trường ĐH An Giang trở thành thành viên của ĐHQG-HCM là một thử nghiệm đáng giá tuy chưa có tiền lệ. Nếu mô hình này thành công sẽ là một gợi ý quan trọng để áp dụng việc sát nhập một số trường ĐH nhỏ, phân tán, vào những ĐH lớn có kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu. Điều này hiện trông chờ vào sự chỉ đạo của ĐHQG-HCM, lãnh đạo tỉnh An Giang và nhất là vào nỗ lực của cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường ĐH An Giang.

      Lực đẩy sẽ làm thay đổi cấu trúc GDĐH theo hướng tiến bộ với điều kiện cấu trúc phải tự đổi mới để không ngăn cản tác động tích cực của các lực đẩy từ mọi phía.

Huỳnh Như Phương

(Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG-HCM)

* Bài đã đăng trong Báo cáo thường niên/ Annual Report, ĐHQG TP. HCM, 2019.

Năm 2019, năm cuối cùng của thập niên 2010 trước ngưỡng cửa thập niên 2020, cũng là năm bản lề trong quá trình hoạt động một phần tư thế kỷ của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) và chuẩn bị hoàn thành kế hoạch chiến lược 2016-2020. Đây cũng là năm bắt đầu áp dụng Luật Giáo dục Đại học (ĐH) sửa đổi, có hiệu lực từ 01-7-2019. Có thể nói những gì làm được trong năm 2019 sẽ góp phần định hình con đường phát triển của ĐHQG-HCM trong thập niên tới.

Thời gian qua, ĐHQG-HCM đã biên soạn những bản kế hoạch và đề án công phu, có giá trị vạch chiến lược trong những năm tiếp theo.

Nghiên cứu các văn bản nói trên, từ góc độ của một nhà giáo, chúng tôi có một số thu hoạch và suy nghĩ về ba tiêu điểm hoạt động của ĐHQG-HCM: chiến lược con người, không gian học thuật và hoạt động truyền thông.

1. Chiến lược con người

Mối quan tâm hàng đầu của ĐHQG-HCM cũng như của mọi cơ sở giáo dục luôn là vấn đề con người, bao gồm người giảng dạy, nghiên cứu, quản trị; học viên và sinh viên (SV). Nhân tố chủ đạo làm nên thành công của sự nghiệp giáo dục chính là con người xét về mặt số lượng, chất lượng và cấu trúc. Dù khiêm tốn, chúng ta cũng có thể khẳng định nỗ lực lớn của ĐHQG-HCM trong việc xây dựng đội ngũ từ ngày thành lập đến nay, với 3255 cán bộ có trình độ sau ĐH, trong đó có 2417 giảng viên.

Vấn đề đáng suy nghĩ hiện nay là cấu trúc đội ngũ đó và phương cách khai thác tối ưu nhất các nguồn nhân lực. ĐHQG-HCM và các trường/ viện thành viên cần khảo sát năng lực cống hiến và vị trí tương xứng của các nhân sự trong guồng máy giáo dục. Chẳng hạn, trong thời đại 4.0, tỉ lệ giảng viên/ cán bộ quản lý và nhân viên hành chánh/ SV nên là bao nhiêu? Việc phân bổ các nhà khoa học ở các ngành đào tạo mũi nhọn, các ngành khoa học cơ bản cũng như ứng dụng nên như thế nào để bảo đảm hướng phát triển của một đại học nghiên cứu?

Hiện nay, việc các tập đoàn kinh tế - tài chính tập trung các trường ĐH thành một cơ sở giáo dục lớn là một xu thế và một thực tế. Việc xuất hiện những ĐH nước ngoài và khả năng vươn lên của những ĐH truyền thống là một thực tế khác. Sự cạnh tranh đó đòi hỏi ĐHQG-HCM phải không ngừng đổi mới để có thể tiếp tục đảm đương vai trò đầu tàu của nền giáo dục ĐH. Với chính sách đãi ngộ lớn như hiện nay, một số trường ĐH tư thục và dân lập đang thu hút nhân tài do chính ĐHQG-HCM đào tạo hoặc đã từng làm việc, tích lũy kinh nghiệm ở đây. Đồng thời nhân lực ĐHQG-HCM cũng đang chia sẻ năng lực và thời gian giảng dạy, nghiên cứu cho một số cơ sở bên ngoài, vừa để phát huy hết tiềm năng phục vụ xã hội, vừa có thêm nguồn thu nhập trong điều kiện chính sách tiền lương chưa được cải tiến.

Trong tình hình đó, thiết nghĩ, chiến lược nhân sự của ĐHQG-HCM không chỉ là tinh giản biên chế mà quan trọng là tái cấu trúc đội ngũ cán bộ, khai thác những nhân tài đúng vị trí của họ: giảng dạy, nghiên cứu hay quản lý; và tập trung nguồn lực con người cho những ngành học mũi nhọn, những đề tài nghiên cứu trọng điểm có khả năng vừa tác động đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu, vừa tạo thêm nguồn thu tài chính. Đó cũng là điều kiện để tăng thêm thu nhập cho cán bộ trong khi tiền lương trong ngành giáo dục còn quá thấp.

Đề án phát triển, tái cấu trúc ĐHQG-HCM đã nêu những giải pháp thiết thực để nâng ĐHQG-HCM trở thành ĐH lớn mang tầm quốc tế. Thiết nghĩ cần gắn những giải pháp này với kế hoạch đào tạo nhân sự cụ thể cho các trường/ viện và ngành chuyên môn trong thập niên tới. Chẳng hạn, ngành học A cần bao nhiêu nhà khoa học trong mười năm tới và nên gửi đào tạo ở quốc gia nào có thế mạnh về ngành học ấy. Thời gian qua, chúng ta nhận được không ít học bổng và tài trợ cho đào tạo sau ĐH, nhưng người đi học chưa được định hướng kỹ lưỡng và chuẩn bị để về làm việc cho ĐHQG-HCM, cho nên có trường hợp chuyên môn được đào tạo không thật thích hợp với nhu cầu trong nước, khiến họ không tìm được vị trí thích đáng sau khi tốt nghiệp.

Chiến lược con người còn có thể hiểu như là định hướng của từng cá nhân trong môi trường ĐHQG-HCM với ý thức nâng mình lên ngang tầm với nhiệm vụ trong thời đại mở cửa và hội nhập. Không thể hình dung một giảng viên/ nhà nghiên cứu hiện nay mà không sử dụng Internet hay ngoại ngữ trong công việc; cũng không thể hình dung một giảng viên dạy học 20-30 năm mà không tham gia biên soạn giáo trình hoặc biên dịch và sử dụng các giáo trình tiên tiến trên thế giới. Nếu ĐH có sứ mệnh dẫn dắt đời sống tinh thần của xã hội, thì người làm việc ở ĐH phải là người tiên phong về trí tuệ chứ không phải chạy theo những định hướng nhất thời, thiên về vụ lợi và thỏa mãn những yêu cầu ngắn hạn.

Vì vậy, chiến lược con người luôn gắn liền với chiến lược học thuật của ĐHQG-HCM và từng thành viên. Chiến lược học thuật đúng hướng sẽ tác động đến định hướng về con người; ngược lại chiến lược con người đúng hướng sẽ tạo điều kiện hoàn thành chiến lược học thuật.

2. Không gian học thuật

Hiện nay ĐHQG-HCM bao quát một không gian học thuật rộng lớn, có lẽ rộng hơn cả không gian học thuật của ĐHQG Hà Nội. Nhìn lại những biến đổi từ khi thành lập năm 1995, từ 10 trường thành viên, giảm xuống 3 trường thành viên, rồi phát triển trở lại với 10 đơn vị thành viên bao gồm 6 trường ĐH (ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Kinh tế - Luật); 1 viện nghiên cứu (Viện Môi trường và Tài nguyên) và sắp có thêm 2 viện mới (Viện Chính trị - hành chính, Viện Kiến trúc - xây dựng); 1 khoa trực thuộc (Khoa Y), có thể thấy nỗ lực và sự phấn đấu kiên trì của các nhiệm kỳ lãnh đạo ĐHQG-HCM.

Các ngành nghề đào tạo đa dạng trong ĐHQG-HCM cần được kết nối trên cơ sở một triết lý và quan niệm giáo dục chung với những giá trị bền vững và phổ quát về tinh thần khoa học cũng như quan niệm về con người như là sản phẩm của giáo dục. Điều đó sẽ tạo nên một không gian học thuật vừa đa dạng vừa thống nhất.

Trong không gian học thuật phong phú như vậy, ĐHQG-HCM cần quy hoạch ưu tiên cho những ngành học thuật vốn là thế mạnh của mình, đồng thời giúp đất nước, nhất là vùng đất phía Nam, bắt kịp đà tiến bộ với thế giới. Sát với tình hình phát triển khoa học, công nghệ và kỹ thuật, các trường/ viện thành viên là nơi nắm vững và đề xuất các hướng ưu tiên này; đồng thời Hội đồng khoa học ĐHQG-HCM chính là đầu mối điều hòa và điều chỉnh mạng lưới học thuật của hệ thống, tránh tình trạng manh mún vẫn còn tồn tại ở một số trường: không chỉ giữa hai trường có ngành đào tạo trùng lắp với nhau mà thậm chí giữa hai khoa của cùng một trường có ngành đào tạo gần giống với nhau.

Mặt khác, cùng với quá trình xuất hiện những lĩnh vực kiến thức mới, là tình trạng lạc hậu của những kiến thức và quan niệm cũ vẫn còn được rao giảng trên các giảng đường. Sự liên kết và tích hợp các lĩnh vực kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra nhu cầu xây dựng chương trình đào tạo liên ngành và xuyên ngành. Trong tình hình đó, việc chia nhỏ các khoa theo chuyên môn hẹp như vừa qua không phải là giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Từ đây, đặt ra vấn đề quan trọng mà ĐHQG-HCM đã quan tâm và nêu lên một cách bức thiết từ lâu: sức mạnh của hệ thống và tính liên thông trong đào tạo. Bộ máy chúng ta vận hành như thế nào để SV các trường ĐH Bách khoa, KH Tự nhiên… có thể học tập và tích lũy kiến thức ngoại ngữ, văn hóa Việt Nam tại trường ĐHKHXH&NV; ngược lại SV ĐHKHXH&NV có thể học tập và tích lũy kiến thức về tin học, môi trường… tại những trường nói trên. Một thống kê về số lượng giảng viên dạy tiếng Anh ở tất cả các trường thuộc ĐHQG-HCM, số lượng SV và số giờ dạy từng nơi sẽ cho ta câu trả lời về tình trạng phân tán lực lượng hiện nay.

Một không gian học thuật cởi mở, sáng tạo sẽ quyết định chất lượng đào tạo một lớp trẻ năng động, tự lập. Những câu lạc bộ học thuật, khỏi nghiệp và định hướng nghề nghiệp dành cho SV cần được hướng dẫn và đầu tư nhiều hơn. Không vì danh hiệu ĐH nghiên cứu mà chúng ta quên rằng sản phẩm đào tạo ra là để phục vụ cộng đồng trong mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn một SV có nhiều kiến thức cơ bản và sâu rộng có tính truyền thống, cần cù, chịu khó nhưng thiếu kỹ năng làm việc nhóm, thiếu đổi mới sáng tạo thì sẽ không thích nghi với thị trường nhân lực đang cần những người năng động, tự tin và có sáng kiến.

Vừa qua ĐHQG-HCM tỏ ra rất nhạy bén khi chủ trương thành lập những nhóm nghiên cứu mạnh và hướng dẫn các tiêu chí cần đáp ứng để những nhóm này được cấp kinh phí hoạt động. Trên thực tế, một số chương trình/ đề tài nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đang thu hút những nhà nghiên cứu có cùng xu hướng học thuật tham gia. Điều cần thiết hiện nay là một định hướng cởi mở, dân chủ, tự do học thuật để tạo điều kiện cho những tìm tòi và những tiếng nói đa dạng trong khoa học. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới hy vọng 10 năm, 20 năm nữa xuất hiện một lớp học giả mới của ĐHQG-HCM thay thế lớp học giả đã về hưu, những người trung thực, tài năng, tin vào phát kiến và lập trường khoa học của mình mà không có thái độ học phiệt, xa cách với thế hệ trẻ.

Thành tựu và bước tiến của ĐHQG-HCM đã được ghi nhận qua kết quả kiểm định chất lượng cấp trường, cấp khoa và xếp hạng đại học, qua số lượng các phát minh, sáng chế, công trình, các bài báo trong nước và quốc tế. Những thu hoạch đó là kết quả của một quá trình nỗ lực lâu dài dựa trên một chiến lược học thuật có viễn kiến. Những năm sắp tới ĐHQG-HCM chắc sẽ tiếp tục tính toán cho sự ra đời của những thành viên mới từ nền tảng hiện nay.

Xã hội đặt kỳ vọng ở ĐHQG-HCM về một chiến lược học thuật vững vàng và khả thi để có thể làm nòng cốt cho sự phát triển của mạng lưới ĐH không chỉ ở các tỉnh phía Nam mà còn trên cả nước.       

3. Hoạt động truyền thông

Để phát huy thành tựu đó một cách bền vững, ĐHQG-HCM cần gắn chiến lược con người và chiến lược học thuật với hoạt động truyền thông, nhằm “xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu, hình ảnh và thế mạnh của ĐHQG-HCM theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với môi trường giáo dục, góp phần nâng cao vị tế của ĐHQG-HCM đối với xã hội” [5; tr 1].

Dấu ấn của ĐHQG-HCM trong đời sống giáo dục và khoa học đất nước không thể là chuyện “hữu xạ tự nhiên hương”. Sức hút của ĐHQG-HCM chỉ có thể có được nhờ hoạt động truyền thông chuyên nghiệp và có hiệu quả. Đây là mối quan hệ hai chiều hỗ tương: ĐHQG-HCM tìm đến với xã hội và dư luận xã hội có nhu cầu hiểu biết về ĐHQG-HCM. Xã hội ở đây bao gồm các đối tác, SV và phụ huynh, nhà tuyển dụng, các cơ quan truyền thông đại chúng… Chỉ cần điểm qua mật độ xuất hiện những tin tức về ĐHQG-HCM trên báo chí qua từng mùa vụ trong năm là đủ thấy sự quan tâm của công chúng.

Gần 25 năm qua, hình ảnh của ĐHQG-HCM ghi dấu trong đời sống xã hội qua những khóa cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được xuất xưởng từ đây, qua những công trình khoa học, sáng chế và hoạt động phục vụ cộng đồng. Hình ảnh đó cũng được tô đậm qua tiếng nói của các nhà giáo trên tư cách những trí thức phản biện xã hội mà thiếu nó, nhà trường ĐH chưa đạt đến phẩm chất văn hóa và trí tuệ cần thiết.

Trong ý nghĩa đó, nhà xuất bản ĐHQG-HCM còn có thể làm được nhiều hơn nữa trong việc công bố những sản phẩm tinh thần của các nhà giáo, nhà khoa học nhằm tạo sự lan tỏa rộng rãi trong môi trường xã hội.  Đầu tư cho việc biên soạn, dịch thuật hệ thống giáo trình, chuyên khảo mang bản sắc ĐHQG-HCM để tạo sự khác biệt với các NXB ĐHQG Hà Nội, ĐHSP… là cần thiết. Đồng thời, cần phát triển NXB thành đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ giảng dạy; ngoài xuất bản sách, còn thực hiện PowerPoint hướng dẫn học và làm bài tập, phát hành sách online, xây dựng nguồn học liệu mở… Cũng nên cân nhắc việc trợ giá xuất bản như lâu nay, để không tạo ra tâm lý được bao cấp trong độc giả SV và không hạn chế tầm ảnh hưởng của những công trình có giá trị.

Người SV hiếu học không nhất thiết phải được mua giáo trình giá rẻ; họ cần năng động tìm kiếm ở các thư viện, các nguồn tài liệu online… Để đáp ứng điều này, mạng lưới thư viện các trường cần kết nối chặt chẽ hơn để cho một SV của ĐHQG-HCM có thể thụ hưởng nguồn tài liệu đang được lưu trữ ở các nơi ấy. Chẳng hạn một SV văn học muốn tìm hiểu về sinh thái luận, về phê bình sinh thái cần phải tham khảo tài liệu có thể có ở Khoa Sinh học ĐHKHTN, Viện Tài nguyên và Môi trường mà chưa chắc có ở Trường ĐHKHXH&NV.

Từ góc độ truyền thông, công tác tư vấn tuyển sinh của ĐHQG-HCM luôn được xã hội đánh giá cao, qua việc tham gia liên tục và bền bỉ của những thầy, cô giáo có trách nhiệm. Tuy vậy, đôi khi chúng ta còn bị động do sự chậm trễ hay thiếu sót trong ấn hành “Cẩm nang tuyển sinh đại học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Liệu chúng ta có thể khắc phục khó khăn này bằng cách biên soạn và ấn hành kịp thời “Cẩm nang mùa thi” riêng của ĐHQG-HCM. Chắc chắn học sinh và phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu kỹ lưỡng các ngành học, đội ngũ giảng viên, những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, triển vọng đầu ra, khả năng học lên cao… ở các ngành học đó. Một cẩm nang tương tự của từng trường, bản giấy và bản online, cũng rất cần để tiếp thị tuyển sinh cao học và nghiên cứu sinh, trong tình hình nguồn tuyển ở bậc này đang có chiều hướng sa sút.

Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ từ khi thành lập đến nay đã ra được 314 số, với ban biên tập hùng hậu, tuy vẫn cần được cải tiến cả về nội dung, hình thức và cách vận hành, mà nhiều ý kiến góp ý đã nêu lên trong các cuộc họp gần đây. Chúng tôi được biết hiện nay Tạp chí đang xây dựng đề án nhằm nâng cao chất lượng theo chuẩn quốc tế (bài viết đăng ký online, format, template giống các paper quốc tế, có bản tiếng Anh và tiếng Việt), hướng tới mục tiêu đưa Tạp chí vào danh mục các tạp chí quốc tế.

Quy chế Tổ chức và hoạt động của Phòng Thông tin và Truyền thông ĐHQG-HCM đã đề cập đến các sản phẩm cụ thể: bản tin giấy, bản tin online, bản tin ngắn, bản tin vidéo… Chúng tôi xin nói thêm về bản tin giấy. Bản tin này lâu nay in đẹp, mỗi số báo gần như là một tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, theo thiển ý, tính chất “bản tin” chưa thật rõ, nhiều bài dài, tỉ lệ bài về văn học còn lớn. Điều đáng nói, theo sự tìm hiểu của chúng tôi, bản tin chỉ đến được các thầy cô giáo và một số cán bộ Đoàn, Hội, chứ chưa được tiếp nhận rộng rãi trong SV. Có lẽ nhìn thấy hiệu quả hạn chế của Bản tin nên gần đây ĐHQG-HCM đổi phương thức ấn hành: giảm kỳ xuất bản báo giấy, thay bằng xuất bản online. Chúng tôi đề nghị một thay đổi triệt để hơn: Bản tin giữ nguyên khổ báo, nhưng in giấy báo thường, chỉ cần hai màu, để giảm giá thành, mỗi năm 6 số, cập nhật những thông tin thiết thực đối với SV: kế hoạch tuyển sinh ĐH và Sau ĐH, hướng dẫn cách đăng ký học phần, tìm nguồn học bổng, đề tài luận văn, luận án mới bảo vệ… Bản tin vẫn dành đất cho sáng tác văn học, nhưng nên là bạn đồng hành có ích cho SV trong học tập, hoạt động xã hội. Một bản tin có nội dung phong phú và phổ phát hành rộng sẽ là cầu nối truyền thông vừa hướng vào bên trong nội bộ ĐHQG-HCM, vừa hướng ra bên ngoài xã hội.

 Chúng tôi tin tưởng rằng đội ngũ BBT hiện nay của NXB ĐHQG-HCM, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Bản tin ĐHQG-HCM đầy đủ khả năng đổi mới hoạt động truyền thông, làm cho tiếng nói và uy tín của ĐHQG phát huy sâu rộng hơn trong đời sống xã hội.

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Kế hoạch chiến lược ĐHQG-HCM giai đoạn 2016-2020 (Tháng 8-2016).
  2. Đề án nâng cao vị thế ĐHQG-HCM trong khu vực châu Á thông qua hoạt động xếp hạng đại học QS châu Á giai đoạn 2017-2020 (Tháng 7-2017).
  3. Đề án mô hình giáo dục 4.0 trên nền tảng áp dụng CDIO hiện đại tại ĐHQG-HCM giai đoạn 2018-2022 (Tháng 3-2018).
  4. Đề án phát triển, tái cấu trúc ĐHQG-HCM trở thành đại học lớn mang tầm quốc tế (Tháng 6-2018).
  5. Quy chế Tổ chức và hoạt động của Phòng Thông tin và Truyền thông ĐHQG-HCM (Tháng 6-2018).

* Bài đã đăng trong Báo cáo thường niên/ Annual Report, ĐHQG TP. HCM, 2018, tr. 94-97.

Sang năm mới, cái “mới” đầu tiên nổi lên là học sinh lớp một bắt đầu dùng sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông “mới”. Lớp Một là lớp quan trọng nhất. Những gì được vẽ nên trong bộ óc còn trong sáng sẽ ảnh hưởng suốt cuộc đời. Bởi thế nên không ai không quan tâm đến sách giáo khoa mới, kể cả những người không có con cháu vào Lớp Một. Ai cũng bàn, cũng góp ý về sách giáo khoa, nhất là sách giáo khoa Lớp Một. Trong những cuộc tranh luận nhiều khi rất “nẩy lửa”, ít thấy hai người nào hoàn toàn đồng ý với nhau! Bài viết này ghi lại vài ý kiến trong cuộc tranh luận của tôi với…chính mình! Cũng chưa thấy phân định thắng thua, và chắc cũng còn lâu “hai bên” mới đi đến hồi kết.

20200225

Chúng ta vẫn cần các cuốn giáo khoa dành cho “đại trà”. Ảnh: Học sinh trường tiểu học Trần Phú, Kon Tum. Nguồn: trường tiểu học Trần Phú, Kon Tum.

1. Viết cho ai?

Một cuốn giáo khoa thật sự tốt là cuốn giáo khoa chỉ dành cho… MỘT NGƯỜI.
Không tìm thấy hai người nào giống nhau. Vì thế sách dành cho họ cũng phải khác nhau, nếu muốn được gọi là “tốt”. Tuy nhiên, chỉ có các Thái tử ngày xưa mới được hưởng cái quyền đó: có cả một đội ngũ các quan Thái phó chuyên dạy cho họ. 
Trong khi chờ đến cái ngày mà AI (trí tuệ nhân tạo) cung cấp cho mỗi người cuốn sách giáo khoa thích hợp với riêng họ, ta vẫn cần các cuốn giáo khoa dành cho “đại trà”. Viết cho đại trà, mà được “đại trà” công nhận là “tốt”, thật khó lắm thay! Cái mà nơi này thấy hay, thì nơi kia thấy khó. Có hình ảnh miền xuôi, không thể thiếu miền ngược. Có nông thôn, phải có thành thị. Trẻ em “chậm hiểu” vẫn qua sách mà nắm được đầy đủ “yêu cầu cần đạt” của Chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, trong khi những em “thông minh” không thấy là quá dễ, vẫn còn đất để mà đào sâu suy nghĩ.
Khó, nhưng người viết sách giáo khoa phải xác định ngay từ đầu: sách dành cho ai? cho học sinh tất cả các vùng miền, hay chỉ một số đối tượng nào đó?

2. Viết cái gì?

Trở lại câu hỏi đầu tiên: thế nào là một sách giáo khoa tốt? Khi khen chê sách giáo khoa, một câu rất thường nghe thấy: “hồi tôi đi học,…” Tức là mỗi người thường đánh giá sách giáo khoa theo kinh nghiệm của họ. Mà “kinh nghiệm” chính là quá khứ. Sách giáo khoa lại là cái dành cho tương lai. Đem “quá khứ”,  thậm chí là “hiện tại” để đánh giá tương lai, tất không thể tránh khỏi khiên cưỡng. Nếu ta nghĩ chỉ cho học sinh học những thứ mà ta thấy cần, thì khi lớn lên chắc con em chúng ta khó mà vượt qua được chính chúng ta! Biết tương lai cần cái gì là điều không dễ. Vậy nên đừng nghĩ mọi thứ học sinh được học mà ta “chưa biết dùng để làm gì” đều là những thứ “viển vông”. Ngày xưa ta ăn rau ăn cháo, học sách giáo khoa “lạc hậu” mà vẫn lớn lên khỏe mạnh, nên người. Đành là vậy, nhưng vẫn cần cho thế hệ này của tương lai ăn “thịt, cá” nhiều hơn, và những cuốn sách giáo khoa khác với “ngày xưa”.

Cuộc sống bây giờ thay đổi quá nhanh. Đến nỗi người như Bill Clinton cũng phải nhận xét: “Khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống, thế giới mới có 50 trang web. Vậy mà 5 năm sau, con số đó đã là…2 tỷ”! Điều này đặt ra những khó khăn lớn cho những người viết sách giáo khoa. Nếu “xã hội cần gì, phải dạy cái đó” thì rất có thể học sinh ra đời sẽ thiếu thực tiễn! Dạy họ làm cái ô tô chạy xăng thì khi ra đời, mọi ô tô có thể đã chạy bằng pin mặt trời! “Thực tế” thay đổi rất nhanh, nhất là trong thời đại công nghệ cao của hôm nay. Nhưng có một “thực tế” không bao giờ thay đổi: để có thể thích ứng với mọi công nghệ mới, mọi lý thuyết mới, mọi thay đổi của xã hội, con người cần một kiến thức cơ bản thật vững chắc. Về cả tự nhiên và xã hội. Nhiều công ty, cơ quan phàn nàn về việc sinh viên ra trường chưa làm việc được ngay, mà phải “đào tạo lại”. Nguyên nhân hoàn toàn không phải vì nhà trường không dạy những cái công ty đang cần (và hiển nhiên cũng không thể dạy tất cả những gì mà các công ty khác nhau đang cần), mà chính vì đã dạy chưa cơ bản. Nếu sinh viên ra trường có kiến thức cơ bản vững chắc thì việc thích ứng với mọi công ty không phải là điều khó khăn quá.

Trang bị những kiến thức cơ bản chính là nhiệm vụ của các nhà trường. “Kiến thức” ở đây không phải là những gì mà ta có thể tìm thấy trên ‘google” với một cái nhấp chuột. Đã qua cái thời con người cần nhớ thuộc lòng mọi thứ. Học sinh bây giờ cần những cái mà họ không thể “gúc” mà có được. Đó chính là phương pháp tư duy, khả năng tìm tòi những cái mới, khả năng thể hiện tường minh những ý nghĩ mơ hồ và bất chợt, khả năng làm việc và tìm tòi tập thể. 

Nếu so sánh sách giáo khoa Việt Nam với các nước thì có thể thấy kiến thức của ta cũng không có gì “quá tải”. Ở đây, khi nói về “kiến thức”, ta nói về những khái niệm, phương pháp chung mà học sinh cần nắm được. Còn nếu so sánh các “mẹo mực”, các câu hỏi lắt léo thì có thể học sinh của ta bị quá tải hơn bạn cùng lứa nước ngoài. Nếu chỉ chăm chú luyện bài tập khó, luyện "mẹo” mà ít rèn luyện kiến thức cơ bản nâng cao, chúng ta dễ làm các học sinh giỏi của mình đạt thành tích sớm, và cũng “còi” sớm về trí tuệ.

3. Viết thế nào?

Khi nhạc sĩ viết xong một bài hát, một bản nhạc, bài hát đó, bản nhạc đó bắt đầu có cuộc đời riêng của nó, nhiều khi khá độc lập với người đã sinh ra nó. Cũng có nhạc sĩ tự hát bài mình sáng tác, nhưng phần lớn nhạc sĩ hát không hay! Muốn đến được với đời, bài hát phải nhờ ca sĩ, bản nhạc phải nhờ dàn nhạc. Thông thường công chúng chỉ còn nhớ đến ca sĩ đã hát thành công bài hát, mà không biết tác giả của nó là ai. Các nhạc sĩ cũng không lấy thế làm buồn: điều họ mong ước là bài hát của mình được công chúng đón nhận.  
Sách giáo khoa cũng vậy. Những người viết sách không thể đi dạy, và có dạy cũng thường dạy dở! Chỉ có các thầy, cô giáo mới đưa được những điều trong sách giáo khoa đến với học sinh. Nói cho cùng, người viết sách giáo khoa có phần khó hơn nhạc sĩ! Khi Trịnh Công Sơn viết “Hạ trắng”, ông đã hình dung ra chất giọng Khánh Ly, và nhiều bài hát của ông dường như chỉ viết dành cho Khánh Ly. Sách giáo khoa là bài hát phải viết sao cho thích hợp với “chất giọng” của…một triệu giáo viên, như bài hát viết cho một triệu ca sĩ! Vì thế, yêu cầu đầu tiên phải là “dễ hát”, không được có nốt quá cao, quá trầm. Dễ, mà vẫn phải hay, đấy mới là điều khó!
Người làm sách giáo khoa có thể góp phần giúp cho giáo viên dễ dạy, đấy là khi những kiến thức trong sách tạo được niềm vui học tập cho học sinh, các bài học dành cho giáo viên ít nhiều khoảng không để sáng tạo, phù hợp với khả năng và sở thích của họ. Và một điều không kém quan trọng: người viết và người dạy cần hiểu nhau, có thể thông qua các hình thức “tập huấn”. □

Hà Huy Khoái

Nguồn: Tạp chí Tia sáng, ngày 16.02.2020.

20190110 Hai dua tre

Giai đoạn văn học 1932-1945, tôi đặc biệt yêu mến Thạch Lam. Cho đến giờ, ba nhà văn thời kỳ này mà tôi còn có thể đọc được, thích được là Thạch Lam, Vũ Bằng và Vũ Trọng Phụng. Ở Thạch Lam, tôi đồng cảm rất nhiều điều mà qua bài viết nhỏ về “Hai đứa trẻ” này, tôi muốn chia sẻ.
“Hai đứa trẻ” được dạy trong chương trình Ngữ văn 11, là tác phẩm đầu tiên trong giai đoạn này trong sách giáo khoa. Truyện ngắn này không khó dạy, nhưng dạy cho hay, cho học sinh “thấu cảm” tác phẩm thì không dễ.
Tôi từng hỏi học sinh có thích “Hai đứa trẻ” không, rất ít em nói thích, vì sao vậy? Vì “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn không có cốt truyện, giọng văn đều đều, khó lôi cuốn, chậm rãi, nội dung xa lạ, không liên quan với học trò thành phố,... Thầy cô bám sát vào hai vấn đề hiện thực và lãng mạn của truyện ngắn mà phân tích, nhất là nói đến số phận nghèo khổ và ước mơ đổi đời mơ hồ của hai đứa trẻ. Những điều này không sai, nhưng có lẽ còn thiếu, còn ít và còn đơn giản hóa khi nhìn Thạch Lam.
Như thói quen cũ của tôi khi đọc và khi phân tích cho học sinh, tôi thường xoáy vào một số ý chính quan trọng mà mình phát hiện ra khi đọc tác phẩm. Tôi luôn khuyên học sinh của mình là chúng ta phải “đọc” tác phẩm, đừng đọc các lời bình, các ghi nhớ. Sau khi đọc, các bạn ghi ra giấy những gì mình cảm nhận đã, rồi nếu cần, mới đọc các bài giảng, bài bình luận. Hãy tôn trọng và đi theo cảm xúc của chính mình khi đọc tác phẩm, đó mới là những gì quan trọng nhất trong quá trình đọc văn.
Điều tôi muốn nhấn mạnh, là chúng ta có thể đọc “Hai đứa trẻ” như một “từ khóa”(keyword) của giáo dục cảm xúc (emotional education), điều rất cần thiết trong giáo dục tiên tiến ngày nay. Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục và hòa nhập xã hội của một cá nhân. Việc phát hiện ra những văn bản và ngữ cảnh của văn bản có tác dụng giáo dục cảm xúc là điều các nhà soạn sách giáo khoa và các thầy cô giáo cần quan tâm. Hai vấn đề trọng tâm của giáo dục cảm xúc là “giáo dục thông qua cảm xúc”(education through emotion) và “hình thái của cảm xúc” (formation of emotion). Giáo dục thông qua cảm xúc đòi hỏi ảnh hưởng của cảm xúc trong quá trình giáo dục, học tập và hòa nhập xã hội; còn hình thái cảm xúc thì khám phá sự phát triển, sự khác nhau và sự hòa hợp của cảm xúc trong ngữ cảnh của dạy và học. Tôi cho rằng, môn Ngữ văn là môn học quan trọng bậc nhất trong việc giúp người học đắp bồi những cảm xúc tích cực, hòa giải những cảm xúc tiêu cực, hình thành những cảm xúc nhân văn, nhân ái như sự chia sẻ, lòng yêu thương, niềm trắc ẩn, tinh thần trách nhiệm,… Xa hơn, trong chủ trương của việc giáo dục cảm xúc của UNESCO còn đề xuất các khái niệm như: sự khác nhau giữa cá nhân và khác biệt văn hóa, cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực là gì, sự tự tin, những giá trị của cảm xúc, việc tạo dựng cấu trúc lớp học và cảm xúc của giáo viên, vai trò của gia đình, xã hội trong việc giáo dục cảm xúc,…
Nói qua như vậy để thấy rằng việc chọn lựa tác phẩm dạy trong nhà trường phổ thông nếu muốn hướng đến giáo dục cảm xúc rất cần thiết, quan trọng, đáng lưu ý.
Những luận điểm sau đây có thể giáo dục cảm xúc của học sinh khi dạy “Hai đứa trẻ”:
1. Thạch Lam là người Hà Nội, có tấm lòng yêu mến Hà Nội một cách đặc biệt. Người dạy cần nhắc đến một số tác phẩm khác của Thạch Lam viết về Hà Nội đẹp, thơ, với những trầm tích văn hóa như “Hà Nội 36 phố phường”. Như vậy, mới hiểu hết khát khao của hai chị em Liên- An khi chờ đợi chuyến tàu “họ ở Hà Nội về!”. Hà Nội như một địa danh vừa thực, vừa ảo trong tâm trí của Liên- An, đó là ánh sáng của tuổi thơ, của khát khao tuổi trẻ, của cái đẹp đã mất, của ước vọng tương lai,…Từ đó, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh về những kỷ niệm của các em về một vùng đất nào đó trong quá khứ đối với các em là vùng đất lý tưởng, vùng đất các em yêu mến. Cảm xúc tích cực về quê hương (nếu địa danh đó ở trong nước), về thế giới (nếu địa danh đó ở nước ngoài) sẽ giúp học sinh định hình thái độ và thế giới quan trong tương lai. Điều này quả đúng khi tôi hỏi một học sinh: các con muốn cô dạy gì khi học “Hai đứa trẻ”. Một em đã nói rằng: con muốn cô hỏi về một vùng đất nào đó mà tụi con đã từng đi qua để lại ấn tượng nhất?
2. Đoàn tàu là một nhân vật. Nhân vật quan trọng trong truyện ngắn không kém các nhân vật khác. Giữa câu chuyện không có cốt truyện, văn phong chậm rãi, hình ảnh đoàn tàu đi ngang vào giữa đêm chính là dấu mốc khơi gợi tất cả những cảm xúc của hai đứa trẻ. Từ việc chờ tàu, tàu đến, tàu đi, giáo viên để học sinh của mình ghi lại những biến chuyển cảm xúc của Liên (và An, nếu cần), ghi lại cả những miêu tả tinh tế của Thạch Lam về thời gian, từ buổi chiều tà đến đêm tối. Hướng dẫn học sinh học cách quan sát thiên nhiên, quan sát nội tâm của chính mình. Một trong những yêu cầu của việc kiểm soát cảm xúc bản thân là cần soi rọi và nhìn rõ bản thân.
3. Song song với một số bài văn trong chương trình giai đoạn này, học sinh còn được học thao tác lập luận so sánh. Với “Hai đứa trẻ”, chúng ta có thể so sánh với “Ôi Hương tuyết” của nhà văn Thiết Ngưng. Những ai quan tâm đến văn học Trung Quốc không thể không biết đến Thiết Ngưng và truyện ngắn khá giống với “Hai đứa trẻ”. Cũng là miêu tả thận những em bé ở các phố huyện xa xôi, khao khát ánh sáng văn minh. Hoặc, có thể so sánh với bút pháp của Nam Cao, cùng hướng đến những người cùng khổ, nhưng ngòi bút Nam Cao sắc lạnh, cay độc, có chút gì đó nhẫn tâm, trong khi Thạch Lam thì lại xót xa, khẽ khàng, thông cảm. Nam Cao hướng đến sự tha hóa, hoàn cảnh làm bần cùng hóa con người, còn Thạch Lam thì tìm kiếm những nét đẹp ẩn khuất trong tâm hồn con người. Thạch Lam khá giống với Thẩm Tòng Văn của Trung Quốc. Nếu ai đã đọc “Biên thành” của Thẩm Tòng Văn sẽ thấy điều này.
4. Câu hỏi cuối cùng mà tôi đặt ra cho học sinh của tôi khi học bài này là: nếu các em đã từng đi du lịch bằng tàu hỏa hay xe hơi, đi ngang qua những vùng quê hẻo lánh, xa xôi, nhìn những đứa trẻ ngơ ngác, lam lũ ở những vùng quê đó, cảm giác các em thế nào? Có phải những truyện ngắn như “Hai đứa trẻ” giúp các em hình dung rõ hơn về tâm trạng và cảnh đời của những trẻ em ở vùng sâu, vùng xa không? các em sẽ hiểu những khao khát đổi đời, động lực vươn lên của các em ấy. Các em sẽ hiểu mỗi con người đều có những mơ ước thầm kín mà mãnh liệt muốn vươn tới thế giới văn minh (có thể sau này họ sẽ vỡ mộng đấy, biết đâu!), nhưng thế giới đó là động lực để họ tồn tại và tiếp tục sống, phấn đấu.
Từng đó điều cũng khiến “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một ví dụ thật xứng đáng cho chương trình Ngữ văn trong việc hình thành và phát triển những cảm xúc tích cực đối với học sinh: sự cảm thông, lòng trắc ẩn, ý thức soi chiếu nội tâm chính mình, và trên hết, là lòng nhân ái giữa người và người. 
Và những gợi ý về giáo dục cảm xúc trên đây chắc cũng giúp các giáo viên tìm kiếm thêm nhiều ngữ liệu khác.

Nguồn: Giáo dục và thời đại, số 6, ngày 07.01.2019, trang 10.

Khi đứng nói trước một đám đông và được đám đông ấy lắng nghe, ta dễ có ảo tưởng mình là người có quyền lực, đặc biệt khi đám đông đó là những người nhỏ tuổi hoặc yếu thế hơn ta.

20191129 giao duc

Người dạy học suốt đời chịu sự sát hạch của học trò, của xã hội

Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ta cứ nói thao thao bất tuyệt mà không biết người nghe nghĩ gì, họ tiếp nhận ra sao, họ chăm chú thật hay chỉ là làm ra vẻ chăm chú mà đầu óc thì lang thang vẩn vơ đâu đó. Họ tán thành ta hay chửi thầm trong bụng, ta cũng đâu hay.
Nghề dạy học là một trong những nghề dễ gây cho ta ảo tưởng đó. “Đối tác” của ta là một lớp học mấy mươi người, mặt đối mặt hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng. Nói theo Jean-Paul Sartre, ta là “kẻ bị nhìn” trước mấy chục cặp mắt đối diện, một câu nói nhịu, một cử chỉ lệch chuẩn, một thái độ kẻ cả, bề trên không dễ thoát khỏi sự “kiểm soát” của đối tác.
Người tu sĩ thuyết pháp hay giảng đạo, phía trên họ có uy tín của Đức Phật hay Đức Chúa, họ là người truyền đạt hay nói thay những tín niệm tôn giáo và đạo lý. Người cán bộ tuyên huấn có chỗ dựa phía sau là sức mạnh của nghị quyết, họ chỉ diễn giải hay minh họa những nội dung có sẵn cho thật dễ hiểu. Trong khi đó, người dạy học chỉ có vật bảo chứng là kiến thức, là chân lý khoa học, là sự thật lịch sử.
Giáo viên giảng cho học sinh một định lý toán học, một định luật vật lý, một phản ứng hóa học, đó không phải là những điều tự người ấy nghĩ ra mà nhờ học hỏi từ những nhà giáo đi trước hay thu thập trong sách vở, tư liệu. Người giáo sư giảng cho sinh viên lịch sử triết học hay văn học, đó không phải là sáng tạo của người ấy mà là sự tích lũy từ kho tàng văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Vậy nên người dạy học luôn luôn có tình cảm biết ơn: biết ơn thầy cô, biết ơn đồng nghiệp, biết ơn học giới đã xây đắp kho tàng khoa học, tri thức và văn hóa mà ngày nay mình thừa hưởng và truyền đạt lại cho thế hệ đến sau. Không có những người đi trước đó thì một người thầy giáo tài năng nhất cũng không thể làm nghề được. Đến lượt mình, người dạy học sẽ góp phần nhỏ bé vào thành tựu nghiên cứu chung và kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp cho các thế hệ sau kế thừa.
Người dạy học sẽ phản bội thiên chức của mình nếu truyền đạt những điều không trung thực, những điều mình nói mà chính mình không tin. Ngay cả với những chân lý hiển nhiên, người dạy học cũng không làm tròn sứ mệnh của mình nếu tìm cách áp đặt cho học sinh mà không chứng minh, thuyết phục; nhất là ở trường đại học, khi sinh viên đã đến tuổi trưởng thành, có năng lực tiếp nhận và đánh giá những kiến thức mà nhà trường truyền bá.
Nói giáo dục hiện đại lấy người học làm trung tâm không có nghĩa là xem nhẹ vai trò người dạy học. Người dạy học luôn luôn là người tổ chức lớp học, người định hướng mục tiêu bài học, môn học; nhưng không làm thay cho học sinh. Con đường đi đến mục tiêu đó phụ thuộc vào đặc điểm, tâm lý, tính cách, vào “chân trời chờ đợi” của học sinh. Học sinh không phải là đối tượng tiếp nhận bài học một cách thụ động mà là chủ thể tiếp nhận một cách chủ động. Người dạy cần tạo cho họ khả năng chọn lựa, óc phê phán và tinh thần phản biện.
Trong thế giới ngày nay, người đi học có thể tiếp cận biết bao nguồn thông tin trên sách báo, trên internet. Họ đủ sức kiểm chứng những kiến thức, luận điểm, tư tưởng mà người dạy truyền trao. Họ biết so sánh lý thuyết với thực tế và nếu phát hiện ra sự mâu thuẫn hay giả dối, họ sẽ thất vọng, thậm chí rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, người dạy học đừng nghĩ rằng “uy tín” của mình sẽ bảo chứng cho bài giảng.
Có lẽ điều mà người đi học không tìm thấy đối chứng ở đâu khác ngoài trên bục giảng, chính là sự tận tụy, liêm khiết, công bằng của người dạy học. Một lời khen hay lời chê bất công, một điểm số thiên vị có thể làm mất niềm tin của học trò về lẽ phải. Khi sự công bằng chưa được thiết lập trong nhà trường thì khó có thể thiết lập ở ngoài xã hội.
Dạy học đâu chỉ là khoa học, là trao truyền kiến thức, mà còn là một nghệ thuật. Người dạy học luôn tra vấn trước lương tâm nghề nghiệp của mình, đâu là điều đúng, điều phải cần làm, cần nói cho học trò.
Vì vậy, nghề giáo là một nghề luôn đòi hỏi sự khiêm tốn. Người dạy học cũng là người đi học suốt đời. Và người dạy học cũng suốt đời chịu sự sát hạch của học trò, của xã hội, cho mãi đến ngày về hưu và có thể cả sau khi về hưu. 

Huỳnh Như Phương

Nguồn: Thanh niên, ngày 19.11.2019.

Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30-4-1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

Trong những thầy giáo trẻ mà chúng tôi được học hai năm đầu ở Ban Triết học Tây phương, tôi không tìm thấy Trần Đỗ Dũng và Đặng Phùng Quân ở trường những ngày đó. Trần Đỗ Dũng (sinh năm 1939) ở độ tuổi trên dưới 30 mà đã cho xuất bản hai cuốn sách giá trị về Claude Lévi-Strauss (Luận lý và tư tưởng trong huyền thoại, 1967) và René Descartes (1974), đồng thời viết những bài báo đặc sắc trên tạp chí Trình Bầy. Ông hướng dẫn tôi tập dịch một chương trong Những suy niệm siêu hình học và sửa chữa thật chu đáo. Có lần tôi hỏi ông tại sao không cho tái bản cuốn sách về Lévi-Strauss, ông bảo giáo sư Lê Văn Hảo, người đề tựa cuốn đó đã ra chiến khu hồi Mậu Thân, nên khó xin phép in lại. Nghe tin thầy Trần Đỗ Dũng đã mất năm 2010 ở Texas.

 Đặng Phùng Quân (sinh năm 1942) là nhà nghiên cứu có phẩm chất nghệ sĩ. Ông không những là tác giả những công trình biên khảo (Hiện hữu tha nhân với Gabriel Marcel, 1969; Ca ngợi triết học, 1970; Triết học Aristote, 1972; Triết học và khoa học, 1972; Chân dung triết gia, 1973; Triết học và văn chương, 1973) mà còn viết những bài tùy bút độc đáo trên các tạp chí Văn, Vấn Đề, Thời Tập... Thời sinh viên, ngoài giảng đường, tôi thường gặp ông ở các sạp báo khi tôi la cà “coi cọp” ở đó. Mấy năm nay, nhờ Internet, tôi biết ông công bố nhiều công trình biên khảo triết học công phu và bề thế, nhưng rất tiếc chưa được tiếp cận.

Có những người ra đi và những người ở lại. Nguyễn Trọng Văn (sinh năm 1940) và Lê Tử Thành (sinh năm 1942) là hai thầy giáo trẻ cùng tham gia dạy giảng khóa Triết học cận đại đã ở lại cùng với giáo sư phụ trách là thầy Trần Thái Đỉnh. Tôi may mắn được gần thầy Văn và thầy Thành nhiều năm, biết đó là hai nhà giáo có khuynh hướng xã hội, thường cộng tác với các tạp chí khuynh tả, từng một thời là bạn thân nhưng đó là “tình bạn dang dở” như cách Nguyễn Văn Trung nói về quan hệ của Jean-Paul Sartre và Albert Camus.

Khác với thầy Nguyễn Trọng Văn có giọng nói và giọng văn hừng hực lửa, thầy Lê Tử Thành nói chuyện và giảng bài đều nhỏ nhẹ, điềm đạm. Sinh ở Đà Nẵng, ông đi học và làm việc nhiều năm ở Huế. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông ở Trường Quốc học, ông theo học ban Triết Đại học Văn khoa Huế. Trong một bài viết nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập Trường Quốc học, ông bày tỏ lòng biết ơn đối với bộ sách Triết học tổng quát của Linh mục Cao Văn Luận[1]. Thời sinh viên, mới 19 tuổi, ông đã bước đầu vận dụng phân tâm học để cắt nghĩa truyện cổ tích Trầu Cau và thuyết trình trong giờ Văn học Việt Nam của giáo sư Lê Hữu Mục. Ra trường, ông dạy triết ở các trường trung học Hàm Nghi, Đồng Khánh và làm hiệu trưởng trường Trung học tư thục Thành Nhân ở Huế. Do sự đưa đẩy của thời cuộc, ông chuyển vào miền Nam và trở thành giảng viên ở Ban Triết học Tây phương, Đại học Văn khoa Sài Gòn - nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - cho đến ngày nghỉ hưu.

Trong xã hội mới, việc một người có bằng thạc sĩ triết học của nhà trường cũ mà tìm được đúng vị trí chuyên môn không phải dễ dàng. Do thiên hướng khoa học và được chuẩn bị từ trước, Lê Tử Thành không đi vào những chủ đề triết học thời thượng, mà chọn nghiên cứu và giảng dạy những môn học liên quan đến khoa học luận, giúp cho chương trình giảng dạy tăng tính thực chứng khách quan, bớt tính giáo điều và minh họa. Khi môn Logic học - ngày trước gọi là Luận lý học - được chính thức đưa vào chương trình giáo dục đại cương, ông là một trong những người tham gia biên soạn đề cương và viết giáo trình. Hai cuốn sách của ông được tái bản nhiều lần và phát huy ảnh hưởng tích cực ở nhiều cơ sở đào tạo là Nhập môn Logic học (in lần thứ 8); Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học (in lần thứ 7).

Dù bận rộn biên soạn và giảng dạy các giáo trình về Logic học và Phương pháp luận, Lê Tử Thành không quên lịch sử triết học Tây phương với những tác gia đặt nền tảng cho sự phát triển tư duy lý luận của nhân loại. Ông bổ sung, sửa chữa tập bài giảng về lịch sử triết học và cho in cuốn Bốn cây đại thụ của triết học phương Tây cận đại: Descartes, Kant, Hegel, Marx (NXB Trẻ, 2014). Tuy hiện nay, sách về chủ đề này không hiếm ở nước ta, đây vẫn là cuốn sách cần thiết và dễ tiếp nhận đối với sinh viên chuyên ngành Triết và các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Nhược điểm của một số người làm triết học phương Tây (và tất nhiên, cả phương Đông) thường là “thuật nhi bất tác”, mà không cho thấy tư tưởng đó có thể vận dụng như thế nào trong hoàn cảnh dân tộc và thời đại hiện nay. Nhược bằng có “tác” thì cũng rơi vào thái độ “dĩ Âu vi trung” (lấy châu Âu làm trung tâm) và áp đặt vào thực tế đời sống. Theo tinh thần “nhập cuộc” của những trí thức ở miền Nam trước đây, Lê Tử Thành thường liên hệ triết học phương Tây với đời sống văn hóa, văn học dân tộc nhằm trả lời những câu hỏi bức xúc của thời hiện đại. Ba cuốn sách Người đàn bà huyền thoại (NXB Thanh Niên, 2013); Tản mạn về văn học nghệ thuật (NXB Trẻ, 2014); Tản mạn về triết học (NXB Trẻ, 2015) tập hợp và hệ thống hóa những bài viết trong khoảng nửa thế kỷ - tính từ bài viết trên tạp chí Việt Nam Việt Nam ở Huế năm 1966, khi tác giả mới 24 tuổi - cho thấy một nỗ lực liên tục theo hướng “đưa triết học đi vào cuộc đời”.

Trong Người đàn bà huyền thoại, Lê Tử Thành xiển dương chủ nghĩa nữ quyền, kêu gọi giải phóng phụ nữ, khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội. Hình ảnh huyền thoại của người phụ nữ được tác giả tôn vinh như tâm điểm nối kết của tinh hoa giáo dục, đạo đức và thẩm mỹ. Điều thú vị là, do một hoàn cảnh đặc biệt thời chiến tranh, để tránh sự kiểm soát của chính quyền, những bài báo này đã được ký tên Nguyễn Thị Ngọc Thắm, phu nhân của tác giả.

Nếu có lúc nào Lê Tử Thành thay đổi phong cách ôn hòa của mình sang phong cách đối thoại thẳng thắn là khi ông viết những bài tranh luận trong hai tập “Tản mạn”. Ông phê bình sách của Nguyễn Đăng Thục, Thanh Lãng, Doãn Quốc Sỹ, Đông Tùng…, những tác gia nổi tiếng ở miền Nam, khi ý kiến và nhận định của họ chưa thuyết phục được một nhà nghiên cứu đến sau. Ở đây, điều quan trọng không phải ở chỗ ai là người nắm chân lý sau cùng, mà ở chỗ ý hướng trách nhiệm đi tìm sự thật trong một thái độ trân trọng, khiêm cung và từ tốn.

Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, Lê Tử Thành tỏ ra quan tâm đến văn học dân gian; và trong văn học dân gian ông chú ý nhất thể loại thần thoại. Hình như qua đây, ông có thể tìm ra căn cứ để nói đến vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Việt, “bước đầu khám phá những cơ cấu từ lâu đã ngầm chi phối các mối tương quan giữa con người và con người trong xã hội của tiền nhân chúng ta qua các thần thoại”[2].

Kế tục những bài viết về những triết gia cận đại, trong phần 1 Tản mạn về triết học, Lê Tử Thành trình bày nhận định của mình về các nhà tư tưởng mang tầm vóc nhân loại: E. Husserl, S. Kierkegaard, F. Nietzsche, J. Locke, Công Tôn Long, Phật Thích Ca. Có thể nhận thấy ở đây một bước tiến trong hành trình khảo cứu của tác giả: vượt ra khỏi khuôn khổ của triết học Tây phương để trở về với tư tưởng Đông phương; đồng thời diễn ngôn của tác giả cũng có chủ kiến hơn trước. Điều này thể hiện qua việc ông phê bình sự phủ nhận cảm giác ở Husserl và phái Hiện tượng học, khẳng định Locke là kẻ thù của chủ nghĩa độc tài, chiêu tuyết và minh oan cho Công Tôn Long với tư cách nhà logic học, đặc biệt là đề cao Phật Thích Ca như bậc thầy lỗi lạc nhất của nhân loại.

 Cuốn Tản mạn về triết học dành phần 2 để trình bày một “phác thảo triết lý dân tộc Việt Nam”, chủ đề khiến tác giả trăn trở từ độ tuổi đôi mươi. Lê Tử Thành khẳng định có một “triết lý của cộng đồng dân tộc Việt Nam” và triết lý đó là một tổ hợp những quan niệm về Thượng đế/ Ông Trời, vũ trụ và con người. Những cứ liệu để dẫn chứng cho lập luận của ông bắt nguồn từ văn hóa và văn học dân gian vốn ăn sâu vào tâm thức người Việt. Có thể nói, dù chỉ là “phác thảo” còn cần bổ sung chứng liệu và đào sâu suy tưởng, văn bản này của Lê Tử Thành gợi ra nhiều ý kiến quý báu cho những ai muốn đi xa hơn trên con đường nghiên cứu tư tưởng Việt Nam.

Đọc kỹ những cuốn sách của Lê Tử Thành qua thời gian, có thể thấy ngòi bút tác giả luôn trở đi trở lại một số vấn đề và soi chiếu nó với tinh thần biện chứng. Văn ông chân phương, trong sáng, xa lạ với thái độ học phiệt mà không chiều theo lỗ tai của một công chúng quyền lực nào.

Lê Tử Thành có lần tâm sự rằng ông đọc và suy ngẫm về F. Nietzsche từ hồi trẻ. Lớn lên, ông tiếp nhận tư tưởng của Nietzche về Siêu nhân (le Surhomme) theo một cách khác: đó không hẳn là con người siêu phàm hay toàn bích mà là con người tự vượt lên chính mình, bằng nỗ lực nhiều khi đơn độc của cá nhân, trong những hoàn cảnh khó khăn đầy thử thách, để khẳng định tự do, tự giác và tự chủ của bản thân. Phần nào noi theo quan niệm ấy, hoạt động học thuật và sư phạm của Lê Tử Thành cho thấy ông đã chọn đúng con đường nghề nghiệp, vừa thích hợp với xã hội, vừa phát huy được sở trường của chính mình.

 


[1] Lê Tử Thành (2016): “Nhớ lại con đường triết học của tôi: vinh quang và khổ ải”. In trong Tuyển tập Kỷ niệm 120 năm Quốc học Huế 1896-2016, NXB Thanh Niên, Hà Nội, tr. 161.

[2] Lê Tử Thành (2014): Tản mạn về văn học nghệ thuật, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, tr. 202.

 

20170930 bang cap

Sinh viên cũ của tôi, Chris, vừa ra trường đã có việc làm ở vị trí chuyên viên phân tích tại Ngân hàng đầu tư Barclays ở London. Đó là một chỗ ngồi danh giá trong thời có việc làm đã là may mắn.

Tôi biết trái ngọt ấy không tự nhiên mà có. Ở môn Mô hình định giá, sau những tiết lý thuyết, Chris đã tìm tôi hỏi rằng có gì thực tế về mô hình định giá để đọc thêm không, tôi chia sẻ với cậu nhiều nguồn tham khảo và khoảng 10 báo cáo định giá thực tế, nhưng cậu bảo đã đọc hết, dù hôm đó chúng tôi mới bước vào chủ đề này trên lớp.

Tôi chia sẻ thêm với cậu nguồn dữ liệu nghiên cứu mà khoa tôi bỏ tiền ra đăng ký. Sau mấy tháng, hơn 400 báo cáo định giá đã qua tay Chris.

Cậu chọn chủ đề về các mô hình định giá các công ty dầu khí của ngân hàng đầu tư để làm luận văn tốt nghiệp với tôi. Trong luận văn, cậu chỉ trích các nhà phân tích không hiểu gì về định giá một số loại dịch vụ dầu khí.

Vì Chris thuộc số ít sinh viên có quan điểm độc lập và sâu sắc về lĩnh vực mình đeo đuổi, tôi không ngạc nhiên khi ngay sau tốt nghiệp, Chris trở thành nhà phân tích về lĩnh vực dầu khí của Barclays.

Chris là một trong vài gương mặt hay đến tìm tôi ở văn phòng khi đã đọc hết tài liệu đã cho và muốn hỏi thêm. Thực ra chỉ có quanh đi quẩn lại vài gương mặt mà tôi biết họ chắc chắn có điểm cao và đều có việc tốt sau khi ra trường. Tôi biết ơn vì mình cũng được học thêm từ họ rất nhiều.

Trái lại, có rất nhiều sinh viên đã học xong môn của tôi nhưng chưa từng đọc một trang nào trong số 10 báo cáo định giá tôi cung cấp. Cận ngày thi, có sinh viên bước vào phòng đề nghị tôi gần như là lặp lại những gì tôi đã dạy trên lớp. Thậm chí bài giảng của tôi thu âm để trên mạng nội bộ bạn ấy cũng không nghe, chỉ cần học mì ăn liền để thi đậu môn của tôi vào tuần sau. Tôi còn nhận được vài email hoảng loạn, họ hỏi xin tài liệu về phân tích dữ liệu và lập mô hình tài chính với Excel và cách tiếp cận thông tin ở phòng Bloomberg - hai kỹ năng cần thiết để tốt nghiệp và nếu muốn xin việc ở ngân hàng đầu tư. Đó cũng là những kỹ năng cần để làm luận văn tốt nghiệp. Nhưng trong học kỳ rồi, tôi mở lớp học Bloomberg miễn phí trên mạng (trong khi học bên ngoài sẽ phải đóng 150 USD) thì chỉ có 15% sinh viên đăng ký.

Kể ra như vậy để thấy ở cái thời lên mạng là có khóa học trực tuyến như bây giờ, tự học vẫn là một cái gì đó xa xỉ với một số không nhỏ sinh viên, ở đây dù là sinh viên ở Anh. Có giáo sư tức giận phát biểu trên báo rằng thế hệ bây giờ từ chối chịu trách nhiệm cho việc học của mình; và bắt thầy cô, nhà trường và xã hội chịu trách nhiệm cho việc học của họ, kiếm việc làm cho họ. Tôi biết ông có phần khái quát hóa quá, nhưng tôi thông cảm với cảm xúc đó, vì ít nhất 20% sinh viên trong lớp tôi là như ông nói.

Không khó để thấy nhiều sinh viên không chỉ ở Anh, mà ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam chỉ trích nhà trường không dạy cái gì thực tế hết, nhưng họ cũng không chịu khó tự tìm hiểu thông tin có sẵn khắp nơi. Với diễn biến của cách mạng công nghệ, tài liệu giảng dạy chủ yếu của trường đại học sẽ chỉ là một phần của việc học. Internet sẽ bù đắp phần khiếm khuyết  (nếu như đó được gọi là khiếm khuyết). Chẳng hạn, làm sao bạn có thể mong đợi một giáo sư tài chính 60 tuổi viết sách về xu thế mới nhất của fintech - ngành công nghệ tài chính?

Cách mạng công nghệ đang tạo ra những thay đổi cực nhanh trên nhiều lĩnh vực và chính các trường đại học cũng đang lúng túng khi ứng xử với xu thế mới này. Phần nguồn lực đọc thêm và tự học mà các giảng viên cung cấp, những nguồn lực mà nhà trường đầu tư ngày càng trở nên quan trọng so với bài giảng chính thức. Bài giảng chỉ cung cấp kiến thức nền. Hơn nữa, bài giảng luôn phải soạn từ mấy tháng trước.

Ví dụ như môn tôi dạy, thị trường tài chính thay đổi mỗi ngày về công nghệ mới, xu hướng, kỹ năng, thông tin, nên tôi chỉ có thể cung cấp kiến thức nền rồi bổ sung bằng một lượng lớn tài liệu hỗ trợ sinh viên tự học để sau đó họ tự đào sâu tìm hiểu và thảo luận thêm với tôi. Chính tôi cũng đang phải tự học những thứ mới mẻ kia.

Nhiều các đại học và giảng viên đều ý thức được điều đó, chí ít là những nơi tôi biết. Họ chuẩn bị nhiều công cụ hỗ trợ sinh viên với các nguồn tài liệu thay thế gần với thực tế như các mô hình mô phỏng thực tế, phòng giao dịch chứng khoán-ngoại hối giả lập, nguồn dữ liệu, các nguồn tri thức trên mạng... Họ cũng có thể giới thiệu bạn với học trò cũ của họ đang làm vị trí có liên quan trong các tập đoàn lớn để hỏi thêm.

Nhưng dù thời mấy chấm cũng vậy, kiến thức chỉ thành giá trị nếu được hấp thụ và chuyển hóa qua bộ não con người. Tất cả sự đầu tư của đại học hay tri thức có sẵn trên mạng chỉ có thể chuyển thành kết quả nếu sinh viên có trách nhiệm với chuyện học tập của mình, tự học, tự tìm hiểu, suy gẫm. Hơn bao giờ hết, sinh viên đại học không thể nghĩ rằng mình đã trả tiền học phí thì có quyền vật vờ như "xác sống giảng đường" cho hết vài năm cũng không sao, học xong, có bằng ắt có việc làm.

Đại học không phải trung tâm môi giới việc làm, mà là một vườn ươm để người ta vào đó phát triển bản thân. Hạt giống tốt cần có môi trường tốt để sinh trưởng.

Tôi tâm đắc quan điểm của một đồng nghiệp, rằng trong thời đại này, đại học là đối tác của sinh viên, không phải là mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ giáo dục như nhiều người nghĩ. Bởi đại học không phải một trung tâm ngoại ngữ hay trung tâm dạy nghề.

Trong nhiều trường hợp, đại học khó mà dạy được cái gì để sinh viên ra trường có thể làm việc được ngay. Đơn giản vì xã hội thay đổi quá nhanh so với các chương trình đào tạo. Nếu đại học tập trung dạy kỹ năng để ra trường có việc ngay, thì có một nguy cơ là sinh viên sẽ nhanh chóng bị đào thải khi kỹ năng đó lạc hậu. Ví dụ như các kỹ năng lập sổ, định khoản trong ngành kế toán. Dạy kế toán ở đại học bây giờ cần nhiều hơn kỹ năng phân tích và ít cần kiến thức về tác nghiệp ngay tức thời. Nó sẽ lạc hậu ngay khi chuẩn mực kế toán thay đổi và máy tính thay thế.

Trong bối cảnh đó, đại học chỉ có thể cung cấp nguồn lực, chỉ dẫn để sinh viên tự học, cho họ các đề bài để họ tự tìm cách giải quyết vấn đề. Sau khi ra trường, họ sẽ biết cách giải quyết các đề bài mới. Nôm na, học đại học đàng hoàng bây giờ còn cực khổ hơn trước rất nhiều. Nếu chỉ chăm chăm đi đường tắt, sinh viên sẽ đối mặt nguy cơ bị đào thải.

Các trường đại học thành công cũng chỉ hơn nhau ở nguồn lực hỗ trợ cho sinh viên tự học, bao gồm giáo sư giỏi, cơ sở vật chất tốt và quan hệ đối tác tốt, làm vườn ươm xây dựng sự nghiệp cho sinh viên. Nhưng đó chỉ là mảnh đất tốt. Hạt giống nảy mầm hay  không vẫn phải nhờ sự vận động tự thân của chính nó.

Mara Swan của tổ chức ManpowerGroup có viết một bài trên World Economic Forum cho rằng, kỹ năng tự học, hay sự khao khát và khả năng học hỏi các kỹ năng thị trường đang cần, là mấu chốt để tồn tại trên thị trường việc làm bây giờ và sắp tới.

Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn chọn Chris hay những sinh viên học theo kiểu "vật vờ" hoặc "ăn nhanh"?

Hồ Quốc Tuấn

Giảng viên, Đại học Bristol, Anh

Nguồn: VnExpress, ngày 22.12.2018.

Thông tin truy cập

66290082
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
34121
20559
66290082

Thành viên trực tuyến

Đang có 258 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website