Phương Khanh

(Khóa 1983-1987) 

Sẽ không ai có thể nhớ chính xác mọi chuyện đã qua, nhất là khi nó đã ở khoảng lùi của hơn 30 năm về trước. Nhưng nếu muốn nhắc lại để chính ta nhớ và cho mọi người cùng nhớ - thì trong con mắt của riêng tôi - lứa ngữ văn 83 ngày ấy có quá nhiều những con người tài hoa.

Giáo sư sinh năm Mậu Ngọ (1918), quê ở xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trước Cách mạng Tháng Tám, sau khi đậu Tú tài, Thầy có thời gian làm công chức ngành Bưu điện ở Biên Hoà. Sau Cách mạng, Thầy vào học Đại học Văn khoa Hà Nội. Cuối năm 1946, kháng chiến chống Pháp, Thầy về dạy học ở quê nhà. Từ đó, Thầy gắn với sự nghiệp trồng người cao cả, thiêng liêng mà cực nhọc này cho đến cuối đời.

 I. MẤY LỜI NÓI ĐẦU

     Tài liệu về nền giáo dục miền Nam hiện nay đã trở nên ngày càng khó kiếm, thậm chí, hầu như không thể kiếm được bao nhiêu trong những thư viện lớn trên toàn quốc. Hơn nữa, nói về nền giáo dục của một chế độ chính trị đã cáo chung đúng 40 năm, mà ngày nay không còn mấy người làm chứng, thì làm thế nào đảm bảo tính trung thực để tin được hoàn toàn cũng không phải chuyện dễ. Vì vậy, ở bài này cũng như ở bài tiếp sau về “Chương trình và sách giáo khoa” của cùng tác giả, chúng tôi xin lựa chọn phương pháp thể hiện nội dung các bài viết bằng cách chủ yếu trích dẫn trực tiếp ý kiến của một số nhà hoạt động giáo dục tiêu biểu thời trước, coi họ như người chứng cho từng vấn đề liên quan, nhưng được bố cục/ hệ thống lại cho dễ theo dõi, thay vì diễn dịch/ tổng hợp lại từ những ý kiến đó của họ. Thỉnh thoảng chúng tôi có cho xen vào một số ít ỏi lời đánh giá, bình luận theo sự nhận thức của riêng mình, mà chúng tôi nghĩ là cần thiết để dẫn dắt câu chuyện. Chúng tôi tự nghĩ cách làm như vậy tuy không được công phu cho lắm nhưng vừa đảm bảo tính khách quan, vừa duy trì được nguồn tài liệu “gốc” để tiện việc tham khảo, khi ai cần vẫn có thể trích dẫn lại được, vì các nguồn tài liệu loại này đã ngày càng trở nên quý hiếm và khó tìm.

(Trần Tịnh Vy, Tạp chí ĐH Sài Gòn, niên giám 2012)

1. Giới thiệu chung

Đại học Linkoping nằm tại thành phố Linkoping, Thụy Điển, hay còn được gọi vắn tắt là LiU, là một trường đại học đa ngành, nơi hoạt động nghiên cứu và giảng dạy đóng vai trò quan trọng ngang nhau. Kế thừa một truyền thống học thuật lâu đời kể từ thời kỳ trung cổ song chính thức thành lập vào năm 1970, Đại học Linkoping trở thành trường đại học thứ sáu tại Thụy Điển và là trường đại học đầu tiên đào tạo chương trình thạc sĩ khoa học máy tính tại Thụy Điển. Tính đến nay, với số lượng sinh viên xấp xỉ là 27300 sinh viên (số liệu thống kê vào năm 2011), Đại học Linkoping trở thành điểm đến lý tưởng cho sinh viên Thụy Điển và quốc tế có ước vọng được học tập và nghiên cứu trong một môi trường học thuật tối ưu.

                         (Nguyễn Thị Phương Thuý, Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, niên giám 2012)

            Nhiều năm trở lại đây, Australia đã trở thành một trong những lựa chọn du học hấp dẫn, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên châu Á, trong đó có Việt Nam. Không có bề dày lịch sử giáo dục như châu Âu, cũng không thể sánh ngang nước Mỹ về sức mạnh kinh tế và khoa học kỹ thuật nhưng Australia vẫn lôi cuốn du học sinh với những lý do riêng. Bài viết này sẽ không khai thác giáo dục đại học và sau đại học của Australia từ góc nhìn của người làm công tác quản lý, mà chỉ chia sẻ những hiểu biết của tác giả với tư cách của người đã có cơ hội thụ hưởng nền giáo dục này, dù chỉ trong một thời gian không lâu. Bên cạnh một số khía cạnh chung của giáo dục Australia, phần lớn những vấn đề trong bài viết này lấy từ thực tiễn giảng dạy và học tập tại trường Đại học Queensland, một trong 4 trường đại học hàng đầu của xứ sở chuột túi(1) và xếp thứ 45 thế giới năm 2012 theo xếp hạng của hệ thống uy tín ARWU (Academic Ranking of World Universities) (2).

 

                                                            (Ảnh: Đại học Queensland, Australia) 

Mở đầu

Trước hết, tôi xin được khẳng định rằng mục đích chính của bài viết không nằm ở việc tổng thuật các vấn đề liên quan đến phần Văn học nước ngoài trong chương trình THPT Trung Quốc. Có hai lý do cho điều này: thứ nhất, với gần chục bộ sách giáo khoa Ngữ văn hiện đang được sử dụng tại các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc hiện nay, việc tổng thuật vượt quá phạm vi một bài viết; thứ hai, để bàn đến việc việc dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông thì thiết nghĩ một số suy ngẫm, liên tưởng sẽ có ích hơn sự tổng thuật đơn thuần. Do vậy, trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một số vấn đề trên cơ sở khảo sát phần Văn học nước ngoài của chương trình THPT Trung Quốc hiện nay trong mối liên tưởng với việc đổi mới phần Văn học nước ngoài trong chương trình THPT Việt Nam. Cũng xin phép được nhấn mạnh rằng, do sự tương đồng và mối liên quan không thể phủ nhận giữa hai quốc gia trên các mặt lịch sử, xã hội nói chung và giáo dục nói riêng, cho nên những thay đổi, những tiến bộ và bất cập của sách giáo khoa phổ thông Trung Quốc cho đến nay luôn có giá trị tham khảo đối với việc cải cách sách giáo khoa phổ thông Việt Nam.

NGUYỄN CÔNG LÝ (*)

 1. Giới thiệu chung về chương trình khung và sách giáo khoa Trung học môn Văn ở Miền Nam trước 1975

1.1. Tên gọi môn học

Trong chương trình Trung học đệ nhất và đệ nhị cấp (nay là Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) ở Miền Nam trước năm 1975 thì tên môn học là Quốc văn, nhưng các soạn giả khi biên soạn sách giáo khoa thì ghi là Quốc văn hay Quốc văn độc bản như bộ sách của Trần Trọng San; Việt văn như bộ sách của Võ Thu Tịnh; Giảng văn như bộ sách của Đỗ Văn Tú hay bộ sách của Thậm Thệ Hà (một số quyển có sự cộng tác của Xuân Tước và Bằng Giang); Việt Nam thi văn trích giảng như sách của Tạ Ký.

Tâm đắc với ý tưởng "ngành y xét tuyển có thêm môn văn", PGS. TS  Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM, cho rằng "các bác sĩ cần đối xử với bệnh nhân như là một thân phận, một con người, chứ không phải con bệnh hay "con mồi".

TÓM TẮT

Giáo dục đại học (GDĐH) không phải đơn giản sự nối dài của giáo dc phổ thông, cũng không phải chỉ đào tạo nghề như giáo dục chuyên nghip. Giáo dục đại học vừa phải cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa phải đào tạo một đội ngũ trí thức có chuyên môn, bản lĩnh, óc sáng tạo tư duy phê phán, đồng thời tinh thần phản biện, ý thức trách nhim trước hội về những vấn đề ca đất c, của dân tc. Muốn hoàn thành sứ mạng ấy, trường đại học phải thay đổi cách quản lí, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp ging dạy, học tập đánh giá, xây dng trường đại học thành môi trường t do học thuật, môi trường văn hóa.

 PGS.TS Nguyễn Công Lý

Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM

1. Mấy năm gần đây, Quốc hội, ngành giáo dục và đào tạo, các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu hay nói nhiều, bàn nhiều về triết lý cho nền giáo dục nước nhà thời hội nhập. Ở đây, tôi xin được góp thêm tiếng nói về vấn đề vừa nêu.

PGS.TS. Nguyễn Công Lý

Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP. HCM

1. Giới thiệu về chương trình khung môn Văn bậc trung học ở miền Nam trước 1975

1.1. Tên gọi môn học

Trong chương trình Trung học đệ nhất và đệ nhị cấp (nay là Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) ở miền Nam trước năm 1975 thì tên môn học là Quốc văn, nhưng các soạn giả khi biên soạn sách giáo khoa thì ghi là Quốc văn hay Quốc văn độc bản như bộ sách của Trần Trọng San; Việt văn như bộ sách của Võ Thu Tịnh; Giảng văn như bộ sách của Đỗ Văn Tú và bộ sách của Thậm Thệ Hà (một số quyển có sự cộng tác của Xuân Tước và Bằng Giang); Việt Nam thi văn trích giảng như sách của Tạ Ký.

 Lê Sử*

Có thể nói rằng đến nay các công trình nghiên cứu về mục tiêu dạy học  văn qua chương trình và sách giáo khoa ở miền Nam từ 1954 đến 1975 đều chủ yếu phân tích những mặt tiêu cực, hạn chế của nó; nhất là khi xét về mẫu người mà chế độ miền Nam muốn đào tạo nên. Những phân tích này không phải không có sức thuyết phục và không khách quan nhưng chúng lại chỉ thuần túy thấy mặt tiêu cực đáng phê phán mà chưa thấy được những mặt tích cực của nó. Nói gọn lại là trong quan niệm về mục tiêu dạy học Văn của chương trình và sách giáo khoa miền Nam vừa có mặt tiêu cực lẫn tích cực. Mục tiêu, tôn chỉ dạy học Văn của chương trình đặt ra là hết sức tốt đẹp, nhưng nó lại bị biến dạng, bóp méo khi áp đặt mục tiêu chính trị vào dạy học bộ môn.

Tôi nhận được hung tin khi đang ở rất xa, không thể về với thầy…

Thầy là người hướng dẫn khoa học cho tôi từ lúc chập chững bước vào con đường nghiên cứu. Đó là niên luận năm thứ ba đại học (ĐH). Tôi khi ấy chỉ là một con bé sinh viên Sài Gòn, còn thầy là một giáo sư lớn miền Bắc lần đầu vào dạy ở miền Nam, nhưng sao tôi không có cảm giác xa lạ, thầy rất hay cười, thật gần gũi. Sau này tôi mới biết mình “lớn mật”, cứ thích phản biện và thích “khác người”.

Khác với nhiều bạn bè đồng nghiệp là tôi không có may mắn được học Thầy. Trước 1975, tôi học ở Sài Gòn, Thầy lại dạy ở Hà Nội. Sau năm 1975 tôi học ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, còn Thầy thì dạy và làm quản lý chuyên môn ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), nhưng tôi lại được học Thầy một cách gián tiếp qua các giáo trình, các chuyên khảo và các công trình dịch thuật của Thầy về văn hóa và văn học dân gian, về văn học cổ điển Việt Nam. Sau này, trong các dịp Hội thảo khoa học ở Viện Văn học, ở trường ĐHSP Hà Nội, tôi cũng chỉ gặp Thầy vài lần và trao đổi với Thầy dăm ba câu chuyện về chuyên môn, vậy mà Thầy đã để lại trong tôi vài dấu ấn có thể nói là sâu sắc, qua cách nói chuyện có vẻ dí dỏm, dễ gần, dễ mến.

 

Tuyết Giang phu tử, Bạch Vân tiên sinh, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một nhân vật kiệt xuất mà uy tín và đức độ của cụ tỏa sáng, chẳng khác nào như cây đại thụ tỏa bóng gần trọn thế kỷ XVI, nhân cách ấy đã khiến cho các tập đoàn phong kiến lúc bấy giờ (Lê - Mạc; Trịnh - Nguyễn) đều trọng vọng, nể vì. Tiên sinh không chỉ là một danh nhân văn hóa lỗi lạc, một nhà thơ lớn, một bậc hiền triết, một nhà tiên tri đại tài, mà còn là một nhà giáo vĩ đại, một bậc sư biểu được người đời tôn vinh, ngưỡng mộ.

Đại học Nam Kinh tọa lạc tại cố đô hoa lệ Kim Lăng, nay là thành phố Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc; là một trường đại học tổng hợp, có lịch sử lâu đời, giàu thành tựu trong nghiên cứu khoa học, cùng với Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, nó được giới chuyên môn cũng như Bộ Giáo dục Trung Quốc đánh giá là một trong ba trường đại học hàng đầu trong nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc.

Thông tin truy cập

60798129
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
17630
24669
60798129

Thành viên trực tuyến

Đang có 288 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website