1.Mở đầu

Viết về người phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Từ trước thế kỉ XVI, hình tượng người phụ nữ đã xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi tự sự cũng như thơ ca. Đó là hình ảnh các nhân vật truyền thuyết như bà mẹ Âu Cơ mang trăm trứng nở trăm con hay những vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, sống đánh giặc, chết hóa thành phúc thần giúp dân, giúp nước; hoặc các nhân vật khác như Mị Châu, vì “tình yêu lầm lỡ” mà bị kẻ thù lợi dụng đến mất nước tan nhà; công chúa Tiên Dung thích ngao du sơn thủy, từ bỏ cuộc sống phú quý trong cung điện, kết duyên cùng chàng đánh cá Chử Đồng Tử sống cuộc đời hạnh phúc bên bến sông; hay nàng quận chúa A Kim yêu say đắm Hà Ô Lôi- một người vừa xấu vừa đen nhưng có giọng ca mê hồn (Lĩnh Nam chích quái)…

Hàng trăm khán giả lấp kín đến từ rất sớm, không chỉ các khán giả trung niên, mà có cả những khán giả trẻ đã rơi nước mắt trước những câu chuyện cảm động trước những mảnh đời khác nhau trên sân khấu Hoàng Thái Thanh.

Soạn giả Trần Hữu Trang (1906 -1966)

1. Trần Hữu Trang còn gọi là Tư Trang là một trong những soạn giả lớn của nghệ thuật cải lương Việt Nam. Ông là người sớm gắn bó với cách mạng.

Ông sinh năm 1906 và mất ngày 1 tháng 10 năm 1966. Quê hương ông là xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Đây cũng là quê hương của bao nghệ sĩ cải lương có tên tuổi như Hai Giỏi, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Phùng Há, Năm Phỉ, Tư Chơi, Tư Anh, Hai Thông…Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung nông sa sút. Đời ông nội còn có căn nhà vào loại khá. Đến đời cha đã phải đi làm thuê. Bản thân ông đã phải làm thợ hớt tóc.

Tóm tắt. Người Trung Quốc cổ xưa không chú ý vào việc phân biệt giữa Viên (vượn) và Hầu (khỉ). Trong văn học thời Tấn, Đường, hình ảnh Vượn thường gắn với cái Bi; đến thời Tống, Vượn trở thành một đề tài mới, độc đáo trong hội họa. Vượn trong tranh của Dịch Nguyên Cát mang cái đẹp ngây thơ, tinh nghịch, đầy sức sống thế gian. Vượn trong tranh của Pháp Thường mang vẻ đẹp thanh nhã, tĩnh lặng, thể hiện sức sống tiềm tàng mà  mãnh liệt của thế giới tinh thần.

 

         TÓM TẮT     

           Trong lịch sử kịch nói Việt Nam, Sài Gòn là một trong những nơi sớm tiếp thu thể loại kịch nói từ phương Tây. Tuy kịch nói ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh phải trải qua một quá trình lịch sử hình thành và phát triển nhiều thăng trầm nhưng đó là một quá trình liên tục, không đứt gãy. Quá trình phát triển đó đã tạo nên những tích lũy và tiền đề để đưa kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ trong khoảng thập niên cuối thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI trong bối cảnh hoạt động kịch nói cả nước có phần trầm lắng. Mặc dù vậy trong vài năm trở lại đây, kịch nói ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu phát triển chững lại, bộc lộ những bất cập từ kịch bản văn học, nghệ thuật biểu diễn đến tổ chức biểu diễn. Đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại toàn bộ quá trình hình thành và phát triển, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững của kịch nói ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.

Nhiếp Ấn Nương là bộ phim võ thuật đầu tiên của nhà làm phim kỳ cựu người Đài Loan, Hầu Hiếu Hiền. Bộ phim được thực hiện trong vòng 7 năm và là siêu phẩm điện ảnh rất đáng được mong chờ. Tất cả những người yêu mến phim Hầu Hiếu Hiền đều không ngừng đặt câu hỏi: Hầu Hiếu Hiền sẽ mang phong cách phim của mình vào thể loại phim kiếm hiệp ra sao bởi tất cả các phim trước đó của ông đều là phim gia đình hoặc phim tâm lý? Liệu thể loại phim này có phá vỡ đi quan điểm làm phim trước đây của Hầu Hiếu Hiền hay không? Khi chiếc mặt nạ của “người bí ẩn” bị Ẩn Nương chém rơi xuống đất cũng là lúc câu trả lời được khai mở.

Vương Hoài Lâm[1]

Tóm tắt

Tuy hóa trang là một phương thức biểu hiện chung của nhiều loại hình nghệ thuật, nhưng trong loại hình hát bội và cải lương tuồng cổ, hóa trang là một mã văn hóa (cultural code) đặc trưng có giá trị khu biệt cao, làm cho hai loại hình kịch hát này phân biệt sâu sắc với các loại hình kịch khác. Đồng thời, hóa trang sân khấu (theatrical make-up) trong nghệ thuật hát bội và cải lương tuồng cổ chính là một trong những nhân tố tạo nên sức hút đáng kể đối với công chúng nghệ thuật. Bài viết vận dụng khái niệm “ký hiệu quyển” trong ký hiệu học hiện đại để định vị cơ chế ngôn ngữ hóa trang của sân khấu hát bội và cải lương tuồng cổ.

(Đào Thị Diễm Trang, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

Khái niệm đương đại đang ngày càng phổ biến hơn tại Việt Nam. Chúng ta có thể nghe các cụm danh từ như múa đương đại, dân ca đương đại, kịch đương đại... Song, việc định hình khái niệm đương đại và đúc kết các đặc điểm của một tác phẩm nghệ thuật đương đại như một lý thuyết có hệ thống tại Việt Nam vẫn đang bỏ ngỏ. Bài viết này hi vọng việc tìm hiểu hai vở kịch được xem là đương đại là Akaoni và Người đàn bà thất lạc sẽ bổ sung thêm một số ý tưởng để góp phần làm rõ hơn diện mạo của kịch đương đại Việt Nam.

(Đào Lê Na, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN). Từ tác giả văn học đến tác giả điện ảnh là một cuộc hội ngộ có cả tri âm lẫn sáng tạo. Tác giả điện ảnh đọc hiểu và đồng cảm với tác giả văn học để từ đó kể lại câu chuyện mà mình được đọc bằng ngôn ngữ điện ảnh và những sáng tạo riêng của mình. Trong lịch sử, khái niệm tác giả văn học và tác giả điện ảnh đều có những sự dịch chuyển về nội hàm và đều chịu ảnh hưởng bởi các lý thuyết mỹ học. Gần đây nhất là lý thuyết giải kiến tạo, hậu hiện đại.

Viễn Đông là một phần của Á châu và chịu ảnh hương văn minh và văn hóa Trung Quốc rất sâu đậm. Các xứ Nhựt Bổn, Đại Hàn và Việt Nam đều sử dụng Hán tự để diễn tả tư tưởng, dù rằng mỗi xứ đều có chữ viết riêng (Nhựt với hiragana, katakana, kanji; Đại Hàn với hyangul; Việt Nam với quốc ngữ). Vì thế, ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc đối với ba xứ vừa kể trên rất là hiển nhiên 

(Đào Ngọc Chương, Bình luận văn học - niên san 2015, tr.58-62)

Tóm tắt

Bài viết tập trung vào ba vở kịch của Hoàng Như Mai, công bố trong tập Tiếng trống Hà Hồi, xuất bản năm 2001. Ba vở kịch thể hiện “hành trình tư tưởng, nghệ thuật” của ông với tư cách là nhà viết kịch. Chất nghệ sĩ của tác giả gắn liền với những thủ pháp cách tân của kịch hiện đại, rực rỡ, đơn giản mà phức tạp.

Từ khóa: Hoàng Như Mai, kịch, sân khấu, Tiếng trống Hà Hồi…

 (Hình minh họa, http://sankhau.com.vn)

            Từ khá lâu, trong giới nhạc Tài tử Nam bộ đã có sự phân biệt ranh giới nhạc Tài tử và nhạc Cải lương kể từ sau khi Cải lương ra đời. Sự phân biệt đó là lẽ tất nhiên, vì hai loại hình có những đặc điểm riêng, nhưng cũng có những nội hàm chung. Tuy nhiên, xưa nay về sự khác biệt giữa hai loại hình này chưa có một công trình nghiên cứu khoa học, hoặc bài viết nào nghiên cứu chuyên đề này, để lý giải sự phân biệt cho thỏa đáng… Bài viết này sẽ đặt vài vấn đề có liên quan, có tính thiết thực của đề tài.

(Đào Lê Na, Bình luận văn học - niên san 2015, tr.156-165)

Tóm tắt

Vừa phát triển vừa đối lập lại với cấu trúc luận, giải kiến tạo luận ra đời như một dấu ấn lớn trong phê bình văn học thế kỷ XX. Các tư tưởng về đối thoại, đa thanh của Bakhtin, về liên văn bản của Julia Kristeva, về “cái chết của tác giả” của Barthes, về thẩm quyền giải mã văn bản của người đọc của Derrida,… là nền tảng của giải kiến tạo luận.

NCS. Đỗ Dũng

Từ khá lâu, trong giới nhạc Tài tử Nam bộ đã có sự phân biệt ranh giới nhạc Tài tử và nhạc Cải lương kể từ sau khi Cải lương ra đời. Sự phân biệt đó là lẽ tất nhiên, vì hai loại hình có những đặc điểm riêng, nhưng cũng có những nội hàm chung. Tuy nhiên, xưa nay về sự khác biệt giữa hai loại hình này chưa có một công trình nghiên cứu khoa học, hoặc bài viết nào nghiên cứu chuyên đề này, để lý giải sự phân biệt cho thỏa đáng… Bài viết này sẽ đặt vài vấn đề có liên quan, có tính thiết thực của đề tài.

Thông tin truy cập

63688427
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
8719
23426
63688427

Thành viên trực tuyến

Đang có 934 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website