Các nhà thơ và các nhà tiểu thuyết là những đồng minh quý báu của chúng ta, và các bằng chứng của họ phải được đánh giá thật cao, bởi lẽ giữa lưng chừng thinh  không họ biết được nhiều điều mà túi khôn học đường của chúng ta còn chưa dám mơ tới. Về kiến thức tâm lý, họ là bậc thầy của chúng ta, những kẻ tầm thường, bởi họ đã đắm mình trong những mạch nguồn nơi chúng ta còn chưa đưa khoa học lại gần được”. (S.FREUD, DRG, 127)

     Trên thế giới người ta nói thể kỉ XX là “thế kỉ của phê bình văn học”. Nhận định ấy cũng đúng với Việt Nam, bởi chỉ vào thế kỉ XX Việt Nam mới có phê bình văn học theo nghĩa hiện đại.  Song số phận phê bình văn học Việt Nam thì hẩm hiu hơn nhiều. Nhận định nêu trên về phê bình văn học thế giới quả không ngoa: bởi vì ngay từ đầu thế kỉ đã lần lượt nảy sịnh các trào lưu phê bình văn học liên tục đan xen, thay thế nhau. Nào chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa hình thức, phê bình mới, phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, giải cấu trúc, chủ nghĩa tân lịch sử, thi pháp học, phong cách học, diễn ngôn học, tu từ học…Các khuynh hướng cạnh tranh nhau, bổ sung nhau làm cho các vấn đề văn học ngày càng được sáng tỏ, khắc phục dần các nhận thức ấu trĩ siêu hình. Song ở Việt Nam thì không thế. Vừa mới hình thành chưa lâu trước năm 1945, nhà phê bình chưa kịp tự ý thúc về mình và nghề mình thì sau đó gần hết nửa thế kỉ còn lại phê bình văn học Việt Nam buộc phải đi vào hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, chống ý thức hệ đối kháng. Do hoàn cảnh lịch sử và định hướng ý thức hệ phê bình văn học của Việt Nam hầu như trở thành một ốc đảo, chúng ta chỉ biết có chủ nghĩa Mác theo phiên bản các nước xã hội chủ nghĩa, mà hầu như không biết gì về các trào lưu khác trên thế giới, tách xa các trào lưu ấy như nước với lửa. Chỉ từ năm 1986, đúng hơn từ năm 1995 do mở của hội nhập với các nước trên thế giới, ta mới có ít nhiều đổi thay trong giao lưu văn học, phê bình, song do theo định hướng lấy chủ nghĩa Mác Lenin làm nền tảng, các tư tưởng khác hầu như đều ở vào địa vị bất hợp pháp, bất bình đẳng, ngoại biên, bị coi là phi chính thống. Chính vì vậy mà đã gần 40 năm lí luận phê bình văn học chúng ta tiến bộ rất chậm chạp.

1. Trong các bài viết gần đây về những đặc điểm của lí luận văn học hiện đại, hậu hiện đại, chúng tôi có nhận định rằng sự phát triển của hệ thống lí luận văn học trong thế kỷ XX cho thấy ở đâu lí luận văn học xác lập được bản chất tự nhiên đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, khoanh vùng được đối tượng nghiên cứu với những vấn đề riêng, thì ở đó lí luận văn học mới có khả năng phát triển như một ngành khoa học thực sự.

TÓM TẮT

 Lê Đình Kỵ là một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp cho khoa nghiên cứu văn học của Việt Nam. Riêng với chủ nghĩa hiện thực, ông đã tiếp cận vấn đề với tư cách là nhà lý luận văn học, nhà phê bình văn học, đồng thời là nhà văn học sử. Ở lĩnh vực nào, những nghiên cứu của ông cũng mang tính tiên phong và gây sự chú ý lớn với giới chuyên môn, kể cả những tranh luận. Tuy nhiên, bất chấp những ý kiến trái chiều và những hạn chế nhất định, đóng góp của Lê Đình Kỵ trong việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực nói riêng và uy tín của ông đối với lý luận phê bình văn học Việt Nam nói chung là không thể chối cãi.

                                                                                                                                   

Yuri Mikhailovich Lotman (1920 – 1993) là người sáng lập và là thủ lĩnh của Trường phái Tartus – Moskva. Trường phái này bắt đầu hoạt động vào đầu những năm 1960 và đến năm 1986 thì hoàn toàn kết thúc sự tồn tại của mình. Qui tụ vào đây là những nhà nghiên cứu ở Tartus (Estonia) và Moskva như A. Piatigorski, B. Egorov, Z. Mints, A. Chernov, V. Gasparov, V. Ivanov, V. Toporov, B. Uspenski, A. Zolkovski, E. Meletinski, V. Zhinov, Y. Sheglov, N. Tolstoi, Y. Lekomtsev…

 

Hải Ngọc dịch

Ta hãy bắt đầu từ một dự án khu đô thị là điểm nóng của những mâu thuẫn chính trị xã hội trong thời gian vừa qua – dự án EcoPark ở Văn Giang (Hưng Yên). Tên gọi của dự  án đã hàm ẩn trong đó một môi trường sống lý tưởng, nơi con người hòa hợp với thiên nhiên, hưởng bầu không khí trong lành, thanh bình, xa lánh những ồn ào, bụi bặm của đô thị. Người thực hiện dự án này đã thỏa mãn cái tâm lý muốn được kết nối lại với thiên nhiên của những cư dân đô thị bằng cách bứng cả những cây cổ thụ từ rừng về trồng để tạo ra một không gian xanh thoáng đáng, hiền hòa. Nhưng môt khu đô thị thân thiên với môi trường như thế, thực chất, lại được hình thành trên sự bất công về môi trường (ở đây, tạm thời chưa nói đến viêc tranh cháp đất đai): nó chỉ dành cho một bộ phận người dân có thu nhập cao trong khi đó lại đẩy những người nông dân vốn găn bó vơi ruộng đồng bị cắt lìa với không gian quen thuộc nuôi dưỡng đời sống vật chất và tinh thần của họ; cảnh quan đẹp ơ đây lại được tạo nên từ kết quả sự tàn phá một cảnh quan khác.

Ngay “Từ trong máu lửa” cho đến nay, giới nghiên cứu văn học sử Việt Nam đều công nhận sự hiện hữu của dòng văn học yêu nước tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 như là một nhân tố tích cực thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta đi đến thành công. Dòng văn học này cũng dần định hình “ý thức triết học” cho nó, tức là cũng hiện hữu một dòng lý luận, phê bình văn học dựa trên nền tảng lòng yêu nước, khát vọng hòa bình và tinh thần độc lập dân tộc. Và điểm sáng của dòng lý luận, phê bình này chính là khuynh hướng lý luận, phê bình marxist với những tác giả tác phẩm cụ thể và sắc thái riêng.

 

       Mở đầu bài viết này, chúng tôi xin nói đến hai sự kiện văn học diễn ra gần đây.

       Sự kiện thứ nhất: Sáu giờ chiều, giờ Việt Nam, ngày 13-10-2016, khi Ủy ban Giải thưởng Nobel về văn học vừa công bố Bob Dylan đoạt giải, thì ngay sau đó đó bản tin này được loan đi trên các trang mạng toàn cầu, gây ra những phản ứng trái chiều trong giới sáng tác và học thuật. Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, trên các tờ báo lớn ở phương Tây đã xuất hiện những bài bình luận về sự kiện gây tranh cãi này. Ở Việt Nam, phản ứng của dư luận cũng không chậm hơn là mấy. Từ sáng sớm ngày 14-10, đồng loạt các báo đưa tin, bài về giải thưởng và liên tiếp mấy ngày sau đó phản ánh sự phân hóa trong thái độ của giới trí thức sáng tạo. Những người phản đối bày tỏ sự thất vọng và bất bình sâu sắc, khi Bob Dylan, vốn đã được vinh danh trong các giải thưởng âm nhạc, thường chỉ nằm trong top 20 những ứng viên của giải Nobel, trong khi nhiều tên tuổi sáng giá khác trọn đời hiến dâng cho văn chương chuyên nghiệp phải mòn mỏi chờ đợi xướng tên từ năm này sang năm khác. Những người tán thành thì hoan nghênh một quyết định dũng cảm và hợp thời của Ủy ban Nobel, đã mở rộng hàm nghĩa của văn học, đưa văn học bước ra khỏi tháp ngà của chữ nghĩa, và liên hệ trường hợp Bob Dylan với hai người nhạc sĩ du ca Việt Nam nổi tiếng là Trịnh Công Sơn và Trần Tiến. Cả hai phái đó ở Việt Nam không chỉ thảo luận trên các mặt báo mà cả quanh bàn cà-phê và với tâm trạng khác nhau, cùng hồi hộp chờ đợi Bob Dylan lên tiếng sau thời gian im lặng khá lâu. Trong lúc đó, nhiều người kiên nhẫn và bình tâm đọc lại thơ và ca từ của Bob Dylan; đồng thời trong các hiệu sách những bản in cuối cùng của cuốn Trịnh Công Sơn và Bob Dylan: như trăng và nguyệt? của John C. Schafer, qua bản dịch của Cao Thị Như Quỳnh, với lời giới thiệu của Cao Huy Thuần, cũng được bạn đọc tìm mua hết.

(Đọc tiểu thuyết Bàn tay nhỏ dưới mưa của tác giả Trương Văn Dân)

Trước khi được đón nhận chính thức cuốn sách Bàn tay nhỏ dưới mưa do chính nhà văn Trương Văn Dân gửi tặng, tôi đã được tiếp cận với một trong những đoạn nóng bỏng nhất của cuốn tiểu thuyết này trên tạp chí Quán Văn. Sau đó, nhà thơ Từ Sâm cho mượn bản gốc khi nó mới được in thử vài cuốn.

Khuất Bình Nguyên

Tôi cứ đọc đi đọc lại cái phóng sự Chén rượu vĩnh biệt của Nguyễn Tuân viết cho cuộc phúng điếu ông Tản Đà[i] năm 1939. Mãi mà không thấy chán. Cái tình của hai vị nguyên soái trong làng văn nước Việt. Nửa đầu thế kỷ trước. Chẳng biết thế nào mà đâm mê lối thân thiết tặng nhau từng thanh đóm châm lửa hút thuốc lào, cùng sự vui vẻ ngang tàng đến mức sang trọng ngay trong lúc túng quẫn tiền bạc của hai ông.

Tiểu thuyết lịch sử là hiện tuợng văn học đặc biệt. Nó đặc biệt do hai chữ “lịch sử”gây nên, bởi lịch sử tuy có nhiều thứ như lịch sử một phát minh, lịch sử một giai đoạn văn học, lịch sử làng nghề, song chủ yếu là lịch sử quốc gia, dân tộc, gìong họ, danh nhân và mỗi khi đời sống xã hội có biến động, những vấn đề nhức nhối, người ta thường tìm về lịch sử, khai thác những vấn đề bị bỏ quên, bị phai nhạt, những con người đã bị đẩy ra ngoại biên, tìm đấy những bài học, hấp thụ những chất men, nguồn khích lệ. Người ta muốn nghe lại tiếng nói của lịch sử, muốn sống lại những thời khắc đau thương và hào hung, những thời khắc nhục nhã…đối với người viết và đọc tiểu thuyết lịch sử. Chính vì thế giai đoạn lịch sử đầu thế kỉ XX khi vận mệnh đất nước đang trong cơn biến loạn lớn, tiểu thuyết lịch sử đã nở rộ.

Tôi đang cầm trong tay tập trường ca Bước gió truyền kỳ của nhà thơ Phan Hoàng. Đọc xong tập trường ca của anh, tôi vừa bất ngờ vừa xúc động. Tôi không thể không xúc động. Mừng cho anh! Ngay sau đó, tôi “a-lô” cho Phan Hoàng chia sẻ với anh vài nhận xét bước đầu của mình…

Nói về tính phổ biến, tính toàn nhân loại của văn hóa (trong đó có văn học) và tính đặc thù riêng của từng khu vực văn hóa, từng dân tộc thì giới nghiên cứu đã nói nhiều. Nhưng trong lĩnh vực nghiên cứu so sánh văn luận phương Đông –phương Tây thì vấn đề này hiện còn gây ra những băn khoăn, những tranh luận. Để hình dung rõ điều này, chúng tôi xin chọn phân tích từ góc nhìn so sánh Đông-Tây một phạm trù lý luận của phương Tây-mimesis (mô phỏng) như một nghiên cứu trường hợp.

“Văn học đô thị” (hay văn học thành thị) là một cụm từ khá quen thuộc trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học sử. Bài viết khảo sát khái niệm “văn học đô thị” với nhiều nghĩa khác nhau: được xem như hiện tượng đối lập với các hiện tượng văn học như văn học cung đình thời hậu kỳ trung đại Đông Á, văn học nông thôn thời kỳ hiện đại; hoặc mang nghĩa văn học đường phố ở các nước Âu-Mỹ, văn học Sài Gòn giai đoạn 1955-1975. Từ đó cho thấy, văn học đô thị dù đã được thuật ngữ hoá hay chưa và có nhiều khác biệt ở từng khu vực, nhìn chung đều chịu chi phối bởi quy luật cung cầu, cũng là một trong những quy luật chi phối sự hình thành và phát triển của đô thị.

(ThS. Kiều Thanh Uyên, Bình luận văn học - niên san 2015, tr.165-174)

Tóm tắt

Chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam có thể xem xét trên các phương diện: thời gian, không gian và tư tưởng. Xét về phương diện thời gian, chủ nghĩa hiện đại xuất hiện vào thời điểm vừa có sự thuận lợi và khó khăn cho sự hình thành và hoàn chỉnh diện mạo. Xét về phương diện không gian, chủ nghĩa hiện đại xuất hiện trong bối cảnh sôi động của các trào lưu, trường phái khác nhau của thời hiện đại. Xét về phương diện tư tưởng, chủ nghĩa hiện đại mang tinh thần đổi mới mạnh mẽ. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan, chủ nghĩa hiện đại trong văn học Việt Nam không phát triển thành một trào lưu, mà chỉ hiện diện rải rác, đơn lẻ trong sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ.

Tôi có ba lí do để nghĩ về trường phái hình thức Nga vào tuần Giáng sinh này. Thứ nhất: Trường phái này được sinh hạ đúng vào một mùa Phục sinh, trước đêm Giáng sinh. Thứ hai: Phần di sản đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó là hình thái học văn bản nghệ thuật và học thuyết về ý nghĩa cứu rỗi của “Lời”, về sự Phục sinh của tồn tại. Thứ ba: Nó được Phục sinh một cách mầu nhiệm sau khi bị đóng đinh câu rút và bị lãng quên liền liền mấy thập kỉ ngay trên quê hương mình...

Nghiên cứu trường hợp bài thơ Mưa xuân trong bài viết này có những ý nghĩa khoa học sau:

1. Hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ trong thơ Nguyễn Bính không mới. Trong thơ trung đại chúng ta đã bắt gặp một số khúc ngâm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc mà ở đó, giọng người chinh phụ, cung nữ đều do nhà nho nam giới sáng tác. Điều này cho thấy, một mặt, hiện đại hóa thơ Việt Nam ở thơ mới không phải là sự đoạn tuyệt với truyền thống thơ trung đại, ít nhất trên một vài phương diện quan trọng. Văn học là một dòng chảy liên tục. Nhưng mặt khác, có một câu hỏi mà những nhà nghiên cứu thơ mới phải trả lời: vậy thì việc Nguyễn Bính hư cấu giọng nữ có gì khác biệt làm nên cái mới của những sáng tác như Mưa xuân?

1.    Thử đọc Chí Phèo[1]

1.1.   Mỗi tác phẩm văn học đều là một hiện tượng hết sức phức tạp. Nó liên quan và chịu sự tác động của cả một hệ thống những nhân tố đa dạng, đan chéo nhau, từ thẩm mỹ, tâm lý đến ngôn ngữ học, ký hiệu học… Vì thế, sẽ là không tưởng và siêu hình nếu như có ý định  xuất phát chỉ từ một góc độ thuần túy nào đó, coi như một chìa khóa vạn năng và duy nhất để tìm hiểu và phân tích một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, cần thiết đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của từng phương pháp tiếp cận.

Thông tin truy cập

63700149
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
20441
23426
63700149

Thành viên trực tuyến

Đang có 151 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website