1.Quan niệm diễn ngôn

Cho đến nay, về cơ bản, các vấn đề như tác giả, tác phẩm, văn bản đã được giới thiệu rộng rãi ở ta. Song sự hình dung về diễn ngôn, sự lí giải diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ còn có những điểm chưa rõ ràng. Đã đến lúc và đã có những điều kiện bước đầu thuận lợi cho một sự tổng hợp, khái quát nhất định về các quan điểm diễn ngôn được giới thiệu tản mạn, hoặc không tự giác ở ta thời gian qua[1]. Chúng tôi nghĩ, nếu nhận diện được diễn ngôn là gì và thao tác hoá được cách nghiên cứu diễn ngôn, bước đầu chúng ta sẽ có một cách tiếp cận mới đối với văn học, trong đó có các sáng tác thơ. Đọc thơ, theo quan niệm diễn ngôn, sẽ không còn chỉ quanh quẩn trong sự bình tán những nhãn tự, thần cú, cũng không thể chỉ đọc cảm xúc, thái độ của chủ thể, đọc thơ trở thành đọc cách tạo nghĩa, đọc cái hiện thực được thơ tạo ra, đọc các quan hệ quyền lực chi phối sự tạo thành và vận hành của chúng trong thực tiễn đời sống…

1. Gần đây, ngày càng có nhiều ý kiến bàn về tự truyện. Không phải là cái “mốt” như ai đó đã nói, nó xuất phát từ thực tiễn in ấn và lưu hành tự truyện rất đáng bàn trong khoảng mươi năm trở lại đây. “Tự truyện là gì?”, “Có hay chưa tự truyện ở Việt Nam?”, “Tại sao ngày nay nhiều người “đổ xô” viết tự truyện?”, “Khi nhà văn quay ra sáng tác về chính mình, có phải anh (cô) ta đang nghèo nàn về vốn sống?”... là những câu hỏi được tập trung trả lời nhiều nhất. Tuy nhiên, còn một vấn đề theo tôi, cần phải bàn thêm. Đó là việc trả lời câu hỏi: Liệu có phải tất cả những gì được mệnh danh là “tự truyện” hiện nay, đều là tác phẩm văn học? Tự truyện với tư cách tác phẩm văn học ở ta đã có được những thành tựu như thế nào và đâu là giới hạn? Trả lời thấu đáo câu hỏi này mới mong có được những câu trả lời sâu xa hơn cho những câu hỏi đang đặt ra hiện nay về tự truyện.

 

Gia đình bé mọn - cuốn tiểu thuyết của nhà văn Dạ Ngân, đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2005, là một trong những cuốn sách được nhiều người quan tâm trong thời điểm ra đời cũng như những nghiên cứu về văn học Việt Nam gần đây. Chiều sâu phản ánh hiện thực, khả năng miêu tả tinh tế và sâu sắc đời sống bên trong của con người, cách viết giản dị mà có sắc thái riêng và gây được sự xúc động, đồng cảm của người đọc... là những giá trị nổi bật của cuốn sách. Bên cạnh đó, những tìm tòi về thể loại của Dạ Ngân cũng thu hút được nhiều bàn luận. Sự quan tâm được bắt đầu từ chỗ tác giả gọi đứa con tinh thần của mình là “tiểu thuyết”, trong khi đó, nhiều độc giả lại thấy hình bóng cuộc đời của người viết hiện lên “rõ mồn một”, nên xem nó như là một tự truyện. Và tự truyện hay tiểu thuyết trở thành vấn đề gây hứng thú cho khá nhiều người mỗi khi bàn đến tác phẩm này([1]).

Trong những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử đã thực sự trở thành mối quan tâm của nhiều người, nhất là sau những thành công của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Nam Dao… những sáng tác đó khơi gợi cho chúng ta những suy nghĩ mới về tiểu thuyết lịch sử và số phận của nó.

 Lê Hoài Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2001.

 

Đọc thơ xưa - Hán Việt cũng như Nôm, nhiều khi người ta gặp một tình hình dường như không được bình thường này: trong cùng một bài thơ có những chi tiết về không gian, nhất là về thời gian, trước sau không thống nhất, không ăn khớp với nhau. Chẳng hạn bài Thu ẩm của Nguyễn Khuyến:

TS. Lê Thị Thanh Tâm

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Bản tác giả gửi trực tiếp cho web Khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐHKHXH&NV TPHCM

1. Tiên tri – mật ngữ văn học tâm linh

Nhà thơ vĩ đại xứ Lebanon là Kahlil Gibran (1883- 1931) được thế giới biết đến bởi chất giọng “tiên tri” hay “ngôn sứ” của ông. Trong tác phẩm The Prophet (Nhà tiên tri), Gibran đã nói:

            Trần Nho Thìn, "Nhà thơ lãng mạn “đọc” văn học phương Đông truyền thống: Xuân Diệu với bài Mơ xưa", tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2012.

 

Nhà thơ Xuân Diệu 

            Đặt vấn đề

            Trong di sản thơ mới của Xuân Diệu, Mơ xưa là một bài thơ khá đặc sắc. Nét đặc sắc dễ thấy nhất là những văn liệu mang đến cho thi nhân cảm hứng sáng tạo ở đây đều thuộc về văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc truyền thống –chúng tôi gọi chung là văn học phương Đông. Nhưng Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong số các nhà thơ mới, và trong tư cách này nhà thơ đã xử lý văn liệu đó ra sao?  Nói cách khác, điểm nhìn thơ mới đã chi phối như thế nào đối với cách đọc văn học phương Đông? Nghiên cứu vấn đề đặt ra sẽ bộc lộ một phương diện ít được chú ý trong thơ mới nói chung, thơ mới Xuân Diệu nói riêng. Vì giới nghiên cứu đã bàn nhiều về ảnh hưởng của Đường Thi và thơ truyền thống đối với Thơ mới nhưng thường chỉ liệt kê những ảnh hưởng trên cấp độ ngôn từ, thể thơ, hình ảnh. Lý thuyết tiếp nhận chưa được chú ý vận dụng để cắt nghĩa sự tiếp nhận văn học truyền thống của các nhà thơ mới.

1. Đến nay, hẳn không ai trong chúng ta phải dài dòng để giới thiệu về Hồ Quý Ly nữa. Cuốn sách được in lần đầu năm 2000, đoạt giải nhất cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998-2000, đã mở đầu cho chuỗi thành công của Nguyễn Xuân Khánh ở thể loại tiểu thuyết trường thiên. Từ khởi đầu tốt đẹp đó đến những thành quả liên tiếp về sau là Mẫu Thượng Ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011), Nguyễn Xuân Khánh đã được đông đảo độc giả trong và ngoài nước biết đến như một hiện tượng văn học đặc biệt đầu thế kỷ XXI. Không cầu kỳ, kiểu cách trong nghệ thuật tự sự, cũng không ham các trò chơi cấu trúc hay ngôn ngữ, “gốc mai già” (Văn Chinh) Nguyễn Xuân Khánh đã nở những bông hoa vàng rực một màu sang trọng và quyền quý của tư tưởng. Bởi văn chương đối với ông không phải là sự chơi mà là sự nghiền ngẫm, chiêm nghiệm để đốn ngộ về đạo và đời. Văn hóa và lịch sử truyền thống dưới cái nhìn của Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản, một chiều mà được soi chiếu và lý giải từ nhiều giác độ, trong một sự phong phú, vững chãi và thâm hậu của tri thức về con người và thế giới – điều mà không phải nhà tiểu thuyết nào cũng có được. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, do vậy, không phải chỉ để mua vui – một căn tính sơ khởi của tiểu thuyết, mà kết nối quá khứ và hiện tại, thể hiện được nhiều vấn đề thế sự, nhân sinh thường hằng, muôn thuở. Một trong những giá trị như thế là tư tưởng Nho học Hồ Quý Ly về giáo dục con người.

Khoảng mươi năm trở lại đây, giới nghiên cứu văn học nước ta đã tích cực giới thiệu bằng những cách khác nhau nhiều lý thuyết văn học trong thế kỉ XX. Hướng đi đúng đắn này cần được tiếp tục một cách hệ thống hơn. Tuy nhiên, có một công việc nữa cũng rất cần thiết mà chưa được nhiều người coi trọng. Đó là tìm  hiểu thế ứng xử của giới lý luận quốc tế đối với chính các trường phái lý luận khác nhau đã xuất hiện này. Chúng tôi dùng chữ ứng xử để chỉ tổng thế các hoạt động giải thích, tranh luận, phê phán hoặc tiếp nhận các lý thuyết văn học đã có. Nếu giới thiệu một trường phái lý thuyết mà không hay biết gì về cách hiểu, cách giải thích, cách đánh giá, cách đối xử đã có của giới nghiên cứu quốc tế về trường phái ấy thì chúng ta sẽ phải mò mẫm từ điểm khởi đầu, ngược lại, nếu nắm bắt được những kinh nghiệm tiếp cận phong phú của thế giới thì ta sẽ thực hiện được điều mà giới kinh tế thường nói là “đi tắt đón đầu”, giảm bớt được những khó khăn chật vật trong việc nhận diện thực chất một lý thuyết, biết được chỗ mạnh và chỗ yếu của nó, từ đó, có chủ trương tiếp thu đúng đắn. Tất nhiên, ý tưởng thì như vậy nhưng bài viết này chỉ mới tạm thời “xới” lên một vài chuyện qua những thông tin hết sức không đầy đủ, chưa hệ thống mà người viết có được. Công việc này đòi hỏi sự hợp sức của cả một đội ngũ lớn, nhiều thế hệ, trong một thời gian dài.

 

 

 

Đầu năm 2012, Viện Văn học đã tổ chức Hội thảo Nghiên cứu - phê bình văn học hiện nay. Đây là hội thảo quan trọng nhằm nhận diện và đánh giá tình hình nghiên cứu, phê bình văn học và dịch thuật ở nước ta trong thời gian qua, đồng thời thúc đẩy phát triển hơn nữa tính học thuật, tính thời sự trong các sản phẩm nghiên cứu, phê bình nhất là của các nhà nghiên cứu trẻ.

Khúc tự tình giữa hanh hao cái tiết giao mùa

 (Trích tham luận tại Tọa đàm “Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại”, Viện Văn học,  29/11/2012)

ThS Hồ Khánh Vân (Trường ĐHKHXH&NV, TP. Hồ Chí Minh)

“Hiện nay, nghiên cứu văn học từ cái nhìn của phê bình nữ quyền, hay rộng hơn là từ cái nhìn về giới đang dần thu hút sự quan tâm của những người làm công tác văn học ở Việt Nam. Bước đầu, chúng ta đã có một số thành tựu cụ thể, từ những bài viết có dung lượng nhỏ đến các công trình nghiên cứu có phần công phu, dày dặn. Tuy nhiên, có một số khái niệm cơ bản nằm trong phạm vi của khuynh hướng nghiên cứu, phê bình này vẫn còn bị sử dụng lẫn lộn, theo cảm tính chứ chưa được xác lập và phân biệt một cách rạch ròi, khoa học, đặc biệt là hai khái niệm trung tâm: phái tính (Sex) và giới tính (Gender)….. Khái niệm “sex” được sử dụng trên báo chí cũng như ở các bài viết, bài nghiên cứu văn học thường được hiểu là hoạt động tình dục của con người. Các tác giả thường có khuynh hướng không chuyển ngữ sang tiếng Việt mà sử dụng từ gốc trong tiếng Anh: “sex”. “Sex” nghĩa là hoạt động tính giao nam nữ trở thành đối tượng mô tả, phản ánh và tái hiện đời sống con người, xã hội trong các sáng tác nghệ thuật cũng như những hoạt động khác của con người. Chẳng hạn yếu tố “sex” trong sáng tác của Hồ Xuân Hương là cái nhìn mang đậm tín ngưỡng phồn thực dân gian, tạo ra nghệ thuật song quan giữa vịnh đồ vật và mô tả sinh thực khí, “sex” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban… là sự xuất hiện của việc miêu tả hoạt động tình dục giữa các nhân vật. Cũng như vậy, “sex” trong điện ảnh là những cảnh quay được xem là cảnh “nóng”: hình ảnh con người khoả thân, hoạt động tình dục…

Lê Thuỵ Tường Vi*

Ngày 1/12/1924, Tuyên ngôn siêu thực, do André Breton soạn thảo, lần đầu tiên được đăng trên tạp chí La Révolution surréaliste. Kể từ thời điểm này, ngọn cờ siêu thực đã được giương lên, tách khỏi tính chất tiền phong của Dada để gia nhập vào hệ thống các chủ nghĩa hiện đại. Các nhà siêu thực tự viết tuyên ngôn, minh định khái niệm siêu thực, xác định các tiêu chí nghệ thuật siêu thực song song với quá trình sáng tác. Lý luận và sáng tác của siêu thực gắn bó với nhau, thể hiện cao độ ý thức tự tìm đường, tự điều chỉnh và tác động vào tầm đón đợi của công chúng.

Họ và tên SV: Trần Phượng Linh

Lớp Cử nhân tài năng khóa 2009 - 2013 

Hoàng Hưng cũng là một trong những nhà thơ đề cao lao động chữ nghĩa. Tác phẩm của ông thường được dựng lên trên nền một hệ thống biểu tượng đa nghĩa, với trung tâm là một hình ảnh mang tính ám gợi. Xa lộ thông tin là tác phẩm như vậy. Giữa cảm quan về thế giới hỗn tạp, dữ dội là sự tồn tại đầy trăn trở của kiếp người nhỏ nhoi. Trong đó, cấu trúc các biểu tượng được trải dài xuyên suốt bài thơ, lấy biểu tượng xa lộ thông tin làm tâm điểm nhận thức.

Nhà thơ Ngô Kha - Ảnh: internet



Ngô Kha là một trong số ít những nhà thơ có số phận khá đặc biệt trên thi đàn Việt Nam. Sinh năm 1935 ở Thế Lại Thượng (thuộc thành phố Huế ngày nay), ông tốt nghiệp thủ khoa khóa 1 Đại học Sư Phạm Huế (1958 - 1959), tốt nghiệp Cử nhân Luật khoa (1962), sau đó dạy văn và giáo dục công dân ở các trường Quốc Học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo ở Huế từ 1960 cho đến khi bị thủ tiêu vào 1973.

1. Đuổi bắt thế giới

Có thể nói, từ những thập niên đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam mới thực sự tham dự vào cuộc hành trình rời quỹ đạo khu vực để gia nhập quỹ đạo thế giới. Hành trình hiện đại hóa này, trước 1945, hầu như trùng khít với phương Tây hóa.

Trong học thuật, viết được một bài hay đã khó, viết được một cuốn hay, khó hơn. Dầu vậy, vẫn cứ còn dễ. Khó nhất là mở ra được một lối riêng. Trước hết cho mình, sau nữa cho người. Có rất nhiều người chả băn khoăn về chuyện này. Họ cứ cắm cúi đi, bất luận đó là đường con hay đường cái, đường cũ hay đường mới. Họ bằng lòng với việc có được bài nọ bài kia, rồi cuối đời cứ gom thành tập, thành quyển. Đó là người đi đường, không phải người mở đường. Rất nhiều người khác có khát khao mở lối, nhưng rồi lực bất tòng tâm, đành cả đời cứ lê bước trên lối xưa. Kẻ mở đường là của hiếm. Để mở đường, cần tài chí, hẳn nhiên, nhưng cũng không thể thiếu một điều khác: cơ duyên.

Ngày nay, có ý kiến cho rằng chủ nghĩa hiện đại đã được thay thế bằng chủ nghĩa hậu hiện đại; rằng thời kỳ hiện đại đã chấm dứt và bây giờ là thời kỳ hậu hiện đại. Tuy nhiên, thực chất cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại có phải chỉ là sự ảnh hưởng hay sự nối dài của chủ nghĩa hiện đại không? Chúng tôi xin trình bày lại vấn đề này như sau…

Kiều Thanh Quế (1914 - 1947), còn có các bút danh Mộc Khuê, Quế Lang, Tô Kiều Phương, Nguyễn Văn Hai, là một trong số những nhà văn, dịch giả, nhà phê bình có uy tín của miền Nam và cũng là người có công đầu xây dựng nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20. Quê ông ở làng Hắc Lăng, xã Tam Phước, huyện Long Ðất (nay thuộc thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)...

Thông tin truy cập

63701189
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
21481
23426
63701189

Thành viên trực tuyến

Đang có 222 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website