Tôi đang cầm trong tay tập trường ca Bước gió truyền kỳ của nhà thơ Phan Hoàng. Đọc xong tập trường ca của anh, tôi vừa bất ngờ vừa xúc động. Tôi không thể không xúc động. Mừng cho anh! Ngay sau đó, tôi “a-lô” cho Phan Hoàng chia sẻ với anh vài nhận xét bước đầu của mình…

“Văn học đô thị” (hay văn học thành thị) là một cụm từ khá quen thuộc trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học sử. Bài viết khảo sát khái niệm “văn học đô thị” với nhiều nghĩa khác nhau: được xem như hiện tượng đối lập với các hiện tượng văn học như văn học cung đình thời hậu kỳ trung đại Đông Á, văn học nông thôn thời kỳ hiện đại; hoặc mang nghĩa văn học đường phố ở các nước Âu-Mỹ, văn học Sài Gòn giai đoạn 1955-1975. Từ đó cho thấy, văn học đô thị dù đã được thuật ngữ hoá hay chưa và có nhiều khác biệt ở từng khu vực, nhìn chung đều chịu chi phối bởi quy luật cung cầu, cũng là một trong những quy luật chi phối sự hình thành và phát triển của đô thị.

Nhà văn Võ Phiến nhận định thơ Nguyễn Bắc Sơn “ngông nghênh và ngang tàng”. Ông được xem như một nhà thơ phản chiến bằng chính các sáng tác của mình.

Thông tin từ người thân của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, cho biết: ông qua đời do mắc bệnh tim lúc 8h50 sáng ngày 4/8 tại nhà riêng ở TP.Phan Thiết (Bình Thuận), hưởng thọ 72 tuổi.

Tôi có ba lí do để nghĩ về trường phái hình thức Nga vào tuần Giáng sinh này. Thứ nhất: Trường phái này được sinh hạ đúng vào một mùa Phục sinh, trước đêm Giáng sinh. Thứ hai: Phần di sản đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó là hình thái học văn bản nghệ thuật và học thuyết về ý nghĩa cứu rỗi của “Lời”, về sự Phục sinh của tồn tại. Thứ ba: Nó được Phục sinh một cách mầu nhiệm sau khi bị đóng đinh câu rút và bị lãng quên liền liền mấy thập kỉ ngay trên quê hương mình...

            Một đời người lang thang lắm khi chẳng hết câu lục bát. Cứ xem phong vận thi nhân gắn bó với nó cũng hiểu được đôi phần. Tôi không rõ lục bát xuất hiện từ bao giờ. Nhưng có lẽ là từ lâu lắm rồi, từ trong lịch sử và đời sống tinh thần ngàn năm của người Việt. Ít thể thơ nào có sức sống mãnh liệt, lâu dài và phổ cập như lục bát. Nghẹn ngào câu hát dân ca cổ xưa đi đến Truyện Kiều áng thơ bất hủ để khắc khoải trong niềm vui lẫn tiếng thở dài của thi ca hiện đại. Không hiểu sao lục bát lại ngàn ngạt niềm trắc ẩn về thân phận con người trong hạnh phúc và đắng cay. Ám ảnh người ta đến thế.

1.    Thử đọc Chí Phèo[1]

1.1.   Mỗi tác phẩm văn học đều là một hiện tượng hết sức phức tạp. Nó liên quan và chịu sự tác động của cả một hệ thống những nhân tố đa dạng, đan chéo nhau, từ thẩm mỹ, tâm lý đến ngôn ngữ học, ký hiệu học… Vì thế, sẽ là không tưởng và siêu hình nếu như có ý định  xuất phát chỉ từ một góc độ thuần túy nào đó, coi như một chìa khóa vạn năng và duy nhất để tìm hiểu và phân tích một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, cần thiết đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của từng phương pháp tiếp cận.

Một luồng gió mới đầy thơ nhạc

 Thời còn sống và làm việc ở Milano (Ý) tôi có đọc một số truyện ngắn của nhà văn Kiệt Tấn trên nguyệt san Văn Học do nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên và sau này có đọc ông trên các trang mạng văn chương.

LTS: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ấn hành công trình Kí hiệu học văn hóa của Iu. M. Lotman, do các dịch giả Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch từ nguyên bản tiếng Nga. Công trình này tập hợp 29 bài nghiên cứu công phu, sâu sắc của Iu. M. Lotman, người sáng lập trường phái Tartu, một trường phái khoa học nhân văn nổi tiếng ở Liên Xô những năm 60 - 80 thế kỷ trước.

 (Phan Nhật Chiêu, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN))

Hỡi Thượng đế!

Người nhìn xem, Người đã cho thân thể

Bình thịt xương để đựng chứa linh hồn.

Đó là mấy vần thơ của Huy Cận trong tập Lửa Thiêng (1940)

Khái niệm “hậu hiện đại” và “chủ nghĩa hậu hiện đại”, bản thân chúng đã chứa đựng những vấn đề hết sức phức tạp, tạo ra những cuộc tranh luận trong suốt gần nửa thế kỷ qua giữa các nhà khoa học, các nhà văn hóa, các nghệ sĩ trên thế giới. Khi được áp dụng vào Việt Nam, số phận của chúng cũng không được “thuận buồm, xuôi gió”. Tìm hiểu hoạt động nghiên cứu, phê bình hậu hiện đại trong lĩnh vực văn học mới thấy hết được sự gian khó của cái mới để tồn tại, khi nó phải đối diện với những thái độ ứng xử rất khác nhau, và không phải bao giờ cũng có sự công tâm và sự khách quan khoa học. Thời gian là người thầy của các sự kiện, câu trả lời về hậu hiện đại và tất cả những gì là nội hàm và ngoại diên, tất cả những gì bao bọc lấy khái niệm này sẽ có câu trả lời ở tương lai, một tương lai gần. Nhưng tất cả chúng ta đều buộc phải thừa nhận rằng, cả trên thế giới và ở Việt Nam, hậu hiện đại đã đem đến một nhận thức mới, một luồng sinh khí mới cho đời sống, trong đó có cả cho đời sống văn hóa, văn học.

Giới nghiên cứu văn học Việt Nam bấy nay hầu như đều giải thích khái niệm đạo (trong mệnh đề Văn dĩ tải đạo) là đạo đức, cụ thể hơn là đạo đức theo quan điểm Nho giáo. Cách hiểu này đã vô tình thu hẹp nội dung triết học của khái niệm đạo, đồng thời không cho thấy được những đặc trưng có tính lịch sử của quan niệm văn học thời cổ, do đó cũng không cho thấy những đặc trưng của nguyên tắc phản ánh hiện thực của văn học nhà Nho.

Nhật Tuấn  bước vào làng văn bằng truyện ngắn. Trang 17, tập truyện đầu tay của ông, xuất bản năm 1978, đã đem đến cho người đọc cảm giác vui mừng và hy vọng về một tác giả có nhiều hứa hẹn. Bên cạnh giọng văn trong sáng, gợi cảm, Nhật Tuấn còn có một kỹ thuật dàn truyện thuần thục, vững vàng. Đó là cái mà nhiều người bảo là “bút pháp chuyên nghiệp”, đã sớm bộc lộ nơi ông.

            Bức thư muộn màng này gửi tới người đã dùng bưu cục T104.E.BC.13H. Những năm 1965 – 1969. Họ bây giờ trẻ nhất chắc đã thất thập cổ lai hy. T104.E.BC.13H. Địa chỉ khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chữ cái và con số đều không đổi. Ngoại trừ E có thêm 1, 2, 3 và 4. Ứng với phiên hiệu các lớp học khác nhau. Mấy nghìn sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thắp đèn dầu nghiên bút ở thung lũng Đại Từ thời đầu chiến tranh phá hoại. Thấm thoát 50 năm đã qua rồi.

Đọc tiểu thuyết Thiên đường ảo vọng, Nxb Trẻ 2015)

Mở đầu Thiên đường ảo vọng - cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, Nguyễn Trí cho người đọc gặp ngay thế giới nhân vật trong Bụi vàng, đá quý, trầm hương - tập truyện ngắn của anh đã được tặng giải nhất văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013. Bắt đầu bằng Cường Linh - một trong “bộ tứ” nhân vật sẽ “ra trò” trong cuốn sách dày 259 trang. Nhưng tác giả lại không phác họa lý lịch của nhân vật này mà kể về mụ mẹ của anh ta, vì “gái nhờ đức cha còn trai nhờ mẹ”.

 (Lê Đình Kỵ, trích Tìm hiểu văn học, NXB. TP Hồ Chí Minh, 1984, tr. 324 – 351)

Một quan điểm, một nhận định, một ý kiến đối với chúng ta ngày nay rất quen thuộc và vì quen thuộc nên trở thành quá bình thường – nhưng nếu được phát hiện cách đây hàng thế kỷ thì sự việc lại khác đi rồi. Phủi đi lớp bụi thời gian, nó như được khám phá trở lại và càng thêm tỏa sáng. Đã đành chân lý là một, không có ranh giới thời gian, không gian, huyết thống. Nhưng chân lý, trong cái lĩnh vực rất phức tạp và văn học nghệ thuật, mà vượt qua những hàng rào thế kỷ, hơn nữa lại đến với chúng ta qua tiếng nói của cha ông, thì lại càng giúp chúng ta thêm tin tưởng, vững bước tiến lên.

        Ngày tôi sinh, với tác phẩm thơ phản chiến Chiến tranh Việt Nam và tôi (1972) ông đã danh nổi như cồn. Nhưng ngay cả cái tập thơ trứ danh đó, lớn lên tôi cũng chỉ đọc bài được, bài mất, chưa bao giờ được cầm trên tay nguyên tập. Thơ cũng như người, Nguyễn Bắc Sơn là của…chế độ cũ. Một thời gian dài ông vẫn sống nhưng không tồn tại, nghĩa là suốt ngày rong chơi nhưng cứ phải giấu giấu giếm giếm, phù du đâu đó trong trí nhớ và sự ngưỡng mộ, yêu mến của bạn bè, người yêu thơ, trong đó có tôi.

 (Nguyễn Thị Thanh Xuân, Chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2015)  

Tóm tắt

          Xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, gắn liền với tên tuổi của Gustave Lanson, Phê bình Giáo khoa đã tạo một bước ngoặt lớn trong không gian học thuật nhà trường Pháp. Có thể nói, đây là  trường phái phê bình văn học thuộc kỷ nguyên hiện đại xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam và rồi bị che lấp bởi các trường phái xuất hiện sau đó, thời thượng hơn, như Phê bình Phân tâm học, Phê bình Cấu trúc và Giải cấu trúc…, nhưng có một điều không thể phủ nhận là Phê bình Giáo khoa gần một thế kỷ qua đã có vai trò xây nền đắp móng và âm thầm chi phối đời sống văn học Việt, đặc biệt là trong định hướng giảng dạy văn học. Dù vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào tập trung giới thiệu về Phê bình Giáo khoa.

            Một nghệ sĩ thực thụ vừa có những giây phút thu mình vào chốn cô đơn cùng tận rồi lại trải lòng ra trăm nẽo với đời: “Có khi nghĩ trời sinh một mình ta là đủ/ Vì đám đám đông quậy bẩn nước hồ đời/ Nhưng lại nghĩ trời sinh thêm bè bạn/ Để choàng vai ấm áp cuộc rong chơi” (Mai sau dù có bao giờ) đã không còn “choàng vai” bè bạn trên cõi nhân gian này nữa mà vĩnh viễn đi vào “cuộc rong chơi” trong thế giới phiêu bồng bên kia từ lúc 08 giờ 50 ngày 04/8/2015 tại nhà riêng ở Phan Thiết – thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn.

(Hồ Khánh Vân, Chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2015)

1. Ý thức về giới (Sense of gender) và ý thức về “giới thứ hai” (Sense of the sencond sex)

          Ý thức về giới là một trong những vấn đề then chốt, cốt lõi, tạo thành cơ sở hạt nhân cho ý thức nữ quyền. Từ thuở xa xưa, loài người đã có sự phân biệt giới thành hai loại cơ bản, chiếm đa số (nam giới và nữ giới) và đặt vào trạng thái bất bình đẳng suốt phần lớn tiến trình lịch sử nhân loại. Bên cạnh các tiêu chí được sử dụng để phân chia giai cấp trong xã hội loài người như kinh tế, chính trị, giáo dục, tôn giáo, sự phân công lao động…, giới tính cũng là một tiêu chí để phân chia loài người thành hai giới: nam giới giữ vị thế của giai cấp thượng đẳng, nữ giới giữ vị thế của giai cấp hạ đẳng. Trong xã hội phụ quyền lấy nam giới làm trung tâm, làm thước đo chuẩn mực cho mọi giá trị và được cả cộng đồng tuân thủ, người phụ nữ chấp thuận vai trò, vị trí phụ thuộc của mình vào nam giới như một sự tất yếu, đương nhiên và luôn mang khát vọng đạt đến những chuẩn mực của nam giới, tự đánh đồng chính mình theo những tiêu chí của nam giới. Chỉ khi nào xã hội nhìn những nguyên tắc của chế độ nam trị theo cái nhìn “lạ hoá”, phản tỉnh, thoát ra khỏi trạng thái mù giới để từ đó, người phụ nữ tự khu định mình vào một phạm trù khác và xác lập nên hệ chuẩn mực, hệ giá trị riêng của giới mình trong tư thế cân bằng, bình đẳng với nam giới thì ý thức về giới bắt đầu được thiết lập. Nhìn khái quát, hình thái ý thức này bao gồm những biểu hiện sau:

NVTPHCM- Hành trình đi từ “dấu chân trên cát” đến “tro bụi trần gian” của đời người dù phải trải qua bi kịch của sự sống và cái chết, của sự cô đơn thân phận và tình yêu, thì cái nhìn của Trương Văn Dân trong Bàn tay nhỏ dưới mưa, cũng không đắm chìm trong bi kịch của một thứ hiện sinh yếm thế mà trái lại nó thể hiện một tâm thức hiện sinh tích cực của một cây bút luôn dấn thân và trăn trở trước những hệ lụy của cuộc sống mà con người đang phải gánh chịu như sự đặt để của số phận...

Thông tin truy cập

66232029
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
16523
14735
66232029

Thành viên trực tuyến

Đang có 606 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website