17042024Wed
Last updateMon, 15 Apr 2024 12am

Ngưỡng vọng Hoài Thanh

Khi nghĩ về Hoài Thanh, bao giờ trong tôi cũng hiện lên hình ảnh một ông già cao gầy, móm mém, đi lại, nói năng hết sức nhẹ nhàng. Trong con hẻm nhỏ của đường Nguyễn Hữu Cảnh, Tân Định, buổi chiều năm 1980, anh Huỳnh Như Phương và tôi được diện kiến Hoài Thanh, ngồi chuyện trò cùng ông chừng vài chục phút, trong không gian yên tĩnh mà ân cần đến cảm động của đôi vợ chồng già quấn quýt nhau.

Kiều Thanh Quế - Nhà nghiên cứu văn học

Kiều Thanh Quế (1914-1947), quê ở làng Hắc Lăng (nay là xã Tam An), huyện Long Đất, thị xã Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông còn có bút danh khác như Mộc Khuê, Tô Kiều Phương, Quế Lang, Nguyễn Văn Hai. Trong công trình Mảnh vụn văn học sử, nhà nghiên cứu Bằng Giang cho rằng: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, chắc không thiếu những trường hợp một bút hiệu nào đó rất quen thuộc từ trước “những ngày binh lửa cháy quê hương” lại biến mất như KIỀU THANH QUẾ”(1). Ông là một trong số ít các cây bút nghiên cứu, phê bình của Nam Bộ có công đối với sự phát triển của phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX và đến nay vẫn cần được khám phá thêm.

Á Nam Trần Tuấn Khải, anh khóa với những vần thơ nước non

Trần Tuấn Khải

Kỷ niệm 28 năm ngày mất nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải

Tran Tuan Khai

 

MỘT THẾ KỶ CẦM BÚT

Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1895 tại làng Quang Xán huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định (nay là xã Mỹ Hà huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam)

 

Cụ thân sinh là Trần Văn Hoán, đậu cử nhân năm Canh tí (1900), có tư tưởng duy tân, bạn của Phan Bội Châu, Nguyễn Bá Học. Cụ Hoán không ra làm quan, cho đến khi phong trào Đông Kinh nghĩa thục bị đàn áp, cụ mới nhận chức Huấn đạo huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) để tránh bị thực dân làm khó dễ. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sính, con một nhà giàu có trong làng. Theo gia phả, bà là “con gái một nhà có học hành nền nếp, tính tình rất hiền hậu thông minh”. Khi Trần Tuấn Khải còn nhỏ, bà  thường “đặt những câu ca dao để hát ru con và được nhiều người trong hương thôn mến phục”([i]).

Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại

 

Giờ đây thỉnh thoảng giở bộ Nhà văn hiện đại ra tra cứu, tôi cứ vừa kính phục vừa tiếc cho nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Không thể không phục, vì chỉ bằng sự lao động nghiêm túc của cá nhân mình, Vũ Ngọc Phan đã đóng góp cho văn giới một bộ sách đồ sộ mà cho đến nay, dù hơn sáu mươi năm đã qua đi, vẫn có giá trị tham khảo cao. Tiếc, vì dù sách đã dày tới 1460 trang in, đã bao quát được 78 nhà văn, từ “những người đi tiên phong” - những nhà văn hồi mới có chữ quốc ngữ như Trương Vĩnh Ký - đến những nhà văn trẻ, xuất hiện và thành danh cuối những năm ba mươi, đầu những năm bốn mươi của thế kỷ XX; nhưng chủ yếu vẫn chỉ là bức tranh văn học chữ quốc ngữ trong thời gian ấy của nửa nước phía Bắc.

Ai là tác giả đích thực của bài “Á tế á ca”

1. 50 năm một câu hỏi: Ai là tác giả bài Á Tế Á ca: Tăng Bạt Hổ hay Phan Bội Châu?

Á Tế Á ca là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của phong trào Duy tân yêu nước đầu TK.XX. Bài thơ được truyền tụng rộng rãi trong dân chúng, được trường Đông Kinh Nghĩa Thục dùng làm tài liệu học tập, bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh và được bí mật cho in và gửi đi khắp nơi. Sau này bài thơ được đưa vào hầu hết các tuyển tập văn học đầu TK.XX. Trước 1975 sách giáo khoa phổ thông ở miền Bắc cũng đưa một trích đoạn bài thơ này vào sách Trích giảng văn học, nên rất được nhiều người thuộc. Đây là phần đầu trích đoạn chắc nhiều người còn nhớ:

15 bài thơ Việt Nam vào tổng tập văn học thế giới

Theo tin chính thức từ website của tập đoàn những NXB nổi tiếng như Macmillan Reference USA™, Charles Scribner's Sons® hoặc Primary Source Media™…, họ đã quyết định chọn 15 bài thơ của 11 nhà thơ Việt Nam có thơ trong tuyển tập "Black Dog, Black Night" để đưa vào tổng tập văn học thế giới.

Góp phần tìm hiểu diện mạo văn học Phật giáo Việt Nam trước thế kỷ thứ X

1. Thử xác định cái mốc khởi nguyên và diễn trình của Văn học viết Việt Nam trước thế kỷ thứ X:

Văn học là một dòng chảy liên tục từ quá khứ sang hiện tại đến tương lai, và sẽ miên viễn theo thời gian. Chẳng phải ngẫu nhiên và cũng chẳng phải là hiện tượng đột phát khi chúng ta thấy vườn hoa văn học Lý Trần lại nở rộ và ngạt ngào hương thơm sắc thắm kể từ sau khi nước nhà giành được độc lập, mà nó phải có mầm mống trước đó, để khi có điều kiện, nó trỗi dậy mãnh liệt. Thời kỳ thai nghén để hình thành đó đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng qua một thời gian khá dài hơn nghìn năm, có lẽ từ lúc mới dựng nước cho đến khi đất nước bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc. Trong quãng thời gian bị giặc ngoại xâm lược, có lúc đất nước giành lại độc lập, tự chủ với những tên tuổi Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Khúc Hạo, Khúc Thừa Dụ, Phùng Hưng, tuy còn ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để làm nên “sự hồi sinh mạnh mẽ hệ thống điển huấn pháp luật Việt Nam trên mặt trận văn hoá – học thuật” ([1])

Thơ mới và sự phát triển của thơ đương đại

Thơ mới là sự giải phóng hoàn toàn con người cá nhân về tinh thần thẩm mĩ trong sự thống nhất với các hình thức tương ứng như thơ văn xuôi, thơ tự do, thơ khổ, câu thơ, vần điệu ngôn ngữ v.v… Nó đã vượt qua hành trình của chính nó và để laị dấu ấn đậm đà trong thơ đương đại. Bài viết này là sự khẳng định mối dây liên hệ về sự phát triển của thơ trong hai chặng đường đó.

Văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối tk. XIX đến 1945 – Thành tựu và triển vọng nghiên cứu

Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX đến 1945 là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc. Trong khoảng hơn nửa thế kỷ từ khi hình thành cho đến 1945, vùng văn học này đã có một đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút và hàng mấy trăm tác phẩm, cuốn hút hàng triệu độc giả, và đã để lại những vết son không phai mờ trong ký ức của  nhiều người, nhất là những người lớn tuổi ở Nam Bộ. Nhưng từ sau 1945 văn học quốc ngữ Nam Bộ có một thời khá dài bị giới nghiên cứu phê bình quên lãng, ít  được ai nhắc tới, hoặc chỉ được biết tới với vài ba gương mặt nổi bật: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh… Sở dĩ có tình trạng ấy có thể vì những nguyên do sau đây:

Trước hết là do thiên kiến, nhiều người nghĩ rằng văn học quốc ngữ Nam Bộ không có giá trị. Người ta cho rằng các nhà văn Nam Bộ viết sai chính tả đầy rẫy, tác phẩm của họ chỉ là sản phẩm giải trí bình dân, chứ không có giá trị văn học thực sự. Người ta coi thường nó tới mức độ nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh phải cho rằng nó là “Hòn máu bỏ rơi” như nhan đề một cuốn tiểu thuyết rất nổi tiếng của Phan Huấn Chương. 

Thứ hai là người cầm bút Nam Bộ ít chú trọng đến nghiên cứu phê bình văn học. Đây là ý kiến của GS.Nguyễn Văn Trung, ông viết: “Người miền Nam sống văn chương hơn là làm văn học. Ít có người làm việc điểm sách, phê bình, phỏng vấn và viết văn học sử. Cho đến nay nếu chúng tôi không nhầm thì các bộ văn học sử Việt Nam đều là do các tác giả gốc miền Bắc, miền Trung biên soạn. Không phải là không thể làm mà đúng hơn là không muốn làm, không cần làm”([1]). Vì vậy  những thành tựu của văn học Nam Bộ không được sưu tầm, phê bình và đánh giá đúng mức trong các giáo trình, cũng như các sách nghiên cứu khác.

Thứ ba, có thể cũng do hoàn cảnh lịch sử. Trước 1975, do tình hình chiến tranh, nên các nhà nghiên cứu ở miền Bắc không thể nghiên cứu văn học Nam Bộ một cách khách quan với quan niệm “gạn đục khơi trong” được. Vì vậy suốt mấy chục năm không có ai nghiên cứu về văn học quốc ngữ Nam Bộ, ngoài cuộc tranh luận về Trương Vĩnh Ký trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử năm 1963-1964 với ý hướng chung là kết tội. Nhiều nhà văn Nam Bộ khác cũng từng cộng tác với Pháp, làm công chức cho Pháp hay sống ở miền Nam nhiều chục năm sau đó, giới nghiên cứu rất khó có điều kiện sưu tập, kiểm tra tư liệu nên đã bỏ trắng mảng này. Thế hệ nghiên cứu trước bỏ, thế hệ sau cũng không biết đến, không nói đến luôn.

Thứ tư, có thể là do phong cách nghiên cứu. Nhiều nhà nghiên cứu rất đề cao lý luận, phương pháp luận mà rất coi nhẹ tư liệu và sự kiện. Người ta đã phát ra một kết luận hùng hồn nào đó, rồi cứ yên trí với nó, mà không cần suy nghĩ lại, xem xét thêm, không cần biết nó còn đúng nữa khộng. “Học phong” kiểu ấy đã để lại di chứng nặng nề trong nhiều người nghiên cứu trẻ sau này. Đối với văn học Nam Bộ, công việc đầu tiên là phải tìm kiếm tư liệu để đọc và suy nghĩ, nhưng rất nhiều người nghiên cứu đã không làm công việc ấy.

Vì thế việc nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ vẫn còn ngổn ngang. Tuy nhiên khoảng 15 năm trở lại đây, nhờ nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu nặng lòng với văn học quốc ngữ Nam Bộ mà việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Nam Bộ đã tiến được một bước đáng kể.

1.      Thành tựu nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ 20 năm gần đây

Sưu tầm, giới thiệu tác phẩm

Trước 1975 giới nghiên cứu miền Nam cũng có để ý đến mảng văn học quốc ngữ Nam Bộ, tuy thành quả nghiên cứu cũng chưa phải thật nhiều. Ở miền Bắc thì dường như ít ai nhắc đến mảng văn học này. Sau khi đất nước thống nhất, suốt 10 năm từ 1975-1985, tình hình nghiên cứu về văn học Nam Bộ cũng chưa tiến thêm được bao nhiêu. Tuy nhiên từ 1987 trở đi, việc nghiên cứu về văn học quốc ngữ Nam Bộ đã tiến triển nhanh hơn hẳn.

Năm 1987, nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của văn học Việt Nam - Truyện  Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, GS. Nguyễn Văn Trung có giới thiệu tác phẩm ấy trong một tài liệu in ronéo dành cho học viên cao học với nhan đề: Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên: Thầy Phiền- Truyện của Nguyễn Trọng Quản, sách do Trường Đại học Sư phạm TP.HCM xuất bản. Trong tập sách ấy ông còn đề cập đến hàng loạt các nhà văn Nam Bộ khác nữa: Nguyễn Khánh Nhương, Trương Duy Toản, Michel Tinh, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt…

Năm 1989 Hội nghị về Hồ Biểu Chánh tổ chức ở Tiền Giang chính thức “chiêu tuyết”cho ông. Hội nghị ấy đã mở đường cho hai nhà xuất bản Tiền Giang và Long An tái bản hàng loạt sách của Hồ Biểu Chánh và một số nhà văn Nam Bộ khác như: Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức, Tân Dân Tử, Bửu Đình, Nguyễn Ý Bửu…

Rải rác trong thập niên 90 Tổng tập văn học Việt Nam  ra đời. Trong các tập 20, 21, 26 có tuyển một số tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Lê  Hoằng Mưu, Nguyễn Văn Vinh, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình…

Năm 2000 Cao Xuân Mỹ có giới thiệu nhiều tác phẩm của nhà văn Nam Bộ, nhất là truyện ngắn của Trần Quang Nghiệp trong Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu TK.XX, 2 tập (Trung tâm Quốc học và NXB.Tổng hợp TP.HCM xb, 1999-2000)

Năm 2002, nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Anh  và các cộng sự cho ra đời công trình Thơ văn nữ Nam Bộ TK.XX (NXB.TP.HCM, 2002), trong đó có giới thiệu khá nhiều văn học nữ Nam Bộ, không chỉ văn mà cả thơ.

Năm 2003 Trung tâm Quốc học xuất bản bộ Văn học Việt Nam (NXB.Văn học). Trong các Quyển I (tập 3, 4, 5), Quyển II (tập 1), Quyển V (tập I) có giới thiệu một số truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình  của văn học Nam Bộ. TK.XX

Nghiên cứu, phê bình văn học

Năm 1988 các nhà nghiên cứu Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp đã phác thảo sơ nét về diễn trình văn học Nam Bộ qua cuốn Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa TK.XX (NXB.TP.HCM, 1988). Sau đó Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp vẫn tiếp tuc theo đuổi mảng đề tài này, đến năm 1999 hai ông cho xuất bản cuốn Những danh sĩ miền Nam (NXB.Tổng hợp Tiền Giang, 1999) trong đó có giới thiệu vắn tắt về Trần Chánh Chiếu, Thượng Tân Thị, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Quang Diêu. Liên tục trên tạp chí Văn, nhà văn Hoài Anh có viết bài giới thiệu về nhiều nhà văn Nam Bộ, sau đó ông đã tập hợp các bài viết này thành cuốn Chân dung văn học (NXB.Hội nhà văn, 2001), trong đó có giới thiệu 28 nhà văn quốc ngữ Nam Bộ từ Trương Vĩnh ký đến Huỳnh Văn Nghệ. Đây có thể coi là một tập hợp nhiều nhất chân dung của các nhà văn Nam Bộ từ trước đến bấy giờ.

Năm 1990 trong Tiến trình văn nghệ miền Nam (NXB.An Giang), Nguyễn Q.Thắng đã giới thiệu sơ giản khoảng 10 cuốn tiểu thuyết Nam Bộ từ Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1887) đến Tam Yên di hận của Nguyễn Văn Vinh. Tiếp tục theo đuổi mảng đề tài này, năm 1999 trong Từ điển tác gia Việt Nam (NXB.Văn hóa thông tin, 1999) ông đã viết hàng mấy chục mục từ về các tác gia văn học quốc ngữ Nam Bộ.

Liên quan trực tiếp đến đề tài văn học quốc ngữ Nam Bộ, có 3 luận án tiến sĩ :

-          Tôn Thất Dụng: Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối TK.XIX đến năm 1932, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội, 1993

-          Cao Xuân Mỹ: Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP TP.HCM, 2001 từ cuối TK.XIX đến đầu TK.XX

-          Lê Ngọc Thúy: Đóng góp của văn học quốc ngữ ở Nam Bộ cuối TK.XIX – đầu TK.XX vào tiến trình hiện đại hóa văn học VN, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP  TP.HCM, 2002

Với một cách thức làm việc nghiêm túc, chú trọng khảo sát tư liệu, cùng những kiến giải sắc sảo, ba luận án này đã đóng góp không nhỏ vào việc tìm hiểu văn học quốc ngữ Nam Bộ.

Các nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Văn Y, Bằng Giang đã có quá trình sưu tập và nghiên cứu lâu dài văn học quốc ngữ Nam Bộ ở miền Nam từ trước 1975, vào thập niên 90 của thế kỷ trước cũng tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng.

Trong Địa chí văn hóa TP.HCM, (tập 2, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình chủ biên, NXB.TP.HCM, 1998), với một bảng thư mục dài, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Y đã phác họa những nét chính bức tranh toàn cảnh về văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX - 1945

Nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh được biết đến từ trước 1975 với công trình Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới (Lửa thiêng xb, S.1974; NXB.TP.HCM 1992, tái bản 2002) lại tiếp tục phát huy những thành quả nghiên cứu của mình trong công trình mới xuất bản gần đây: Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối TK.XX (NXB.Văn nghệ TP.HCM, 2005).

Nhà nghiên cứu Bằng Giang, tác giả cuốn Mảnh vụn văn học sử (Chân Lưu xb, Sài Gòn, 1974), có hai công trình quan trọng: Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Ký (NXB.Văn học, 1994) và Văn học quốc ngữ ở Nam kỳ 1865-1930 (NXB. Trẻ, 1992, tái bản lần thứ nhất 1998). Hai cuốn sách ấy thực sự là cẩm nang cho những người nghiên cứu về vấn đề này.

Gần đây nhất là công trình Tiểu thuyết Nam Bộ cuối TK.XIX đầu TK.XX (NXB.Đại học Quốc gia TP.HCM, 2004) do nhóm tác giả Nguyễn Kim Anh (chủ biên), Nguyễn Thị Trúc Bạch, Hà Thanh Vân, Vũ Văn Ngọc, Hoàng Tùng, Huỳnh Vĩnh Phúc biên soạn, đã giới thiệu khái quát về văn học Nam Bộ cũng như tiểu sử, sự nghiệp của từng tác giả. Đây là công trình công phu, nghiêm túc và dày dặn nhất về văn học Nam Bộ từ trước đến nay.

Nhờ cố gắng của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu mà văn học Nam Bộ dần dần đã được biết đến, đã có được vị trí xứng đáng hơn trong lịch sử văn học dân tộc. Điều ấy được phản ánh qua Từ điển văn học (Bộ mới),NXB.Thế giới, HN, 2004 do các giáo sư Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên, trong đó đã dành gần 20 mục từ cho các tác giả văn học Nam Bộ, các mục từ này chủ yếu do Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Q.Thắng và Trần Hữu Tá viết. Chúng tôi hy vọng rằng trong những lần tái bản sau, số lượng các mục từ dành cho văn học Nam Bộ sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa.

Ở trên chúng tôi đã điểm qua những thành tựu chính trong việc nghiên cứu văn học quốc ngữ những năm gần đây, mặc dù đã đạt được nhiều thành quả, nhưng vẫn còn không ít vấn đề đặt ra.

Trước hết là vấn đề tư liệu. Tư liệu về văn học quốc ngữ Nam Bộ hiện còn rất rải rác,  tàn khuyết rất nhiều. Cần phải có một công trình nghiên cứu sưu tập quy mô lớn với công sức của nhiều người để sưu tầm, chỉnh lý tất cả các tư liệu còn có thể tìm được - cả sách cũng như trên báo chí, để từ đó có kế hoạch bảo tồn, nghiên cứu, giới thiệu cho độc giả, cũng như để lại làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm về lĩnh vực này. Tình trạng thiếu tư liệu, khó khai thác tư liệu làm cho việc nghiên cứu về văn học quốc ngữ Nam Bộ luôn luôn phải làm lại từ đầu, ít có tính kế thừa. Tình trạng ấy làm nản lòng rất nhiều người nghiên cứu cũng như các nghiên cứu sinh, học viên cao học.

Xuất phát từ tình hình đó, từ năm 2005 Đại học Quốc gia TP.HCM đã cấp kinh phí cho Khoa Ngữ văn và Báo chí chúng tôi tiến hành công trình Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học quốc ngữ Nam Bộ với mục đích khảo sát, sưu tầm, chỉnh lý, nghiên cứu toàn bộ tư liệu về văn học quốc ngữ Nam Bộ cả thơ, văn xuôi nghệ thuật, lý luận phê bình. Công trình có sự tham gia đông đảo của nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên ở TP.HCM, Hà Nội, Tiền Giang, Cần Thơ như: Mai Cao Chương, Trần Hữu Tá, Nguyễn Khuê, Cao Tự Thanh, Trương Ngọc Tường, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Lê Tiến Dũng, Võ Văn Nhơn, Cao Xuân Mỹ, Lê Ngọc Thúy, Nguyễn Đức Mậu, Tào Văn Ân, Trần Ngọc Hồng, Nguyễn Văn Hà, Đào Ngọc Chương, Nguyễn Công Lý, Lê Tâm, Phan Mạnh Hùng, Lưu Hồng Sơn, Hồ Khánh Vân, Nguyễn Long Hòa, Lê Thụy Tường Vy, La Mai Thi Gia, Đào Diễm Trang, Trương Nữ Diệu Linh…Đoàn Lê Giang được phân công làm chủ nhiệm đề tài. Ngoài những nhà nghiên cứu, giảng viên nêu trên, còn có sự góp sức của hàng mấy chục nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đã và đang học tập ở Khoa Ngữ văn và Báo chí (Trường Đại học KHXH và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) 5 – 7 năm trở lại đây. Công trình nghiên cứu Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học quốc ngữ Nam Bộ là cơ sở để thực hiện một bộ Tổng tập văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX đến 1945.

2.      Về bộ Tổng tập văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX đến 1945

Nguồn tư liệu để tìm hiểu vấn đề này có nhiều loại: sách, tác phẩm đăng báo, chúng tồn tại dưới dạng bản in, bản chụp microfilm, microfic, photocopy hiện đang được lưu giữ chủ yếu ở thư viện, các hiệu sách cũ và các tủ sách tư nhân.

Báo chí đăng tải và phản ánh đời sống văn học. Muốn tìm hiểu phê bình văn học và tìm những sáng tác đăng báo trước khi xuất bản thành sách thì phải tìm vào kho lưu trữ báo này. Ngoài một số tư nhân có giữ một số báo quý hiếm, thì báo chí chủ yếu nằm ở thư viện Quốc gia, Thư viện Thông tin KHXH, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM, Thư viện KHXH TP.HCM, Thư viện của chủng viện… dưới dạng báo giấy và microfilm. Theo thống kê của chúng tôi, ở Nam Bộ trước 1945 có đến trên dưới 50 tờ báo, trong đó những tờ báo có đăng tải nhiều về văn học quốc ngữ là: Gia Định báo, Thông loại khóa trình, Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn, Nam Kỳ địa phận, Công luận báo, Đông Pháp thời báo, Nam Kỳ kinh tế báo, Phụ nữ tân văn, Tân thế kỷ, Kỳ lân báo, Tiểu thuyết Nam Kỳ, Nữ giới chung, Thần chung, Đuốc nhà Nam, Sống, Mai, Nữ lưu, Đồng Nai, Đại Việt tạp chí, An Hà nhựt báo…

Để khai thác các tờ báo này trước hết cần phải lập thư mục những bài viết có liên quan đến văn học. Công việc ấy đã được hàng chục sinh viên, học viên cao học thực hiện liên tục trong suốt mấy năm trời. Hiện nay đã có thể có một tập thư mục về những tờ báo quan trọng. Những tư liệu này cũng sẽ được công bố để làm tư liệu cho những người nghiên cứu sau này.

Về sách, các thư viện có lưu giữ nhiều sách này là: Thư viện Quốc gia (Hà Nội), Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM, Thư viện KHXH TP.HCM và rải rác ở một số thư viện khác nữa. Tuy nhiên không có thư viện nào giữ được đầy đủ, vì vậy phải tìm thêm sách ở các tủ sách tư nhân. Các nhà nghiên cứu có công sưu tập nhiều tư liệu về văn học Nam Bộ là các ông Vương Hồng Sển, Bằng Giang, Nguyễn Văn Y (các tác giả trên đã mất) và những nhà nghiên cứu có công trình về văn học Nam Bộ đã kể ở trên. Qua thực tế sưu tầm, chúng tôi còn thấy có một nguồn sách về văn học Nam Bộ quan trọng nữa đang nằm ở trong tủ sách của dân và những hiệu sách lẻ. Nhiều gia đình đã giữ gìn những cuốn sách của Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Thế Phương, Ngọc Sơn…như của gia bảo, sách được cất trong tủ, được đóng thành gánh treo trên xà nhà (vì sách ông cha để lại, dặn phải giữ gìn). Và tất nhiên cũng có một số đã bị đem bán cho các hiệu sách cũ. Chúng tôi đã tìm đến gia đình hậu duệ của hàng chục nhà văn Nam Bộ, và được cung cấp những tư liệu vô cùng quý giá: gia phả, giấy tờ có liên quan, kỷ vật, và cả một số tác phẩm tưởng đã mất từ lâu.  

Theo thống kê của chúng tôi, có lẽ chưa thật đầy đủ, số người sáng tác văn học có sách đã được xuất bản ở Nam Bộ từ đầu cho đến 1945 là trên 200 tác giả. Số lượng tác phẩm thì khó có thể có con số chính xác, chúng tôi từng lập ra thư mục khoảng trên 700 cuốn sách – tất nhiên phải hiểu là có nhiều cuốn khổ nhỏ, dày chừng vài trang là những bài vè, truyện ngắn được in riêng thành quyển như: Bất cượng của Trương Vĩnh Ký- 8 tr, Giấc mộng anh thợ vẽ của Khổng Lồ - 12 tr…, cho đến những tiểu thuyết dày hàng 400, 500 trang trở lên như các bộ tiểu thuyết của Phú Đức: Bà chúa đền vàng dày 438 tr, Lửa lòng – 858 tr…

Hiện nay số lượng tác phẩm của từng tác giả chúng tôi đã thu thập được có thể kể như sau:

-          Trương Vĩnh Ký, nhà văn quốc ngữ tiên phong, số lượng tác phẩm của ông theo Bằng Giang là 118 cuốn. Tuy vậy, trong số ấy có rất nhiều sách tiếng Pháp, sách dạy tiếng. Sách bằng tiếng Việt của ông có nhiều loại, trong đó sưu tập, dịch, phiên âm chú giải chiếm số lượng lớn. Tổng cộng số này trên 50 quyển. Chúng tôi đã thu thập được khoảng 30 quyển.

-          Huỳnh Tịnh Của, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn học, nhà thơ, có khoảng 15 quyển, đã sưu tập được hơn 10 quyển.

-          Trương Minh Ký, nhà dịch thuật, nhà thơ du ký, có khoảng 30 quyển, đã sưu tập được 17 quyển.

-          Nguyễn Trọng Quản, nhà tiểu thuyết đầu tiên, có 1 tác phẩm, đã sưu tập được bản in lần thứ nhất và bản dịch ra tiếng Pháp.

-          Trương Duy Toản, nhà văn, nhà hoạt động duy tân, có 4 quyển, đã sưu tập được 3 quyển.

-          Lương Khắc Ninh, nhà báo, nhà thơ duy tân, có hàng mấy trăm bài báo và thơ, đã sưu tập được phần lớn.

-          Trần Chánh Chiếu, nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng, có 9 quyển, đã sưu tập được 7 quyển.

-          Hồ Biểu Chánh, nhà văn hàng đầu Nam Bộ, có trên 60 quyển, đã sưu tập được đầy đủ trong đó có cả hồi ký hết sức quan trọng của ông.

-          Lê Hoằng Mưu, nhà văn của những thử nghiệm táo bạo, có 21 quyển, đã sưu tập được 17 quyển.

-          Biến Ngũ Nhy, nhà văn viết truyện trinh thám đầu tiên của nước ta, có 12 quyển, đã sưu tập được đủ.

-          Nguyễn Chánh Sắt, nhà văn, dịch giả “truyện Tàu” trứ danh, có 21 quyển, đã sưu tập được 17 quyển.

-          Tân Dân Tử, nhà tiểu thuyết lịch sử hàng đầu, có 5 quyển, đã sưu tập được đầy đủ.

-          Phạm Minh Kiên, nhà tiểu thuyết lịch sử và xã hội, có 18 quyển, đã sưu tập được 16 quyển.

-          Bửu Đình, nhà tiểu thuyết xuất thân từ hoàng tộc trở thành người tù Côn Đảo, có  22 quyển, đã sưu tập được 20 quyển.

-          Phú Đức, nhà tiểu thuyết trinh thám, võ hiệp cự phách, có 22 quyển, đã sưu tập được 19 quyển.

-          Phan Thị Bạch Vân, nhà văn, người tù chính trị vì hoạt  động nữ quyền, có 9 quyển, đã sưu tập được 8 quyển.

-          Trần Quang Nghiệp, nhà văn của thể loại truyện ngắn, có 26 tác phẩm, đã sưu tập được đầy đủ.

-          Nguyễn Văn Vinh, nhà văn, nhà giáo yêu nước, có 3 quyển, đã sưu tập được đầy đủ.

-          Sơn Vương, nhà văn, tướng cướp, người  tù khổ sai, có 29 quyển, đã sưu tập được gần đủ.

-          Nguyễn Bửu Mọc, nhà văn xã hội tả chân, có 10 quyển, đã sưu tập được đầy đủ.

-          Việt Đông, nhà văn thị trường, có 62 quyển, đã sưu tập được 29 quyển.

-          Nguyễn Thới Xuyên, Phan Huấn Chương, mỗi nhà văn đều có 1 tác phẩm được giải thưởng báo Đuốc nhà Nam, đã sưu tập đầy đủ.

-          Trần Hữu Độ, Nguyễn An Ninh, hai nhà cách mạng, nhà văn đã có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tập về ông mới xuất bản gần đây.

-          Nguyễn Thế Phương, nhà báo, nhà tiểu thuyết trường thiên liên hoàn, có 25 quyển, đã sưu tập được 9 quyển.           

-          Nguyễn Ý Bửu, nhà văn thời sự, có 3 quyển, đã sưu tập được 2 quyển.

-          Dương Minh Đạt, nhà văn viết về những nhân vật anh hùng, có 9 quyển, đã sưu tập được đầy đủ.

-          Dương Quang Nhiều, nhà tiểu thuyết xã hội, có 10 quyển, đã sưu tập được 7 quyển.

-          Cẩm Tâm, nhà văn tâm lý xã hội, có 14 quyển (trong đó có tác phẩm được giải thưởng báo Đuốc nhà Nam), đã sưu tập được đầy đủ.

Tổng tập văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX – 1945 sẽ bao gồm các tác giả trên, ngoài ra còn có tuyển tập để đưa vào những tác giả ít nổi tiếng hơn.

Để hoàn chỉnh bức tranh văn học quốc ngữ Nam Bộ thì không thể thiếu được những mảng về thơ và phê bình văn học.

-         Về thơ, thơ quốc ngữ Nam Bộ bao gồm các truyện thơ cận đại: Thơ Sáu Trọng, Thơ Thầy Thông Chánh, Thơ Cậu Hai Miêng…, thơ của các tác giả nổi tiếng trước Thơ mới như: Thượng Tân Thị (tác giả mười bài Tục khuê phụ thán), Nguyễn Liêng Phong (tác giả hai tập thơ Nam Kỳ phong tục nhân vật diễn ca, Điếu cổ hạ kim tập), Sương Nguyệt Anh… cho đến các nhà Thơ mới Nam Bộ: Nguyễn Thị Manh Manh, Lư Khê, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Hồ Văn Hảo, Huy Hà…Thơ của họ ngoài một số ít thi tập ra, phần nhiều được đăng rải rác trên các báo. Chúng tôi đã sưu tập được trên 200 bài.

-         Về phê bình văn học, ngoài Kiều Thanh Quế có thể coi như nhà phê bình văn học chuyên nghiệp duy nhất của văn học Nam Bộ, thì tư liệu về phê bình văn học là các bài tựa, bạt trong một số tiểu thuyết, và quan trọng hơn cả là những bài phê bình giới thiệu tác phẩm và tranh luận văn học trên báo chí. Từ việc lập thư mục các báo, chúng tôi có thể hình dung ra bức tranh phê bình văn học Nam Bộ khá phong phú, đa sắc, trong đó nổi bật lên là các cuộc tranh luận về Truyện Kiều, về tiểu thuyết của Lê Hoằng Mưu, Hồ Biểu Chánh, và nhất là cuộc tranh luận về Thơ mới.

Sau khi sưu tập đầy đủ tư liệu trong khả năng có thể, thì việc chỉnh lý, chú thích các tác phẩm của từng tác giả là một công việc không kém phần khó khăn. Với mục đích vừa đảm bảo trung thành với nguyên tác, lại vừa có thể giúp cho độc giả rộng rãi dễ dàng thưởng thức, chúng tôi đề ra nguyên tắc là: chính tả thì sửa nhưng phương ngôn giữ nguyên. Ví dụ một đoạn như sau trong Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân của Trương Duy Toản:

“Vương Thế Trân liền nép lại nơi cội cây mà coi bọn ấy làm gì cho biết: giây phúc thấy có hai người đi đầu, tuổi tác xấp xỉ nhau, chừng bốn mươi ngoài, theo sau chừng mươi kẽ tùy tùng, thảy đều cỡi ngựa, phăn phăn đầu kia đi lại, đến gần lại nghe người đi trước day lại hỏi một người tùy tùng rằng: “Có phải lối này chăng?” – Người ấy liền thưa rằng: “Phải”- Người kia hỏi lại: “Sao mà chẳng thấy?””([2])

Như trên, những từ có gạch chân là phương ngôn / cổ ngữ thì giữ nguyên, còn những từ gạch chân và in đậm là sai chính tả, phải sửa lại.

3.      Triển vọng nghiên cứu về văn học Nam Bộ:

  Việc sưu tập đầy đủ tư liệu về văn học Nam Bộ sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới.

   Trước hết là văn học sử. Người nghiên cứu phải trả lời nhiều câu hỏi đặt ra:

-         Giá trị, phong cách, vị trí của từng nhà văn Nam Bộ đối với văn học vùng và văn học dân tộc như thế nào?

-         Đối với văn học Nam Bộ, với tư cách là một vùng văn học, cách chia giai đoạn văn học như thế nào? Có thể dùng cái khung chung mà chúng ta vẫn chia lâu nay: Từ đầu đến 1930/ 1932, từ 1930/ 1932 đến 1945 được không? Lấy gì để làm mốc đánh dấu sự thay đổi đó? Hay không cần phải phân kỳ như vậy?

-         Phương pháp sáng tác, các khuynh hướng trong văn học Nam Bộ là gì? Có thể dùng mô hình: khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực phê phán và khuynh hướng cách mạng như lâu nay được không?

-         Đặc điểm của văn học Nam Bộ là gì, nếu so với văn học toàn quốc?

-         Có thể nói tới thi pháp tác giả ở một số nhà văn Nam Bộ, hay thi pháp thể loại (thơ, tiểu thuyết), thi pháp vùng văn học… được chăng?

-         Mối quan hệ giữa công chúng và sáng tác như thế nào trong đời sống văn học Nam Bộ. Đặc tính của văn học Nam Bộ có liên quan như thế nào đến thị hiếu của độc giả ở đây?

        Không chỉ nghiên cứu về văn học sử, những tư liệu về văn học Nam Bộ còn mời gọi nhiều ngành nghiên cứu khác nữa như: ngôn ngữ học, nghệ thuật học, văn hóa học, xã hội học…

        Có thể nói văn học quốc ngữ Nam Bộ “đặt hàng” các nhà ngữ học nhiều công trình trong những lĩnh vực khác nhau.

            Trước hết là phương ngôn / cổ ngữ. Trong các tác phẩm văn học Nam Bộ có vô số những từ địa phương, cổ ngữ không dễ hiểu chút nào với người đọc hiện nay, ví dụ như trong Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Thiên Trung dưới đây (những từ in đậm gạch chân):

-         “Việc ấy cũng còn hưởn dãi”

-         “Tía ở nhà gởi bạc ở hãng Băn nhiều lắm” (tr.21)

-         “day lại, phụ nhĩ với Tố Anh rằng” (tr.28)

-         “anh cứ khổ hạo củ mà ra dấu cho em” (tr.29)

-         “bảo chấp tiên  đậu xe ngoài đường”

-         “tưởng là trẻ a hườn đi chơi về” (tr.31)

Có thể từ việc giải thích phương ngôn, cổ ngữ mà làm một cuốn từ điển về phương ngôn, cổ ngữ Nam Bộ.

Không chỉ từ vựng mà ngữ pháp (cấu trúc câu, cách dùng hư từ) trong các tác phẩm văn học quốc ngữ Nam Bộ cũng có nhiều điểm khác so với tiếng Việt hiện đại.

Về chính tả, có thể thống kê các kiểu loại sai chính tả thường gặp, tần số các từ hay sai… để làm một cuốn từ điển chính tả dành riêng cho học sinh Nam Bộ.

            Trong kho tàng văn học quốc ngữ Nam Bộ còn lưu giữ một số lượng không nhỏ, đến hàng trăm kịch bản tuồng, cải lương mà  ít có người nghiên cứu nào để mắt tới. Có thể kể ra đây một số vở trong giai đoạn đầu:

-          Tiên Bữu thơ tuồng, Đặng Lễ Nghi, Đinh Thái Sơn, In lần thứ 1, S.Phát Toán xb, 1908

-          Bài ca cải lương, Nguyễn Thường Ký sưu tập, In lần thứ 1, S. Impr. Nguyễn Văn Viết, 1922

-          Tối độc phụ nhơn tâm, tuồng hát cải lương, Triệu Văn Yên, Sài Gòn, Impr J. Nguyễn Văn Viết, 1922

-          Bội phu quả báo, tuồng hát cải lương, Nguyễn Trọng Quyền soạn, S.Impr. du Centre, 1923

-          Bên tình bên nghĩa, tuồng hát cải lương, Trần Quang Hiển, H. : Impr. Mạc Đình Tư, 1924

-          Trinh nữ sự nhị phu (Gái trinh thờ hai chồng), tuồng cải lương, Dương Bá Tường, In lần thứ 1, S. Impr. Nguyễn Văn Viết, 1924

-          Hồng phấn phiêu lưu,  tuồng hát cải lương ba hồi, Vương Gia Bật, In lần thứ 1,  S.Impr. de l'Union Nguyễn Văn Của, 1924 …

Đấy là những tư liệu vô giá cho việc nghiên cứu lịch sử sân khấu Việt Nam, cụ thể là cải lương Nam Bộ.

Triển vọng nghiên cứu về văn học quốc ngữ Nam Bộ rất lớn, trong đó công việc có thể hoàn thành ngay trước mắt là bộ Tổng tập về vùng văn học này như đã nói ở trên. Tuy nhiên để thúc đẩy thêm việc nghiên cứu, giới thiệu và lưu giữ những giá trị của mảng văn học này, chúng tôi thấy có một số việc nên làm:

-         Xây dựng một trang web về văn học Nam Bộ, vừa là để đưa văn học đến với mọi người, vừa làm diễn đàn giao lưu giữa những người nghiên cứu, để có thể bổ sung tư liệu và trao đổi kết quả nghiên cứu([3]).

-         Đã đến lúc TP.Hồ Chí Minh nên nghĩ đến xây dựng Bảo tàng văn học Nam Bộ. Hiện con cháu các nhà văn còn giữ ít nhiều kỷ vật, nếu không có kế hoạch sưu tầm, gìn giữ thì sẽ mất mát thất lạc hết.

-         Ở các tỉnh cũng nên xây dựng các nhà lưu niệm về các nhà văn, nhằm gìn giữ di vật, tác phẩm của nhà văn, thể hiện thái độ tri ân, và giáo dục thế hệ trẻ, về phương diện du lịch thì cũng là điểm tham quan cần thiết và thú vị.

Chúng tôi nghĩ văn chương nếu không gìn giữ, không giới thiệu, phê bình, nghiên cứu, giảng dạy thì dù có hay đến mấy cũng sẽ bị rơi vào quên lãng.

 

                                                                        TP.HCM, tháng 5 năm 2006

                                                 (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7 năm 2006, Viện Văn học, HN)

 

CHÚ THÍCH



[1] Nguyễn Văn Trung: Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên: Thấy Phiền- Truyện của Nguyễn Trọng Quản, bản in roneo, Đại học Sư phạm TP.HCM xb, 1987, tr.17

[2]  Trương Duy Toản: Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân, Sài Gòn, F.H.Schneider Imprimeur-Editeur, 1910, tr.2

[3] Có thể tham khảo trang web: www.hobieuchanh.com của TS.Trang Quan Sen, Phan Tấn Tài ở nước ngoài.

 

Lê Hoằng Mưu-Nhà văn của những thử nghiệm táo bạo đầu thế kỷ XX

Lê Hoằng Mưu sinh năm 1879 tại Cái Cối, làng An Hội, tổng Bảo Hựu, hạt Bến Tre (nay thuộc thị xã Bến Tre), xuất thân từ một gia đình tân học (cha là Lê Văn Dinh, nguyên là thông ngôn đề hình). Ngoài tên thật của mình, ông còn được nhiều người trong làng báo làng văn biết đến với bút hiệu Mộng Huê Lầu (ghép mẫu tự của Lê Hoằng Mưu). Ông còn ký là Le Fantaisiste, Hoằng Mưu. Theo Nguyễn Liên Phong, tác giả Điếu cổ hạ kim thi tập, Lê Hoằng Mưu có “hình trạng nho nhã, trung người, tánh nết thông minh thiệp liệp, có khoa ngôn ngữ”.

Các cứ liệu xác định năm sinh, năm mất Cao Bá Quát

Cao Ba Quat

 

Lâu nay viết về Cao Bá Quát người ta thường ghi năm sinh của ông là 1808, hoặc 1809 và thường có dấu chấm hỏi đi kèm. Đối với năm mất của Cao Bá Quát, ta cũng gặp tình hình tương tự, dù năm mất của ông có phần dễ xác định hơn, có người ghi 1854, có người ghi 1855, thậm chí có người ghi 1850 hoặc 1857, và đôi khi cũng đánh dấu hỏi kèm theo[1].

Năm sinh của Cao Bá Quát được ghi 1808, được nhiều người chú ý và có sức thuyết phục hơn cả, là dựa vào kết quả nghiên cứu của Chu Thiên và của Tảo Trang:

- Chu Thiên căn cứ vào bài Cảm tác, được ông coi là của Cao Bá Quát, trong đó có câu:

Tự Đức tứ niên thư ký lạp,

Nguyên tiêu tứ ngũ biệt kinh đô.

Nghĩa là:             “Năm Tự Đức thứ tư (= 1851), thư gửi đi tháng chạp,

Rằm tháng giêng (= 1852), tuổi 45 từ biệt kinh đô”.

Năm 1852, tác giả 45 tuổi (ta), tính ra năm sinh của Cao Bá Quát là 1808(1).

- Tảo Trang căn cứ vào bài Thiên cư thuyết được xác định là của Cao Bá Quát viết năm Nhâm thìn (1832), trong đó có đoạn: “Với tuổi của tôi, mới hai kỷ mà đã thấy núi sông thành quách cũ thay đổi ba lần…” (Dĩ dư niên phủ nhị kỷ, nhi sơn hà thành quách chi cựu, tam duyệt kỳ biến cải ...). Cuối bài Thiên cư thuyết có ghi: “Tháng mạnh thu, năm Nhâm thìn (1832)”, tính ra Cao Bá Quát sinh năm 1808(2). Ở đây, chính Tảo Trang ngờ rằng bài Cảm tác không phải là thơ của Cao Bá Quát nhưng kết luận của ông từ bài Thiên cư thuyết lại hoàn toàn trùng với kết luận của Chu Thiên.

Gần đây khi khảo sát thơ chữ Hán Cao Bá Quát còn ghi chép lại đến ngày nay, chúng tôi nhận ra bài Tặng Di Xuân cũng cho phép kết luận Cao Bá Quát sinh năm 1808. Đây là bài thơ đáng tin cậy vì có mặt trong các tập thơ Cao Bá Quát hiện lưu ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Cao Mẫn Hiên tiên sinh thi, ký hiệu A. 1494, tr. 55; Cao Chu Thần thi tập, ký hiệu VHv. 1434/1, tr. 45; Cúc Đường thi loại, ký hiệu VHv. 1433, tr. 18b; Chu Thần thi tập, ký hiệu A. 2762, tr. 19b; Cao Chu Thần thi tập, ký hiệu A. 299, phần sau: Chu Thần Cao ngâm tập, tr. 11b. Bốn câu đầu của bài thơ như sau:

Thất niên tương thức tối tương thân,

Hành chỉ tâm kỳ cửu hứa chân.

Đồng tuế khước vi đồng bệnh khách,

Nại nhàn câu thị nại quy nhân.

Dịch nghĩa:                    Bảy năm quen nhau rồi rất thân nhau,

Mọi việc động tĩnh đều lấy chân tâm mà hẹn ước.

Bạn cùng tuổi lại vừa là khách cùng bệnh,

Người thích cảnh nhàn đều là người thích về vườn.

Chữ đồng tuế trong câu 3 có nghĩa là “thi đỗ cùng khoa” hoặc “sinh cùng năm”. Khảo sát thì thấy Cao Bá Quát và Di Xuân (tên tự của Diệp Xuân Huyên) là sinh cùng năm chứ không phải đỗ cùng khoa. Theo Quốc triều đăng khoa lục(3) thì Di Xuân sinh năm Mậu thìn (1808), đỗ Cử nhân khoa Mậu tý (1828), đỗ Phó bảng khoa Mậu tuất, Minh Mạng thứ 19 (1838), năm 31 tuổi, còn Cao Bá Quát chỉ đỗ Cử nhân năm 1831. Như vậy, Cao Bá Quát cùng sinh năm Mậu thìn (1808) với Di Xuân.

Với những căn cứ trên, có thể khẳng định Cao Bá Quát sinh năm 1808.

Về năm mất của Cao Bá Quát, theo tài liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn - sách Đại Nam thực lục chính biên - có ghi Cao Bá Quát chết trận vào tháng 12 năm Giáp dần(4). Thời điểm này tương ứng với tháng 1 năm 1855 (Dương lịch). Có người ghi năm mất của Cao Bá Quát là 1854, hoặc cuối 1854, có lẽ do không chú ý năm Âm lịch (Giáp dần) còn gồm cả tháng 1 năm Dương lịch (1855) sau đó. Sách Đại Nam thực lục chính biên còn ghi Cao Bá Quát bị chết trận; viên suất đội Đinh Thế Quang có công bắn chết Cao Bá Quát nên được thăng cai đội(5). Theo Chu Thiên, việc Cao Bá Quát bị chết trận còn được xác định căn cứ vào một bài văn chép trong Tùng viên thi tập của Hoàng giáp Phạm Văn Nghị (1805-1880) là người đồng thời với Cao Bá Quát, trong đó có câu “…Lê Duy Cự… máu nhơ xe cũi; Cao Bá Quát… hồn rụng đạn bay”(6) và trong quyển Tùng song di vận ở bộ Ngô gia văn phái, ký hiệu A. 117, của Thanh Xuyên cư sĩ Cường phủ công (tức Ngô Thì Giai, 1818-1881, cháu Ngô Thì Nhậm) có chép một bài thơ nói về cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát, nhan đề Cao Bá Quát tử trận(7). Gần đây, trong bộ Đại cương lịch sử Việt Nam, nhóm soạn giả gồm Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (1998) cũng viết: “Đầu năm 1855, … Trong cuộc chiến đấu ác liệt Cao Bá Quát trúng đạn chết”(8)..

Vậy cũng có thể khẳng định Cao Bá Quát mất vào tháng 1 năm 1855 (tháng Chạp năm Giáp dần, Tự Đức thứ 7).

N.N.Q.

---o0o---

Chú thích:

1. Chu Thiên (1963), “Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương”, in trong Thông báo khoa học, tập 1 - Sử học (của Trường Đại học Tổng hợp), Nxb. Giáo dục, tr. 67-82.

2. Tảo Trang (1963), Góp thêm tài liệu về năm sinh và chỗ ở của Cao Bá Quát, tạp chí Văn học, Hà Nội, số 5, tháng 11, tr. 65-70.

3. Quốc triều đăng khoa lục (1974), bản dịch của Trúc Viên Lê Mạnh Liêu, Trung tâm Học liệu, Bộ Văn hoá Giáo dục và Thanh niên in lần thứ hai, Sài Gòn, tr. 63.

4, 5. Quốc sử quán Triều Nguyễn (chữ Hán), Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch (1973), Đại Nam thực lục chính biên, tập XXVIII, Đệ tứ kỷ I –Tự Đức năm thứ 7-11 (1854-1858), Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 85.

6. Chu Thiên (1963), tài liệu đã dẫn, tr. 69.

7. Chu Thiên (1964), Một bài thơ nói về việc Cao Bá Quát tử trận, tạp chí Văn học, Hà Nội, số 12, tr. 93-94.

8. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I (từ thời nguyên thuỷ đến 1858), Nxb. Giáo dục, tr. 460.

-----------------------------



[1] Chỉ riêng sách giáo khoa Văn học 11 - Tập một, phần Văn học Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Nguyễn Đình Chú và Trần Hữu Tá chủ biên, Nxb. Giáo dục ấn hành gần đây cũng có sự thay đổi, điều chỉnh, cho thấy biểu hiện chưa ổn định về tư liệu. Bản in năm 2000, 2001 của sách này, trang 19, chú năm sinh năm mất của Cao Bá Quát là 1808 - 1855; thì bản in các năm 2002, 2003, 2004 cũng sách này, trang 19, chú lại là 1809 - 1854.

Con người trong thơ Hàn Mặc Tử

 

Con người luôn luôn là vấn đề trung tâm của văn học ở bất cứ thời đại nào. Thơ mới 1932-1945 đã cho chúng ta hình ảnh về con người trong quan hệ tình yêu, trong trạng thái mộng mơ, buồn sầu, cô đơn, đặc biệt đã chú trọng khắc hoạ hình ảnh con người trong tiềm thức. Hàn Mặc Tử là nhà thơ đã có rất nhiều đóng góp về phương diện này. Con người trong thơ ông được cảm nhận qua những mặt sau:

Văn học kịch Việt Nam với đề tài lịch sử

Ly Hoan Thuc TramLý Hoàn Thục Trâm, sinh năm 1971 tại Vĩnh Long. Học chuyên ngành Văn học, Khoa Ngữ văn và Báo chí, khoá 1989 - 1993. Thạc sĩ Ngữ văn. Công tác tại Phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. Hiện đang là NCS chuyên ngành Văn học so sánh tại Hoa Kỳ.

Nhà văn hóa Đông Hồ

Nhà thơ Đông Hồ tên khai sinh là Lâm Tấn Phác, sinh ngày 16 tháng 2 năm Bính Ngọ, nhằm ngày 10.03.1906 tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Mồ côi cha mẹ sớm, Đông Hồ được người bác là  Hữu Lân Lâm Tấn Đức, một nhà Nho nổi tiếng văn hay chữ tốt dạy dỗ. Do tổ tiên mấy đời đều ở ven Đông Hồ Ấn Nguyệt, một thắng cảnh trong Hà Tiên thập cảnh, nên khi bắt đầu sáng tác, ông đã lấy bút hiệu là Đông Hồ. Ông còn có các bút hiệu khác như Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am... và còn có tự là Trác Chi.  

Tìm hiểu phương thức “huyền thoại hóa” trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới

                                            
1. Quá trình phát triển của tư tưởng nhân loại, xét về lịch sử, giống như dòng sông cuồn cuộn chảy. Và trong sự “vận hành” ấy, có những cái rơi rớt lại nhưng có cái vẫn còn theo mãi cho đến khi “dòng sông tư tưởng” ấy hòa mình vào “đại dương tư tưởng” mênh mông.
Trong buổi bình minh của lịch sử, con người cổ xưa đã biết sáng tác những “huyền thoại” bằng tư duy “mơ hồ, không tách bạch, không phân hóa” của mình để giải thích một số hiện tượng tự nhiên. Cho đến bây giờ, với sự xuất hiện những “kỹ thuật văn chương” hiện đại, tư tưởng huyền thoại ấy tưởng không còn được nhắc đến nữa nhưng thực sự, nó đã “phục sinh” lại với mức độ đáng kinh ngạc bắt đầu từ châu Mỹ La tinh vào những năm 60 của thế kỷ XX. Những sáng tác này tạo thành trào lưu văn học theo “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Các nhà văn của trào lưu này thường mượn những truyền thuyết dân gian xưa để tạo ra các huyền thoại mới. Các tác phẩm vừa có những cảnh tượng ly kỳ hư ảo, vừa có những chi tiết và hoàn cảnh hiện thực, gây cho người đọc cảm giác về những hiện tượng nghịch lý” (trang 53).
Nhắc đến phương thức “huyền thoại hóa” không thể không kể đến các sáng tác của Kapca. Trong những tác phẩm của mình, ông miêu tả tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết nổi giữa cá nhân và xã hội cũng như những mâu thuẫn bên trong tâm hồn nhân vật. Nhà văn coi bản chất của thế giới và con người như là một cái gì “phi lý, quái dị, không nhận thức được”. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Vụ án, Kapca đã xây dựng những biểu tượng nghệ thuật. Ông không miêu tả những sự việc có thật mà chú ý miêu tả những cái không cụ thể (khu phố, giới công thương…). Ngay cả nhân vật của tác phẩm cũng không được miêu tả cụ thể. Đó là một con người tên K., tự nhiên bị kết án. K. không hiểu bị kết án tội gì, ông tìm đến những vị chức trách tìm cách biện minh cho mình nhưng không ai biết, không ai giải đáp. K. chết như một con chó. Đời thật phi lý.
Thật ra, các chi tiết, sự việc trong tác phẩm không có cái gì quái dị hay hoang đường nhưng lại mang tính biểu trưng cao (biểu trưng là nét cơ bản của huyền thoại). Chính sự không hòa hợp giữa con người với cuộc đời, với xã hội mới là cái “vô lý và quái dị”. Điều này cũng được thể hiện qua truyện ngắn Hóa thân. Nhân vật trong tác phẩm hóa thành con gián, cắt đứt quan hệ với gia đình, với thế giới bên ngoài. Xamxa tự vật lộn với chính bản thân mình, muốn tiếp xúc với ngoại cảnh nhưng không được. Đây chính là bi kịch. Qua tác phẩm, Kapca cho thấy sự vô lý của cuộc sống: cá nhân con người không thể hòa hợp với gia đình, với thế giới xung quanh để cuối cùng biến thành con vật.
Một tác phẩm cũng sử dụng khá thành công phương thức“huyền thoại hóa” là Trăm năm cô đơn của Macket. Trong tác phẩm, nhà văn đã đưa vào nhiều thực tại để mô tả và đẩy những cái có trong hiện thực thành những cái “phi hiện thực”, thậm chí trở thành cái quái dị. Chẳng hạn, trong tác phẩm có chi tiết Rémédiod- người đẹp đang tồn tại giữa trần thế lại không thuộc về cõi thế tục mà nàng đang sống nên cuối cùng Rémédiod bay lên trời. Hoặc có nhiều chi tiết không thực nhưng do nhà văn căn cứ vào cảm quan của mình mà sáng tạo ra: những trận mưa lụt, mưa hoa, cái đuôi lợn của con người, vụ thảm sát 3000 người ở Côlômbia…
Qua cái có thực và cái không có thực, qua số phận của từng con người, tác giả Trăm năm cô đơn muốn thể hiện một hiện thực: đó là sự tù đọng, trì trệ của xã hội Mỹ-Latinh thời bấy giờ cũng như kêu gọi con người đoàn kết để thoát khỏi sự trì trệ ấy.
Tóm lại, sự bùng nổ của văn xuôi Mỹ- Latinh trong đời sống văn học thế giới những năm 60 đã khẳng định được vị trí của “kiểu sáng tác huyền thoại” trong văn học hiện đại. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định: “Trong văn học thế giới suốt từ đầu đến cuối thế kỷ này, kiểu sáng tác huyền thoại vẫn luôn luôn sống động, thu hút nỗ lực của nhiều tác giả lớn”11 Lại Nguyên Ân – Văn học, huyền thoại, huyền thoại văn học – Tạp chí văn học số 3/ 1992, tr.58.
2. Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại chưa sử dụng phương thức “huyền thoại hóa” một cách phổ biến, một số tác phẩm chỉ mới manh nha viết theo phương thức này. Tuy chưa xuất hiện đậm nét song chúng ta vẫn coi đây là một phương diện cách tân nghệ thuật đáng chú ý, góp phần làm phong phú thêm phương diện thể hiện hiện thực, thể hiện số phận con người và tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm.
2.1 Trong Lời nguyền hai trăm năm, để thể hiện sự trừng phạt ghê gớm của số phận, sự sòng phẳng đến lạnh lùng của cuộc sống đối với con người, nhà văn Khôi Vũ đã sử dụng khá linh hoạt thủ pháp này. Nhờ thủ pháp “huyền thoại, huyền ảo” kết hợp với thủ pháp “đồng hiện”, tác giả đã hòa trộn những bức xúc, những xô xát quyết liệt của cuộc sống hôm nay với cái huyền bí, mờ ảo của lịch sử hai trăm năm trước thành một dòng chảy không ngừng. Hai năm năm nghiệt ngã một lời nguyền- lời nguyền phải làm điều ác tâm mới có nguời “nối dõi tông đường”, dòng họ Lê bốn đời liền phải sống trong lo âu, phải làm điều thất đức. Người duy nhất của dòng họ Lê đời thứ năm lại quyết tâm “hóa giải” lời nguyền. Để cưỡng lại sự nghiệt ngã của cuộc đời, Hai Thìn đã đấu tranh không chỉ chống lại những ràng buộc, những chèn ép của cuộc sống hiện tại mà còn phải gạt bỏ những ám ảnh của quá khứ.
Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng được hai tuyến nhân vật  đối ngược nhau. Một bên là những người luôn tin vào điều thiện, quyết chống lại cái ác (Hai Thìn, ông Bảy, Lài…). Một bên là những con người không có nhân cách, mù quáng, dã tâm- những con người “trước sau cũng bị quẳng vào sọt rác của lịch sử” (Năm Mộc, Sáu Khế, Năm Hường…).
Cuộc sống là một chuỗi những cuộc săn tìm cái đẹp. Con người sống luôn hướng đến cái thiện - mỹ, chừng nào cái ác còn tồn tại, chừng ấy bất hạnh còn đến với con người. Qua tác phẩm, nhà văn muốn kêu gọi con người phải quyết liệt chống lại cái ác. Cuộc sống tốt đẹp không ở đâu xa, ở ngay trên mảnh đất mà mình đang sống; làm những điều tốt đẹp, đem lại hạnh phúc cho mọi người cũng có nghĩa là chúng ta đem lại hạnh phúc cho chính mình.
Lời nguyền hai trăm năm được xây dựng trên nhiều yếu tố không thực, hư ảo. Đó là lời nguyên ác độc và ghê rợn. Nhưng niềm tin vào cuộc sống, vào những điều tốt đẹp mà tác phẩm đem lại cho con người là hoàn toàn có thật. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà khi bàn về chức năng của văn học, tác giả Huỳnh Như Phương đã khẳng định: “Nghĩ rằng văn học có thể làm cho trên thế gian này cái thiện thắng cái ác, đó là một ảo tưởng. Nhưng văn học có thể góp phần giữ cái thiện ở thế cân bằng với cái ác, làm cho cái thiện không bị chao đảo, ngả  nghiêng, mất tự tin vào chính mình”11 Huỳnh Như Phương- Văn học trên con đường dân chủ hóa-Tạp chí văn học số 4/1991, tr.14- 17.
.
2.2. Một dạng sáng tác sử dụng phương thức “huyền thoại hóa” mà chúng ta gặp trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là các nhà văn mượn điển tích hoặc tạo ra những “huyền tích” riêng cho tác phẩm của mình. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Thiên sứ, tác giả Phạm Thị Hoài đã sáng tạo ra nhân vật cô bé Hoài với những chi tiết kỳ lạ. Sau khi  vô tình đặt chân vào “vườn cấm của papa” (tủ sách gia đình), cô bé Hoài nhận thấy mình “đã lãnh trọn tội tổ tông” và vĩnh viễn “không bao giờ còn trinh trắng nữa” nên có một hành vi “dị thường”: quyết định “đình tăng trưởng” ở tuổi mười bốn. Vì “không muốn trở thành người lớn”, bé Hoài đã “trút kinh nguyệt một lần cho mãi mãi, vắt bỏ, cạn kiệt, tẩy sạch mọi khả năng thành một người đàn bà như những người đàn bà, một kẻ trưởng thành như tất cả những kẻ trưởng thành trên thế gian ” khi đến tắm ở vòi nước công cộng (tr. 98). Và như thế, sau “lễ rửa tội năm tiếng đồng hồ” ấy, cô bé Hoài vẫn ở tuổi mười bốn (một mét hai mươi nhăm, ba mươi kg, đuôi sam) trong khi chị Hằng- người chị sinh trước chưa đầy một phút xinh đẹp như một nàng tiên cá. Cô bé ấy đã “đình tăng trưởng”- giữ nguyên tuổi mười bốn để không hòa nhập vào thế giới người lớn, để quan sát cuộc sống xung quanh theo kiểu của mình. Rồi cũng hết sức kỳ lạ, mười lăm năm sau, bé Hoài, đã “trút bỏ hình hài chú vịt con xấu xí”, “hóa thân” thành “một người đàn bà 29 tuổi lộng lẫy, giống chị Hằng như hai giọt nước” (tr.164). Đó là khi cô bé Hoài bắt gặp chàng trai của đời mình- người mà cô đã “ôm riết lấy bậu cửa sổ, thu mình chờ đợi đến quên cả giọng nói” suốt mười lăm năm.
Theo tác giả Lại Nguyên Ân thì nhà văn Phạm Thị Hoài đã mượn điển tích từ tiểu thuyết Cái trống thiếc của nhà văn Gunther Grass (Điều này cũng được tác giả  chú thích ở lời đề từ cuốn tiểu thuyết Thiên sứ: “Cuốn sách bắt đầu từ một điển tích của nhà văn G.G…” ). Vì trong cuốn Cái trống thiếc có câu chuyện một cậu bé chủ ý ngã vào cái trống và mang tật để luôn luôn là đứa trẻ lên bảy để quan sát và phản ứng với thế giới xung quanh11 Lại Nguyên Ân- Sống với văn học cùng thời- NXB Văn học, H. 1998, tr.285.
.
Ngoài ra, trong tác phẩm, chúng ta còn gặp rất nhiều chi tiết khác cũng được “huyền thoại hoá”. Đọc Thiên sứ, nhân vật để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc là bé Hon - “thiên sứ pha lê” mặc dù nhân vật chỉ xuất hiện rất ngắn ngủi (4/164 trang sách). Đây là kiểu nhân vật mà từ khi còn trong bụng mẹ đến khi sinh ra và mất đi đều gắn với những điều kỳ lạ, hoang đường. Chẳng hạn, khi lọt lòng mẹ, con bé “không chịu cất tiếng khóc mà mỉm cười làm thân với đủ mười ba nữ hộ sinh đứng quanh bàn đẻ. Thế là cả mười ba, lúc đầu ngơ ngác, sau bật khóc như một dàn đồng ca…”. Trong khi đó, nó lại “mỉm cười với bố khiến ông ngã phịch xuống một chiếc ghế” (tr. 93). Những ngày tháng sống trong gia đình, bé Hon đem lại cho mọi người biết bao điều kỳ lạ: miệng lúc nào cũng cười khiến cho “thế giới vụt sáng trong và hiền lành, mang bộ mặt hài đồng như trong nôi” (tr. 94). Rồi cuộc sống vốn không quen với những điều lạ mà bé Hon đem lại. “Cỗ máy tâm lý” phức tạp của con người không chịu đựng nổi những nụ cười mê hồn, những cái “thơm nào” hào phóng của “thiên sứ pha lê” nên tất cả bắt đầu “rò gỉ” và bé Hon đã ra đi “mang theo bí mật về sự có mặt lạ lùng của nó” ở trên đời này (tr. 96). Sau khi chết, bé Hon cũng để lại những điều kỳ lạ. Tác giả miêu tả đoạn bốc mộ bé Hon như sau: “Lúc mở ra, quan tài trống không, thơm tho sạch sẽ, đọng duy nhất nụ cười làm thân với muôn vật của Thiên sứ pha lê bị trục xuất” (tr.96).
Bên cạnh bé Hon, còn có những chi tiết khác cũng được “huyền hoặc hóa” như  chi tiết “hai trăm chín mươi chín phò mã” tranh đua trong lễ cầu hôn của chị Hằng. Họ “túa khắp các ngả phố, kẻ tấn công chùa chiền, kẻ lao từ Intershop ra các nhà vệ sinh công cộng, kẻ lê gót bến tàu bến xe, kẻ cày nát từng ngọn cỏ, chọc thủng từng ghế đá bốn mươi chín công viên lớn nhỏ trong thành phố….” (tr.121). Cuối cùng, chỉ còn lại “mười vận động viên khôn ngoan và hùng mạnh” bước vào vòng hai: dâng lễ vật. Chất “huyền hoặc” còn thể hiện ở các kiểu “lễ vật” mà đám “phò mã” đem dâng: nào là hoa và rau thơm, nào anatomie parfaite của lương tâm con người, nào đàn gà khổng lồ công kênh rổ trứng tròn xoe đánh số từ một đến hết cùng với “lũ lợn thật, lợn đất, lợn giấy”, rồi quả cầu “đúc bằng vàng nguyên chất, khắc nổi những ngả đường mầu nhiệm tỏa khắp thế giới văn minh” vv và vv… Mỗi người tùy theo tính chất nghề nghiệp mà chọn lễ vật xứng đáng để dâng tặng “nàng Mỵ Nương kiêu hãnh”.
Còn rất nhiều tình tiết khác trong tác phẩm được miêu tả một cách huyền ảo với nhiều sắc thái khác nhau. Đặc biệt, tất cả những chi tiết ấy đem lại cho người đọc cảm giác vừa lạ vừa quen. Lạ ở cách viết, ở giọng văn hài hước, mỉa mai. Quen vì tác giả luôn chú ý miêu tả mọi việc một cách cặn kẽ, tỏ ra rất chân thực. Mặc dù biết những điều ấy không thể xảy ra trong cuộc sống hiện tại nhưng người đọc vẫn có cảm giác như gặp ở đâu đấy những “mô hình người” lập dị; những cảnh hỗn độn, nhố nhăng; những yếu tố “dị thường” của văn hóa thời “mở cửa”…Qua cái thực tại được “ giai thoại hoá”, “huyền thoại hoá” ấy, tác phẩm muốn phản ánh hiện thực xã hội mà nhân vật đang sống. Phải chăng, xã hội vốn luôn tồn tại những điều thực và ảo. Những điều ấy nhiều khi lẫn lộn, chúng ta rất khó phân biệt. Đặc biệt, qua những chi tiết kỳ lạ trong cuộc đời, trong tính cách của nhân vật bé Hoài, nhà văn muốn nói đến nhiều vấn đề của xã hội lúc bấy giờ như trạng thái văn hóa, vấn đề nhân cách, tri thức… của con người. Trong xã hội ấy xuất hiện bao kẻ xu thời, cuồng tín, chạy theo đời sống tiện nghi, chạy theo vật chất, quyền lực…Thật khó tìm thấy trong tác phẩm nhân vật nào có sự hoàn thiện về nhân cách (trừ bé Hon - thiên sứ pha lê). Bởi vậy, nhân vật bé Hoài có sự phản ứng trước thực trạng văn hoá, xã hội ấy và có khát vọng thoát khỏi trạng thái văn hóa nghèo nàn, khuôn mẫu để vươn tới một xã hội có nền văn hóa rộng lớn hơn, tốt đẹp hơn. Và muốn có được điều đó, nhân vật phải tự mình nhận thức, tự mình hoàn thiện chính mình. Có thể xem chi tiết “ hoá thân” kỳ diệu của bé Hoài vào tuổi hai mươi chín là kết quả tuyệt vời của quá trình tự nhận thức ấy của con người.
2.3. Đặc biệt, trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã sử dụng phương thức này một cách độc đáo. Có người cho rằng, tiểu thuyết của Bảo Ninh là “một giấc mơ dài, một huyền thoại của thời đại”. Bởi nó được “hình thành trong bóng đêm, trong cơn say, trong điên khùng và hoảng loạn, từ vô thức, man rợ, từ nỗi buồn tình yêu và nỗi buồn chiến tranh”11 Đỗ Đức Hiểu - Đổi mới phê bình văn học - NXB Khoa học – Xã hội, NXB Mũi Cà Mau 1994, tr.174.

Đọc Nỗi buồn chiến tranh, cảm giác đầu tiên của chúng ta là rùng rợn, hãi sợ, đau xót và đôi lúc như nghẹt thở. Quả thật, cảm giác ấy xuất hiện trong người đọc ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm. Trước hết, cảm giác ấy bắt đầu từ những giấc mơ khủng khiếp chứa đựng những cái không bình thường. Cùng với những giấc mơ ấy là những đêm tối âm u, tù mù, hư ảo; những trận mưa xối xả trong đêm, những tiếng hú ghê rợn từ cõi âm vọng về…
Theo nguyên tắc sáng tác của “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”, Bảo Ninh viết Nỗi buồn chiến tranh cũng “biến hiện thực thành hoang đường” mà không đánh mất tính chân thực”.22, 3 Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi- Từ điển thuật ngữ văn học- NXB Giáo dục 1992, tr.53.
 Và để gây “hiệu quả hoang đường”, để bộc lộ được những giằng xé, trăn trở, những cắn rứt trong lương tâm nhân vật, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết không thực “phóng đại, liên tưởng, người và hồn ma bất phân, trật tự thời gian bị xáo trộn, thực và ảo hòa quyện nhau”3. Ta gặp trong tác phẩm bao nhiêu điều kỳ dị, nhất là khi tác giả vẽ lại những cảnh vật lưu lại dấu ấn cho mình trong chiến tranh. Từ loài “hoa hồng ma” quỷ quái làm say lòng người, giúp con người “tự chế ra cái ảo giác tùy sở thích” (tr.14), từ con đom đóm to quá cỡ đến các loại măng đỏ “như những tảng thịt ròng ròng máu” (tr.7)…,tất cả đều xa lạ và đáng sợ. Rồi những truyền thuyết man rợ, nguyên thủy về cuộc chiến tranh “những lời đồn đại, những sấm truyền và những lời tiên tri” (tr.15). Còn bao nhiêu điều kinh dị khác lẫn khuất trong tác phẩm. Chẳng hạn, người lính đã nhìn thấy tận mắt “vô khối sự hão huyền”. Đó là “những quái vật lông lá có cả cánh lẫn vú với cái đuôi kỳ nhông kéo lê lết và họ ngửi thấy mùi tanh máu từ chúng, nghe thấy chúng gào rú và ca hát trong kia truông Gọi Hồn” (tr.15). Rồi xuất hiện trong tác phẩm những “toán lính da đen không đầu chơi trò rước đèn ở ven rừng”. Ghê rợn hơn là “những tiếng hú mang dại thường cất lên vào những buổi tinh mơ mờ mịt mưa giăng” (tr.15). Chưa hết, người lính còn nghe thấy những “tiếng cười cuồng loạn nức nở” của loài quỷ rừng- tiếng cười ám ảnh con người đến bao nhiêu năm bên bờ sông Sa Thầy. Rồi họ còn thấy “những linh hồn lồm xồm lông lá…, râu tóc quá dài, cởi trần truồng ngồi trên một thân cây…tay cầm lựu đạn” (tr.101); những “bóng ma rách bươm, uyển chuyển và huyền bí, lướt ngang luồng ánh sáng rồi mất hút đi với mái tóc đen dài xõa bay” (tr.104). Kinh khủng hơn nữa là có khi “một con vượn bị bắn chết hóa ra là một người đàn bà da xùi lở” (tr.9)vv…
Có lúc hồn ma chỉ là những ám ảnh bên ngoài, có lúc hồn ma ấy được con người đối thoại, trò chuyện như đồng đội, đồng chí của mình: “Anh là ai? Hãy ra với chúng tôi. Chúng tôi là bạn. Chúng tôi tìm anh, chúng tôi đã tìm anh bấy lâu nay, khắp nơi” (tr.103). Hồn ma vốn vô cảm, vô hồn nhưng với người lính lại thân thiết biết bao nhiêu. Bởi chúng cũng từng là những con người biết cầm súng, biết yêu thương.
Tất cả những điều ấy đều xa lạ và kỳ quái với con người. Những bóng ma, bóng quỷ, những con quái vật kỳ dị trong tác phẩm chúng ta đã từng gặp đâu đó trong những truyện thần thoại hay những truyện cổ tích thần kỳ. Nhưng trong Nỗi buồn chiến tranh, tác giả sáng tác những huyền thoại ấy xuất phát từ tâm hồn bấn loạn, từ những bóng đêm âm u của tiềm thức, từ những cảm giác của con người bị ám ảnh bởi chiến tranh. Những huyền thoại ấy vừa gợi nhớ thế giới huyền bí xa xưa vừa gắn chặt với những kỷ niệm đau thương của chiến tranh nên càng gây cảm giác hãi sợ, kinh hoàng.
Phóng đại, khoa trương cũng là hình thức gây hiệu quả hoang đường. Không chỉ đưa người đọc vào một thế giới toàn hồn ma, bóng quỷ ẩn hiện, nhà văn còn chú ý miêu tả những cái chết ghê sợ và kỳ lạ. Đời người lính phải chứng kiến biết bao cái chết nhưng với Kiên, những cái chết ấy sao thảm thương, đau đớn quá! Có những người chết mà không được một nấm mồ, chết mà không còn nguyên vẹn thân xác để hồn mãi lang thang: “hồn bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người” (tr.26). Có những người chết trở thành “đống giẻ nát nhừ vắt mình trên bờ công sự” (tr.90). Bao nhiêu cái chết dồn dập về trong tâm trí anh. Trận Plây-Cần năm 1972 “thây người la liệt”, “máu tới bụng chân, lội lõm bõm” (tr.23). Cứ thế, những cái chết chồng chéo lên nhau hoảng loạn, kinh hoàng. Cho đến khi Kiên viết lại cuốn tiểu thuyết chiến tranh của đời mình thì không khí của truyện là “bầu không khí của những khu rừng tăm tối, ngùn ngụt tử khí và lam chướng, mờ mịt bóng yêu tà. Những di vật và những bộ xương mũn nát được vớt lên từ đáy những rừng cây ấy” (tr.93).
Ngoài phóng đại khoa trương, tác giả còn sử dụng những hình tượng, những biểu tượng để phản ánh hiện thực một cách “huyền ảo”, hoang đường. Đọc Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta có cảm giác mưa và bóng đêm lấp trùm, đè nặng lên từng trang tiểu thuyết. Ta gặp trong tác phẩm vô vàn những trận mưa kỳ lạ: “mưa dầm”, “mưa xối xả”, “mưa núi non nhạt nhòa”, mưa ngút trời”, “mưa ê ẩm”, “mưa lê thê”, “mưa to”, “khắp nơi lằng nhằng sấm chớp”, “mưa nặng nề xối dội”, “mưa ngày”, “mưa đêm”, và “cuộc chiến có vẻ như bị vùi lấp trong biển mênh mông mù mịt mù mưa” (tr.16). Theo  Đỗ Đức Hiểu, tác giả đã “sáng tạo một vũ trụ mới của cuộc chiến, vũ trụ chìm trong mưa và mưa là biểu tượng khủng khiếp của chiến tranh”11  Đổi mới phê bình văn học- Sđd, tr.275.
Cùng với mưa - “biểu tượng của chiến tranh” là bóng đêm. Vô vàn những đêm là đêm trong tác phẩm. Đêm với bao nhiêu điều kỳ dị hư vô: “đêm hoang vu”, “đêm ác mộng”, “đêm của tâm hồn”, “đêm đen”, “đêm âm u”, “đêm rét mướt”, “đêm thác loạn”, “đêm kỳ ảo”, “đêm trường”, “đêm thức trắng”, “đêm hương hoa”…
Phải chăng, mưa là “biểu tượng của chiến tranh” còn đêm là biểu tượng cho đời sống tâm hồn của nhân vật Kiên? Đi ra khỏi cuộc chiến tranh, Kiên sống những tháng ngày u buồn của thời hậu chiến. Anh luôn bị ám ảnh bởi quá khứ - cái quá khứ mà anh đã gởi tất cả sức xuân, niềm vui và nỗi đau của mình vào đó. Với Kiên, tương lai là một cái gì đó xa mờ và tăm tối…Vì thế, bóng đêm đã trở thành nỗi ám ảnh đối với anh. Có biết bao điều quái lạ xảy ra trong những đêm đen như thế. Tiếng hát của những người đã chết huyền bí, thì thào như hoàn toàn hư, hoàn toàn thực từ cõi mông lung gọi về “xót xa, bi tráng như nhắc nhở những con người còn sống đừng quên năm tháng vinh quang khổ đau bất tận”(tr.94) cũng cất lên khi “bóng đêm vùi kín rừng cây”. Có những cái không thể có lại được viết ra như thực trong cái vô biên của tâm hồn để trở thành huyền thoại. Đó là câu chuyện về một người lính khi chết được bó trong một tấm tăng nằm lại trên đèo, xương cốt hóa mùn cả nhưng cây đàn guitare của anh vẫn còn nguyên vẹn. Và đêm đêm, người ta lại nghe thấy tiếng hát của con người vô danh ấy vang vọng mãi trong lòng rừng…”.
Mưa và bóng đêm khủng khiếp và hồn hoang, ảo giác, hồn ma, những cơn mộng du… tạo cho tác phẩm một hiện thực “huyền ảo, mơ hồ”. Và chính những cái không thực mang màu sắc huyền hoặc, mờ ảo ấy đã phản ánh rất thực đời sống tâm hồn nhân vật- những con người bị ám ảnh bởi năm tháng chiến tranh.
Viết về tình yêu giữa Kiên và Phương, nhà văn cũng xây dựng nhiều yếu tố kỳ lạ. Nhân vật Phương hết sức kỳ quái: đẹp kỳ quái, yêu thương kỳ quái và tính cách cũng rất kỳ quái. Trong văn học, chưa có người phụ nữ nào được miêu tả như Phương: “đẹp mê dại và bất kham, hấp dẫn đến lịm người, đẹp một sắc đẹp kỳ ảo và khôn lường, đẹp một cách đau lòng, đẹp như thể một sắc đẹp bị chấn thương, như thể một sắc đẹp lâm nguy, mấp mé bên bờ vực” (tr.275). Cuộc đời Phương và tình yêu của Phương là một huyền thoại không dứt, mênh mông và huyền ảo. Phương vừa có thực, vừa như không có thực. Nàng xuất hiện giữa cuộc đời Kiên như một điềm báo không lành để rồi mãi mãi ám ảnh không dứt trong Kiên.
Ngoài ra, xây dựng nhân vật “người đàn bà câm” lầm lũi, lặng thinh nhưng bùng cháy một sức sống mãnh liệt, một nghị lực phi thường cũng là một bút pháp nghệ thuật độc đáo của Bảo Ninh. Cuộc đời của người đàn bà câm ấy cũng là một huyền thoại. Có người cho rằng đó là “sự tái sinh từ các truyền thuyết xa xưa của nhân loại, từ “mẫu cổ xưa” thần giữ của”11 Đỗ Đức Hiểu- Những nhịp mạnh của tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”- Tạp chí Tác phẩm mới, số 1/1992.
. Người đàn bà ấy chỉ là bóng ma âm thầm cô độc, một thế giới đóng kín nhưng lại là người duy nhất chứng kiến cuốn tiểu thuyết của Kiên – cuốn tiểu thuyết ra đời trong cơn say, trong điên cuồng, hỗn loạn. Có thể nói, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là cuốn tiểu thuyết “huyền thoại” được kết tinh từ những nỗi buồn.
Thể hiện tất cả những cái ấy, ngòi bút của Bảo Ninh vừa tả thực, rất “tỉnh táo”, vừa dùng bút pháp “huyền thoại”, huyền bí mơ hồ. Sở dĩ như vậy vì nhân vật trong tác phẩm luôn sống trong “vô thức”, tiềm thức, đan xen với “ý thức”. Đó là con người “được sống sót” và bị ám ảnh bởi những năm tháng chiến tranh, ám ảnh bởi một thời kỳ lịch sử khốc liệt mà mình là một “chứng nhân”. Tâm lý của Kiên là tâm lý của người mà cảm xúc bị nén chặt trong vô thức “tìm cách nhoi ra” 22 Chữ dùng của Phrơt  vùng ý thức nên không bị biến dạng đi. Bởi vậy, hiện thực có hiện ra trong Kiên qua “vô thức” hay “hữu thức” cũng không còn nguyên vẹn mà bị tách rời, chắp nối, hoà quyện, không phân biệt được đâu là thực, đâu là không thực. Mặt khác, chiến tranh được dựng lại (chứ không phải được miêu tả lại) qua hồi ức, qua giấc mơ, qua ảo giác, qua những “hồi tưởng đen” nên bị chi phối bởi những ám ảnh, những nỗi sợ hãi khiến cho hiện thực trở nên không thực nữa.
Thực ra, chính những chi tiết hoàn toàn không thực ấy lại nói được những điều rất thực: tình người trong chiến tranh và những mất mát đau thương mà chiến tranh để lại. Quả thật, người đọc nhận ra trong thế giới toàn hồn ma bóng quỷ ghê rợn ấy cái tâm “sáng rực” của con người. Không dễ dàng tìm thấy được ở những nơi khác (kể cả cuộc sống hòa bình) cái tình người chân chất mà sâu nặng như trong chiến tranh- yêu thương lắm và cũng đau buồn lắm. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn nổi tiếng Đốtxtôiepxki đã ví cuộc sống thời bình là nơi “quỷ vật lộn với thần” còn “chiến trường là trái tim con người”.

3. Chúng ta đã biết, chân lý là mục đích cuối cùng mà khoa học tìm đến. Nhưng trên bước đường tìm đến chân lý, con người phải trải qua nhiều chặng đường vất vả, gian nan. Trong đó có thể có những điều nhận thức đúng, có thể có những điều chưa đúng, có thể có những ước mơ, những ảo tưởng… Tồn tại những cái đó, rõ ràng “tư duy huyền thoại” vẫn còn. Vì thế, trong văn học, đặc biệt là dòng văn học hiện thực thế kỷ XX, xuất hiện nhiều khuynh hướng nghệ thuật trong đó có khuynh hướng sáng tác huyền thoại. Với phương thức “huyền thoại hóa”, các nhà văn tiếp cận, lý giải được những hiện tượng phức tạp về ý thức, cả trong vô thức, tiềm thức của con người.
Có thể nói, phương thức “huyền thoại hóa” giúp nghệ thuật vượt lên trên mâu thuẫn giữa cái vô thường và tính chất trường tồn của thời gian, giúp con người lý giải được những điều mà bình thường không lý giải được, trong đó, có lý giải đời sống nội tâm của chính con người …
                         
 
Tài liệu tham khảo:
1. Lại Nguyên Ân- Sống với văn học cùng thời - NXB Văn học, H.1998.
2. Lại Nguyên Ân- Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại – Tạp chí Văn học số 3/1992, tr. 58-61.
3. Đặng Anh Đào- Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại- NXB Giáo dục. 1995
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi- Từ điển thuật ngữ văn học- NXB Giáo dục, 1992.
5. Đỗ Đức Hiểu- Đổi mới phê bình văn học- NXB Khoa học Xã hội, NXB Mũi Cà Mau. 1994
6. Đỗ Đức Hiểu- Những nhịp mạnh của tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”- Tạp chí Tác phẩm mới, số 1/1992.
7. Phạm Thị Hoài – Thiên sứ - NXB Trẻ Tp.HCM.1989.
8. Bảo Ninh- Nỗi buồn chiến tranh- NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 1991
9. Hoàng Trinh – Phương Tây văn học và con người – NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 1999.
10. Phùng Văn Tửu- Tiểu thuyết Pháp hiện đại- Những tìm tòi đổi mới- NXB Khoa học Xã hội, NXB Mũi Cà Mau. 1990.
11. Phùng Văn Tửu- Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI - NXB Thủ pháp. Hồ Chí Minh. 2001.
12. Khôi Vũ- Lời nguyền hai trăm năm - NXB Thanh Niên, H.1987

Phác thảo quá trình hình thành tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

 

    Sau khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, năm 1865 chính quyền thực dân cho ra đời Gia định báo, tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, để làm công cụ chính trị củng cố sự thống trị của họ. Năm 1869, chính quyền thực dân ra nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ, mà nghị định này gọi là “chữ viết của tiếng An – nam bằng mẫu tự Âu – châu”, trong các văn thư chính thức. Mười năm sau, 1878, chính quyền thuộc địa lại ban hành nghị định cưỡng bách dùng chữ Quốc ngữ, mà họ gọi là “chữ An – nam bằng mẫu tự La – tinh”. Sang đầu thế kỷ XX, Nông cổ mín đàm ra đời (1901), rồi Lục tỉnh tân văn xuất hiện (1907).

Con người và văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc

1. Trong các tác gia văn xuôi vùng đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975, Bình Nguyên Lộc là nhà văn có số lượng tác phẩm đã viết và đã xuất bản thuộc vào hạng nhiều nhất. Các sáng tác của ông ít nhiều đã có ảnh hưởng tích cực đến đời sống sáng tác và con người Nam Bộ trước đây cũng như bây giờ.

Tìm hiểu giá trị “Cư trần lạc đạo phú” của Trần Nhân Tông

Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Đại Việt, Thiền phái Trúc Lâm đã gắn chặt với tâm tư tình cảm nhân dân, thể hiện đạo lý tình người và tạo ra sức mạnh toàn dân chiến thắng quân thù. Quan trọng hơn, tư tưởng Thiền phái không chỉ dừng lại ở giá trị đó mà còn để lại cho hậu thế một giá trị văn hóa tư tưởng đi sâu vào triết lý, đạo đức nhân sinh của dân tộc. Một trong những đại biểu khai sáng và định hình tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm là Sơ Tổ Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ông đã để lại một dấu ấn giá trị tâm linh thiền đạo qua sự nghiệp sáng tác văn chương khá đồ sộ, có nhiều đóng góp cho văn học trung đại nói chung, văn học Phật giáo Thiền tông nói riêng.  Việc tim hiểu giá trị Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông sẽ cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn về tư tưởng Thiền học được phản ánh qua sinh hoạt Thiền phái và ý thức tự chủ của dân tộc Đại Việt qua văn hóa, văn học, ngôn ngữ chữ Nôm và những xúc cảm chân thành trước quê hương đất nước.

Dục vọng trong tiểu thuyết VN về chiến tranh từ 1986 đến 1996

Xuan DungNguyễn Thị Xuân Dung sinh năm 1985, sinh viên lớp  Cử nhân tài năng chuyên ngành Văn học, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, khóa 2003 – 2007. Hiện đang học Cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Công tác tại Đại học Văn Lang.

 

 

Chiến tranh tàn phá về vật chất, gây nên những mất mát đau thương trên thân thể, trong tâm hồn, nhưng trước hết và trên hết, nó đã làm ức chế, tước đoạt những nhu cầu tự nhiên nhất của bản năng con người.

 

Online Members

We have 165 guests and no members online

Homepage Data

60737496
Today
Yesterday
All
1401
9486
60737496

Show Visitor IP: 3.141.47.221
17-04-2024 03:39