Đoàn Lê Giang

Lê Giang (bút danh: Đoàn Lê Giang), PGS (2006), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), Trưởng Bộ môn, kiêm Trưởng khoa Khoa Việt Nam học. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học cổ cận đại VN, Văn học Nhật Bản, Văn học so sánh VN - Đông Á, Lý luận văn học cổ điển VN-TQ... Các sách đã xuất bản: Tác phẩm Nguyễn Thông (viết chung), Nguyễn Lộ Trạch - điều trần và thơ văn (viết chung), Đại cương văn hoá phương Đông (viết chung), SGK Ngữ văn 10 (viết chung), Văn học Đông Á từ góc nhìn so sánh (chủ biên), Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn (đồng chủ biên)... Có nhiều bài báo khoa học về văn học VN, văn học Nam Bộ, văn học phương Đông đăng trên các tạp chí Nghiên cứu văn học, Nghiên cứu Hán Nôm... Từ 1993-1995, tu nghiệp ở trường ĐH Ngoại ngữ Tokyo (TUFS) với học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản; từ 2003-2004, nghiên cứu về văn học cổ điển Nhật Bản ở TUFS với tài trợ của Japan Foundation. E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên: LÊ GIANG (bút danh: ĐOÀN LÊ GIANG)

2. Sinh năm: 1961

3. Chức danh:  Phó Giáo sư                Năm phong:  2006

4. Học vị:        Tiến sĩ                          Năm bảo vệ: 2001

5. Danh hiệu: Nhà giáo ưu tú

6. Chức vụ hiện nay: Trưởng Khoa Văn học

7. Cơ quan công tác:  Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM

8. Địa chỉ cơ quan: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM

9. Email cá nhân: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.; This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

10. Quá trình đào tạo: 

- Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM năm 1983

- Tiến sĩ chuyên ngành Lý thuyết và Lịch sử văn học, 2001

- Phó giáo sư, 2006

11. Quá trình công tác (chức vụ đã trải qua):  Từ 1985 đến nay là giảng viên Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM

12. Tu nghiệp nước ngoài, tên học bổng: - Học tập và nghiên cứu ở Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo / Tokyo University O Foreign Studies 1993-1995 (Monbusho, Japan), 2003-2004 (Japan Foundation), 2015 (Sumitomo Foundation).

13. Lĩnh vực chuyên môn:

            - Văn học trung cận đại Việt Nam

            - Văn học Nhật Bản

            - Văn học so sánh Đông Á

            - Lý luận văn học cổ Trung Quốc

14. Các sách đã xuất bản:

Tác phẩm Nguyễn Thông (Sở VHTT Long An, 1984), Nguyễn Lộ Trạch, điều trần và thơ văn (Nxb.KHXH, 1995), Đại cương văn hóa phương Đông (Nxb.ĐHQG TP.HCM, 2000), Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Nxb.Trẻ, 2001), Ngữ văn 10 (NXB.Giáo dục, 2003), Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh (NXB. Tổng hợp TP.HCM, 2011), Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn (NXB. Thanh niên, 2013), Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á (NXB. Văn hoá văn nghệ, TP.HCM, 2013), Những mái lều ẩn cư trong văn chương Đông Á (Trung Hoa-Nhật Bản-Korea-Việt Nam) (NXB. Văn hoá văn nghệ,TPHCM, 2013), Huyền thoại lập quốc của các nước Đông Á (Trung Quốc-Korea-Nhật Bản-Việt Nam) (NXB. Văn hoá văn nghệ,TPHCM, 2014), Những kỳ nữ trong thơ ca Đông Á (Trung Quốc-Nhật Bản-Korea-Việt Nam) (NXB. Văn hoá văn nghệ,TPHCM, 2014), Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, 2015), Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du (NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, 2015), Một thế kỷ văn học yêu nước, cách mạng TP. HCM (NXB. Văn hóa văn nghệ, TP.HCM, 2016), Chuyện tình ma nữ trong truyền kỳ Đông Á (Trung Quốc-Korea-Việt Nam-Nhật Bản) (NXB. Văn hóa văn nghệ, TP.HCM, 2017)

15. Các đề tài đã thực hiện (chủ nhiệm/ thành viên):

  1. Khảo sát, đánh giá, bảo tồn văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX-đầu TK.XX, Chủ nhiệm, Đề tài NCKH cấp trọng điểm ĐHQG, MS: B2005-18b-07-TĐ, QĐ số: 387/ QĐ-ĐHQG-HCM/KHCN ngày 15/4/2005, thời gian thực hiện: 2005-2007, đã nghiệm thu 2009, đánh giá: Tốt.
  2. Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học Nam Bộ 1930-1945, Chủ nhiệm, Đề tài NCKH cấp trọng điểm ĐHQG, Mã số đề tài: B2008-08b-01TĐ, QĐ số:  284/QĐ-ĐHQG-HCM/KHCN, thời gian thực hiện: 2008-2010, đã nghiệm thu 2012, đánh giá: Tốt.
  3. Nghiên cứu mới về văn học Việt Nam TK.XVIII- giữa TK.XIX , Chủ nhiệm, Đề tài NCKH cấp trường, 2008-2010, đã nghiệm thu 2011, được đánh giá Tốt.
  4. Văn học Việt Nam từ giữa TK.XIX đến 1932: Những vấn đề về tác giả, thể loại, khuynh hướng, Đề tài NCKH cấp ĐHQG loại C, 2014, mã số C2014-18b-04 từ tháng 4.2014 đến 4.2016. Thành viên tham gia: TS. Phan Mạnh Hùng, TS.Trần Văn Toàn, TS.Lê Hải Anh, ThS.Ngô Trà Mi,
  5. Văn học Hán-Nôm Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX: sưu tầm, phiên dịch và nghiên cứu, đề tài NAFOSTED (Quỹ Khoa học Công nghệ Quốc gia), mã số đề tài: VII1.2-2012.26, từ 5.2014 đến 5.2016. Các thành viên tham gia: TS Lê Quang Trường (thư ký), TS. Nguyễn Ngọc Quận,ThS. Nguyễn Văn Hoài, ThS. Nguyễn Đông Triều, TS. Phan Mạnh Hùng.
  6. Đoàn Lê Giang, Nghiên cứu so sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du và Phong tục Kim Ngư truyện của K.Bakin, Quỹ Sumitomo Nhật Bản tài trợ, nghiên cứu ở NB từ 1/9 đến 31/9/2015

16. Các bài báo, tham luận hội thảo công bố gần đây (10 năm, trong và ngoài nước):

TẠP CHÍ NƯỚC NGOÀI:

  1. 「木綿樹伝」(阮嶼『伝奇漫録』)と「牡丹灯記」(瞿佑『剪灯新話』) : 比較考察 (シンポジウム報告 牡丹灯籠の旅 : 中国、日本、ベトナム)ドアン・レー ザン/ 掲載誌  日本語・日本学研究 / 東京外国語大学国際日本研究センター 編  1,  2011, p.129-135 (So sánh Chuyện cây gạo của Nguyễn Dữ với Mẫu đơn đăng ký của Cù Hựu, / tham luận trình bày tại Hội thảo quốc tế  “Truyện truyền kỳ Đông Á: Cuộc du hành của Mẫu đơn đăng ký ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam”. Đoàn Lê Giang, Tạp chí  Nghiên cứu Nhật Bản và tiếng Nhật (của Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản quốc tế của Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo), 日本語・日本学研究 / 東京外国語大学国際日本研究センター /Journal for Japanese Studies (The International Center for Japanese Studies - Tokyo University of Foreign Studies), Print edition: ISSN 218-0769, Online edition: ISSN 218-0777, số 1 năm 2011
  2. Đoàn Lê Giang段 黎 江, 逸“知言養氣”說, 陽明學 與越南的武長纘 [Thuyết “Tri ngôn dưỡng khí”, Dương Minh học và Võ Trường Toản của Việt Nam], Tạp chí 国文天地雑誌 (The world of Chinese language and literature/ Thế giới ngữ văn Trung Hoa, ISSN 1015-9975), số 386 (tháng 7 năm 2017).
  3. Đoàn Lê Giang, Lê Quang Trường, A Comparative Analysis of the Oral History of Việt Nam Scholars on China Studies, From Sinology to Post-Chineseness, Chi-yu Shih…, Trung Quốc Xã hội khoa học Xuất bản xã, 2017, ISBN 978-7-5203-0755-0

TẠP CHÍ VĂN HỌC, mã số: ISSN 1859-2856

  1. Bài Tự đề tựa tập Kỳ Xuyên thi sao của Nguyễn Thông, Tạp chí Văn học số 5 năm 1984, tr.138
  2. So sánh quan niệm văn học trong văn học cổ điển Việt Nam và Nhật Bản, nguyên văn bằng tiếng Nhật : ベトナムと日本古典文学における文学観の相違についての考察(Betonamu to Nihon no koten bungaku ni okeru bungakkan no sôi ni tsuite no kôsatsu), tiểu luận trình tại Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo tháng 10 năm 1995, bản tiếng Việt đăng Tạp chí Văn học số 9 năm 1997 (tr.52), sau đó được đưa vào Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học, Viện Văn học và Nxb.TP.Hồ Chí Minh xb.1999, tr.605
  3.  Sự ra đời của từ “Văn học” và quan niệm mới về văn học của các nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, Tạp chí Văn học số 5 năm 1998, tr.66
  4. Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản, Tạp chí Văn học số 12 năm 1999, tr.47
  5. “Thần” trong tư tưởng nghệ thuật cổ Trung Quốc và Việt Nam, Tạp chí Văn học số 3 năm 2000, tr.66
  6. Viên Mai bàn về thơ – Vương Vận Hy, Cố Dịch Sinh viết, Đoàn Lê Giang dịch, Tạp chí Văn học số 4 / 2003, tr.53
  7. Bashô – Nguyễn Trãi – Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu, Tạp chí Văn học số 6 năm 2003, tr.33
  8. Bài bạt Kim Vân Kiều của Komatsu Kiyoshi – Đoàn Lê Giang dịch và giới thiệu, Tạp chí Văn học số 11 năm 2004, tr.55
  9. Vấn đề văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 năm 2006, tr.23
  10. Văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối TK.XIX đến 1945 – thành tựu và triển vọng nghiên cứu, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7 / 2006, tr.3
  11. Thời trung đại trong văn học các nước khu vực văn hóa chữ Hán, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12 / 2006, tr.89
  12. Á Nam Trần Tuấn Khải – “anh Khoá” với những bài thơ nước non, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7/ 2007, tr.14
  13. Ai là tác giả đích thực của bài Á Tế Á ca? Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/ 2008, tr.116
  14. “Bài tựa Vũ nguyệt vật ngữ” và lời nguyền về hư cấu của tiểu thuyết, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9/ 2009, tr.109
  15. Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2010, tr.41
  16. Con đường hiện đại hoá văn học của các nước khu vực văn hoá chữ Hán, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7/2010, tr.5
  17. Hồ Xuân Hương từ cái nhìn Hậu hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6/2011, tr.56
  18. Văn học Nam Bộ 1932-1945 – một cái nhìn toàn cảnh, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2011, tr.19
  19. Nghiên cứu văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2/2012, tr.5
  20. “Lửa từ bi” trên hành trình thơ của Vũ Hoàng Chương, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7/2013, tr.38
  21. Chong Cheol – nhà thơ kasa kiệt xuất của Hàn Quốc, Đoàn Lê Giang – Kim Hye Soon, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2014, tr.80-92
  22. Văn học Việt Nam và Nhật Bản trên con đường đi đến những giá trị toàn cầu, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 5/2014, tr.5-10
  23. Đoàn Lê Giang-Lê Quang Trường, Sở Cuồng Lê Dư – học giả tiên phong trong việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7/2014, tr.66-78
  24. “Nhà nho tài tử”: nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học trung cận đại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2015, tr.91-99
  25. Bước đầu so sánh Kim ngư truyện của K.Bakin và Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1/2016, tr.3-15
  26. Những đặc điểm nổi bật của văn học Quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến 1945,  Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12/2016, ISSN 1859-2856, tr.3-12
  27. Trở lại vấn đề tác giả và văn bản bài thơ Xuân nhật tức sự, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4/2017, ISSN 1859-2856, tr.25-32
  28. Văn học Hán Nôm Nam Bộ - thành quả và triển vọng nghiên cứu, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2017, ISSN 1859-2856, tr.59-72
  29. Đoàn Lê Giang- Phạm Thị Tố Thy : Dịch văn học phương Tây ở Sài Gòn – Gia Định trong buổi bình minh của văn học Quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1/2018, ISSN 1859-2856, tr.56-69

TẠP CHÍ HÁN NÔM mã số ISSN 8066-8639

  1.  Thuyết “Tri ngôn dưỡng khí”, Dương Minh học và tư tưởng giáo dục của Võ Trường Toản, tr.14-25, Tạp chí Hán Nôm số 5 (120) tháng 11/ 2013, ISSN 8066-8639
  2. Tư liệu Hán Nôm Nam Bộ – ký ức dân tộc và công việc nghiên cứu hiện nay, Tạp chí Hán Nôm số 6 tháng 12/ 2016, ISSN 8066-8639, tr.49-55
  3. Ngoại phiên thông thư 外蕃通書: tập tư liệu tối cổ về quan hệ Việt-Nhật, Tạp chí Hán Nôm (mã số ISSN 8066-8639), số 4 (143) năm 2017

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

64102086
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
23875
29791
64102086

Thành viên trực tuyến

Đang có 473 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website