(Lương Duy Thứ, Tạp chí Văn học, số 10/2001)

 

 

 

          I.1. Trước đây, trong cuốn sách nhỏ Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn, tôi có tìm hiểu vấn đề nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Nay xem xét lại, bổ sung thêm, mong muốn nhận được ý kiến của các đồng nghiệp để có thể sớm hoàn thiện cuốn sách Thi pháp Lỗ Tấn mà tôi ấp ủ từ lâu.

 (Trần Thị Phương Phương, Chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học  số 4-2015)

1.                  Hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại

             Hậu hiện đại (postmodernity) là một trong những khái niệm quan trọng trong các lý thuyết hiện đại về xã hội cũng như văn hóa, văn học. Nó chỉ một giai đoạn lịch sử, bắt đầu từ cuối thời đại công nghiệp (tức từ giữa thế kỷ XX) cho đến ngày nay – tức thời đại hậu công nghiệp.[1]

Nguyễn Thị Phương Thúy (*)

  1. Văn học vô sản Nhật Bản và những tác phẩm được dịch ở Việt Nam

Văn học vô sản (proletarian literature) hay còn gọi là văn học công nhân (working-class literature), đúng như tên gọi của nó, là dòng văn học viết về những người lao động nghèo khổ thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, trong đó chủ yếu là những người công nhân vô sản. Những cuộc cách mạng vô sản nổ ra ở nhiều quốc gia trên thế giới vào nửa cuối thế kỷ 19 đã tạo tiền đề cho sự ra đời của dòng văn học này. Phong trào công nhân Chartism những năm 1838-1848 đã khởi xướng trào lưu thơ ca cách mạng ở Anh. Cách mạng vô sản Pháp 1871 khơi nguồn cho văn học công xã Paris với đại diện tiêu biểu là nhà thơ Eugène Pottier, tác giả bài Quốc tế ca. Về sau, những đặc điểm của dòng văn học này được hệ thống hoá thành một phương pháp sáng tác cụ thể, lấy học thuyết, tư tưởng Marx-Lenin làm điểm tựa và đặt dưới sự định hướng của đảng cộng sản, đó là phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa (socialist realism). Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa từng trở thành phương pháp sáng tác phổ biến, thậm chí chủ yếu, ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam suốt một thời gian dài.

Tóm tắt. Ngay từ đầu hồi truyện, nhà tiểu thuyết dùng mấy chữ “uy nghi lỗi lạc” để giới thiệu nhân vật chính của thiên truyện. Thế nhưng chúng tôi cho rằng cái “uy nghi lỗi lạc” của Vương Miện ở đây không ở những là thanh khiết, cao nhã, tiết tháo mà tập trung biểu hiện ra ở chỗ Vương hơn bất cứ ai đã tỏ ra quý giá đời sống tự do của bản thân đến độ nào. Vương không cho giá trị của con người là công danh, phú quý, lập công, sáng nghiệp, trước tác truyền danh. Đối với Vương được sống cuộc sống thân ta thuộc về ta, làm lấy mà ăn, còn dư thời gian thì vẽ tranh, uống rượu, hàn huyên cùng bạn bên mình là đã tốt rồi. Cho nên nói cho trúng, Vương Miện không phải là “trốn cõi tục” mà là chỉ muốn “tránh thế quyền”. Theo quan điểm của chúng tôi, câu chuyện Vương Miện là chuyện lánh trốn chính quyền chứ không phải là chuyện ẩn dật truyền thống. Hồi truyện mở đầu tiểu thuyết này không phải là bài ca nhiệt thành đời sống ẩn dật mà là tiếng than dài cho mối quan hệ giữa chính quyền và trí thức – những kẻ thường vẫn được xem là tự giác hơn dân chúng trong ý thức về số phận mình trong buổi thay triều đổi đại, bãi bể nương dâu.

Từ khóa:uy nghi lỗi lạc” , thanh khiết, cao nhã, “trốn cõi tục”, “tránh thế quyền”, mối quan hệ giữa chính quyền và trí thức. 

Ngay từ đầu hồi truyện nhà tiểu thuyết dùng mấy chữ “uy nghi lỗi lạc” để giới thiệu nhân vật chính của thiên truyện. Thế nhưng chúng tôi cho rằng cái “uy nghi lỗi lạc” của Vương Miện ở đây không ở những là thanh khiết, cao nhã, tiết tháo (là những nét màu mà tự sự liệt truyện luôn sẵn và thích dùng) mà tập trung biểu hiện ra ở chỗ Vương hơn bất cứ ai đã tỏ ra quý giá đời sống tự do của bản thân đến độ nào. Vương không cho giá trị của con người là công danh, phú quý, lập công, sáng nghiệp, trước tác truyền danh (là những đề tài “tủ” của sử truyện). Tự sự hồi truyện mở đầu tiểu thuyết này nếu được thưởng thức đúng cách như tuồng ám thị độc giả gẫm ra rằng -  đối với Vương Miện (trong một thiên sử-kí “người thật việc thực” đây chính là “truyện chủ传主”) được sống cuộc sống thân ta thuộc về ta, làm lấy mà ăn, còn dư thời gian thì vẽ tranh, uống rượu, hàn huyên cùng bạn bên mình là đã tốt lắm rồi.

          Lê Ngọc Phương (*)

1.      Abe Kobo và những sáng tác mang biểu hiện của chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo

Theo Phạm Vũ Thịnh: “Trước Murakami Haruki trên 20 năm, Abe Kobo đã được biết đến như một tác gia Nhật Bản nổi tiếng quốc tế về các tác phẩm vượt khỏi mỹ quan truyền thống Nhật Bản, sáng tạo mới mẻ, dùng nhiều ẩn dụ, ngụ ngôn, nhiều hình tượng cụ thể hay siêu thực để diễn tả nội tâm và tiềm thức của con người bị tha hoá, vong ngã trong xã hội đô thị càng ngày càng tiện lợi và máy móc” [1]. Quả thật, như Phạm Vũ Thịnh từng nhận xét, bên cạnh những yếu tố thuộc về hiện thực, sáng tác của Abe Kobo chứa đựng rất nhiều chi tiết ngụ ngôn, nhiều hình tượng kỳ ảo, “phi thực”. Chính vì vậy, nhiều học giả thế giới thường xếp ông vào chủ nghĩa siêu thực hoặc nhóm văn chương khoa học viễn tưởng. Theo quan điểm của chúng tôi, sáng tác của Abe Kobo mang nhiều biểu hiện của chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo, một trào lưu có sức lan tỏa lớn mạnh trên nhiều khu vực vào nửa sau thế kỷ XX.

index index

Dịch thuật ở Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển hết sức năng động. Không thể không ghi nhận vai trò lớn của các dịch giả, các nhà xuất bản trong nỗ lực giúp cho độc giả Việt Nam tiếp cận với những giá trị kinh điển, tinh hoa và cập nhật của tri thức nhân loại. Cùng với sự phát triển của dịch thuật, phê bình dịch thuật ở Việt Nam cũng bắt đầu định hình. Ý thức thận trọng, hoài nghi trước các dịch phẩm có lẽ là đặc điểm nổi bật của phê bình dịch thuật ở giai đoạn này. Nhưng phải chăng liệu phê bình dịch thuật chỉ có chức năng giám sát, kiểm định bản dịch? Phải chăng đó là cách duy nhất để phê bình góp phần cải thiện chất lượng dịch thuật?


Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một trào lưu mà nhiều thập kỷ của thế kỷ XX đã đóng vai trò chủ đạo trong văn học và nghệ thuật của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.

          Chiều ngày 23 tháng 12 năm 2014, theo lời mời của Khoa Văn học & Ngôn ngữ và Phòng Quản lý khoa học – Dự án Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, Giáo sư Araki Hiroshi, giáo sư của Viện Nghiên cứu Nhật Bản Quốc tế (Nichibunken), Nhật Bản đã có buổi nói chuyện với các giáo sư, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng. Đề tài của buổi nói chuyện xoay quanh “Văn hoá giấc mơ và văn học cổ điển Nhật Bản”.

             Sáng 24 tháng 4 năm 2014 đã diễn ra buổi sinh hoạt học thuật giữa các giảng viên, học viên cao học và sinh viên của Khoa Văn học và Ngôn ngữ với giáo sư Shih Shu-mei (Sử Thư Mỹ) đến từ Đại học California Los Angeles.

           Tóm tắt:

           Edgar Allan Poe (E.A.Poe) là tác giả tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Mỹ được dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XX. Dấu ấn của ông khá đậm nét trong sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam ở quan niệm nghệ thuật, đề tài, chủ đề, và thể loại truyện trinh thám và kinh dị.. Tuy nhiên, cho đến nay, văn học Mỹ và Edgar Allan Poe vẫn chưa có một vị trí xứng đáng trong chương trình giáo dục đai học ngành Ngữ Văn ở nước ta như các nền văn học lớn: Trung Hoa, Pháp và Nga…Trong thực tế, từ trước 1945, tác phẩm của Poe từng được giảng dạy qua các bản tiếng Pháp. Giai đoạn 1954 đến 1975, tuy không chính thức được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn nhưng E.A. Poe luôn có mặt trong các chương trình tiếng Anh. Đến nay, cả chương trình đào tạo cử nhân Ngữ văn cũng như Tiếng Anh, E.A.Poe được coi là một tác giả quan trọng không thể không đề cập đến. Độc giả của E.A.Poe từ một thiểu số độc giả truyện trinh thám đã mở rộng sang các thể loại khác với thị hiếu thẩm mỹ ngày càng cao. Thế nhưng, theo kết quả điều tra xã hội học của chúng tôi, việc nghiên cứu và giảng dạy Edgar Poe trong nhà trường vẫn còn những khoảng trống, không được đưa vào chương trình chính thức, hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích của người dạy. Nhiều độc giả trẻ hoàn toàn tìm đến E.A.Poe đơn thuần như là nhu cầu giải trí. Điều này cũng là một bất lợi cho văn học Việt Nam trên con đường hội nhập hiện nay. Bởi, Văn học Mỹ là một nền văn học đặc biệt, một nền văn học đa sắc tộc, luôn ở mũi nhọn của nhiều cuộc cách tân cả về hình thức lẫn nội dung, tư tưởng và mỹ học. Và E.A.Poe là một hiện tượng đặc biệt chưa được tìm hiểu đầy đủ.

Tóm tắt

        Mario Vargas Llosa là một trong những nhà văn châu Mỹ Latinh đương đại nổi tiếng nhất. Ông viết trong bối cảnh đất nước Peru và các nước châu Mỹ Latinh khác bước vào giai đoạn hậu thực dân với những thử thách cam go. Tiểu thuyết của Mario Vargas như một mô hình thu nhỏ của xã hội Peru. Những chủ đề chính của ông thường là sự bạo lực, lòng tự tôn nam quyền, nạn phân biệt tôn ti, đẳng cấp đã hình thành nên xã hội và chính trị, những tham nhũng, mục nát và sự đấu tranh của nhân dân chống lại chế độ cai trị độc tài, sự cuồng tín tôn giáo. Hơn nữa, Mario Vargas Llosa còn thể hiện hình ảnh xã hội trong mối quan hệ với tính quốc tế, tính dân tộc và tính bản địa, sự đồng tồn tại và đồng phụ thuộc giữa trung tâm và ngoại vi, giữa những đất nước thuộc "thế giới thứ nhất và thế giới thứ ba", giữa nền văn hóa lai ghép, trộn lẫn và có tính xuyên quốc gia.

 

Nguyễn Phương Khánh

(Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng)

 

TÓM TẮT

Cho đến thời điểm gần đây nhất, khái niệm “văn học Nhật Bản” gần như chỉ dành cho những tác phẩm được sáng tác và xuất bản trên đất Nhật, bởi người Nhật thuần chủng. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển xã hội và bối cảnh toàn cầu hóa, biên giới văn chương cũng được xét lại. Văn học di dân Nhật Bản dần có một vị trí nhất định trong dòng chảy văn chương Phù Tang. Cũng giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Á, văn học hải ngoại Nhật thể hiện sự hòa nhập Đông – Tây và những tâm hồn tha hương luôn hoài vọng những giá trị truyền thống của dân tộc. Murakami Haruki là một hiện tượng nổi bật trong nền văn học Nhật Bản đương đại, là một nhà văn Nhật giữa thời đại toàn cầu hóa với những tác phẩm thể hiện rõ tính chất “giải lãnh thổ” văn chương. Có thể nói, hiện tượng Murakami Haruki đã bộc lộ một tiếng nói khác của văn học di dân Nhật Bản và mang tới nhiều triển vọng mới cho văn học hậu hiện đại trong quá trình biến dịch không ngừng của nó.

 

          Hai dân tộc Việt - Trung với phương tiện đồng văn, trong quá trình sinh tồn, phát triển, trải qua nhiều nghìn năm, đã có sự tiếp xúc, biến đổi sâu sắc về văn hóa cho riêng mình. Sự tiếp biến văn hóa (Acculturation) đó cũng đồng thời tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Điều cần lưu ý là, bất kỳ một nền văn hóa nào, bên cạnh những tinh hoa với cái hay cái đẹp bao giờ cũng có mặt trái của nó. Chế độ phong kiến Trung Quốc và Việt Nam, một mặt, đã tạo được những thành lũy tinh thần, vật chất để giúp tự bảo vệ trước nhiều làn sóng xâm lược đến từ nhiều phía. Nhưng mặt khác cũng đồng thời xây dựng trong lòng nó một loại thành lũy của khắc chế bất công mà tiêu biểu là chế độ gia trưởng, trong đó vai trò người phụ nữ vẫn bị xem là thứ yếu so với đàn ông.

Nghiên cứu văn hoá học là một khuynh hướng mới rất sôi động trong nghiên cứu văn học Trung Quốc mấy năm gần đây. Hướng nghiên cứu nảy sinh từ những năm 50 ở Anh với trường phái Birmingham (R. Williams, R.Hoggart), ở Đức với trường phái Frankfurt (D. Kellner), những năm 70 ở Pháp với R.Barthes, . Họ chủ trương nghiên cứu các hiện tượng đời sống văn hoá như đấu vật, quảng cáo, thoát y vũ, kiểu dáng ôtô, minh tinh màn bạc…, phát hiện ý nghĩa văn hoá và ý thức hệ của chúng, vừa có thái độ phê phán vừa coi đó là đời sống bình thường của đô thị. Hướng nghiên cứu này đến những năm 80 lan sang úc, Canada, Mĩ, chuyển thành một hướng nghiên cứu có tính chất xã hội, chính trị như nghiên cứu nữ quyền, hậu thực dân và trở thành một trào lưu có tính thế giới.

 

Nguyễn Thị Oanh

Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

183 Đặng Tiến Đông - Đống Đa - Hà Nội

 

TÓM TẮT

Hiện nay ở Việt Nam, số lượng các nhà nghiên cứu Việt Nam nghiên cứu về văn học setsuwa (thuyết thoại) của Nhật Bản đã gia tăng đáng kể so với những năm trước đây, song sự hiểu biết liên quan đến  văn học điềm báo, ghi chép về những chuyện chưa xẩy ra trong tương lai như “mộng ký”, “đồng dao”, “sấm ký” ghi chép ở văn học thuyết thoại của Nhật còn nhiều hạn chế. Lẽ đương nhiên việc nghiên cứu các tác phẩm ghi chép truyện điềm báo như Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam tiến hành từ rất sớm, song trong bối cảnh toàn cầu hóa và giao lưu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ngày một phát triển mạnh mẽ thì việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan ở nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập. Các nhà nghiên cứu Việt Nam nếu không thông thạo ngoại ngữ sẽ gặp trở ngại trong việc tiếp xúc và kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Trong nỗ lực chung nhằm truyền tải những thành tựu nghiên cứu nước ngoài cho các nhà nghiên cứu trong nước, báo cáo này sẽ giới thiệu khái quát một số luận văn, công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực trên của các học giả Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Báo cáo đi sâu giới thiệu một số vấn đề liên quan như  người Nhật Bản cổ đại tin thế nào về giấc mơ điềm báo ? Các truyện về giấc mơ điềm báo  có nội dung ra sao  và sự hình thành thế giới giấc mơ điềm báo trong các tác phẩm setsuwa của Nhật được xây dựng thế nào ? Trên cơ sở đó sẽ so sánh với một số ghi chép về truyện giấc mơ điềm báo trong truyền thuyết và truyện cổ Việt Nam viết bằng chữ Hán như Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh, từ đó tìm ra những mảng màu chung và riêng biệt  trong việc tạo dựng nhân vật và cốt truyện giấc mơ điềm báo của hai nước, hy vọng qua đó có thể gợi mở một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này ở Việt Nam trong tương lai.

NGÔ TRÀ MI(*)

“Vô thường” là một khái niệm quan trọng, một trong tam pháp ấn (vô thường, vô ngã, Niết bàn) của Phật giáo, quy định cách nhìn của Phật giáo về sự hiện hữu. Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia thuộc khu vực Đông Á, chịu ảnh hưởng sâu đậm của triết lý Phật giáo, trong văn hoá, đời sống cũng như văn học. Khái niệm vô thường đã trở thành chìa khoá để lý giải nhiều hiện tượng văn học và mỹ học. Từ triết lý Phật giáo, khi bước vào văn chương, vô thường thường gắn liền với những chung cuộc, với sự tàn phai, tận diệt, với cái chết, vì đi đến tận cùng của sự đổi thay chính là cái chết. Đường ranh này của kiếp sống là cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ sĩ phương Đông. Đặc biệt, ở Đông Á, có hẳn một dòng thơ được sáng tác trước khi tác giả từ trần như là di ngôn và cũng là nơi gửi gắm chí bình sinh của người viết. Trong bài viết này, chúng tôi quan tâm đến hiện tượng làm thơ trước khi viên tịch của các thiền sư Nhật Bản và Việt Nam. Cụ thể, thơ từ thế của các thiền sư Nhật Bản thời Kamakura (1185-1333) và thơ thị tịch của các thiền sư Việt Nam thời Lý - Trần (1009-1400) sẽ được đọc dưới cảm quan vô thường.

Bên cạnh những thể loại, có những trào lưu chảy xuyên ngang nhiều thời đại và nhiều phạm trù văn hóa. Chủ nghĩa hiện thực là một trong những trào lưu ấy. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các trào lưu, trường phái, như các công trình về thời đại barôc, thời kỳ lãng mạn chủ nghĩa, thời kỳ hiện thực chủ nghĩa. Tiếp cận so sánh lịch sử các trào lưu văn học đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển lý luận văn học và lịch sử văn học.

Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (*)

Noh một loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản, vốn được xem là nguồn cội của sân khấu Nhật Bản, cho đến ngày nay vẫn là niềm tự hào của người Nhật. Những vở kịch Noh trình diễn trong thời gian kèo dài nhiều giờ đồng hồ, ở đó diễn viên đeo mặt nạ, trình diễn những động tác ước lệ, sử dụng ngôn từ giàu ẩn dụ và sân khấu hầu như không biến đổi không phải là dễ theo dõi đối với những người thiếu kiên nhẫn và thiếu niềm yêu thích với văn hóa Nhật Bản cổ truyền. Vậy mà, kịch Noh vẫn tồn tại trọng đời sống Nhật Bản hiện đại luôn dịch chuyển chóng mặt. Người Nhật bằng một cách thức đặc biệt vẫn giữ gìn được tinh thần u huyền của kịch Noh trong lòng xã hội công nghiệp. Dường như bóng ma Komachi hư ảo một thời vẫn còn hiện diện trong đời sống hiện đại này để mải miết truy vấn về cái đẹp, tình yêu và những mất mát, đổ vỡ mà con người vẫn luôn phải đối diện trong đời sống dù ở thời đại nào, không gian nào.

TÓM TẮT

Qua khảo sát có thể khẳng định con đường tiếp nhận, hưng thịnh, suy vong của tư tưởng Phật giáo và dần nhường địa vị cho Nho giáo giữa Hàn Quốc và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng. Đặc biệt, thời điểm chung kết ảnh hưởng của đạo Phật với tư cách là Quốc giáo ở Hàn Quốc diễn ra ngay sau khi tướng Yi Song-gye lên ngôi vua vào năm 1392 thì đạo Phật Việt Nam cũng mất dần vai trò đúng khi vương triều Trần suy vi vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIV.

Thông tin truy cập

61750833
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
9955
20496
61750833

Thành viên trực tuyến

Đang có 1500 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website