(Nhà thơ Ko Un, nguồn Google)

TÓM TẮT

Ko Un là nhà thơ nổi tiếng của Hàn Quốc. Ông đã nhiều lần được đề cử giải Nobel văn chương. Ông từng là một tu sĩ, một tù nhân, một nhà hoạt động cho tự do dân chủ nên thơ ông là nơi ghi dấu ấn những trải nghiệm trên mọi bước đường ông đã qua. Thơ ca của Ko Un là sự chiêm nghiệm về vũ trụ, là khát vọng vươn tới tự do, là sự đối thoại và tìm đường cho lịch sử dân tộc Triều Tiên.

             TÓM TẮT

           Trong lịch sử văn học Đông Á, bộ tiểu thuyết văn ngôn Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, một tác giả sống khoảng cuối đời Nguyên đầu đời Minh, có một số phận cực kỳ đặc biệt. Trong khi ở Trung Quốc, nó bị cấm đoán, bị khiến cho gần đến mức tuyệt chủng, thì ở nước ngoài, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới Hán hóa như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… nó lại được đón nhận nồng nhiệt và không ngừng khuyếch trương tầm ảnh hưởng, tất nhiên quá trình tiếp nhận Tiễn đăng tân thoại ở mỗi nước là hoàn toàn khác nhau. Vậy trong quá trình khuyếch trương tầm ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại  ra nước ngoài, người Hàn Quốc đóng vai trò ra sao? Tác phẩm chính thức được truyền vào Hàn Quốc từ khi nào? Bằng con đường nào? Trong bối cảnh xã hội thế nào và tâm lý tiếp nhận ra sao? Bài viết này xuất phát từ phương pháp thực chứng, chủ yếu xoáy vào giải quyết một số nội dung nêu trên.

ViệtNamcó nhiều cuộc cách mạng. Phong trào Thơ mới cũng được xem là cuộc cách mạng vĩ đại trong thi ca. Cuộc cách mạng đó do ảnh hưởng phương Tây mà nên. Hầu như các nhà nghiên cứu đều nhận xét như vậy. Hoài Thanh đã từng nhận xét rằng: “Chúng ta ở nhà Tây, đội mũ Tây, mặc áo Tây,… Nói làm sao cho xiết những thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta”[(4; tr.10)]. Làm cuộc cách mạng trong Thơ mới là cả sự đổi mới về hinh thức nghệ thuật. Người ta sự  đổi mới  về hình thức nghệ thuật  có sự đóng góp từ nhiều phía, đặc biệt từ phía thơ tượng trưng Pháp.

 

                              (Lê Ngọc Phương, Tạp chí ĐH Sài Gòn, niên giám 2012)

Jorge Luis Borge chắc chắn không phải là một tên tuổi xa lạ đối với giới nghiên cứu văn học thế kỷ XX. Oxford book of Latin American short stories (Sách Oxford về Truyện ngắn châu Mỹ Latinh) cho rằng: “Gabriel Garcia Marquez cùng với Jorge Luis Borges là hai nhà văn Mỹ Latinh nổi tiếng nhất tính đến hiện nay” [1].  Cùng quan điểm này, Scott Simpkins trong công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo đã đánh giá: “Jorge Luis Borges và Gabriel Garcia Marquez là hai nhà văn đã có công đưa chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo đi xa hơn bằng cách thử nghiệm những điều kiện của chính cái huyền ảo nguyên bản trong sáng tác của họ” [2]. Theo Scott Simpkins, nếu Alejo Carpentier là người lập thuyết tiêu biểu cho trào lưu Hiện thực huyền ảo thì Jorge Luis Borges và Gabriel Garcia Marquez chính là người đưa trào lưu văn học huyền ảo đến với thế giới, bằng những sáng tác của mình.

Nguyễn Ngọc Bảo Trâm*

Trong kho tàng văn học thế giới, khi nói về nghệ thuật kể chuyện, Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày thường được dẫn ra như những điển hình quan trọng. Với đặc thù là những truyện kể từ các nhân vật người kể chuyện, hai tác phẩm trở thành những đối tượng nghiên cứu đầy hấp dẫn.

Văn học Nhật Bản là nền văn học lớn trên thế giới. Các sách về văn học Châu Á thường xếp chương viết về văn học Nhật Bản sau văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Cận Đông. Văn học Nhật  Bản có những cống hiến lớn đối với nhân loại, nổi bật nhất là 2 nhà văn được trao giải Nobel văn học là Kawabata Yasunari (Nobel 1968) và Ôe Kenzaburo (Nobel 1994). Trong khi đó cả châu Á cho đến nay cũng chỉ có 6 nhà văn có được vinh dự ấy. Bốn nhà văn kia là: Rabindranath Tagore (nhà văn Ấn Độ, Nobel năm 1913) và Shmuel Yosef Agnon (nhà văn Israel, Nobel năm 1966), Cao Hành Kiện (nhà văn Trung Quốc, quốc tịch Pháp, Nobel năm 2000), Mặc Ngôn (nhà văn Trung Quốc, Nobel 2012). Không chỉ văn học hiện đại mà văn học cổ điển Nhật Bản cũng có những giá trị đặc sắc. Thơ haiku của Nhật Bản được coi là một trong những thể thơ có ảnh hưởng rộng rãi nhất trên thế giới. Vì vậy việc lựa chọn thơ haiku để giảng dạy trong nhà trường là một điều rất hợp lý.

Hoàng Kim Oanh

Trường Đại học Sài Gòn

TÓM TẮT

 Từ Baudelaire, Mallarmé, Valléry…, quan niệm thẩm mỹ về cái Đẹp và triết lý sáng tác thơ, truyện của nhà văn Mỹ Edgar Allan Poe - nhà thơ, lý thuyết gia của quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, ông tổ của truyện trinh thám, kinh dị và phiêu lưu huyễn tưởng thế giới - đã “nhập tịch” vào quan niệm nghệ thuật của nhiều nhà thơ, nhà văn lãng mạn Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XX. Đó là quan niệm nghệ thuật về Cái Đẹp thuần khiết, độc lập với Đạo đức và Chính trị, và “Nỗi buồn là địa hạt chính đáng nhất của thơ ca”. Đặc biệt hơn, Poe còn đề cao lý trí, cho rằng “nghệ thuật là sản phẩm của trí tuệ”. “Triết lý sáng tác” kì lạ của ông tuy ban đầu bị nhiều cây bút lên án, nhưng đến nay, đã trở thành những công thức sáng tác mẫu mực không chỉ cho văn học Mỹ mà còn cả văn học thế giới, trong đó có văn học Việt Nam.   

  

Bản tác giả gửi riêng cho web Khoa Văn học và Ngôn ngữ 

Vậy là cuối cùng, giải Nobel Văn chương 2012 đã có chủ, đúng một giáp từ năm 2000 khi Cao Hành Kiện (mặc dù đã bị tước quốc tịch Trung Quốc nhưng ông là nhà văn Trung Quốc trăm phần trăm) được trao giải Nobel và bị người Trung Quốc phản đối, cho việc trao giải đó mang tính chính trị“như là một sự sỉ nhục và cũng là sự khinh thường đối với chúng ta” (Bắc Kinh Văn báo), “đây là một trò đùa không đúng chỗ, nó sẽ làm mất uy tín của Ủy ban Nobel dưới con mắt một bộ phận dư luận Trung Quốc” (Văn hối báo)...Thì nay, chắc là họ hoan hỷ vì Mạc Ngôn là nhà văn xuất sắc chính thống của họ.

Lev Tolstoy bước vào văn học đầu thập niên 1850, hơn mười năm sau đã khẳng định vị trí của một nhà văn lớn với kiệt tác vĩ đại Chiến tranh và hoà bình. Thời gian chín muồi sáng tác của nhà văn (thập niên 60-70) cũng là thời kỳ trị vì của Alexandr đệ Nhị. Những cải cách được Nga hoàng tiến hành đầu thập niên 1860 có những tác động lớn đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá Nga. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản kéo theo sự tan rã của chế độ phong kiến gia trưởng, xuất hiện những giai cấp mới (tư sản, vô sản), và xuất hiện một tầng lớp được gọi tên là “trí thức bình dân” (raznochinskaya intelligentsia). Chủ yếu thông qua lớp “trí thức bình dân” này, những tư tưởng dân chủ cách mạng được phổ biến ở Nga, làm dấy lên những cuộc vận động xã hội, trong đó có phong trào giải phóng phụ nữ. Những người trí thức tiến bộ không bằng lòng với địa vị của phụ nữ trong xã hội Nga, họ cho rằng đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ cũng là một hình thức khẳng định giá trị của con người, là một phần của cuộc đấu tranh dân chủ xã hội.

TÓM TẮT

Hàn Mặc Tử là hiện tượng độc đáo có một không hai trong thi ca Việt Nam. Thơ của ông kế thừa sâu sắc nền Hán học truyền thống, nhưng cũng đầy những tìm tòi sáng tạo mới mẻ, tiếp nhận và tiếp biến từ phương Tây. Thông qua các nhà thơ tượng trưng Pháp như Charles Baudelaire, Stéphane Mallarmé, Paul Valery v.v…, những người đã chịu ảnh hưởng và tự coi là đồ đệ của Edgar Poe, Hàn Mặc Tử đã có sự gặp gỡ đồng điệu với thiên tài kì lạ này về hình ảnh, nhịp điệu, đề tài cái chết và những giấc mơ. Đặc biệt là trong quan điểm “Nghệ thuật vị nghệ thuật” mà Edgar Allan Poe được coi là người khai sinh. Sự gặp gỡ với cây bút đa tài độc đáo này đã góp phần làm thăng hoa nghệ thuật siêu thi của Hàn Mặc Tử, mở ra một biên giới “rộng rinh vô bờ bến” cho thơ ca Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

TT - Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh  là công trình tập thể của các nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài nước - trong đó nòng cốt là giảng viên khoa văn học và ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, do PGS.TS Đoàn Lê Giang chủ biên.

          'Nghìn lẻ một đêm' đã có một bước tiến rõ nét về thi pháp xây dựng nhân vật người kể chuyện khi đề cao nữ tính và sự trân trọng tri thức cũng như lòng nhân hậu, tình yêu thương và nhan sắc của người phụ nữ.

Nguyễn Thanh Tâm

Học viên cao học Đại học Kobe (Nhật Bản)

1.   Mở đầu

Có thể nói tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều đã trải qua quá trình hình thành, phát triển, cọ xát và giao lưu, tiếp biến lẫn nhau đề có được diện mạo như ngày nay. Và dịch thuật nói chung, dịch văn chương nói riêng đã góp phần không nhỏ trong suốt quá trình ấy. Từ xưa Việt Nam và Nhật Bản đã sử dụng dịch thuật như một công cụ, phương thức hữu hiệu trong việc tiếp nhận văn hóa từ người láng giềng khổng lồ Trung Hoa cũng như từng bước hoàn chỉnh nền văn hóa dân tộc mình. Tuy nhiên, với điều kiện vị trí địa lí tự nhiên và các đặc trưng về truyền thống, dân tộc tính khác nhau, tiếp nhận văn hóa Trung Quốc thông qua dịch thuật ở Việt Nam và Nhật Bản cũng đi theo những con đường rất khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, người viết muốn phân tích và lí giải các đặc trưng trong hai cách tiếp xúc, thu nhận văn hóa bằng dịch văn chương (dịch thuật nói chung) của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn đầu tiếp xúc với văn minh Trung Hoa từ lí thuyết Đa hệ thống (Poly-system). 

(Xin xem toàn văn ở tập tin đính kèm)

Một phần bản thư pháp Lan Đình tập tự của Vương Hy Chi do Phùng Thừa Tố mô phỏng chép lại từ nguyên tích. 

Đọc Truyện Kiều đến đoạn nàng Kiều bị Hoạn Thư hành hạ trước mặt Thúc Sinh để “xả ghen”, chắc ai cũng cảm thấy xót xa. Song đến chỗ cùng Thúc Sinh xem Kiều chép kinh, Hoạn Thư phải thán phục thốt lên thành lời: “Khen rằng bút pháp đã tinh/ So vào với Thiếp Lan Đình nào thua” thì chắc mọi người cũng có phần hả dạ.

 

ThS. Lê Ngọc Phương

                                                      Đại học khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM

LỜI DẪN

“Họa vô đơn chí, chuyện rủi thường chất chồng lên nhau”. Vào một ngày đẹp trời, Tôi đột nhiên gặp “những rủi ro” nối tiếp nhau: thất lạc và không gặp được một cô gái đã hẹn, bị đứt nút áo vét tông giữa đường, trên tàu điện lại gặp người quen chẳng muốn gặp, cái răng đau lại bắt đầu hành hạ, mưa lại bắt đầu rơi. Lên taxi thì bị nghẽn đường. Trên taxi, lại một sự việc kỳ quái khác: anh tài xế nói rằng, anh ta là quỷ hút máu người.

 “Có những tổn thương phải trả giá. Nhưng tình yêu mãi là một khát khao êm ả của con người, như nỗi khát khao của một linh hồn cần nơi cập bến.

 Tuy nhiên, linh hồn cứ mãi lang thang. Lang thang nên cứ bất an thường trực. Tìm sự tĩnh tại rất dễ dàng, mà cũng rất không…

     Trong chiều ngày 07.12.2011, Khoa Văn học và Ngôn ngữ ĐHKHXH&NV TPHCM đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nghiên cứu văn học ở Đại học Harvard”. Các diễn giả gồm có giáo sư Karen Thornber (Khoa Văn học so sánh - ĐH Harvard), TS Nguyễn Nam (khoa Đông Phương học – ĐHKHXH&NV TPHCM) và TS Phạm Quốc Lộc (hiện công tác tại ĐH Hoa Sen, TS Văn học so sánh tại Đại học Massachusetts, Amherst (Hoa Kỳ)). Cả ba diễn giả đều là người có kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài trong nhiều năm, vì vậy buổi tọa đàm đã diễn ra rất sôi nổi với phần diễn thuyết và phần trả lời câu hỏi, cung cấp cho người tham dự nhiều thông tin bổ ích, mới mẻ về hoạt động nghiên cứu văn học và những khuynh hướng mới trong nghiên cứu ở Harvard cũng như ở Hoa Kỳ. Đông đảo cán bộ trẻ và NCS của khoa Văn học và Ngôn ngữ đã đến tham dự.

Phan Mạnh Hùng(*)

Giao lưu văn học Việt - Nhật thông qua hoạt động dịch thuật được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ, có chiều sâu trong thế kỷ XX và cho đến hôm nay. Trước 1945 văn học Nhật Bản được độc giả Việt Nam biết đến đầu tiên thông qua tác phẩm của các trí thức yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, sau đó là những bản dịch thơ, truyện ngắn của các nhà văn như Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, Phạm Văn Ký, Nguyễn Giang. Văn học Việt Nam được độc giả biết đến qua bản dịch Truyện Kiều của nhà văn Komatsu Kiyoshi (Toho xb, Tokyo, 1942). Điều thú vị là việc Komatsu Kiyoshi dịch Truyện Kiều ra tiếng Nhật xuất phát từ một gợi ý và giúp đỡ tài liệu của nhà thơ Nguyễn Giang. Sau đó chính Nguyễn Giang đã dịch tác phẩm Cuộc tái ngộ của Komatsu Kiyoshi ra tiếng Việt. Trường hợp Komatsu Kiyoshi và Nguyễn Giang có thể xem như khởi đầu của quá trình giao lưu văn học Việt - Nhật qua dịch thuật.

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam cùng với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên - Hàn Quốc trước kia nằm trong “Khu vực văn hóa chữ Hán” (Hán tự văn hóa quyển) với nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, văn học. Từ giữa TK.XIX trở đi lần lượt các nước trong khu vực tiếp xúc với phương Tây, bắt đầu công cuộc hiện  đại hóa đất nước, trong đó có văn học của mình. Quá trình hiện đại hóa văn học là quá trình xây dựng nền văn học mới theo mô hình văn học phương Tây với 3 thể loại chủ yếu: thơ, kịch, tiểu thuyết. Việc so sánh quá trình hình thành, đặc điểm của thơ mới, tiểu thuyết mới và kịch mới giữa từng 2, 3 nước và toàn bộ khu vực có thể thấy được những vấn đề có tính quy luật chung của cả khu vực, cũng như những điểm đặc sắc riêng của từng nước. Điều ấy cũng góp phần tăng cường hiểu biết trong khu vực và rút ra những bài học về hiện đại hóa trong hiện tại và tương lai.

TP - Trong cuộc “Trò chuyện với Masatsugu Ono về tập truyện Tiếng hát người cá” vừa ra mắt bản tiếng Việt sáng ngày 23-2-2012 tại Đại học Hoa Sen - TP Hồ Chí Minh, nhà văn thuộc thế hệ mới người Nhật Bản (Masatsugu Ono sinh năm 1970) đã làm tôi khá bất ngờ.

Thông tin truy cập

61750467
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
9589
20496
61750467

Thành viên trực tuyến

Đang có 1247 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website