1.            Akutagawa  Ryunosuke, Lã sinh môn, Vũ Minh Thiều dịch, Gió   bốn phương xuất bản,  Sài Gòn, 1967

2.      Akutagawa  Ryunosuke, Truyện của một người lãng trí, Diễm Châu dịch, Văn, 1966, Sài Gòn

3.      Akutagawa  Ryunosuke, Trong rừng trúc, Phong Vũ dịch, Tác phẩm mới xuất bản, Hà Nội, 1987

4.      Akutagawa  Ryunosuke, Truyện ngắn chọn lọc, Lê Văn Viện dịch, Nxb. Văn Học, 1989

5.      Akutagawa  Ryunosuke, Bọn đạo tặc (Chuto), Cung Điền dịch, http://www.erct.com/3-ThoVan/CungDien/Bon_Dao_Tac.htm, 2004

6.      Akutagawa  Ryunosuke, Hà đồng (Kappa), Cung Điền dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/cungdien/qvcd050.htm, 2005

7.      Akutagawa  Ryunosuke, Trinh tiết- Tuyển tập truyện ngắn Akutagawa, Cung Điền dịch, Nxb Văn học, 2006

8.      Akutagawa  Ryunosuke, Ảo thuật (Majutsu), Dương Thị Tuyết Minh dịch, http://www.erct.com/2-ThoVan/QuynhChi/Ao_Thuat.htm, 2005

9.      Akutagawa  Ryunosuke, Đàn bà (Onna), Dương Thị Tuyết Minh dịch, http://www.erct.com/2-ThoVan/QuynhChi/Danba.htm, 2005

10. Akutagawa  Ryunosuke, Lã sinh môn (Rashomon), Dương Thị Tuyết Minh dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/QuynhChi/LaSinhMon.htm, 2005

11.  Akutagawa  Ryunosuke, Đàn bà (Onna), Dương Thị Tuyết Minh dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/QuynhChi/Danba.htm, 2005

12. Akutagawa  Ryunosuke, Sợi tơ nhện (Kumo no ito), Đinh Văn Phước dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/dinhvanphuoc/dvpd052.htm, 2003

13. Akutagawa  Ryunosuke, Mộng mị (Yume), Đinh Văn Phước dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/dinhvanphuoc/dvpd058.htm, 2005

14. Akutagawa  Ryunosuke, Mấy trái quýt (Mikan)¸ Đinh Văn Phước dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/dinhvanphuoc/dvpd054.htm, 2003

15. Akutagawa  Ryunosuke, Tu tiên (Sennin), Đinh Văn Phước dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/dinhvanphuoc/dvpd055.htm, 2004

16.  Akutagawa  Ryunosuke, Chiếc xe goòng (Torokko), Đinh Văn Phước dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/dinhvanphuoc/dvpd053.htm, 2003

17. Akutagawa  Ryunosuke, Sổ điểm danh những người đã khuất (Tenkibo), Lê Ngọc Thảo dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/LNThao/So_diem_danh.htm, 2004

18. Akutagawa  Ryunosuke, Truyện ngắn chon lọc, Lê Văn Viện dịch, NXB Văn học, 1989

19. Akutagawa Ryunosuke, Con bạch (Shiro), http://www.ertc.com/2-ThoVan/LNThao/Con_Bạch.htm, 2005

20. Akutagawa  Ryunosuke, À…a…a…ba! (Ababababa), Lê Ngọc Thảo dịch http://www.ertc.com/2-ThoVan/LNThao/Aaaaba.htm, 2005

21. Akutagawa  Ryunosuke, Tiệc khiêu vũ (Butokai), Lê Ngọc Thảo dịch http://www.ertc.com/2-ThoVan/LNThao/Tiec_khieu_vu.htm, 2005

22. Akutagawa  Ryunosuke, Cục đất (Ikkai no tsuchi), Lê Ngọc Thảo dịch http://www.ertc.com/2-ThoVan/LNThao/Cuc_dat.htm, 2005

23. Akutagawa  Ryunosuke, Thầy Mori (Mori sensei), Lê Ngọc Thảo dịch http://www.ertc.com/2-ThoVan/LNThao/Thay Mori.htm, 2005

24. Akutagawa  Ryunosuke, Mùa thu (Aki), Nguyễn Ngọc Duyên dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/nnduyen/nndn050.htm

25. Akutagawa  Ryunosuke, Thân phận con người, Diễm Châu dịch, NXB Văn nghệ, 1966

26. Akutagawa  Ryunosuke, Bức họa núi thu (Shuzansu), Nguyễn Nam Trân dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/namtran/ntd056.htm

27. Akutagawa  Ryunosuke, Cháo khoai (Imogay), Nguyễn Nam Trân dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/namtran/ntd052.htm, 2002

28. Akutagawa  Ryunosuke, Nước dòng sông  cái (Okawa no mizu), Nguyễn Nam Trân dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/namtran/ntd054.htm, 2003

29. Akutagawa  Ryunosuke, Địa ngục trước mắt (Jigokuhen), Nguyễn Nam Trân dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/namtran/ntd055.htm, 2003

30. Akutagawa  Ryunosuke, Chiếc mùi soa (Hankechi), Nguyễn Nam Trân dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/namtran/ntd057.htm

31. Akutagawa  Ryunosuke, Cánh đồng khô (Kare no shô), Nguyễn Nam Trân dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/NNT/Canhdongkho.htm

32. Akutagawa  Ryunosuke, Niềm tin (Bisei no shin), Nguyễn Nam Trân dịch, www.chimviet.free.fr/vannhat/namtran/ntd064.htm

33. Akutagawa  Ryunosuke, Trong rừng trúc, Phong Vũ dịch, NXB Tác phẩm mới, 1979

34. Akutagawa  Ryunosuke, Lòng đã trót yêu (Kesa to Morito), Văn Lang Tôn Thất Phương dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/TTPhuong/Kesa_to_morito.htm, 2004

35. Akutagawa  Ryunosuke, Tay đạo chích hào hiệp (Nezumi Kozo Jirokichi), Văn Lang Tôn Thất Phương dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/TTPhuong/Tay_dao_chich_hao_hiep-07252004.htm, 2004

36. Akutagawa  Ryunosuke, Bốn bề bờ bụi (Yabu no naka),  Phạm Vũ Thịnh dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/phamvt/pvtd050.htm, 2004

37. Akutagawa  Ryunosuke, Ảo ảnh cuộc đời (Shinkiro),  Phạm Vũ Thịnh dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/phamvt/pvtd051.htm, 2004

38. Akutagawa  Ryunosuke, Cái mũi (Hana), Việt Châu dịch,  http://www.erct.com/2-ThoVan/VietChau/Cai_mui.htm, 2004

39.        Abe Kobo, Người đàn bà trong cồn cát, Trùng Dương dịch, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn, 1971

40.        Abe Kobo, Người đàn bà trong cồn cát, Nguyễn Tuấn Khanh dịch, – Nxb.Văn học, Hà Nội, 1989

41.        Abe Kobo, Khuôn mặt người khác, Phạm Mạnh Hùng dịch, Nxb.Đà Nẵng, 1986

42. Arishima Takeo, Một chùm nho (Hitofusa no budo), Đinh Văn Phước dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/dinhvanphuoc/dvpd050.htm, 2002

43. Ariyoshi  Sawako, Những năm tháng thu tàn, Hoàng Hữu Do dịch,  Nxb Phú Khánh, 1987

44. Asada Jiro, Người đón tàu, Phạm Hữu Lợi dịch, Nxb Văn học, 2010

45.        Bashô Matsuo, Bashô và thơ haiku, Nhật Chiêu  dịch và giới thiệu, – Nxb.Văn học, 1994

46.        Bashô Matsuo, Lối lên miền Oku, Vĩnh Sính dịch và giới thiệu, Nxb Thế giới, 1998

47. Dazai Osamu, Đồi khỉ, Cung Điền dịch, http://www.erct.com/2-ThoVan/CungDien/Doi_khi-Sazuzuka.htm, 2006

48. Dazai Osamu, Nói dối (Uso), Đinh Văn Phước dịch, http://www.erct.com/2-ThoVan/DVPhuoc/Noidoi.htm, 2006

49. Dazai Osamu, Judas đi tố cáo (Kakekomi Uttae), Lê Ngọc Thảo dịch, http://www.erct.com/2-ThoVan/LNThao/Judas.htm, 2006

50. Dazai Osamu, Cố hương (Kokyoo), Nguyễn Ngọc Duyên dịch, http://www.erct.com/2-ThoVan/NNDuyen/Co_huong.htm, 2006

51. Dazai Osamu, Melos ơi, chạy nhanh lên (Hashire, Merosu), Văn Lang Tôn Thất Phương dịch, http://www.erct.com/2-ThoVan/TTPhuong/Melos.htm, 2005

52. Dazai Osamu, Xe lửa, Phạm Vũ Thịnh dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/phamvt/pvtd057.htm, 2005

53. Dazai Osamu, Phong cảnh hoàng kim, Phạm Vũ Thịnh dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/phamvt/pvtd058.htm, 2005.

54. Dazai Osamu, Thất lạc cõi người, Hoàng Long dịch, NXB Hội nhà văn, 2011.

55.        Doãn Quốc Sĩ, Thần thoại Nhật Bản, Sáng tạo, SG.1972

56.         Endo Shùsaku : Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ, Đoàn Tử Huyên dịch,  Nxb.Lao động, Hà Nội, 1984

57. Harada Yassuko, Một bản tình ca, Bích Kim dịch, Cảo Thơm xb, Sài Gòn, 1968

58. Harada Yassuko, Yêu trong mùa thu, Mặc Đỗ dịch, Đất mới xb, Sài Gòn, 1973

59. Hayashi Fumiko, Đóa cúc muộn (Bangiku), Văn Lang Tôn Thất Phương dịch, http://www.erct.com/2-ThoVan/TTPhuong/Doa_cuc_muon.htm, 2003

60. Higashino Keigo, Bí mật của Naoko, Uyên Thiểm Trương Thuỳ Lan dịch, Nxb Thời đại, 2010

61. Higashino Keigo, Phía sau nghi can X, Trương Thuỳ Lan dịch, Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2009

62.        Ihara Saikaku,  Năm người đàn bà si tình, Phạm Thị Nguyệt dịch, – Tiền Giang xuất bản, 1988

63. Ishoco và Ichiro Hatano, Em bé Phù Tang, Trương Đình Cử dịch,  Lá Bối xuất bản, Sài Gòn, 1969

64. Iwasaki Chihiro, Trẻ em trong ngọn lửa chiến tranh, Đoàn Ngọc Cảnh dịch, Nxb Phụ nữ, 2008.

65. Jiro Osaragi, Qui cố hương, Bùi Ngọc Lâm dịch, Đất Sống xuất bản, Sài Gòn, 1973

66. Kanehara Hitomi, Rắn và khuyên lưỡi, Uyên Thiểm dịch, Nxb Văn học, 2009

67. Katayama Kyoichi, Socrates đang yêu, Minh Châu Uyên Thiểm dịch, Nxb Hội nhà văn, 2009

68. Kawabata Yasunari, Xứ tuyết, Chu Việt dịch, Trình bày xuất bản, Sài Gòn, 1969

69. Kawabata Yasunari, Ngàn cánh hạc, Trùng Dương dịch, Trình bày xb,  Sài Gòn, 1969

70. Kawabata Yasunari, Ngàn cánh hạc, Tuấn Minh dịch, Sống mới xuất bản, Sài Gòn, 1972 

71. Kawabata Yasunari, Rập rờn cánh hạc, Nguyễn Tường Minh, Sông Thao xb, Sài Gòn, 1974

72. Kawabata Yasunari, Tiếng rền của núi, Ngô Quí Giang dịch, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1989

73. Kawabata Yasunari, Cố đô, Thái Văn Hiếu dịch, Nxb.Hải Phòng,  1988

74. Kawabata Yasunari, Người đẹp ngủ say, Vũ Đình Phòng dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990

75. Kawabata Yasunari, Người đẹp ngủ mê, Quế Sơn dịch, Nxb Thời đại, 2010

76. Kawabata Yasunari, Đất Phù Tang, Cái đẹp và tôi, Cao Ngọc Phượng dịch, Lá Bối xuất bản, Sài Gòn, 1969 (diễn từ Nobel văn chương)

77. Kawabata Yasunari, Sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản, Đoàn Tử Huyến dịch từ bản tiếng Nga (diễn từ Nobel văn chương)

78. Kawabata Yasunari, Mắt mẹ (Haha no me), Dương Thị Tuyết Minh dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/quynhchi/qychd057.htm, 2006

79. Kawabata Yasunari, Tấm ảnh (Shashin), Dương Thị Tuyết Minh dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/quynhchi/qychd058.htm, 2006

80. Kawabata Yasunari, Vũ nữ Izu, Thái Hà dịch, Nxb. Tác phẩm mới, 1986

81. Kawabata Yasunari, Cô vũ nữ xứ Izu, Huyền Không dịch, Nxb Trình bày, Sài Gòn, 1969

82. Kawabata Yasunari, Cánh tay, Nhật Chiêu dịch, Tạp chí Văn số 2, 1988

83. Kawabata Yasunari, Đốm lửa lạc loài, Nguyễn Đức Dương dịch, Nxb.Văn nghệ, 1988

84. Kawabata Yasunari, Tuyển tập tác phẩm, Nhiều dịch giả, Nxb Lao Động và Trung tâm Văn hóa Đông Tây, 2005.

85. Kawabata Yasunari, Đẹp và buồn, Mai Kim Ngọc dịch, Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2009.

86.        Khuyết danh, Truyện kể Heike, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989

87. Kuroyanagi Tetsuko, Tottochan- Cô bé bên cửa sổ, Anh Thư dịch, Nxb Lao động, 2008.

88. Miazawa Kenji, Người săn gấu và mèo rừng, Vương Trọng dịch, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1990

89. Miazawa Kenji, Quán ăn mè nheo lắm chuyện (Chuumon no ôi ryôriten), Nguyễn Nam Trân dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/nttd066.htm, 2006

90. Miazawa Kenji, Đám hạt dẻ và mèo rừng (Dongurito yamaneko), Nguyễn Nam Trân dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/NNT/Damhatde.htm, 2006

91. Miazawa Kenji, Thổ thần và con chồn (Tsuchigami to kitsune), Nguyễn Nam Trân dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/NNT/Miyazawa-Tho_than_va_con_chon.htm, 2006

92. Mieko Kawakami, Ngực và trứng, Song Tâm Quyên dịch, Nxb Phụ nữ, 2011

93. Mishima Yukio, Kim Các tự, Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn, 1970

94. Mishima Yukio, Ngôi đền vàng, Lê Lộc dịch, Nxb. Thanh niên, 1970

95. Mishima Yukio, Ưu quốc,  Miêng chuyển ngữ, http://www.ertc.com/2-ThoVan/0-Van_hoc_NB/Uu_quoc-Mishima_Yukio.htm, 2003

96. Mishima Yukio, Chết giữa mùa hè, Tân Linh dịch, Phù Sa xb., S.1969

97. Mishima Yukio, Chiều hôm lỡ chuyến, Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch, Sông Thao xb., Sài Gòn, 1971

98. Mishima Yukio, Tiếng sóng, Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch, Sông Thao xb., Sài Gòn, 1971

99. Mishima Yukio, Sau bữa tiệc, Tuyết Sinh dịch,  Trẻ xb, Sài Gòn, 1974

100.   Mishima Yukio, Khát vọng yêu đương, Phạm Xuân Thảo dịch, An Giang xb, 1988

101.   Mori Ogai, Thuyền giải tù (Takasebune), Nguyễn Nam Trân dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/NNT/Thuyen_giai_tu.htm, 2006

102.   Mori Ogai, Hanako, Nguyễn Nam Trân dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/NNT/Hanako.htm, 2006

103.   Mori Ogai,  Đang trùng tu (Fushinchuu), Nguyễn Nam Trân dịch, http://www.ertc.com/2-ThoVan/NNT/Dang_trung_tu.htm, 2006

104.   Murakami Haruki, Ngày đẹp trời để xem Kangaroo, Phạm Vũ Thịnh dịch, Nxb Đà Nẵng, 2006

105.   Murakami Haruki, Đom đóm, Phạm Vũ Thịnh dịch, Nxb Đà Nẵng, 2006

106.   Murakami Haruki, Bóng ma ở Lexington, Phạm Vũ Thịnh dịch, Nxb Đà Nẵng, 2007

107.   Murakami Haruki, Người Ti vi, Phạm Vũ Thịnh dịch, Nxb Đà Nẵng, 2007

108.   Murakami Haruki, Sau cơn động đất, Phạm Vũ Thịnh dịch, Nxb Đà Nẵng, 2006

109.   Murakami Haruki, Sau nửa đêm, Huỳnh Thanh Xuân dịch, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007

110.   Murakami Haruki, Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Lê Quang dịch, Nxb Đà Văn học, 2010

111.   Murakami Haruki, Rừng Na-uy, Hạnh Linh- Hải Thanh dịch, Nxb Văn học, 1997

112.   Murakami Haruki, Rừng Na- uy, Trịnh Lữ dịch, Nxb Hội nhà văn, 2006

113.   Murakami Haruki, Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, Cao Việt Dũng dịch, Nxb Hội nhà văn, 2007

114.   Murakami Haruki, Biên niên ký chim vặn dây cót, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Nxb Hội nhà văn, 2006

115.   Murakami Haruki, Ngầm, Trần Đĩnh dịch, Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2009

116.   Murakami Haruki, Người tình Sputnik, Ngân Xuyên dịch, Nxb Hội nhà văn, 2008

117.   Murakami Haruki, Kafka bên bờ biển, Dương Tường dịch, Nxb Hội nhà văn, 2007

118.   Murakami Haruki, Nhảy, nhảy, nhảy, Trần Vân Anh dịch, Nxb Hội nhà văn, 2011

119.   Murakami Haruki, Cuộc săn cừu hoang, Minh Hạnh dịch, Nxb Văn học, 2011

120.   Murakami Ryu, Màu xanh trong suốt, Trần Phương Thuý dịch, Nxb Văn học, 2008

121.   Murakami Ryu, Xuyên thấu, Lê Thị Hồng Nhung dịch, Nxb Văn học, 2008

122.   Murakami Ryu, Thử vai, Trần Thanh Bình dịch, Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2009

123.   Murakami Ryu, 3 đêm trước giao thừa, Song Tâm Quyên dịch, Nxb Văn học, 2009

124.   Murakami Ryu, 69, Hoàng Long dịch, Nxb Văn học, 2009

125.   Murasaki Shikibu, Truyện Genji, Nxb Khoa học xã hội, 1991

126.    Muju thiền sư, Góp nhặt cát đá , Đỗ Đình Đồng dịch, Lá Bối xuất bản, – Sài Gòn, 1971

127.   Nakano Hitori, Anh chàng xe điện, Nxb Hội nhà văn, Trương Thuỳ Lan dịch, 2011

128.   Natsume Soseki, Nỗi lòng, Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch, Sông Thao xb., Sài Gòn, 1972

129.   Natsume Soseki, Tình yêu không quên, Bích Phượng dịch, Nxb.Văn nghệ, TP.HCM, 1991

130.   Natsume Soseki, Cậu ấm ngây thơ, Bùi Thị Loan dịch, Nxb Hội nhà văn, 2004

131.   Natsume Soseki, Mộng, An Nhiên dịch, Nxb Trẻ, 2007

132.    Nhật Chiêu dịch, Truyện cười Nhật Bản, Nxb Cà Mau, 1987

133.   Nhiều tác giả, Truyện ngắn Nhật Bản hiện đại, Nhiều người dịch, Tác phẩm mới, Hà Nội, 1985

134.   Nhiều tác giả, Bên trong, Trần Thuỳ Mai dịch, Nxb Thuận Hoá, 2009

135.   Nhiều tác giả, Vườn cúc mùa thu, Nguyễn Nam Trân dịch, Nxb Trẻ, 2007

136.    Nguyễn Đình Tuyến, Đời sống văn học thế giới hôm nay (có chương về Nhật Bản), Thế giới thời báo xb, Sài Gòn, 1973

137.    Nguyễn Tường Minh, Hòa ca, Sông Thao xb, Sài Gòn, 1971

138.    Nguyễn Tường Minh, Luyến ca, Sông Thao xb, Sài Gòn, 1972

139.    Oe Kenzaburo, Nuôi thù, Diễm Châu dịch, Trình bày xb, Sài Gòn, 1970

140.    Oe Kenzaburo, Một  nỗi đau riêng, Lê Ký Thương dịch, Nxb Văn nghệ, 1997

141.   Ogawa Yoko, Giáo sư và công thức toán, Lương Việt Dũng dịch, Nxb Hội nhà văn, 2008

142.   Ogawa Yoko, Quán trọ hoa diên vỹ, Lan Hương dịch, Nxb Văn học, 2009

143.   Ogawa Yoko, Nhật ký mang thai, Lương Việt Dũng dịch, Nxb Văn học, 2009

144.   Shimazaki Toson, Gia đình, Hạnh Liêm dịch, Nxb.Văn hóa dân tộc,  Hà Nội, 1994

145.   Suzuki Koji, Ring Vòng tròn ác nghiệt, Lương Việt Dũng dịch, Nxb Văn học, 2008

146.   Suzuki Koji, Vùng nước hắc ám, Phong Linh dịch, Nxb Văn học, 2009

147.   Suzuki Koji, Vòng xoáy chết, Võ Hồng Long dịch, Nxb Văn học, 2009

148.   Takeyama Michio, Cây đàn Miến Điện, Đỗ Khánh Hoan dịch, Nxb Sáng tạo, Sài Gòn, 1971

149.   Tanizaki Junichiro, Tình trong bóng tối, Nhật Chiêu dịch, báo Văn nghệ, 1989

150.   Tanizaki Junichiro, Người đàn bà tôi thương, Triệu Lam Châu dịch, Nxb.Nghĩa Bình, 1989

151.   Tanizaki Junichiro, Chiếc chìa khóa, Phạm Thị Hoài dịch, Nxb.Phụ Nữ, Hà Nội, 1989

152.   Tanizaki Junichiro, Người cắt lau (Ashikari), Nguyễn Nam Trân dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/nttd061.htm, 2005

153.   Tanizaki Junichiro, Xâm mình (Shisei), Nguyễn Nam Trân dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/nttd050.htm, 2005

154.   Tanizaki Junichiro, Sắn dây núi Yoshino (Yoshino Kuzu), Nguyễn Nam Trân dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/nttd062.htm, 2005

155.   Tendo Shoko, Trăng du đãng, Nguyễn Bảo Trang dịch, Nxb Phụ nữ, 2010

156.    Ueda Akinari, Hẹn mùa hoa cúc, Nguyễn Trọng Địch dịch, Nxb.Văn học, Hà Nội, 1989

157.    Watanabe Dzunichi, Đèn không hắt bóng, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb.Nghĩa Bình,  1988

158.   Wataya Risa, Cái lưng muốn đá, Nguyễn Thanh Vân dịch, Nxb Hà Nội, 2010

159.   Yamada Amy, Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường, Lương Việt Dũng dịch, Nxb Hội  nhà văn, 2008

160.   Yamada Amy, Sống lưng của Jesse, Thuỳ Dương Na dịch, Nxb Văn hoá Sài GÒn, 2008

161.   Yamada Amy, Trò đùa của những ngón tay, An dịch, Nxb Văn học, 2009

162.   Yamada Amy, Phong vị tuyệt vời, Hương Vân dịch, Nxb Văn học, 2010

163.   Yoshida Kenkô, Buồn buồn phóng bút (Bản dịch Tsurezuregusa), Nguyễn Nam Trân dịch, http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/donhienthao/nntd070.htm

164.   Yoshimoto Banana, Nhà bếp, Trần Thị Chung Toàn dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000

165.   Yoshimoto Banana, Kitchen, Lương Việt Dũng dịch, Nxb Hội nhà văn, 2006

166.   Yoshimoto Banana, Vĩnh biệt Tsugumi, Vũ Hoa dịch, Nxb Đà Nẵng, 2007

167.   Yoshimoto Banana, Say ngủ, Trương Thị Mai dịch, Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2008

168.   Yoshimoto Banana, N.P, Lương Việt Dũng dịch, Nxb Hội nhà văn, 2006

169.   Yoshimoto Banana, Thằn lằn, Nguyễn Phương Chi dịch, Nxb Văn học, 2008

170.   Yoshimoto Banana, Amrita, Trần Quang Huy dịch, Nxb Hội nhà văn, 2008

171.   Yumoto Kazumi, Khu vườn mùa hạ, Nguyễn Thanh Hà dịch, Nxb Văn học, 2010

ThS. Ngô Trà Mi

Khoa Văn học và Ngôn ngữ- ĐHKHXH&NV- ĐHQG TPHCM

Tuỳ bút (zuihitsu) là một thể loại độc đáo của văn học Nhật Bản. Hình thành từ buổi bình minh của văn học Nhật, thể loại tuỳ bút đã đồng hành cùng văn chương Nhật qua nhiều thế kỷ, đến tận thời hiện đại. Tuỳ bút Nhật Bản hình thành cùng dòng Văn học Nhật ký của các nữ sĩ thời Heian (794-1185) mang đậm màu sắc cá nhân hơn là tính quan phương, học thuật. Makura no soshi  (Chẩm thảo tử) của Sei Shonagon (966?-1024?) được mệnh danh là tùy bút đầu tiên trong văn học Nhật. Việc xác định thể loại của tác phẩm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm lại cội nguồn thể loại tuỳ bút Nhật Bản. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn còn tranh cãi về những nguồn ảnh hưởng đến sự hình thành thể loại đối với Makura no soshi, chủ yếu theo hai hướng, một là thể loại này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn chương Trung Hoa, hai là thể loại này có nguồn gốc nội sinh, mang đặc tính thuần túy Nhật Bản. Trong bài viết này, chúng tôi tìm về cội nguồn của tuỳ bút Nhật qua việc khảo sát các nhân tố chi phối sự hình thành của thể loại này, cụ thể qua tác phẩm Makura no soshi. Đồng thời, chúng tôi cũng điểm lại lịch sử thể loại tuỳ bút trong văn học Trung Hoa để có cái nhìn so sánh về lịch đại và nội hàm của khái niệm tùy bút của hai nền văn học cùng khu vực văn hoá chữ Hán này.

TS. Phan Thu Vân

Khoa Ngữ văn,

Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

Nhật Bản và Trung Quốc có mối quan hệ giao lưu văn hóa từ hơn hai ngàn năm trước, đến đời Tùy Đường thì đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt từ năm 630 đến năm 834, Nhật Bản đã 18 lần cử sứ thần đi sứ Trung Hoa (trong đó có hai lần do nguyên nhân đặc biệt phải dừng lại giữa chừng, mười sáu lần đi sứ thành công)[1]. Trong những lần viếng thăm này, các sứ thần Nhật Bản luôn ra sức thu thập kinh sách, văn chương cũng như những thành tựu văn hóa khác của nhà Đường để mang về nước mình. Từ đó về sau, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với đất nước Nhật Bản càng ngày càng sâu đậm. Trong “Nguyên thị vật ngữ”, chúng ta có thể thấy những yếu tố văn hóa Trung Hoa được Murasaki Shikibu khéo léo cài đặt ở khắp mọi nơi : từ thơ ca, điển cố, điển tích cho tới cách xây dựng nhân vật, tình tiết, hình thức truyện; từ những nhu yếu phẩm hàng ngày cho tới tâm tư tình cảm của nhân vật và tư tưởng chung của tác phẩm...

1. Khi nói đến văn hóa Đông Á, chúng ta thường nghĩ đến cộng đồng văn hóa chữ Hán (gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên). Tuy nhiên, có những quốc gia, khu vực đôi khi cũng có thể xem là thuộc Đông Á, trong đó có Nga. Quá trình tiến về Viễn Đông của Nga bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX lãnh thổ Nga đã ra tới bờ Thái Bình Dương. Vùng Viễn Đông của Nga hiện nay với diện tích hơn 6 triệu km vuông và 6,3 triệu dân (đa số là người Nga và Ukraina) đang là miền đất rộng đầy tiềm năng về kinh tế và văn hóa, hấp dẫn các láng giềng hùng mạnh nhưng đất chật người đông Trung Hoa và Nhật Bản.

-Trần Lê Hoa Tranh, TS, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, ĐH KHXH và NV Tp.HCM-

I.        VĂN HỌC DI DÂN TẠI HOA KỲ

I.1. Di dân

       Di cư hay di dân được coi là đặc trưng của loài người.Từ nguồn gốc lúc đầu là ở Châu Phi, các nhóm người đã toả đi các vùng đất khác của hành tinh này. Sự di cư thường kéo theo sự phổ biến các tư tưởng văn hoá, tập quán kỹ thuật từ vùng này sang vùng khác. Nguyên nhân di cư của các nhóm lớn dân số thường là do thừa dân số, sức ép dân số quá lớn, thiếu tài nguyên cơ bản. Ví dụ: sự di cư từ châu Âu sang châu Mỹ, Úc, New Zeland.

Trần Hải Yến

(Viện Văn học)

Những năm đầu thế kỷ 20, Việt Nam trở thành mảnh đất chứng kiến nhiều xu hướng ảnh hưởng, tác động khác nhau. Từ Trung Quốc, với tư cách một đối tác truyền thống; từ Pháp (tức châu Âu), theo cách bị áp đặt, đồng thời với ít nhiều tự giác; từ Nhật Bản – một tác nhân mới, hấp dẫn trước hết từ vấn đề chính trị xã hội, v.v... Vị trí địa chính trị của Việt Nam khi đó (một nước thuộc Đông Á đã bị thuộc địa hóa bởi thực dân Pháp) đã khiến cho quá trình tiếp xúc văn hóa, văn chương trở nên vô cùng phức tạp. Bởi sự đan bện của các quan hệ nội vùng Đông Á diễn ra song song với quan hệ Á-Âu, bởi sự ước thúc của các yếu tố chính trị đối với văn hóa văn chương.

 Dr. Doan Anh Loan

University of Social Sciences and Humanities –

Vienam National University HoChiMinh city

 

Vietnam and Japan were located in the areas influenced by Chinese culture. The cultural and literary exchanges between nations took place during a long period. In addition to official visit between national envoyships, in which political documents were exchanged, the relationship between Vietnam, China, and Japan was founded on the basis of “literature-based friendship” that employed academy, examinations, and literature to build relationship. This friendship was meaningful in such a way that national independence, culture, civilization, literature, and a peace-loving spirit of each nation were determined. Meanwhile, through the “literature-based friendship”, the elegance and refinement of diplomatic representatives were also revealed.

TS. Nguyễn Đình Phức

(Khoa Ngữ văn Trung Quốc, USSH)

1. Nguyên nhân và thời điểm biên tuyển Thiên tải giai cú

Thiên tải giai cú là bộ tuyển tập chuyên tuyển những câu thơ hay từ mảng thơ thất ngôn đời Đường sớm nhất còn truyền đến ngày nay, có điều đặc biệt là, công trình này không phải là sản phẩm của người Trung Quốc, mà do một học giả Nhật Bản biên tuyển. Sách tuyển thơ theo hình thức liên cú, tức cứ hai câu tạo thành một đơn vị, tổng số liên được tuyển là 1083, được tác giả căn cứ theo chủ đề phân thành 15 bộ lớn, bao gồm Tứ thời, Thời tiết, Thiên tượng, Địa lý, Nhân sự, Cung tỉnh, Cư xứ, Thảo mộc, Cầm thú, Yến hỷ, Du phóng, Biệt ly, Ẩn dật, Thích thị, Tiên đạo. Trên cơ sở 15 bộ, tác giả lại tiếp tục phân nhỏ thành 258 môn khác nhau, bên dưới mỗi liên thơ được tuyển, đều chú rõ tên tác giả cùng tên bài thơ. Sách do nhà Hán học Nhật Bản Ōenokoretoki (887-963) sống ở giai đoạn trung kỳ thời Bình An (Heian Period, 794-1185) biên tuyển.

TS. Trần Lê Hoa Tranh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

 Đại học Quốc gia TP. HCM

Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung là một hiện tượng văn học nổi bật của Trung Quốc thế kỷ XX, nếu quan niệm văn học Trung Quốc bao gồm tất cả những tác phẩm do nhà văn, nhà thơ Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới viết ra, đặc biệt là Hồng Kông và Đài Loan là hai vùng phát triển về nhiều mặt. Kim Dung ở Hồng Kơng v Quỳnh Dao ở Đài Loan là hai nhà văn ăn khách ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á suốt thập nin 60-70 thế kỷ XX.

Khi nói tới văn chương Nhật Bản, người ta nghĩ ngay tới thơ Haiku, cũng như nhắc đến văn chương Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến thơ Lục bát. HaikuLục bát như là hai đôi mắt trên hai khuôn mặt văn chương Nhật -Việt. Người viết bài này muốn nhìn vào hai đôi mắt ấy và nói lên những cảm nhận của riêng mình. Giống nhau và khác nhau, Haiku Lục bát có thể hé lộ điều gì với chúng ta về mỹ cảm của hai dân tộc Nhật- Việt? 

TS. Nguyễn Đình Phức

Khoa Ngữ văn Trung Quốc, USSH

TÓM TẮT

Ngọc lang quy của Đại sư Khuông Việt cho đến nay vẫn là một trong những điểm nóng gây tranh luận trong giới nghiên cứu văn học tại Việt Nam và trên thế giới. Bằng chứng là từ những năm 70 của thế kỷ trước cho đến nay đã có hàng chục bài nghiên cứu chuyên biệt về tác phẩm này được công bố trong các sách và tạp chí chuyên ngành trong nước và trên thế giới. Theo quan điểm của chúng tôi, Ngọc lang quy của Khuông Việt có mối quan hệ khá sâu sắc với từ học Trung Quốc, đặc biệt là từ Đôn Hoàng và từ Hoa Gian, nếu chúng ta có thể tiến hành so sánh ba đối tượng trên với nhau, chúng tôi tin rằng sẽ có rất nhiều vấn đề quan trọng mà lý thú được phát hiện. Bài viết này chính đặt trọng tâm vào vấn đề nêu trên.

        So với các nhà văn Nhật Bản khác như Kawabata Yasunari, Mishima Yukio, thì Ōe Kenzaburo, Giải thưởng Nobel văn học năm 1994, được giới thiệu và dịch thuật ở Việt Nam không nhiều lắm. Theo ghi nhận của chúng tôi, tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Việt gồm có truyện vừa Nuôi thù (Diễm Châu dịch), tiểu thuyết Một nỗi đau riêng (Lê Ký Thương dịch) và mấy truyện ngắn: Cây mưa thông minh (Dương Tường dịch), Quái vật trên không (Phan Thu Hiền dịch), Những con cừu người Người câm bất ngờ (Lê Ngọc Thảo dịch)… Ngoài ra, còn có một số bài bình luận về tác phẩm Ōe Kenzaburo của Nguyễn Nguyên, Ôn Thị Mỹ Linh, Đào Thị Thu Hằng, Nguyễn Tuấn Khanh… Ghi nhận này có lẽ chưa đầy đủ, nhưng dù sao so với sự nghiệp lớn lao của Ōe Kenzaburo, việc giới thiệu này vẫn còn ít ỏi.

(Ảnh minh hoạ:  Một góc núi Dục Thuý)

        Nội dung đề yếu: Phú là một thể tài văn học xuất hiện tương đối sớm ở Trung Quốc. Ngay từ những thế kỷ trước công nguyên, nó đã trở thành một phương tiện biểu đạt quan trọng không thể thiếu trong đời sống tình cảm của người Trung Quốc. Từ cái nôi văn hóa này, phú đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nền văn học khác, trong đó đặc biệt phải kể đến Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên. Ở bài luận này, chúng tôi chủ yếu bàn về sự ảnh hưởng của phú học Trung Quốc đến phú học Việt Nam.

Bướm trắng được viết trong những năm 1938-1939, tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn Nhất Linh sáng tác trong giai đoạn Tự lực văn đoàn, là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong nỗ lực cách tân tiểu thuyết của nhà văn. Thất lạc cõi người ra đời năm 1948, tiểu thuyết cuối cùng được hoàn thành trước khi nhà văn Dazai Osamu tự kết thúc cuộc đời mình. Điều đặc biệt là trong khoảng thời gian một thập kỷ ấy, văn học thế giới chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các sáng tác văn học theo tinh thần hiện sinh chủ nghĩa của Jean Paul Sartre và Albert Camus. Đó là những tác phẩm thể hiện sự băn khoăn về tồn tại của con người, về những phi lý của nhân sinh, những ngộ nhận hay những bất khả tri trong đời sống. Dường như dẫu cách nhau rất xa về không gian địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, các nhà văn và tác phẩm của họ luôn không ngừng bị thu hút vì câu hỏi lớn của văn chương mọi thời đại: Con người là gì giữa đời sống này?

Có thể bàn thêm về tựa đề của hai tác phẩm. Tiêu đề Bướm trắng và hình ảnh bướm trắng xuất hiện trong tác phẩm, tựa như bay qua những trải nghiệm, nhận thức và hóa thân trong cuộc đời nhân vật. Cánh bướm còn là một hình ảnh đã trở thành huyền thoại trong văn chương và triết học Đông Á qua tư tưởng của triết gia Trang Tử thời cổ đại. Thất lạc cõi người có tựa đề gốc là Nhân gian thất cách (人間失格; Ningen Shikkaku), nghĩa là mất đi tư cách làm người, cũng có thể hiểu là sự mất mát, thất lạc của con người giữa cõi người ta. Nhân vật Oba Yozo của Thất lạc cõi người cảm thấy mình không biết cách sống như những người bình thường và chìm đắm trong vòng bất tri đó. Còn Trương trong Bướm trắng nhận thức nỗi hữu hạn và cô độc của mình nên mãi trăn trở về sinh mệnh cũng như cách hành xử của mình với đời sống và con người.

1. Nhất Linh và Dazai Osamu – Cuộc gặp gỡ kỳ lạ

Như đã nói, trong một thập kỷ từ khi Nhất Linh sáng tác Bướm trắng và rồi Dazai Osamu viết Thất lạc cõi người, văn học hiện sinh ra đời, phát triển mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng sâu rộng ở châu Âu cũng như ở các khu vực khác. Buồn nôn của Jean-Paul Sartre đã ra đời vào năm 1938. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đối với văn học Việt Nam trong khoảng thời gian Nhất Linh viết Bướm trắng là chưa rõ nét. Nếu không nói rằng, chủ nghĩa hiện sinh được giới thiệu ở Việt Nam khá muộn (vào thập niên 1960 ở miền Nam). Vì vậy, những trăn trở nhân sinh như sự bất khả tri, sự phi lý, cảm giác chán chường trong đời sống, lạc lõng trong xã hội (những vấn đề chủ đạo trong văn học hiện sinh) mà Nhất Linh thể hiện trong Bướm trắng chắc hẳn còn phải phát sinh từ một nguồn cội gần gũi và sâu xa hơn. Ở đây, chúng tôi cho rằng đó chính là truyền thống phương Đông, cụ thể hơn là tư tưởng của Trang Tử.

Trong bối cảnh Đông Á, bàn về ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh, nhà nghiên cứu văn học so sánh V.I.Braginskiĭ trong công trình Nghiên cứu so sánh văn học châu Á truyền thống: từ chủ nghĩa truyền thống đến chủ nghĩa tân truyền thống (The comparative study of traditional Asian literatures: from reflective traditionalism to neo-traditionalism) nhận định rằng, trong thời kỳ hậu chiến, cùng với quá trình hiện đại hóa văn học ở châu Á, là sự phát triển của chủ nghĩa Tân cổ điển. “Ở giai đoạn này, đặc trưng của chủ nghĩa tân cổ điển thường là sự tổng hợp những khái niệm truyền thống với các yếu tố mỹ học, triết học của phương Tây hiện đại, chủ yếu là chủ nghĩa hiện sinh – hầu như chắc chắn là trường phái triết học châu Âu “phương Đông nhất” – được so sánh hoặc ngay cả được đồng nhất với tư tưởng Veda, Phật giáo Thiền tông và Sufi của các nhà tư tưởng châu Á(1). Có thể nhận thấy dấu ấn mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Đông Á cũng xuất phát từ tính chất đặc thù của chính khuynh hướng triết học này, cái mà V.I.Braghiskii gọi là “trường phái triết học châu Âu “phương Đông nhất””.

Về biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh ở Nhật Bản, V.I.Braginskiĭ viết: “Vì vậy, chúng ta có thể chỉ ra những sự kết hợp đặc biệt về tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Thiền đạo trong tư tưởng Basho ở các tác phẩm hậu chiến của nhà thơ Nhật Bản Murano Shiro và Takahashi Shinkichi: Nhà thơ thứ nhất bắt đầu như một người theo khuynh hướng tân kiến tạo (neo-constructivist), người thứ hai thì theo chủ nghĩa Dada. Gần như cùng thời đại, vào năm 1947, là sự xuất hiện của vở kịch hiện sinh Nhật Bản đầu tiên, tác phẩm “Quả trứng của bầu trời” của tác giả Tanaka Chikao. Các nhà phê bình cũng tìm thấy những ảnh hưởng của tư tưởng J.-P.Sartre trong tiểu thuyết “Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu, và ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh Cơ đốc giáo ở một số tác phẩm của Shiin Rinzo(2). (tr.291)

Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong Thất lạc cõi người là điều có thể nhận ra được. Tuy nhiên, tác phẩm này còn ra đời từ bối cảnh đau thương của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, với những nội dung được hư cấu từ chính cuộc đời của tác giả Dazai Osamu. Dazai Osamu đã liên tục sáng tác những tác phẩm thuộc thể loại tư tiểu thuyết (shishosetsu hay watakushi shosetsu), một thể loại văn học của văn học hiện đại Nhật Bản. Và Thất lạc cõi người với tính chất tự thuật, tự họa, tự trào đã thể hiện cái nhìn chân thực của tác giả đối với cuộc đời và trở thành thành công cao nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách của nhà văn trong cuộc thể nghiệm văn chương.

Tác giả của Bướm trắng, nhà văn Nhất Linh (1905-1963) là cây bút sáng lập Tự lực văn đoàn, là chủ bút của những tờ báo lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX như Phong Hóa, Ngày nay. Ông đồng thời còn là một họa sĩ (với bút hiệu là Đông Sơn) và là một chính trị gia tên tuổi. Trong khi ấy, Dazai Osamu (1909-1948), là một nhà văn thuộc vô lại phái (buraiha, còn gọi là tân hí tác phái, shingesaku), là một họa sĩ và cũng đeo đuổi con đường chính trị tuy không đạt được điều gì đáng kể. Với những sáng tác đặc biệt theo thể loại tư tiểu thuyết, Dazai Osamu trở thành một tác gia văn học Nhật Bản tiêu biểu cho thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ hai.

Điều kỳ lạ khi đặt Nhất Linh và Dazai Osamu bên cạnh nhau, chúng ta có thể nhận thấy rằng cả hai nhà văn đều là những người hoạt động trên các lĩnh vực gồm văn học, hội họa và chính trị. Trong bối cảnh văn chương Đông Á nửa đầu thế kỷ XX, Nhất Linh của Việt Nam và Dazai Osamu của Nhật Bản đều là những tên tuổi lớn có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học. Họ cũng là những nhà văn có ý thức rõ rệt về cái tôi và sự thể hiện cái tôi trong sáng tác của mình. Nhân vật của Nhất Linh và đặc biệt là của Dasai Osamu có khuynh hướng thể hiện yếu tố tự truyện và tính lý tưởng của chính tác giả. Vì thế, sáng tác là một cách để hai nhà văn hoàn thành sự tồn tại của mình trong cuộc nhân sinh này; và kỳ lạ hơn họ đã làm giống như nhau, tự chọn lấy cái kết thúc cho mình bằng cách tự tử (dù với những nguyên nhân khác nhau).

Dẫu có nhiều khác biệt về quốc gia, dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, với Bướm trắngThất lạc cõi người, Nhất Linh và Dazai Osamu đã tạo nên một cuộc gặp gỡ đặc biệt của văn chương Đông Á. Hai tác phẩm thuộc về hai đất nước khác nhau lại đã có nhiều điểm tương đồng trong hành trình truy vấn về bí ẩn của nhân sinh, ý nghĩa của sống chết mà Trang Tử đã đi khi xưa. Để người đọc chợt đặt câu hỏi rằng, phải chăng cho đến khi tự chọn cách kết thúc cho cuộc đời mình, hai nhà văn Nhất Linh và Dazai Osamu đã tìm được câu trả lời cho chính mình.

2. Những hóa thân và bi kịch về thân phận

Trước nhất phải khẳng định rằng, qua Bướm trắngThất lạc cõi người, Nhất Linh và Dazai Osamu không chỉ miêu tả những người trẻ tuổi lạc lối giữa cuộc đời, tìm đến lối sống trụy lạc, sa đọa, sống một đời vô nghĩa lý, bi quan và đáng khinh như cách đơn thuần có thể hời hợt phê phán. Mà trên hết, bằng những trang văn sống động và sâu sắc, giọng điệu tự nhiên, thẳng thắn, chân thành pha chất trào tiếu chua cay các tác giả đã thể hiện được bi kịch của những con người mãi trăn trở, ưu tư về đời sống và thân phận.

Trương trong Bướm trắng cũng như Oba Yozo của Thất lạc cõi người đều trải qua những vai diễn, những hóa thân khác nhau trong cuộc truy vấn về nhân sinh của họ. Qua từng vai diễn họ tự vấn về sự tồn tại của chính mình trong mối quan hệ với xã hội cũng như chọn lựa cách đối diện với cuộc đời. Cánh bướm trắng của Nhất Linh đã đưa Trương qua các vai bệnh nhân bệnh nan y, vai tình nhân, vai tội phạm và vai một người cao thượng hy sinh ở cuối truyện. Trong khi đó, giữa cõi người mênh mang, Oba Yozo của Dazai Osamu đã luân lạc qua các thân phận thằng hề rồi người điên, phế nhân và cuối cùng là một thiên thần đau thương trong tâm thức những người còn lại. Những cuộc hóa thân ấy là hành trình để nhân vật trải nghiệm với những phi lý và bất khả tri trong đời sống, đối mặt với người đời và đối mặt với con người nội tại của mình.

Trương – nhân vật chính của Bướm trắng – xuất hiện như một người đang tình nghi mắc bệnh lao (một căn bệnh nan y đương thời), sức khỏe sa sút và phải tạm dừng việc học để tịnh dưỡng, tuy rằng việc tịnh dưỡng ấy có vẻ như chẳng có bất kỳ nỗ lực nào để thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tình cảnh “cảm thấy nỗi hiu quạnh của cuộc đời cô độc mà chàng sống đã mấy năm nay” (tr.12) (3) và những hoài nghi về khả năng mắc bệnh và khỏi bệnh của Trương được tô đậm hơn bằng cái chết vì bệnh lao của Liên, người yêu của anh, và đám ma của một gia đình người quen, mà ở đó anh gặp Thu. Trong cuộc gặp gỡ tình cờ (của định mệnh) ấy, “Trương nhận ra rằng từ trước đến giờ chàng đã sống như một người đi tìm tình yêu mà ngày hôm nay là ngày chàng đã tìm thấy” (tr.19).

Sự nhận ra mình trong đời sống đã tác động đến tâm lý của Trương, khiến nhân vật bận tâm và muốn biết nhiều hơn về sự tồn tại của mình. Cùng với việc tin rằng mình đã yêu nên tìm cách tiếp cận với Thu nhiều hơn, Trương đến gặp bác sĩ để mong muốn biết được khả năng “sống” của mình là như thế nào. Bằng một chút mánh khóe rất tỉnh táo, Trương nhận lấy lời phán quyết cho chính mình rằng anh chỉ còn có thể sống một năm nữa – không chỉ vì bệnh phổi mà còn vì bệnh tim. Đối với chàng, đó là án tử hình đợi sẵn – trong khi, chính chàng còn có điều muốn làm, đó là yêu và được yêu. Đây là lúc Trương nhận lấy vai diễn bệnh nhân nan y của mình. “Ngày 21 tháng 2. Hôm nay mình chết” (tr.34).

Nếu như Trương đảm nhận vai diễn bệnh nhân nan y đầy bất ngờ và thụ động như một biến cố của cuộc đời, thì Oba Yozo đã tự nhận lấy và đảm đương vai diễn thằng hề như “sợi dây mong manh” để gắn kết và có thể tồn tại với đời. Cuộc đời đầy rẫy giả tạo và phi lý không thể hiểu nổi, ngay cả khi ta đang ở giữa những gì đáng ra là thân thuộc như gia đình, trường học, bạn bè. Từ lúc là một đứa trẻ con sinh ra trong một gia đình sung túc và được yêu thương, Oba Yozo đã là một tồn tại người kỳ quái luôn nhìn cuộc đời bằng cái nhìn xa lạ xuất phát từ nỗi sợ hãi sâu thẳm đối với đời sống nặng nề thống khổ. Một đứa trẻ “không chút nào tự tin về hành vi cử chỉ của mình với tư cách là một con người”, “tự chôn giấu nỗi đau khổ của mình” (tr.21) (4) để diễn cho tròn vai một chú hề tài ba.

Thằng hề Oba Yozo hay làm những trò khôi hài để chọc cười mọi người, từ những người thân trong gia đình, đến bạn bè và thầy giáo với mong muốn người khác không nhận ra con người thật và nỗi sợ hãi trong chính mình. Sớm nhận ra những phi lý, giả tạo trong cách con người đang sống, cách họ hành xử với nhau, Oba Yozo đặt câu hỏi rằng nên nói lên sự thật hay nên lừa gạt – nghĩa là nên sống thật hay sống theo những khuôn khổ và cách thế mà xã hội đã quy định.

Từ lúc là một đứa trẻ con Oba Yozo đã cảm nhận rằng mình không hiểu được con người, kèm theo đó là lòng bất tín và hoài nghi các chuẩn mực đạo đức và hành xử. Nó cảm thấy rằng vì nó không được dạy làm thế nào để dẫu có không chân thật vẫn có thế tự tin mà sống. Bởi vậy nó sợ hãi và muốn tan nhòa mình để không ai nhận ra nó nữa. Nhận thấy mình “quá khác biệt với loài người” là bi kịch của con người Oba Yozo, kẻ diễn vai hề và nhìn thấy thân phận mình “Tôi đã sống một cuộc đời đầy hổ thẹn” (tr.15).

Khi Trương và Oba Yozo nhận lấy vai diễn của mình họ giống như nhau, phải gánh chịu nỗi buồn đau cô độc giữa đời sống. Đó là nỗi đau của sự tự ý thức về kiếp người nhỏ bé và tồn tại hữu hạn của bản thân. Họ đã có những băn khoăn, trăn trở về thân phận của mình. Trong tâm hồn của Trương và Oba Yozo là ý thức rằng mình không có khả năng sống như những con người bình thường, làm những gì một con người bình thường có thể làm, họ không hiểu được người khác và cũng cảm nhận rằng chẳng có ai đến được tới đáy sâu tâm hồn của họ. Đó là sự bất lực khi biết chắc không còn có thể thay đổi được nữa.

3. Lựa chọn nổi loạn và hành trình tự hủy

Trương đến gặp bác sĩ vặn vẹo ra vẻ chắc chắn lắm về cái chết sắp đến của chính mình, không phải vì chàng tin mình sẽ chết mà là vì chàng đang khao khát được sống, sống để yêu mối tình lý tưởng của mình. Nhưng sự phi lý đã đến với chàng – điều phi lý mà đến cuối tác phẩm, người đọc biết được rằng Trương đã không được chẩn bệnh đúng. Nhầm lẫn này của bác sĩ kém chuyên môn là một biến cố vô tình nhưng kỳ lạ là nó vẫn có thể xảy ra trong đời sống. Và thế là, đối diện với cái chết được báo trước, Trương quả quyết “chàng sẽ nếm đủ khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường” (tr.38).

Tuy nhiên, phải chăng Trương đã hành xử theo cách của một kẻ tầm thường, kém cõi, thiếu ý chí khi biết rằng mình không còn bao nhiêu thời gian để sống nên phải sống gấp, sống vội trong khi còn kịp hay là “người liều muốn chơi cho chóng chết”? Điều này có lẽ không đơn giản chỉ là như vậy. Mà ở đây, chúng ta có thể cảm nhận được trong sâu xa lựa chọn của Trương là một sự nổi loạn, giải phóng bản ngã, để “nhẹ nhàng trong một sự tự do không bờ bến”.

Trương đã tiếp cận, quan sát, cảm nhận và tìm cách chinh phục Thu, người con gái chàng cho là đẹp, trong sáng và cao quý. Trương lại đến những chốn ăn chơi trụy lạc, thuốc phiện, nhà xăm, trường đua ngựa đến mức tiêu tán hết cả gia sản do bố mẹ để lại (trừ một phần đất chàng đã để lại cho Nhan). Đến khi hết tiền, Trương chấp nhận đi làm một công việc nhàm chán ở Hải Phòng nhưng lại biển thủ tiền công quỹ để chỉ tiêu xài hoang phí. Bản thân Trương cũng chính là một sự phi lý, khi nhân vật luôn mâu thuẫn trong những đấu tranh tâm lý của mình và sống giữa các thái cực hành xử đối lập nhau, giằng xé giữa cao thượng và thấp hèn, rộng lượng và vị kỷ, chân thành và giả dối, đúng đắn và lỗi lầm, tin tưởng và chán chường, muốn sống và không muốn sống.

Những trăn trở và mâu thuẫn phức tạp bên trong nhân vật Trương, cũng như những hành xử của việc phạm tội, thú tội phần nào có hơi hướng của F.M.Dostoievsky trong Tội ác và trừng phạt. Như Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên đã nhận định rằng: “Người ta tưởng thấy rõ ảnh hưởng của Dostoievsky, của Gide khi đọc những đoạn nhân vật Trương xem xét cái thiện cái ác dưới con mắt hòa đồng hay cúi xuống thăm dò cái hố sâu tội lỗi trong tâm hồn mình” (5) (Phạm Thế Ngũ). Cũng chính những mẫu thuẫn tâm lý phức tạp của nhân vật trong Bướm trắng chứng tỏ cho thành công của Nhất Linh trong một cuộc khai phá mới trên địa hạt tiểu thuyết.

Đối với Trương, dẫu đóng vai tình nhân thì tình yêu không phải là cứu cánh. Cho dù chính Thu muốn làm điều cao quý là cứu vớt cuộc đời sa đọa của Trương bằng tình yêu chân thật của mình. Vì muốn yêu Thu, Trương muốn đi tìm đáp án chính xác cho căn bệnh của mình. Vì yêu Thu chàng luôn tỏ ra mình là người cao thượng, lịch thiệp. Nhưng cũng trong tình yêu ấy, “chàng thấy đau khổ có cái cảm tưởng mình đã là người của một thế giới khác cách biệt và Thu như đứng bên kia đường nhìn sang, mấp máy môi thầm gọi chàng một cách tuyệt vọng” (tr.136). Cái cảm giác như kẻ xa lạ đứng bên lề đời sống mà không thể bước vào.

Tình yêu với Thu là điều gì đó trong sáng và đáng hy vọng trong cuộc đời bệ rạc của Trương. Nhưng cũng tự Trương ý thức được sự thảm hại của mình, khi đã trải qua hết những ngày tháng trụy lạc, ở tù, tay trắng, Trương có cái ý nghĩ “quá sợ phải khó chịu vì người ta không yêu mình nữa nên mình phải liệu không yêu người ta ngay từ đầu” (tr.208). Và Trương rời bỏ Thu, từ bỏ cả ý định làm một kẻ đốn mạt, xấu xa với Thu. Đó cũng là đau khổ.

Suốt cái hành trình ăn chơi sa đọa và trụy lạc, yêu đương và rủ bỏ, biển thủ công quỹ và tù tội của Trương, tác giả Bướm trắng không nói rằng Trương đã sung sướng trong những cuộc vui trác táng, đã thỏa thuê tận hưởng cuộc sống, và nhân vật cũng không tìm thấy được hạnh phúc và niềm tin trong đời sống của mình. Nhìn lại quá trình của chàng thanh niên tên Trương ấy, nổi lên rõ nét là sự chán chường, tự đày đọa bản thân hơn là sự hưởng thụ. Trương tự tàn phá mình, đày đọa mình cả về thể xác lẫn tinh thần, nửa như muốn đẩy nhanh hơn đến kết cục cuối cùng, nửa lại như muốn níu kéo, trải nghiệm tận cùng cuộc sống nhân gian. Đây chính là điểm tương đồng rõ nét giữa Trương và Oba Yozo của Thất lạc cõi người.

Đứa trẻ Oba Yozo tinh ranh chuyên đóng vai hề tiếp tục diễn cuộc đời mình trong những năm tháng tiếp theo của nó trong cõi người. Nhưng nó không an tâm dưới cái mặt nạ của chú hề mà cứ lo sợ bị bất chợt phát hiện ra con người bản thân luôn giấu giếm. Oba Yozo vẫn nuôi dưỡng trong lòng nỗi chán ngán đối với mọi thứ xảy ra quanh mình nên lơ là chuyện học hành vốn phải làm theo ý người cha. Tuy có nguyên cớ khác Trương, Oba Yozo cũng bị viêm phổi (vì sống ở ký túc xá) rồi biết đến rượu bia, thuốc lá, đĩ điếm, tiệm cầm đồ… thông qua một người bạn tên là Horiki ở trường mỹ thuật tư thục. Và cuộc đời Oba Yozo là hành trình dài trên con đường dài tự đày đọa và tự hủy.

Hành trình tự hủy của Oba Yozo là mãnh liệt hơn rất nhiều lần nếu so sánh với Trương trong Bướm trắng. Cùng trong đời sống trụy lạc, hoang phí và bế tắc, nếu Trương chỉ thoáng nghĩ đến việc tự tử, buộc miệng hỏi cô gái làng chơi có cùng tự tử hay không và cho rằng “nhất định tự tử không phải là hèn nhát” (tr.128), rồi hành động rõ nét nhất chỉ là Trương đã đi mua một con dao với dự định giết Thu và chết cùng với cô, thì Oba Yozo đã tự tử trong tác phẩm bằng cách trầm mình xuống biển và uống thuốc ngủ (cũng như tác giả Dazai Osamu thực sự đã tự tử ngoài đời).

Lần tự tử đầu tiên của Oba Yozo là khi dậy lên trong lòng nỗi thương cảm với Tsuneko. “Nàng đã quá mệt mỏi với con người, tôi cứ nghĩ đến nỗi sợ con người, sự phiền toái của thế gian, tiền bạc, hoạt động tổ chức, gái gú và trường học là không còn thiết tha gì cuộc sống nữa…” (tr.72). Cảm thấy nỗi nhục nhã vì thân phận mình, Oba Yozo cùng với Tsuneko trầm mình xuống biển, hành động tự hủy mình mà “nghe như là ‘đi chơi’ vậy”. Dẫu không chết, biến cố này càng đẩy cuộc đời Oba Yozo xa khỏi nhân gian và sự thấu cảm của con người. Người yêu thương duy nhất không còn nữa, bị gia đình xa lánh và ghẻ lạnh, trở thành một kẻ tù nhân rồi sống lay lắt nương nhờ vào kẻ khác.

Trải qua nhiều biến cố của đời sống, Oba Yozo gượng đứng lên, làm việc, sáng tác truyện tranh để có thể nuôi sống mình. Nhưng lăn lóc từ chỗ trú này sang mái nhà khác, bước vào cuộc sống của những người phụ nữ khác nhau, Oba Yozo vẫn không tìm ra được ý nghĩa của sự tồn tại của mình là gì, là chính mình hay là thế gian đã từ chối và rũ bỏ?

Thế gian sẽ chẳng dung tình đâu.

Chẳng phải thế gian. Chính là mi không tha thứ ấy chứ…

Bây giờ thế gian đã chối bỏ mi.

Chẳng phải thế gian. Là mi chối bỏ đấy” (tr. 101)

Oba Yozo đã quyết “một lần phân tranh thắng bại”, kết hôn với Yoshiko trong sáng để sống đời sống bình dị, nhiều yêu thương và đã tưởng như “vui sướng nhìn cách cư xử của nàng tôi dần dần thấy mình có vẻ ra dáng con người, tự hỏi có lẽ mình không cần phải chết bi thảm nữa chăng?” (tr.116).

Nhưng cuộc đời vốn đầy rẫy những phi lý. Cái phi lý đã xảy ra với cô gái ngây thơ, trong sáng và không hề biết nghi ngờ là gì. Cuộc đời Oba Yozo, tưởng như đã có thể sống trong gia đình êm ấm với Yoshiko thì lại có những biến cố khác xảy ra. Oba Yozo rơi vào bi kịch đổ vỡ đến cùng kiệt “dần mất hết sự tự tin, nghi ngờ toàn thể con người, những hy vọng vào cuộc đời, cũng như niềm vui và sự thông cảm tiêu tan hết cả” (tr.126). Sự tan vỡ, băng hoại trong tâm hồn vốn đã chất chứa nhiều đau thương, khiến cho Oba Yozo lại nghĩ đến việc tự kết liễu chính mình: “Tôi muốn chết, càng ngày càng muốn chết. Không thể nào quay trở lại được nữa. Cho dù có làm gì và làm cách nào đi nữa thì cũng vô dụng mà thôi.” (tr.140)

4. Nỗi đau “bất khả tương giao”

Bi kịch của Oba Yozo là bi kịch của kẻ thấy mình xa lạ với nhân gian, càng lúc càng xa cách hơn mà không có cách nào quay về được nữa. Cánh bướm trắng chập chờn trong tâm hồn Trương như hoài vọng xa vời về một đời sống khác thì bức chân dung “ác ma” tự họa của Oba Yozo chính là khát khao được đối diện với thế gian bằng khuôn mặt đích thực của mình. Nhưng dẫu sinh ra đời trong một gia đình đông đảo, đóng vai hề để trở thành một đứa trẻ nổi bật, được nhiều người yêu thương và chăm sóc, trải qua rất nhiều mối tình thì Oba Yozo vẫn từng ngày nếm trải nỗi đau “bất khả tương giao” với người khác.

Người duy nhất Oba Yozo cảm thấy mình yêu là Tsuneko thì đã chết. Sống với người phụ nữ đã cưu mang mình là Shizuko, được con gái Shigeko của nàng gọi là cha, thì đến lúc Oba Yozo nhận ra rằng mình không thể nào xen vào được hạnh phúc của hai mẹ con họ. Đứa bé gái Shigeko đáng yêu cũng là “tha nhân” đối với chàng. Gã bạn Horiki, kẻ dắt chàng vào đời sống sa đọa và phóng đãng cũng chỉ là một kẻ thấp hèn, dửng dưng khi túi tiền đã cạn, trơ tráo khi chứng kiến bi kịch của bạn.

Trương trong Bướm trắng phần nào cũng chịu đựng cái bi kịch “bất khả tương giao” trong đời sống của mình. Bạn bè hay người yêu đối với Trương chỉ là những quan hệ tầm thường, bám víu vào túi tiền của anh, còn tiền thì còn bạn, còn yêu, hết tiền thì tình cảm cũng không còn. Có phải vì thế mà Trương đi đến hành động thụt kẹt. Người yêu trước kia của chàng đã chết vì căn bệnh chàng đang mang. Tình yêu lý tưởng tôn sùng mà Trương dành cho Thu cũng có gì đó là ngộ nhận. Cả Thu và Trương đều kiêu hãnh nên không thể đến được với nhau bằng sự đồng điệu và hòa hợp. Cũng như khi Trương gặp Mùi, cô gái điếm khốn khổ, Trương ra tay giúp đỡ tiền bạc cho cô, lại thú tội với cô như sám hối thì đó cũng không phải là cuộc gặp gỡ của hai tâm hồn.

Đến kết cục của tác phẩm, Trương đóng vai một kẻ ra đi cao thượng và trở về quê. Nhưng Nhan với mối tình thầm lặng của cô đối với chàng gần như cũng là một sự ngưỡng mộ hơn là tình yêu. Và Trương khi từ bỏ Thu để trở về quê, phải đâu là đã tìm được một chốn dừng chân cho con đường nhiều trắc trở của mình. Bởi Trương cũng lờ mờ nhận ra sự lệch lạc giữa mình và Nhan trong tâm hồn. Còn Oba Yozo, từ một kẻ điên rồi trở thành một phế nhân, sống trong mái nhà tranh ven bờ biển, không phải với Yoshiko tội nghiệp mà với một “bà giá xấu xí, tóc tai đỏ quạch”, xa rời xã hội, chịu đựng những lệch lạc của cuộc sống, cảm thấy “bây giờ không hạnh phúc cũng chẳng bất hạnh” (tr.145). Điều cuối cùng Oba Yozo nhận ra, như chân lý trong cuộc sống mà mình nếm trải là “Tất cả rồi sẽ trôi qua” (tr.145). “Trôi qua” như giấc mộng của một thiên thần lưu lạc xuống nhân gian ngắn ngủi.

5. Sự tự ý thức của nhà văn

Dựa theo cách sống của nhân vật mà phán xét bằng đôi mắt luân lý thông thường, có thể dễ dàng quy kết rằng các nhân vật và cách thế ứng xử trong Bướm trắngThất lạc cõi người là không đúng đắn, không tích cực và các tác giả của nó đã cổ vũ cho một lối sống sa đọa, trụy lạc, tầm thường. Nhưng văn học và nghệ thuật có những quy luật riêng. Vì vậy, không thể phán xét một tác phẩm văn học hay một nhân vật văn học bằng ánh mắt của một quan tòa hay ánh mắt của người giữ gìn đạo lý. Trong cuốn sách Viết và đọc tiểu thuyết, viết xong năm 1960. Nhất Linh cho rằng đối với sáng tác văn học: “Sự lầm lỗi thứ sáu là cho tiểu thuyết gia là một người nghĩ cách giải quyết một vấn đề” và “Sự lầm lỗi thứ bảy là viết tiểu thuyết để ‘làm luân lý’(6). Quan niệm này của Nhất Linh có thể dùng để lý giải cho việc tại sao nhà văn để cho nhân vật lầm đường lạc lối và phạm những sai lầm.

Cũng trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh đã có những quan niệm rất tích cực và tiến bộ về vai trò của nhà văn: “Điều thứ bảy là sự thành thực của tác giả. Các nhà văn đã có cái can đảm ‘mình dám là mình’ dám viết ra tất cả những ý nghĩ thầm kín dẫu những ý nghĩ ấy xấu xa đi nữa(7). Nếu nhìn lại các tác phẩm của Nhất Linh, phần nào người đọc có thể nhận ra bóng dáng phảng phất của Nhất Linh qua các nhân vật của ông (Dũng trong Đôi bạn, Trương trong Bướm trắng). Trong khi đó, ở trường hợp Dazai Osamu, với đặc trưng của thể loại tư tiểu thuyết, cái tôi và chính cuộc đời của nhà văn trở thành chất liệu trong sáng tác. Cuộc đời của Oba Yozo không phải là hoàn toàn trùng khớp với cuộc đời của Dazai Osamu, nhưng nó đã được hư cấu dựa trên chính những kinh nghiệm trong đời sống của tác giả.

Dazai Osamu đã viết trong Tám cảnh sắc Tokyo: Tuy nhiên trong trường hợp này, cái trở thành nghệ thuật không phải là phong cảnh Tokyo mà là “tôi” ở trong phong cảnh đó. Như vậy nghệ thuật đã lừa tôi chăng? Hay tôi đã lừa nghệ thuật? Kết luận: Nghệ thuật chính là tôi.” (8). Với quan niệm, “Nghệ thuật chính là tôi”, Dazai Osamu thể hiện nhận thức rất chủ động về sự tồn tại của một nhà văn và hoạt động sáng tác của mình. Dùng chính cuộc đời của mình để sáng tác, sống với Dazai Osamu cũng là một cách thế để sáng tác nên một tác phẩm nghệ thuật. Thất lạc cõi người là nơi thể hiện và tự trào lộng cho cái tôi xuyên thấm giữa cuộc đời và nghệ thuật ấy của Dazai Osamu. Cũng từ đó, cuộc đời nhà văn trở thành như một huyền thoại thời hiện đại của văn học Nhật Bản.

*     *

*

Nhất Linh và Dazai Osamu như hai nhà văn tiên phong đã có những nỗ lực tích cực trong cách tân và phát triển văn học dân tộc về thủ pháp và phong cách sáng tác. Ở cuối một chặn đường sáng tác Bướm trắngThất lạc cõi người được ghi nhận như một thành tựu của hai cây bút đặc biệt này. Trong Bướm trắng của Nhất Linh có thể tìm thấy những tiếp nhận rõ nét về thủ pháp từ F.M.Dostoevsky hay trong Thất lạc cõi người có thể tìm thấy những ảnh hưởng từ J.-P.Sartre thì người đọc vẫn thấy hiển hiện trong hai tác phẩm này là những tâm hồn Đông phương rõ nét.

Những băn khoăn về đời sống hữu hạn vô thường vốn đã sinh ra từ nguồn cội xa xưa của tư tưởng phương Đông. Ở đây, những vấn đề về nhân sinh, sự xa lạ với nhân gian, cảm thức về hiện sinh hữu hạn của con người, sự phi lý và bất khả tri trong đời sống mà Nhất Linh và Dazai Osamu thể hiện trong tác phẩm, còn là sự phát triển thuộc về quy luật chung của văn chương thế giới, trong một giai đoạn đầy biến động nửa đầu thế kỷ XX.

Chú thích:

  1. ,(2) V.I.Braginskiĭ (2001), The comparative study of traditional Asian literatures: from reflective traditionalism to neo-traditionalism, Routledge Publish, tr.291

(3) Các trích dẫn từ tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh trong bài viết được trích từ Nhất Linh (1989), Bướm trắng, Nxb Tổng hợp An Giang

(4) Các trích dẫn từ tiểu thuyết Thất lạc cõi người của Dazai Osamu trong bài viết được trích từ Dazai Osamu – Hoàng Long dịch (2011), Thất lạc cõi người, Phương Nam book và Nxb Hội nhà văn, TPHCM

(5) Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III, Phạm Thế xuất bản, tr.463

(6), (7) Vương Trí Nhàn (sưu tầm, biên soạn) (1996), Khảo về tiểu thuyết, những ý kiến, quan niệm về tiểu thuyết trước 1945, Nxb Hội nhà văn, tr.355 và tr.372

(8) Dazai Osamu – Hoàng Long dịch (2011), Thất lạc cõi người, Phương Nam book và Nxb Hội nhà văn, TPHCM, tr.227

Thư mục tham khảo:

  1. V.I.Braginskiĭ (2001), The comparative study of traditional Asian literatures: from reflective traditionalism to neo-traditionalism, Routledge Publish, London
  2. Nhất Linh (1989), Bướm trắng, Nxb Tổng hợp An Giang
  3. Phyllis I.Lyons, Osamu Dazai (1985), The saga of Dazai Osamu: a critical study with translations, Stanford University Press, California
  4. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III, Phạm Thế xuất bản
  5. Vương Trí Nhàn (sưu tầm, biên soạn) (1996), Khảo về tiểu thuyết, những ý kiến, quan niệm về tiểu thuyết trước 1945, Nxb Hội nhà văn
  6. Dazai Osamu – Hoàng Long dịch (2011), Thất lạc cõi người, Phương Nam book và Nxb Hội nhà văn, TPHCM
  7. Huỳnh Như Phương (2008), Những nguồn cảm hứng trong văn học, Nxb Văn nghệ, TPHCM

Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765[1] - 1820) là tác phẩm tiêu biểu của văn chương trung đại Việt Nam. Truyện Kiều được viết vào khoảng cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19, dựa vào một tác phẩm tiểu thuyết văn xuôi của nhà văn Trung Hoa có bút hiệu Thanh Tâm Tài Nhân, viết về số phận của một người phụ nữ tài sắc tên Thúy Kiều, vốn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, nhưng do hoàn cảnh xô đẩy đã phải trở thành gái giang hồ, lưu lạc truân chiên 15 năm trời mới được trở về đoàn tụ với gia đình. Đây là một tác phẩm truyện Nôm - một thể loại tự sự viết bằng văn vần, rất phát triển vào nửa sau thế kỷ 18 - thế kỷ 19. Về thời điểm ra đời chính xác của Truyện Kiều các nhà nghiên cứu vẫn còn tranh luận, song chắc chắn rằng, khi Truyện Kiều  ra đời thì bộ phận văn học bằng tiếng dân tộc của Việt Nam (văn học chữ Nôm) đã có những thành tựu đáng kể. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du là người tiếp tục phát huy những thành tựu của truyện Nôm nói riêng và của văn học chữ Nôm nói chung, đồng thời cũng có những bước đột phá để chuẩn bị cho một thời kỳ văn học mới. Truyện Kiều là đỉnh cao của truyện Nôm, đó là tác phẩm truyện Nôm được viết bằng nghệ thuật điêu luyện nhất, và cũng chứa đựng một nội dung phong phú và sâu sắc hơn cả. Lồng trong câu chuyện nàng Thúy Kiều còn có cả những triết lý nhân sinh quan của nhà thơ Nguyễn Du. Truyện Kiều được viết dưới dạng văn vần và bằng thể thơ lục bát (gồm từng cặp câu 6 âm tiết - câu 8 âm tiết luân phiên nhau). Đây là một thể thơ khởi nguồn từ dân gian Việt Nam, giàu âm thanh nhạc điệu, lại độc đáo ở khả năng thu ngắn, kéo dài (đó là thể thơ mà từ đó có thể tạo ra bài thơ rất ngắn chỉ gồm hai câu lục bát 14 âm tiết, mà cũng có thể tạo ra những tác phẩm dài hàng nghìn câu). Lục bát của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện khó có người theo kịp. Có lẽ đó là tác phẩm duy nhất đã bộc lộ hết tất cả sức mạnh  của thơ ca truyền thống Việt Nam.

Tóm tắt: Loại hình lịch sử là sản phẩm của nghiên cứu văn học Liên xô cũ và vẫn được duy trì cho đến nay. Có thể gọi đó là "trường phái Nga" trong văn học so sánh, bên cạnh các trường phái Pháp và Mỹ. So sánh loại hình lịch sử dựa trên quan điểm triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, xem xét văn học như một phạm trù lịch sử có những mối quan hệ bên trong và bên ngoài dân tộc. Văn học nằm trong bối cảnh của dân tộc, đồng thời cũng nằm trong bối cảnh của thế giới, vì vậy có vấn đề văn học dân tộc và văn học thế giới, vấn đề tiến trình phát triển của văn học trong phạm vi dân tộc và phạm vi thế giới. Các nhà nghiên cứu loại hình học cho rằng những quy luật chung của quá trình phát triển lịch sử cho phép nói đến những hiện tượng tương đồng xuất hiện trong các nền văn học khác nhau mà không phải là kết quả của sự giao lưu trực tiếp, và từ đó có thể nói đến những quy luật phát triển trên bình diện thế giới của văn học, đến sự phân chia các hiện tượng văn học theo những loại hình lịch sử khác nhau.

Thông tin truy cập

61751245
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
10367
20496
61751245

Thành viên trực tuyến

Đang có 1545 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website