Điển cố đóng vai trò khá quan trọng trong văn học Việt Nam và Trung Hoa thời kỳ trung đại. Dùng điển cố, người sáng tác xưa không chỉ vận dụng nó như một phương tiện diễn đạt mà còn thể hiện vốn kiến thức dồi dào về lịch sử, văn học, xã hội, văn hóa, kinh nghiệm sống của người xưa. Tuy không còn đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tác như xưa, nhưng nhìn lại nền văn học quá khứ, điển cố thực sự chiếm lĩnh một vai trò và thể hiện một chức năng mạnh mẽ trong sáng tác. Có giai đoạn, điển cố là phương tiện hàng đầu và hữu hiệu cho người cầm viết, từ tác giả của những bài thơ, bài văn, đến nhà ngoại giao, chính khách, thậm chí kẻ đi học cũng tự trang bị cho mình vốn kiến thức trong mười năm đèn sách và thể hiện điển cố trong bài thi.

Theo quan niệm của văn hóa phương Tây, khái niệm không gian thường được hiểu là một khối vuông rỗng, một kết cấu hình học, hoặc một vật chứa luôn tách rời hình thái tồn tại cụ thể của vật chất. Aristote từng nêu ra thuyết hạn diện (thuyết hạn chế về bề mặt), đồng thời cho rằng bản thân sự hạn diện chính là không gian. Theo ông, cái gọi hạn diện này luôn trùng khít lên bề mặt của sự vật, được xem là hạn diện nội tại, luôn tĩnh lặng và gắn liền với bề mặt của vật chất trong vũ trụ(1). Hegel cũng chỉ ra rằng, khái niệm không gian được xác định trên phương diện khách quan chính là “sự thống nhất giữa tính gián đoạn và tính liên tục(2)”. Bỏ qua những định nghĩa giàu chất tư biện trên đây, có thể tóm lại rằng, không gian trong quan niệm của người phương Tây luôn là thứ không gian hữu hạn, không gian hình khối, hạn chế trong một bề mặt cụ thể, và luôn có xu hướng cơ khí hóa, kết cấu hóa.

LÊ QUANG TRƯỜNG (*)

Ngải Thanh tên thật là Tưởng Hải Trừng (sinh ngày 27-3-1910, mất ngày 5-5-1996) sinh ra trong một gia đình địa chủ họ Tưởng, tại làng Kim Hoa, huyện Tưởng, tỉnh Chiết Giang. Ông là một trong những nhà thơ mới Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ mới ở thời kỳ sau.

Ngày 11 tháng 9 năm 1956, một ngày hội tôn vinh thơ ca được tổ chức tưng bừng ở thủ đô Moskva, điều chưa từng có trước đó trong thơ ca Nga, kể cả trong những thời kỳ hưng thịnh của nó (các thời đại vàng đầu thế kỷ XIX, hay bạc đầu thế kỷ XX). “Ngày thơ” trở thành lễ hội định kỳ diễn ra hàng năm ở Liên Xô, và nay là ở nhiều nơi trên thế giới, là dịp để các nhà thơ tiếp xúc với đông đảo công chúng độc giả. Từ những hoạt động thơ ca mang tính đại chúng này, một khuynh hướng thơ ca xuất hiện với tên gọi “thơ ca tạp hý” (poezia estrada).

Hoàng Thị Xuân Vinh (*)
 

Dịch giả Phong Vũ trong lời giới thiệu “Một đôi nét về Akutagawa và truyện ngắn của ông”, đã nhận định: “Ông sống vào một thời kỳ phức tạp của Nhật Bản khi những cái cũ bị phá vỡ, những khái niệm mới, những trào lưu tư tưởng mới đang được sinh ra” [3, 344].

Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Nga  Aleksandr Sergeevich Puskin (1799-1837) là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỷ 19.  Pushkin đi từ lãng mạn “Người tù Kapkazơ” đến chủ nghĩa hiện thực: nhân vật con người thừa trong tiểu thuyết-thơ “Epghêni Ônêghin”; vấn đề cá nhân và nhà nước trong “Kỵ sĩ đồng”; số phận con người nhỏ bé trong “Tập truyện của Benkin”;  quyền lực của đồng tiền trong “Con đầm pích”; khởi nghĩa nông dân trong “Con gái viên đại úy”.

                                                                                                             Nguyễn Thị Mai Liên(*)

      Trong những năm  cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do sự tiếp xúc với các nước phương Tây nên tại các nước châu Á đã diễn ra quá trình tiếp nhận văn hoá phương Tây. Quá trình này tác động đến văn hoá, văn học châu Á vô cùng sâu sắc. Một mặt, văn minh phương Tây đã làm thay đổi không ít những giá trị văn hoá truyền thống ngàn đời ở các nước phương Đông. W.Durant, sử gia người Mỹ gốc Pháp cho rằng sự tiếp xúc với người Âu đã thay đổi một truyền thống tốt đẹp trong văn học Ấn Độ là truyền thống thơ ca, là “tâm hồn thi sĩ thiên phú” của người Ấn. Ông viết: “Văn xuôi mới xuất hiện ở Ấn hồi gần đây và ta có thể nói rằng nó là hậu quả một tác động bại hoại do tiếp xúc với người Âu”1. Ở Nhật Bản, nuối tiếc cho cái đẹp truyền thống đang bị mai một trước sức tấn công của văn minh phương Tây, văn hào Y.Kawabata đã làm “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” (M.Yoko), “cứu rỗi cái đẹp” (Nhật Chiêu), nâng niu và phát huy giá trị của những cái đẹp truyền thống trong thời đại mới. Tại Việt Nam, các nhà thơ sống ở buổi giao thời cũng tiếc nuối, bâng khuâng tự hỏi: “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Tuy nhiên, công cuộc tiếp thu văn hoá này cũng đem lại cho văn hoá, văn học các nước châu Á một diện mạo mới hiện đại, trẻ trung, năng động. Là một nước thuộc khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản cũng trải qua quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn học phương Tây. Tuy nhiên, nếu các nước như Ấn Độ, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á tiếp xúc một cách cưỡng ép thì Nhật Bản lại chủ động mở cửa đón luồng gió phương Tây như họ đã từng làm thời cổ đại khi mở cửa đón nhận văn hoá Trung Hoa. Trong lĩnh vực văn học, Nhật Bản đã tiếp thu thành công các thể loại, đề tài, nội dung, hình thức mới từ văn học phương Tây. Riêng ở thể loại tiểu thuyết, nhiều trường phái bắt đầu xuất hiện từ thời Meiji như tiểu thuyết cổ điển, lãng mạn, hiện thực, tự nhiên... và phát triển đến cực thịnh, trong đó đặc biệt phải kể đến những thành tựu của tiểu thuyết lãng mạn.

 

Miguel Ángel Asturias (1899-1974) là nhà tiểu thuyết, kịch tác gia, nhà thơ, dịch giả, và nhà ngoại giao người Guatemala, đã giành được Giải Hòa bình Lenin (1966) và Nobel Văn chương (1967).

Nói đến thơ ca Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến Matsuo Basho (Mat-su-ô Ba-sô/ Tùng Vĩ Ba Tiêu, nhà thơ lớn nhất mọi thời của xứ sở Phù Tang, người đã đưa thể thơ haiku (hai-kư) lên đến đỉnh cao...Ở Việt Nam tên tuồi Basho đã được nhiều người biết đến, nhưng người ta thường nghĩ về ông như một Thiền sư và tuy có biết thơ haiku của ông là có giá trị,, nhưng đại đa số đều cho là rất khó hiểu và xa lạ. Đồng thời do vấn đề chuyển ngữ mà nhiều bài dịch thơ của ông đã trở nên ngô nghê hoặc bí hiểm như một công án. Tuy nhiên tìm hiểu kĩ về ông chúng ta thấy, Basho là một nhà thơ phương Đông, một nhà thơ gắn liền với thời đại mà ông sống, vì thế nếu nhìn từ văn học Việt Nam thì thấy hồn thơ của ông cũng rất gần gũi với những nhà thơ lớn của chúng ta, nhất là với Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Ngược lại nhìn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du qua cái nhìn đối sánh với Basho chúng ta cũng phát hiện ra nhiều điểm mới lạ.

                                                                                                 Phong Lê (*)

Hiện đại hóa, trong cách hiểu ở Việt Nam và các nước thuộc phương Đông, gồm cả Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, và rộng hơn thế, đó là sự kiện có tính quy luật diễn ra trong giao lưu, và định vị các mối quan hệ với phương Tây, có trung tâm là châu Âu - nơi giai cấp tư sản có quá trình hình thành từ rất sớm, và sớm tiến hành cuộc cách mạng tư sản, từ nửa sau thế kỷ XVIII, đưa nhân loại vào một thời kỳ phát triển mới - thời đại của cách mạng tư sản và chủ nghĩa tư bản. Từ các cuộc cách mạng tư sản này nhân loại sẽ bước vào một thời đại mới, thời giai cấp tư sản buộc “các dân tộc nông dân phụ thuộc vào các dân tộc tư sản; buộc phương Đông phụ thuộc vào phương Tây”. Thời, giai cấp tư sản “buộc tất cả các dân tộc phải theo phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Tóm lại, nó tạo ra cho mình một thế giới theo hình ảnh của nó” - như cách nói của Mác trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

 

Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ rất sớm có thể từ trước công nguyên. Tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng các nhà nghiên cứu thường thống nhất rằng mỗi dân tộc đều có một ông Phật của riêng mình. Vậy thì cái riêng, bản sắc Phật giáo Việt Nam là gì ?. Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận Phật giáo thời Lý - Trần là tinh hoa, đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Chính Phật giáo Lý - Trần đã góp phần làm nên cái chất Đại Việt, làm nên cái hào khí Đông A của thời đại, tạo nên bước nhảy vọt về tư tưởng của dân tộc ta lúc bấy giờ, làm nên sự hồi sinh mạnh mẽ của dân tộc sau hơn một ngàn năm bị nô lệ phương Bắc từ năm 111 TCN đến năm 938 SCN. Để góp phần giải đáp cái nét riêng của văn hóa Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời Lý Trần có lẽ cần đặt nó trong mối giao lưu - tiếp biến với Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc và tín ngưỡng - văn hóa dân gian bản địa.

   Nguyễn Thị Hiền (*)

1. Lời mở

 Lịch sử hiện đại Việt Nam và bán đảo Triều Tiên có một lịch sử tương đồng. Sau 30 năm kể từ khi bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp mới nắm được quyền thống trị lãnh thổ Việt Nam, biến Việt Nam thành một nước nửa thực dân nửa phong kiến. Còn Chosun, một đất nước ẩn dật phương Đông, đã phải rộng cửa giao thương trước sự thúc ép của phương Tây vào năm 1876. Mặt khác, liên tục bị nước láng giềng Nhật Bản dòm ngó, sau hiệp định sáp nhập ký kết năm 1910, bán đảo Triều Tiên (sau đây xin được dùng từ ‘Hàn Quốc’ để thay thế) chính thức trở thành thuộc địa của Nhật.

 Những nhà du lịch chuyên nghiệp cũng như những nhà văn, nhà thơ xuất sắc đều là những nhà khám phá vĩ đại. Họ thích đào sâu vào những vùng đất lạ lẫm, xa xăm, những cánh rừng hoang dã, những con người, xã hội để khám phá ra bí ẩn của chúng. Họ sở hữu kho vô tận sự hiếu kỳ và bí mật. Họ sẽ sử dụng kinh nghiệm, con mắt chuyên nghiệp để quan sát những phong tục và văn hóa của loài người. Là chứng nhân của thiên nhiên và những phong cách sống, họ sẽ sử dụng những quan sát đó để phản ánh những thiếu sót, khiếm khuyết của xã hội mà họ đang sống.

Mặc dù văn học Trung Quố́c từ thời cổ  đại đã có nhiề̀u tác phẩm đề cập tới nhân vật nữ mang tinh thần phản kháng đối với tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ (Đỗ Lệ Nương, Thôi Oanh Oanh, Lâm Đại Ngọc…), nhưng hầu hết những giá trị, phẩm chất, đời số́ng cá nhân, thế́ giới tinh thần và thể xác của họ vẫn được nhìn nhận dưới quan điể̉m của nam giới. Còn sự trải nghiệ̣m của nữ giới với tư cách là cá nhân có cảm nhận, suy nghĩ, trạng thái sinh tồ̀n… vẫn không được nhìn nhận dưới góc độ người nữ làm chủ thể. Kể cả trong sáng tác của các tác giả nữ, tự yù thức về chủ thể tính vượt lên trên mặc cảm giới tính vẫn chưa xuất hiện. Những tác phẩm như vậy chỉ có thể xem là tiếng nói bênh vực hoặc ca ngợi phái nữ, chứ chưa thể gọi là “văn học nữ”.       ‎‎‎

 PHAN THU HIỀN (*)

Báo cáo này khái quát tình hình nghiên cứu yếu tố nội và ngoại sinh trong quá trình hình thành, phát triển “văn học mới” Korea. Trong tình hình “văn học mới” Korea hầu như chưa được tìm hiểu sâu sắc, có hệ thống ở Việt Nam, một cái nhìn khái quát như vậy có thể cần thiết để nhận diện những khía cạnh cơ bản về nội dung cũng như cách tiếp cận vấn đề, từ đó có thể tiếp tục suy ngẫm phương hướng nghiên cứu “văn học mới” Việt Nam nói riêng, “văn học mới” khu vực Đông Á nói chung.

 
 

             Sử thi là một trong những hiện tượng đặc biệt của nghệ thuật ngôn từ dân gian Nga.

 

Từ cuối thế kỷ XVIII, một lượng lớn các tác phẩm sử thi dân gian đã được phát hiện và sưu tập ở các vùng phía bắc nước Nga, được gọi là bylina (điều xảy ra trong quá khứ) hay starinabylina được nhà folklore học I.P.Sakharov (1807 – 1863) đưa vào khoa học những năm 40 thế kỷ XIX. (chuyện thời xưa), bởi cơ sở cốt truyện của chúng là một biến cố anh hùng nào đó, hay một tình huống đặc biệt nào đó của lịch sử Nga. Thuật ngbylina được nhà folklore học I.P.Sakharov (1807 – 1863) đưa vào khoa học những năm 40 thế kỷ XIX.

 Phạm Thị Hảo(*)

 

Quách Mạt Nhược là một hiện tượng  phức tạp đối với giới nghiên cứu học  thuật Trung Quốc. Cuộc đời ông có giai đoạn dài lừng lẫy huy hoàng với những hoạt động văn hoá và cách mạng tốt đẹp. Song có giai đoạn (thời kỳ cuối đời) do tư tưởng sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông  cực đoan dẫn đến nhiều hành vi bị xem thường về tư cách, bị đánh giá thấp ở một số tác phẩm.

Derzhavin sinh năm 1743 trong một gia đình quý tộc Nga gốc Tatar ở vùng Kazan, cha mẹ nghèo gia sản nhưng là những người tử tế, hiền lành. Nếu như tin theo “Bút ký về những biến cố và những sự việc nổi bật có thực diễn ra trong cuộc đời của Gavrila Romanovich Derzhavin” – tác phẩm hồi ký của chính nhà thơ viết vào năm 1812 – thì từ đầu tiên trong đời mà nhà thơ tương lai cất lên (khi lên một tuổi) là từ “Bog” (Chúa).

Nguyễn Đình Phức (*)

 I. Quá trình hình thành và giai đoạn đầu trong lịch sử phát triển của thơ mới Trung Quốc

Thơ ca cổ điển Trung Quốc phát triển đến cuối đời Thanh, hình thức của nó đã không còn thích ứng với nhu cầu của xã hội. Thế nên, ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt sau khi cuộc biến pháp Mậu Tuất thất bại, đứng trước nhu cầu cải cách, Lương Khải Siêu đã hô hào thực hiện cuộc cách mạng trong thơ. Trong Hạ Uy Di du ký viết năm 1899, ông nói: “Nếu China không thực hiện cuộc cách mạng thơ ca thì e rằng vận mệnh thơ ca sẽ tuyệt…và lúc này chính là thời điểm chín muồi cho việc cải cách.” Không chỉ nêu cao ngọn cờ “cách mạng thi giới” (thi giới cách mạng), Lương Khải Siêu còn nêu rõ ba tiêu chuẩn mà thơ ca Trung Quốc cần đạt tới ở thế kỷ XX. Đó là, thơ cần mang ý cảnh mới (tân ý cảnh), ý cảnh mới ấy phải được diễn đạt bằng những danh từ, thuật ngữ mới (tân ngữ cú), và điều quan trọng không kém là, quyết không được rời bỏ phong cách thơ của người xưa (dĩ cổ nhân chi phong cách nhập chi).” Cái gọi “ý cảnh mới” theo Lương Khải Siêu chính là sự cao viễn thâm trầm của lý tưởng (“lý tưởng chi thâm thuý hoành viễn”) được thi nhân biểu đạt trong thơ; những danh từ, thuật ngữ mới chính là những danh từ, thuật ngữ có nguồn gốc Âu châu, ở đây chúng sẽ đóng vai trò tạo ra tính mới mẻ trong thơ; việc chủ trương kế thừa phong cách thơ ca truyền thống chứng tỏ Lương Khải Siêu chỉ chú trọng cải cách về mặt tinh thần, tức nội dung của tác phẩm, chứ chưa đặt nặng vấn đề cải cách hình thức. Chủ trương cải cách thơ ca của Lương Khải Siêu rõ ràng có phần giống chủ trương “độc tích tân giới nhi uyên hàm cổ thanh” (mở ra thế giới thơ mới nhưng vẫn hàm dưỡng phong cách truyền thống) mà Tiền Huyền Đồng đã nêu ra trước đó, hơn nữa những quan điểm của Lương Khải Siêu được nêu ra với tư cách một nhà phê bình, chứ chưa phải với tư cách một nhà thơ, thế nên, mớ lý thuyết này thực sự còn tồn tại rất nhiều bất cập.

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Xưa nay khi nói đến ảnh hưởng của phương Tây đến Lỗ Tấn, người ta thường nói chung chung về kỹ thuật viết văn phương Tây, cấu trúc tác phẩm… Ở phần này, mục đích của chúng tôi sẽ là chỉ ra cụ thể từng trường hợp mà Lỗ Tấn chịu ảnh hưởng.

Thông tin truy cập

63695236
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
15528
23426
63695236

Thành viên trực tuyến

Đang có 853 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website