WESTERN INFLUENCE AND NATIONAL TRADITION IN THE MODERNIZATION PROCESS OF THE NATIONAL LITERATURE (COMPARATIVE STUDY ON SOME PHENOMENA OF VIETNAMESE AND KOREAN NOVEL)

Tran Thi Phuong Phuong, PhD

(HCMC-USSH)

 

The accounts of modernization process in Eastern literatures, including Vietnamese literature and the other literatures of East-Asian region, often emphasize the Western influence as a important factor from outside. However, the modernization process was firstly a national phenomenon, originating from the national interior needs and conditions. Modernization was not a partion or interruption from the classical literature of the past, but its continuity. My paper will examine either some classical novels in the 18th and 19th centuries and some modern novels in 30-40s of the 20th century in order to find out the prognosis of the transformation inside the national literature, preparing to the birth of modern novel in the first haft of the 20th century and to prove that the modernity could be affirmed only when the literature overcame the period of Western imitation and came back to the Eastern classical values with the newer and wider perspectives because of the interfaces with the West. Some analogical phenomena of Korean literature will be examined to prove the above concept.

 

NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG TIẾN TRÌNH

HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HỌC DÂN TỘC

(NGHIÊN CỨU SO SÁNH MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

VÀ TRIỀU TIÊN THẾ KỶ XVIII-XIX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX)

 

Khi nói về tiến trình hiện đại hoá văn học các dân tộc phương Đông (trong đó có văn học Việt Nam và văn học các nước khu vực Đông Á), thường được nhắc đến là vai trò ảnh hưởng của phương Tây như một nhân tố tác động quan trọng từ bên ngoài. Tuy nhiên, bản chất tiến trình hiện đại hoá văn học trước hết là một hiện tựơng mang tính dân tộc, có nguồn gốc từ chính những nhu cầu, những điều kiện nội tại của dân tộc. Hiện đại hoá không phải là sự cắt đứt, ngắt quãng với quá khứ là nền văn học cổ điển, mà là một sự tiếp nối liên tục. Bài viết này trở lại với một số tác phẩm tiểu thuyết cổ điển Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX để tìm ra những dấu hiệu cho thấy sự chuẩn bị từ bên trong cho tiến trình hiện đại hoá vào đầu thế kỷ XX, cũng như khảo sát một số hiện tượng tiểu thuyết đầu thế kỷ XX để thấy được tính hiện đại chỉ thực sự được khẳng định khi văn học đã vượt qua giai đoạn mô phỏng phương Tây và trở về với những giá trị truyền thống dân tộc, dĩ nhiên trên một tầm mới hơn và rộng hơn do những tiếp xúc giao lưu với phương Tây đem lại. Việc so sánh với một số hiện tượng tương tự trong tiểu thuyết Triều Tiên cũng được tiến hành nhằm khẳng định quan điểm trên của chúng tôi.

 

Tran Thi Phuong Phuong, Ph.D.

Department of Literature and Linguistics

(HCMC-USSH)

Email:

Bài viết cùng tác giả

Danh mục website