Trần Thị Phương Phương

Trần Thị Phương Phương, PGS (2011), TS (2001, Trường ĐHKHXH và NV TP.HCM), chuyên ngành Lý thuyết và lịch sử văn học, Văn học Nga, Văn học so sánh. Tác giả các sách Lev Tolstoy - đại văn hào NgaTiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIXThơ ca Nga từ khởi thuỷ đến hiện đạiVăn học Nga hiện đại - những vấn đề lý thuyết và lịch sử.

 

Dịch giả và đồng dịch giả các sách Bản sonata Kreutzer (tiểu thuyết của L. Tolstoy), Bông hoa đỏ (tập truyện của V. Garshin), Tuyển tập V.ProppLịch sử văn học thế giới, Đứa con muộn (tập truyện ngắn của Anatoly Alexin) Kalinin, Trên thảo nguyên, Dưới đáy (tuyển tập truyện ngắn và kịch của Maxim Gorky), Chúa biết sự thật nhưng chẳng nói ngay (tập truyện ngắn của Lev Tolstoy)… Tốt nghiệp ĐH quốc gia Odessa, Liên Xô cũ (1990); Thực tập sinh tại Viện Harvard-Yenching, ĐH Harvard, Hoa Kỳ (1997-1999); Giảng viên trao đổi tại ĐH Hobard & William Smith, Hoa Kỳ (2006). E-mail:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên: TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG                                          

2. Sinh năm: 1965

3. Chức danh:     Phó giáo sư                          Năm phong:  2011

4. Học vị: Tiến sĩ         Năm bảo vệ: 2000

5. Danh hiệu:

6. Chức vụ hiện nay: Không

7. Cơ quan công tác: Khoa Văn học – Trường ĐHKHXHNV – ĐHQG TPHCM

8. Địa chỉ cơ quan: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP HCM

9. Email cá nhân: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

10. Quá trình đào tạo: 

Bậc đào tạo Thời gian Nơi đào tạo Chuyên ngành Tên luận án tốt nghiệp
Đại học

1985-1990

1992-1996

ĐH Quốc gia Odessa (Liên Xô cũ)

ĐHTH HCM

Ngữ văn Nga

Anh văn

Thi pháp kịch “Vườn anh đào” của A.Chekhov

Thạc sỹ 1992-1995 ĐH Tổng hợp TPHCM Văn học Việt Nam Đối chiếu Truyện Kiều của Nguyễn Du với Evgeny Onegin của A.S.Pushkin
Tiến sỹ 1995-2000 ĐHKHXHNV HCM Lý thuyết và lịch sử văn học Nghiên cứu so sánh hai tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và Evgeny Onegin của A.S.Pushkin về phương pháp sáng tác

 

11. Quá trình công tác (chức vụ đã trải qua):  

Thời gian Nơi công tác Chức vụ
Từ 1991 -nay Khoa Văn học (các tên gọi trước: Khoa Ngữ văn, Khoa Ngữ văn và Báo chí, Khoa Văn học và Ngôn ngữ), trường ĐH KHXH & NV- ĐHQG TPHCM (tên gọi trước 1996 là ĐH Tổng hợp TP HCM)

Trợ giảng (1991), Giảng viên (1993) Giảng viên chính (2005), Phó giáo sư (2011-nay)

Trưởng Bộ môn Văn học nước ngoài (2003 -2007), Phó Trưởng Khoa (2007 -2012), Trưởng Bộ môn Nghệ thuật học (2013-2017), Trưởng Bộ môn Văn học nước ngoài và văn học so sánh (từ 2017)

12. Tu nghiệp nước ngoài, tên học bổng:

TT Thời gian Tên chương trình Chức danh
1 7/1997-1/1999 Visiting Fellowship, Harvard Yenching Institute, Havard University Visiting fellow (thực tập sinh)
2 1 - 5/2006 Faculty Exchange Program của ASIANetwork (do ACLS và CEEVN của Hoa Kỳ điều hành) Exchange faculty (giảng viên trao đổi) tại ĐH Hobart & William Smith, Hoa Kỳ

 

13. Lĩnh vực chuyên môn: Văn học Nga, văn học so sánh, lý thuyết và lịch sử văn học

14. Các sách đã xuất bản:

STT Tên sách Nhà xuất bản Năm  
1 Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX KHXH 2005 Tác giả
2 Lev Tolstoy – đại văn hào Nga Văn học 1999 Tác giả
3 Thơ ca Nga từ khởi thuỷ đến hiện đại ĐHQG HCM 2010 Tác giả
4 Lev Tolstoy, Bản xô nát Kreutzer Trẻ 1999 Dịch giả
5 Tuyển tập V.Propp, tập 2 Văn hoá dân gian 2005 Đồng dịch giả
6 Viện Văn học thế giới, Lịch sử văn học thế giới, tập 1,2,3 Văn học

2007,

2012, 2014

Đồng dịch giả
7 Lev Tolstoy, Bản sonata Kreutzer (tái bản) Hội nhà văn 2011 Dịch giả
8 V.M.Garshin, Bông hoa đỏ (tập truyện ngắn) Hội nhà văn 2011 Dịch giả
9 Anatoly Alexin, Đứa con muộn (tập truyện ngắn) Văn học 2017 Dịch giả
10 Maxim Gorky, Kalinin, Trên thảo nguyên, Dưới đáy (tuyển tập truyện ngắn và kịch) Văn học 2017 Dịch giả
11 Lev Tolstoy, Chúa biết sự thật nhưng chẳng nói ngay (tập truyện ngắn) Văn học 2017 Dịch giả

15. Các đề tài đã thực hiện (chủ nhiệm/ thành viên):

TT Tên đề tài/dự án Cấp quản lý Thời gian thực hiện

Chủ nhiệm

/Tham gia

Ngày nghiệm thu
1 Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX Trường 2001-02 Chủ nhiệm 2002
2 Lịch sử văn học Trung Cận Đông thời cổ đại và trung đại (Biên dịch) Trường 2004-05

Chủ

nhiệm

2005
3 Thơ ca Nga – Tiến trình và giá trị ĐHQG 2007-09

Chủ

nhiệm

1/2010
4 Những vấn đề văn học Nga hiện đại ĐHQG 2011-13

Chủ

nhiệm

8/2013
5 Văn học so sánh: lịch sử và triển vọng ĐHQG 2015-17 Chủ nhiệm 1/2018

16. Các bài báo, tham luận hội thảo công bố gần đây (10 năm, trong và ngoài nước):

  1. “Ảnh hưởng của phương Tây và truyền thống dân tộc trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc (so sánh một số hiện tượng tiểu thuyết Việt Nam và Triều Tiên)”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, 7/2010 (In lại trong: Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2011).
  2. “Tolstoy – độc giả, Tolstoy – tác giả”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, 12/2010
  3. “Người thất chí – Một hiện tượng phóng tác, nhìn từ quan điểm loại hình lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, 5/2011 (In lại trong:
  4. “Từ một bản dịch thơ, suy nghĩ về việc tiếp cận tác phẩm văn học nước ngoài”, Tạp chí khoa học ĐHSG (Niên giám của Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học 2010)
  5. “Lev Tolstoy và vấn đề phụ nữ”, Tạp chí ĐHSG- Bình luận văn học (Niên giám của Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học 2011)
    1. “Những cuộc gặp gỡ của người Nga với Kawabata Yasunari”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, 2/1012 (In lại trong: Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á, NXB NXB Văn hóa văn nghệ TP.HCM, 2013).
  6. “Thuyết tạo dựng Chúa và chủ nghĩa hiện thực XHCN (trường hợp Maxim Gorky)”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4/2014.
  7. “Văn học nữ và chủ nghĩa hậu hiện đại Nga”, Tạp chí ĐHSG- Bình luận văn học, niên san 2013-2014.
  8. “Nghệ thuật âm nhạc và vấn đề giữ gìn bản sắc, mở rộng giao lưu”, in trong: Nghệ thuật âm nhạc phương Đông: bản sắc và giá trị, NXB ĐHQG TPHCM, 2014.
    1. “Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Nga hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học  số 4-2015
    2. “Chủ nghĩa hiện đại trong văn học Nga”, Tuyển tập Những vấn đề ngữ văn, NXB ĐHQG TPHCM, 2015.
    3. “Chủ nghĩa vị lai trong thơ ca Nga”, Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn - Bình luận văn học, niên san 2015.
    4. “Người xa lạ - tình nhân của thơ ca: một hiện tượng văn học Việt Nam trong bối cảnh thế giới”, in trong: Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hoá, NXB ĐHQG TPHCM, 2015.
    5. “Nguyễn Du đọc truyện Kiều (Đọc như là sáng tạo)”, in trong: Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du: 250 năm nhìn lại, NXB Khoa học xã hội, 2015.
    6. “Cốt truyện lưu chuyển trong văn học cổ điển (So sánh trường hợp Truyện Kiều của Nguyễn Du và Le Cid của Pierre Corneille)”, In trong: Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du, NXB ĐHQG TPHCM, 2015 (In lại trong: Tạp chí Nghiên cứu văn học, 1/2016, tr.16-25).
    7. “Truyện thơ như hình thức chuyển tải lịch sử thế giới: trường hợp Vậy mới phải của Hồ Biểu Chánh”, in trong: Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ, tập 1, NXB ĐHQG TPHCM, 2016.
    8. “Đọc Lev Tolstoy như hiện tượng văn học sinh thái (qua kinh nghiệm của điện ảnh trong Mặt trời nửa đêm)”, In trong: Phê bình sinh thái: tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), NXB Khoa học xã hội, 2017.
    9. “Mayakovsky – nhà thơ của cách mạng”, Tạp chí Lý luận văn học , 10/2017.
    10. “Sự ra đời của văn học so sánh trong thời đại lãng mạn và những bước khởi đầu của nó”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, Niên san Bình luận văn học 2017

 17. Các giải thưởng đã nhận:

Bài viết cùng tác giả

Danh mục website